Vũ Hoàng Chương: "THƠ TA CHẲNG VIẾT CHO ĐỜI ..." / Thế Phong -- www.van chuong viet org/ (bài đăng lại)
Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017
vũ hoàng chương: "thơ ta chẳng viết cho đời" / thế phong ( chiêu niệm 4 nhà văn saigon / thế phong / nxb đồng nai, việt nam 1999) -- trích lại từ vanchuongviet.org/
vũ hoàng chương [1915- 1976 saigon]
(ảnh: internet)
thơ say/ vũ hoàng chương
( nxb văn học (hà nội)tái bản, 2001)
"Thân mến tặng anh Thế Phong"
(thủ bút+ chữ ký Đinh thị Thục Oanh )
Vũ hoàng Chương: ” …Thơ Ta Chẳng Viết Cho Đời… “ | |
Năm sinh đúng của Vũ Hoàng Chương là 1915; nhưng trong khai sinh đề ngày 5/5/1916 tại
P.Mérimée, nhà văn Pháp của thế kỷ trước đã gióng tiếng nói báo hiệu :” Sau đàn bà mới tới văn chương !”. Với Vũ Hoàng Chương, (VHC) hẳn là một nàng Kiều Thu nào đó đã cùng nhà thơ chia sẻ hận tình, xảy ra vào 12 tháng 6 – hình ảnh lãng đãng nàng thơ thiếu phụ kia đã ám ảnh tâm linh Vũ Hoàng Chương trọn đời thi sĩ thật đậm nét, đến nỗi VHC phải bật thành thơ:
“ Tháng sáu mười hai từ đây nhé
Chung đôi từ đấy nhé lìa đôi
Em xa lạ quá còn đâu phải
Tố của Hoàng xưa Tố của tôi…”
hoặc :
“..Kiều Thu hề Tố em ơi
Ta dương lửa đốt tơi bời mái Tây “.
“Mây” ra mắt vào 1943, chứng giám mối tình lỡ chàng thi nhân thất tình, khiến chàng muốn thiêu hủy tâm can, bật thành thơ, hòng mong được giải thoát - để rồi nào có thể quên dễ dàng ! Sau này, ở “ Rừng Phong” sau mười mấy năm hình ảnh:
” Tố của Hoàng ơi”
từ hư không lại trở về không hư”,
“ lẽ nào mộng cả thôi ư? “
dẫn đến kết cục não lòng:
“ Người ơi giọt bể chưa dư tang điền “.
Vậy nàng thơ có phương danh “ Tố” là ai?
Theo Tạ Tỵ, kể lại trong một hồi ký” Mười khuôn mặt văn nghệ / Tạ Tỵ/ Nam Chi Tùng thư,
Từ tan vỡ một cách rất vô tình, lại rất hợp lý này, sau này VHC đành cưới nàng Đinh Thị Thục Oanh làm vợ. Thục Oanh là chị ruột Đinh Hùng, hơn Đinh Hùng 1 tuổi, sinh ở
Trước 1975, tôi có gặp bà, ấy là vào một buổi ; đó là lần tôi đưa Vũ Hoàng Chương về nhà, một căn nhà nhỏ ở gần chợ Vườn Chuối (
Sau 1975, gặp lại bà Thục Oanh nhiều lần, cũng nhờ nữ sĩ Thư Linh dẫn tới giới thiệu – từ đó, tôi cảm nhận được rằng người đàn bà làm vợ nhà thơ ấy thật phi thường , không chỉ có sức chịu đựng dẻo dai vô biên, cộng với tấm lòng hy sinh thật cao cả làm vợ một thi sĩ tài hoa , luôn luôn mặc complet bảnh bao, túi rỗng vì nghiện ngập. Hãy cùng nghe lời tán dương Thục Oanh , qua Tạ Tỵ:
“…Ôi thật tội nghiệp cho thân phận đàn bà, đúng là: “ Thân em như giọt mưa sa !” Nàng Oanh, một người đàn bà phi thường, có một sức chịu đựng vô biên và có tấm lòng hy sinh cao cả. Trong suốt cuộc đời làm vợ VHC, một người chồng, tuy nổi danh về thi ca nhưng lại nghiện hút, gia đình thường túng thiếu. Có buổi sáng, tôi đến thăm Chương tại căn nhà ở gần phố Hàng Da ( Hà Nội- TP.chú thích) . Lúc tôi đến đã hơn 9 giờ sáng, Chương vẫn chưa tỉnh. Bà Oanh yên lặng như cái bóng, đứng chải đầu bên chiếc cửa sổ nhỏ . (….)
–“ Ngồi chơi anh, đêm qua anh Chương thức khuya quá !”
Tôi( Tạ Tỵ) tìm không ra chỗ, đành ngồi xuống chiếu. Tôi nhìn Chương nằm trên tấm nệm cũ. Toàn chân Chương như dán xuống mặt nệm. Da mặt tái mét, đôi mắt mở hé trề xuống như còn muốn hút ….”
Người đàn bà mang tên Kiều Thu hoặc Tố- được nhắc nhở thật nhiều lần trong thơ VHC – với nàng thơ mang tên Tố- tác giả yêu đơn phương, vì vậy rất có thể chính nàng thơ cũng không thể hay biết VHC yêu mình ?!
Còn nàng Thục Oanh, vợ chính thức VHC- thì tác giả chỉ” nhắc nhở tên nàng Thục Oanh duy nhất một lần” - trong tập thơ” Hoa Đăng” mà thôi.
Trước 1950, chính xác hơn 1947- VHC rạt rào tình cảm, dễ rung động nhịp sống “ thời cách mạng” , tác giả viết bài” Nhớ về Hà Nội vàng son “- có những đoạn thơ thật mượt mà, rung động thật sự :
NHỚ VỀ HÀ NỘI VÀNG SON (*)
..” Ôi ngày mười chín ngày oanh liệt
Sóng đỏ hoa vàng khắp bốn phương
Hà Nội tiếng reo hò bất tuyệt
Vang vang bờ nọ Thái Bình Dương ?
Ba mươi sáu phố ngày hôm ấy
Là những giòng sông đỏ sóng cờ
Nền thắm nhụy vàng hoa vĩ đại
Năm cánh xòe trên năm cửa ô
(…………………………………….)
Ôi ngày mười chín ngày oanh liệt
Vạn ước mong dồn một ước mong
Ôi mùa thu ấy, mùa tin tưởng
Một tấm lòng mang vạn tấm lòng …
Lưng chừng thế kỷ thứ hai mươi
Khoảng giữa mùa thu đẹp tuyệt vời
Như thoảng Mê Giang trào sóng thẳm
Hoành Sơn tân lĩnh kết hoa tươi “.
---
(*) Trích lại từ “ Lược sử văn nghệ Việtnam- Nhà văn tiến chiến 1930-1945/ Thế Phong . Bài thơ này trước đã in trong” Tập văn Cách mạng và Kháng chiến “( Nxb Sư thật 1947)- tôi trích đăng lại ,bị “Sở Phối hợp Nghệ thuật” ( Ban Kiểm duyệt / Bộ Thông tin VNCH) cắt bỏ 2 đoạn. Tôi không còn nhớ đến nữa, tới đầu năm 1999, kịch tác gia Hoàng Như Mai ( Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân bây giờ ) đọc cho nghe 2 đoạn thơ thiếu trong bài - nên mới có cơ hội bổ sung. ( 2 đoạn 3 và 4 in chữ đậm).
-
Trở lại cùng người đàn bà mang tên Đinh Thi Thục Oanh - do chính phu quân mô tả , thì:
Khi lập gia đình, chú trể ở luôn bên nhà vợ cùng em vợ tọa lạc tại Ngõ Bò. Nhưng VHC “ chơi chữ’ gọi” Ngõ Bò” thành “ Hoàng Ngưu hạng”, và tác giả giải nghĩa:
” .. nếu dịch chữ nào nghĩa nấy thì đó là” Ngõ Trâu Vàng “. Căn nhà 5 gian lợp ngói, cửa bức bàn, hiên rộng tới 3 thước, có thể trải chiếu ngồi, nhìn ra cây ổi và giàn hoa ngoài sân; nếu hội họp để uống rượu ngâm thơ thì 20 người ngồi vẫn còn thừa chỗ. Chỉ phải cái nhà hơi tối, vì chẳng có một cửa sổ nào, lại ở vào một ngõ không được hưởng tiện nghi điện lực (…) mà người nọ nhìn người kia vẫn mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm. Thục Oanh và Thứ Lang ( Đinh Hùng- TP chú thích) bất chấp. Hoàng đến nhập tịch cũng bất chấp luôn …. “.
Bạn bè văn chương đến thăm VHC hoặc Đinh Hùng đều được Thục Oanh tiếp đãi khách thật chu đáo, nồng hậu, VHC tự kể :
“… Nào Chu Ngọc, Vũ Trọng Can, Lê Văn Trương, vv…Nguyễn Bính thì đi đâu một dạo, hình như vào Sài Gòn – lúc phản hồi” Kinh đô văn nghệ” là đóng đô ngay ( tại đây), nằm lỳ (ở) Ngõ Trâu Vàng đến 1 tháng là ít ! Phải chịu Thục Oanh là một người thản nhiên có một. Bạn của Thứ Lang hay Hoàng đến, Oanh đối đãi rất thật tình. Có khi cơm gà cá gỏi, rượu thịt ê hề, có khi ăn khoai trừ bữa hay ăn cháo trắng thay cơm. Rất có thể môt hôm nào đó mỗi người – chủ cũng như khách – chỉ được thưởng thức một chén cơm rang, hay một củ khoai, hoặc vừa đúng 3 thìa cháo. (…) Hoàng ưa nhắc lại ( của VHC) :
- Ăn ít mới ngon ! …. (*)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
(*) trích từ hồi ký ”Ta đã làm chi đời ta”/ Vũ Hoàng Chương. Ở đây dùng bản in Nxb Hội Nhà văn/ Chi nhánh Phía Nam ,do Ý Nhi xuất bản, Sài Gòn 1993).
Cái thời’ chữ nghĩa bán ra tiền” thời tiền chiến rất khác bây giờ - thơ in ra còn bán ra tiền. Có tiền mới có nhiều bữa ăn thịnh soạn do Thục Oanh đãi khách, có khi kéo dài tới ngày hôm sau. Cho tới lúc” bây giờ tiền hết gạo không” thì cả hai anh em VHC và Đinh Hùng phái “ hạ sơn” đòi tiền “ mãi văn” từ các báo đã in bài của họ:
“…Thường thường chia quân 2 ngả. Hoàng không biết Thứ Lang đã” bán” những bài tùy bút nào, nhưng về phía Hoàng thì đã” đi đứt” vở kịch thơ” Trương Chi”, rồi đến vở “ Hồng Điệp” cũng đi luôn ,cả một phần tác quyền tập thơ” Mây”. Kể ra văn chương lúc đó cũng còn có giá….”
Kể chuyện giai thoại nhà văn, nhà thơ nghèo- có khi thôi - có điều khi ngẫm về họ” như VHC tả lại- thì” vật được tặng trong ngày cưới, ( kiểm lại) chỉ còn thấy đôi giầy cườm của Đỗ quân tặng, rồi tấm lụa mỡ gà óng ánh của Lê Trọng Quỹ cho, đến chiếc vòng huyền của Lê Thanh. Nhìn lại, chẳng thứ gì đáng giá, khi quy ra tiền. Còn chú rể ( VHC) thì lại ngắm nghía không chán mắt một tập giấy của Nguyễn Tuân tặng để viết – lại cả bút máy cũ mèm từ tay Chu Ngọc tặng; mà tất cả quy ra tiền, thật mà nói chẳng có cái gì đáng giá cả. Bởi lẽ, họ có “ sẵn cái gì thì tặng cái nấy ” cốt ở tấm lòng quý mến nhau là chính “- đây chẳng phải chuyện bịa, mà chính chú rể, thi sĩ VHC tự kể :
“…Giấy của Nguyễn Tuân thì ai còn lạ gì ! Đó là thứ giấy báo in tầm thường, ở chỗ nó được cắt thành khổ vuông, mỗi bề hai gang tay, nghênh ngang ra mặt. Cách mép giấy chừng một đốt ngón tay, Nguyễn cho in 1 cái khung là những giòng kẻ lờ mờ. Bên phía dưới khung lại có in 2 chữ” Nguyễn Tuân” –thủ bút của đương sự. Tất cả đều dùng màu xanh lá mạ, rất hợp với nền vàng….”
Trở lại với tập thơ” Mây” của VHC- đó là 1942, có ghi lại chuyện kể vui vui thế này – anh chị em văn hữu rất sốt ruột đợi thi phẩm ” Mây của VHC ra đời- kể cả một số văn hữu không mấy thân thiết với tác giả đi nữa - như “ cặp bài trùng song sinh “Huy Cận và Xuân Diệu “ Có một buổi, gã Huy Cận và Vũ Hoàng Chương rất tình cờ đụng mặt nhau ở Cổng Chéo- Hàng Lược. Chả biết ông Xuân Diệu đề tựa cho Huy Cận ra sao, tán ma tán mãnh, bi thảm-hóa” nỗi sầu biển lớn, sông dài” bạn thơ Huy Cận có nỗi khổ lớn lao ra sao, thì chỉ một “ Dieu seul le sait” mà thôi ! (có Trời mới biết!) – còn ngoài đời – chàng kỹ sư nông nghiệp thời Tây nhiều bổng lộc, thì làm sao Huy Cận có nỗi khổ’ như biển rộng, sông dài” cho được!. Một lần, chàng Huy Cận và Vũ Hoàng Chương tình cờ gặp nhau ở Cổng Chéo (Hàng Lược) thì cả hai, ai nấy tay bắt mặt mừng. Riêng chàng Huy Cận lại cười típ mắt, nổi hứng ngâm luôn 2 câu thơ:
“ Đã lâu lại gặp Chàng Say :
“Lửa Thiêng “ xin đốt cho “Mây “xuống trần.
Cứ như ý diễn từ 2 câu thơ kia , thì “Lửa thiêng / Huy Cận” đã chẳng còn giá trị gì, cứ đốt ra tro để chào mừng một thi phẩm tuyệt tác của VHC sắp chào đời vậy.
Ngâm xong, thú quá, chàng Huy Cận lôi xềnh xệc Vũ Hoàng Chương vào một hiệu phở ở Hàng Đồng, khăng khăng đòi đãi Hoàng một chầu kỳ no mới thôi !( “ Ta đã làm chi đới ta/ Vũ Hoàng Chương”).
Bây giờ bàn đến “ thơ xuân VHC” sau 1954, từ khi chàng “ Say” lên tàu ‘ há mồm” của Hải quân Hoa Kỳ chở kìn kìn gần 1 triệu di dân vô Nam - từ vỹ tuyến 17 trở ra thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa- từ 17 vỹ tuyến trở vào thuộc quyền Quốc gia Việt Nam-( theo Hiệp định Genève 20/7/1954)- thì thơ xuân VHC vẫn chỉ hướng về” mùa xuân dĩ vãng” – khai bút thơ xuân hôm nay mà chỉ nhắc lại xuân qua.
Tôi cho trích lại toàn bài “Thơ xuân qua thi ca của vài thi nhân tiền chiến”( tạp chí” Văn hóa Á châu” ( Saigon 1960, bài của Thế Phong) - trong đó có bàn đến thơ xuân VHC:
“….Tác giả “ Mây” , “ Say”, “ Rừng Phong”, “ Hoa đăng” vv… thơ vàng son, và kịch thơ “Vân Muội” lại “ ảo huyền”, than thở cùng mây , bay theo gió : “ Em ơi! lửa tắt bình khô rượu / Đời vắng em rồi say với ai !?” hoặc giải mộng yêu đương cũng chỉ mang sầu, thêm lụy, dầu muốn vượt qua hay từ chối- thỉ chẳng còn “ neo” thoát, dù quyết bỏ phương xa một dặm đường xưa, lối cũ – thì VHC vẫn” yêu một phút để mang sầu trọn kiếp / tình mười năm còn lại mấy tờ thư “ mà thôi ! . Thi sĩ đã từng nhìn lại khởi điểm con đường đã đi, trải qua bao năm, tháng, chao ôi, vẫn chỉ là ảo mộng có muốn trở về ngôi chính vị , chỉ khi nào đã từ bỏ trần giới mà ca lên : “Ta còn để lại gì không ?/ Kìa nón đá lở, này sông cát bồi ! “.
Đã có lúc chán ngán đến đầu đốt tay, sầu tới đầu lưỡi giai cấp mình- VHC thử bước sang địa hạt thơ đấu tranh- đi tìm một chân trời mới cho đỡ buồn nản, cũng là cách ủng hộ đường lối chính trị quốc gia. ( sau này tác giả được giải thưởng thơ Tổng thống VNCH, qua tập” Hoa đăng”)- Những bài thơ viết theo kiểu” Nhớ về Hà Nội vàng son” ( 1945) đến “ Hoa đăng” ( sau 1954) , nhưng dễ mấy khi từ bỏ được ngay bản chất, và thất bại ngay ở đầu sóng ngọn nước.( “ Xôn xao hành khúc xây đời mới / Trang khúc du dương ngọn quốc kỳ” vẫn là”làm dáng văn chương, và thật đúng:” Tóc bạc má hồng mê vận hội!” quả đã muộn màng !
Con đường dò, tìm hiểu khả năng thi phú tác giả, liệu còn; hoặc đã cạn mà không hay biết ?! Dẫn chứng đôi câu trong bài “ Thoát hình”:
“…. Kìa mảnh da ngà đang nứt rạn
Cho tròn một kiếp chẳng phân vân
Lòng cây mấy thuở ai người biết ?
Từng khóc từng reo đã mấy lần ?”
Tuy vậy vẫn có thể đo được:
“Lòng cây mấy thuở ai người biết ?"
”- hoặc trong bài “ Công chúa
“…Rồi mỗi lần thu hội ý
Hoa đăng lại vượt Trùng Dương
Tháp lại truyền tin báo hỷ
Cưới nàng công chúa Tây Phương ...”
Ba năm trước, thi sĩ còn nhớ: “ bảy màu mây của Tháp Ngà vấn vương”, hòa đồng biến chuyển đời riêng với cơn sóng chính trị vần vũ: đất nước chia đôi, rời “ kinh đô văn nghệ” , vào miền
“…Thuyền thơ chở hứng lên cao
Sóng xuân lại có đêm nào nguyệt hoa
Bạc trôi từng lớp sao sa
Bảy màu mây của Tháp Ngà vấn vương …“
( Xuân thanh bình)
Thi sĩ còn đủ khả năng tìm Hội để kết”Hoa đăng”? đó là câu hỏi tác gỉa tự đặt cho bản thân từ 3 năm trước :
“… Thời gian có mỏi cánh chim bằng ?
Vũ trụ sang mùa tận thế chăng?
Anh vẫn còn thơ về dâng bút
Em có còn Hoa đủ kết Hoa đăng ?”
( Tuổi xanh )
Thi sĩ còn đủ sức theo một đoàn thám hiểm để mơ tới đỉnh” Himalaya-Cho-Oyu” - nhưng thi sĩ đã đạt được ước mộng của mười mấy năm xưa: mơ được viễn du theo người tình cùng về” Kinh đô Ánh sáng”- thực tế tác giả mở mắt ra vẩn chỉ thấy mình – nên đành ở lại với thực tế :
“…Quán rượu liền đêm chuốc đắng cay
Buồn mưa, trăng lạnh, nắng hoa gầy
Nắng mưa đã trải tình nhân thế
Lưu lạc sầu chung một hướng say
Gặp gỡ chừng như chuyện Liêu Trai
Ra đi chẳng hẹn một ngày mai
Em ơi ! lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai ?
Phương Âu mờ mịt lối quê nàng
Trăng nước âm thầm vạn dặm tang
Ghé bến vào đây người hải ngoại
Chiều sương mặt bể có mơ màng ?
Tuyết xuống phương nào lạnh lắm không ?
Mà đáy lòng trắng một mùa đông
Tương tư đốt thuốc thâu canh đợi
Thoáng gió trà mi động mấy bông ?[]
( Đời vắng em rồi say với ai ?)
Mộng Liêu Trai của Bồ Tùng Linh ấp mộng lớn có mục đích” cải tạo xã hội”, kết tinh từ đời sống nguyên hình để thể hiện ước vọng- còn Vũ Hoàng Chương thì” mộng Liêu Trai cá nhân chỉ thấp như ngọn cỏ,” như vậy sao? Nhưng VHC vẫn không nản lòng, nuôi mộng để có ngày toại nguyện, là gặp được giai nhân cùng dệt khúc “ cố nhân kỳ ngộ”:
“…Nàng mang vòng ngọc giai nhân
Tà áo vòng gai thi sĩ
Tìm nhau đã mấy trăm lần
Mới thỏa u hoài vạn kỷ ..”
( Công chúa
Gọi là” đường thơ mới” của thi sĩ nổi tiếng VHC từ tiền chiến- bởi tôi nhận thấy rằng ít nhất “đường thơ có Công chúa
“…Nhổ neo rồi, thuyền ai xin mặc sóng
Xô về đông hay dạt tới phương Đoài
Xa mặt đất, giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn cay đắng họa dần vơi !”
( Phương xa )
Chí tang bồng ấy, đã:
“…Đây người thơ mộng Trang Chu
Nhẹ cánh tìm mai đỉnh tuyết
Đưa đường lên ngọn CHO-OYU
Đã sẵn mùi hương diễm tuyệt !”
( Tuyết hận )
Mùa xuân trong đời thơ thi sĩ VHC, hoặc hầu hết các nhà thơ tiền chiến đều tìm nguồn dĩ vãng. Có nhà thơ nhớ tiếc kỷ niệm quá vãng của mình trong tuổi thanh xuân yêu đương , trẻ trung. Trường hợp này là VHC. Tác giả nhớ lại thuở “Tuổi vàng” hay” Tuổi đá” – một lối gọi “ thời son trẻ”, thời mái đầu xanh có giấc mộng đẹp thuở ban đầu. Mộng đẹp rồi qua đi theo năm tháng, bây giờ nhìn lại, dễ mấy ai không luyến tiếc! Chẳng thế mà nhà văn Pháp nổi danh như Marcel Proust chỉ rặt tìm dĩ vãng đã mất , qua tác phẩm coi như tuyệt bút, đó là “ À la recherche du temps perdu” đó sao? Và ở bên ta là nhà thơ Vũ Hoàng Chương”:
TUỔI XANH
Trăng dịu từ khi gặp gió lành
Sông lam từ buổi gặp non xanh
Từ hương quen bướm trời quen đất
Em đã yêu rồi, đã của Anh.
Thuở ấy tuổi Vàng hay tuổi Đá ?
Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ!
Gối xuân chỉ biết từ nghiêng sóng
Vần điệu trôi dài mãi tuổi thơ.
Tuổi dầu Vàng hay dầu Đá qua
Vàng chưa ai nhạt đá ai nhòa
Trái tim vẫn tuổi Đồng trinh bạch
Thì sắc hương còn vẹn tuổi Hoa
Thời gian có mỏi cánh chim bằng?
Vũ trụ sang mùa tận thế chăng ?
Anh vẫn còn thơ về giáng bút
Em còn Hoa đủ kết hoa đăng !
Hoa gieo ánh sáng ngập tình yêu
Bút vẽ thành Thơ giấc mộng đầu
Nắng rộng mưa dài thu một nét
Không gian còn lại có bề sâu
Lứa đôi tái thế vẫn tương phùng
Nguyên thủy nào đâu khác Cực chung !
Anh muốn dìu Em giờ Hiện tại
Nghe trăng hòa điệu nước lên cung
Hòa điệu lên cung trăng nước dậy
Xuyên ngang gió trận dọc mấy thành ?
Tuổi Thơ này với Hoa niên ấy
Muôn trước ngàn sau thăm thẳm xanh[].
V.H.C.
Một bài thơ nữa của VHC. – tôi là đọc giả rất yêu mến thơ ông- đó là bài” Nguyện cầu”. (trong tập thơ” Rừng Phong” ( 1954) – bây giờ ai sẽ là người đọc lại , sau 30/4/1975 – Có thể cho chính Vũ Hoàng Chương chăng? Giả thiết chính tác giả nghe lại , hẳn là ông sẽ thấm thía” nỗi- đau -nhục”biết chừng nào ?! Với tôi, đây là một bài thơ tuyệt tác của Vũ Hoàng Chương:
NGUYỆN CẦU
Ta còn để lại gì không ?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về
Trông ra Bến Hoặc Bờ Mê
Ngàn thu nửa chớp bốn bề một phương
Ta van cát bụi trên đường
Dù dơ dù sạch đừng vương gót này
Để ta tròn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời
Thơ ta chẳng viết cho đời
Không vang nhịp khóc giây cười nào đâu ?
Tám hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc ta cầu đó thôi
Đêm nào ta trở về Ngôi
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian !
Một phen đã nín cung đàn
Nghĩ chi còn mất hơi tàn thanh âm ! []
V.H.C.
Sau 30/4/ 1975, V.H.C và vợ sống trong một phòng ở 326 Nguyễn Trọng Tuyển, quận Tân Bình, tp. HCM, do nữ sĩ Mộng Tuyết cho ở nhờ. Chẳng là trước đó, VHC được Giải thưởng thơ Quốc gia do Tổng thống Diệm trao tặng, vợ chồng nhà thơ dự định mua căn nhà nhỏ- thì Mộng Tuyết mời về ở cho tới ngày 30 tháng 4, 1975- VNCH không còn tên trên bản đồ- văn nghệ sĩ tiền chiến ngoài Hà Nội vào Nam, với tư thế kẻ thắng trận, đầu hất ngược, mắt hếch, nhìn văn nghệ sĩ” Ngụy” miền Nam” bằng nửa con ngươi “- thì VHC là “ thi sĩ tiền chiến di cư vào Nam chống Cộng điên cuồng, lại được giải thưởng thơ “ Tổng thống Ngô Đình Diệm, thời Đệ I Cộng hòa “- bị ghi vào “ sổ đen phe đối nghịch ”.
Nữ sĩ Mộng Tuyết - dù với tư cách “ “vợ hờ ” Đông Hồ - mời các nhà thơ VNDCCH tiếp quản miền
Tiếp theo, tướng tá, sĩ quan, cùng công chức cao cấp chính quyền VNCH bị đưa đi tập trung cải tạo dài hạn - ở các trại xa Saigon – thì VHC” được đưa vào Khám Chí Hòa ,cải tạo dài hạn tại chỗ. Vì phạm nhân thiếu thuốc phiện, lâm bệnh, đau ốm quặt quẹo, tựa hồn ma thoi thóp sống vật vờ, nên ông được trả tự do rất sớm - về nhà được một thời gian ngắn và qua đời năm 1976.
Năm 1999, Nxb Đồng Nai cấp phép “ Chiêu niệm 4 nhà văn Sài Gòn” : đề cập Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tam Lang và Mai Lâm-Nguyễn Đắc Lộc” – tại “ Chương I” Vũ Hoàng Chương ( 1915-1976), tôi viết:
”…Một trong 12 bài thơ di cảo của Vũ Hoàng Chương “thâu thập được từ Hoàng Tấn ( tác giả” Nguyễn Bính, một vì sao sáng”- Nxb Đồng Nai 1999 )cho chép lại. Cũng theo Hoàng Tấn, tác giả V.H.C làm bài thơ này còn có ý ngầm để tặng Quách Thị Hồ, người hát ca trù hay nhất Việtnam ( danh hiệu NSND ), xưa từng là bạn cố tri VHC.
( tr. 13-16, sách đã dẫn).
CHÚNG TA MẤT HẾT CHỈ CÒN NHAU
Sáng chưa tối hẳn tối chưa đành
Gà lợn om sòm một bức tranh
Nhạc đã có tai thơ có họa
Biết chăng ai đó mắt ai xanh ?
Dấu hỏi xoay quanh một cuộc đời
Sên bò trong óc máu thắm rơi
Chiều nay một dấu than buông lửng
Đanh đóng vào xăng tiếng trả lời
Chúng ta mất hết cả rồi sao ?
Cả đến âm thanh một thuở nào
Da trống tơ đàn ôi trúc phách
Đều khô như khúc hát gầy hao (?)
Đàn mang trơ đáy mà không đáy
Mất hết rồi sao sợi nhớ thương
Tay phách từ lâu nay lạc phách
Không còn đựng mãi bến Tầm Dương
Hơi ca nóng đã tan thành tuyết
Để tiếp vào cho nó đỡ xanh
Bạc mệnh hỡi ai hoàn mệnh bạc
Đâu còn ấm nữa rượu tàn canh ?
Hay là đêm ấy Ngưu lìa Chúc
Xé nát mình ra hoen mắt ai?
Còn có gì đâu cho mắt trống
Đập lên hoang vắng đến ghê người !
Âm thanh mất hết còn chi đâu ?
Gắng gượng cho thêm hồn nhọc đau
Ba kiếp long đong ngồi chụm lại
Chúng ta mất hết chỉ còn nhau.
Sài Gòn sau 1975.
V.H.C.
Sau khi sách phát hành, tôi nhận được một bài báo từ
Sau đó, tôi lại được đọc một bài báo khá dài, đăng trên tập san “Tiếng vang” ( cũng từ Sacto gửi về) tác giả là Đinh Nhật Thịnh, anh ta lên án tôi viết về VHC, nhất là trích dẫn bài thơ VHC sáng tác sau 1975 là sai lạc hoàn toàn, như H.H.T vạch ra. Và nếu anh ta chỉ dựa vào tư liệu duy nhất của H.H. Trang thôi- thì hẳn phiến diện là điều khó tránh – và bài báo sẽ chẳng còn gì là giá trị.! ( xem ở cuối bài - mục “ Đính chính”).
Riêng Hoàng Hương Trang lại viết bài thứ hai tiếp theo, lên án “Thế Phong vô hạnh, ngủ với” đàn bà đàn chị”; để có“ cơm no bò cưỡi “ - và; sau được Cao Mỵ Nhân tin là “ sự thật Panurge” - nữ sĩ CMN bèn khai thác rỉ sắt từ “ chiếc kiếm bẩn H. Hương Trang “ -- để viết bài "Bão trong tách nước” ; hòng “chọc tiết Thế Phong “ một lần nữa . ( *) :
nữ nghệ sĩ cổ nhạc Lệ Liễu [ i.e. Mai thị Điểu 19 xx- ? ]
(ảnh: báo Người Việt/ USA)
" ... Riêng Hoàng Hương Trang lại viết bài thứ 2 tiếp theo, lên án Thế Phong vô hạnh, ngủ với 'đàn bà đàn chị'; để có 'cơm no, bò cưỡi' -- và; sau được Cao Mỵ Nhân tin là 'sự thật Panurge'-- nữ sĩ CMN bèn khai thác rỉ sắt chiếc 'kiếm bẩn H.H. Trang'-- để viết bài ' Bão trong tách nước trà ' , hòng 'chọc tiết Thế Phong một lần nữa. (bài đăng trên báo Saigon Times/ chủ nhiệm Thái Tú Hạp)." Vậy 'người đàn bà đàn chị' ấy là ai? trong bài báo của H.H. Trang chỉ đích danh 'nữ nghệ sĩ cổ nhạc Lệ Liễu'-- còn là soạn giả vở tuồng' Theo chơn Nguyễn Thái Học'(phỏng theo tiểu thuyết 'Cô gái Nghĩa Lộ' của Thế Phong; được đoàn cải lương Thanh Minh- Thanh Nga công diễn tại tại Nguyễn văn Hảo (Saigon) vào cuối thập niên '50s ."
cô gái nghĩa lộ / thế phong (bản tái bản sau 75 ở saigon -- nxb thanh niên 2002) Cao Mỵ Nhân [1939- ] tác giả bài 'Bão trong tách nước trà' đăng trên báo Saigon Times -- (ảnh: SAIGON HD RADIO)
(…).. sau đó, tôi ( Cao Mỵ Nhân ) thấy tờ báo của hội văn nghệ sĩ Việt Mỹ ở Sacramento đăng 2 bài liên tiếp: một của thi sĩ Hoàng Hương Trang mạt sát Thế Phong là nhà văn vô hạnh, một của nhà văn trẻ sau này ở hải ngoại, Nhật Nguyệt, đã nêu những điều phản phé của Thế Phong, vì 2 lý do mâu thuẫn: ông ta nghĩ thế nào ,khi cứ mà ca tụng cố nhân vừa tôn sùng vợ, là điều không thể chấp nhận được, với người đàn ông tự mãn, cho là hay ho hơn ai..(…)
Kể lại sự việc Thế Phong đã dựng nên một câu chuyện có tính cách thương mại hơn là văn chương sưu tập.” Vụ án văn chương 57 năm mới kết thúc, T.T.Kh. là ai?”.
Cùng với tên văn sĩ Bắc Việt Trần Nhật Thu, Thế Phong đề tên tác giả tập bài báo trên là Thế Nhật, tức Thế Phong và Trần Nhật Thu cách đây 15 năm làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Khiến năm đó, 1995, tôi với tình cảm em út trong đại gia đình Quỳnh Dao, một hội thơ danh tiếng ở Saigon xưa, phải viết bài bênh vực T.T.Kh. hậu chiến vì nhân vật trong tập vụ án văn chương nêu trên, là một bậc nữ lưu, tài tử vượt bực, và cũng là trang quốc sắc ở Thanh hóa ta xưa. Bà còn là phu nhân tiết hạnh của vị luật sư Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng thời đệ I Cộng hòa (…….) Với bản tánh Thế Phong háo thắng, nghiệt ngã như vậy, thì trong giới văn nghệ, báo chí đã mặc nhiên, bởi ông ta có hay, hay không hay,( hoặc) không đúng( đi nữa) ;, thì ông ta ( vẫn phải ) chịu trách nhiệm với dư luận.
Đằng này, căn cứ vào bài ký giả Thanh Hải (nguyên nữ phóng viên văn học báo Pháp Luật tp. HCM – TP chú thích )- ( có) một nhà thơ cũng nghĩ quàng, tung lên “Phố Mưa “, cái tin tác giả “ Chốn Bụi Hồng” : mỗi năm mỗi về VN để rủ Thế Phong đi chơi, làm vợ Thế Phong đau khổ quá !
(…) Có thể là người tung tin trên, căn cứ vào bài phỏng vấn nhà văn Thế Phong của ký giả Thanh Hải báo” Pháp Luật” cách đây 3 năm, để tự khoe cái tài mẫn tiệp của mình; nhưng nghĩ cho cùng, vẫn là cái lối của nhà văn hoang tưởng Thế Phong; mà lâu nay tôi vẫn tự nhủ là một cái Bướu trong cuộc đời viết lách của tôi, không mạnh tay cắt bỏ, như qui vị cắt bỏ một nốt ruồi, một cục chai ở bàn tay cầm bút.
Từ sau 30-4-1975, tôi hoàn toàn vô sản, có lúc phải chạy gạo hàng ngày, ở VN cũng như ở hải ngoại này, tiền đâu mà mỗi năm về VN để gặp Thế Phong một lần, và Thế Phong cũng vậy, ông ta và gia đình ông sống thế nào, tôi cũng chẳng quan tâm. (….)
Vị hòa thượng mỉm cười :( người mà CMN xin gặp - để tư vấn cho tác giả CMN có sự quân bình trạng thái tâm hồn, sau lần nữ sĩ bị hoảng loạn, và giao động cùng cực, vì những hỉ, nộ, ái ố…-TP chú thích )
- Cô cứ an tâm (…) và như Tây Phương khẳng định;” đó chỉ là trận bão trong tách nước trà !” )
CAO MỴ NHÂN
( trích lại từ : <Google / search / nhà văn thế phong >
( Translate this page).
------
(*) …Cả nước xưa, trước 1975, đã biết Thế Phong là nhà văn cao bồi.. Cách đây 3 năm tôi đã đọc loạt bài phỏng vấn nhà văn Thế Phong từ phụ bản tờ báo Pháp….'-- một bài báo của Cao Mỵ Nhân đăng trên báo Saigon Times ở Hoa Kỳ. ( chủ nhiệm: Thái Tú Hạp).
Câu chuyện Hoàng Hương Trang mạt sát Thế Phong có thật vậy không? -- một người hỏi. - Không, chỉ là chuyện 'phịa'; cô ta ưa vểnh tai trâu'nghe hơi nổi trõ , nghe mõ sư ông', ra cái điều biết nhiều; lại biết cả cái không biết -- mục đích hạ đo ván đối thủ, bất chấp phương tiện tốt xấu; bối cảnh đúng hay sai; kể cả không đúng đi nữa. Sở dĩ nói vậy, vì tôi có thể kể cho ô ta nghe một chuyện sắp kể ra đây -- chuyện thực'cơm no bò cưỡi'[ lời HHT chỉ trích TP] của tôi vào năm 1957 -- chưa hề viết ra -- chỉ vì tôi không dám thò mặt về nhà trọ ( ở Xóm Đạo, nằm phía sau Nhà thờ Công giáo Bắc Hà, trên đường Lý Thái Tổ/ quận 10) -- cũng chính nơi này họa sĩ Đinh Cường đã từng leo lên căn gác gỗ; để giúp tôi đóng sách'Lược sử văn nghệ VN/ Nhà văn hậu chiến 1950-1956', sách in ronéo). Giờ này; tôi còn lang thang đạp xe trên phố, đầu óc rối tung; nghĩ xem' có nhà thằng bạn nào quen để xin ngủ nhờ một đêm'. Bổi lẽ; tôi đã ngủ 3 đêm liền ở gác nhà bạn Nguyễn hữu Hưng ( em ruột luật sư Nguyễn hữu Thống); ở gần ngã 3 cây xăng Nguyễn Thiện Thuật/ Saigon 3-- mà đêm nay lại đến xin ngủ nhờ đêm thứ 4, thì'chuế' quá. Tôi như ngỏ lời với 'tên bạn đường, chiếc xe đạp cọc cạch đang cùng tôi rong ruổi trong đêm; nghĩ xem có cách gì qua đêm? Chủ và tớ kẽo kẹt hết đường này sang đường kia; vòng qua Lý Thái Tổ; phố này còn đèn sáng từ quán cà phê hắt ra. Bỗng nhìn thấy một quán cà-phê nhỏ ; nhìn vào, rất vắng khách; nằm cùng dẫy Phóng Khám của bác sĩ Nguyễn Tuấn Phát. Ghếch xe đạp bên đường, vào quán; gọi một ly đen nhỏ. Chính cô chủ quán bưng ra, trò chuyện với khách vui vẻ: "-... đi một mình, không có bạn sao?" (lắc đầu) Vắng khách; cô chủ ngồi uống ghế bên cạnh, hỏi han chuyện lan man. Trời đã khuya, ngồi lâu, uống cạn ly cà phê; tôi đành gọi trả tiền; nhưng vẫn còn muốn ngồi nán lại. Thấy vẻ mặt khách buồn buồn; lại kiệm lời, cô chủ bảo: " ..- có chuyện buồn thì nói ra đi, cho vợi !" Tôi 'tả oán': - đêm nay không biết ngủ đâu, giá mà hàng hiên phòng mạch bác sĩ Phát có mái che ra ngoài; thì ngủ nhờ một đêm thật tốt biết mấy! và, sau khi đành khai thật, không dám về nhà trọ; vì thiếu tiền nhà đã mấy tháng rồi chưa trả được -- thì cô chủ ngỏ lời an ủi: - ... chuyện ấy là chuyện thường tình; thôi thì đêm nay hãy cứ ngủ cho ngon, mai dậy tìm cách có tiền để trả tiền thuê nhà xong là được chứ gì? -- cô chủ an ủi. Thấy nét mặt khách vẫn buồn so, cô bắt chuyện: - vậy không thể về nhà trọ ngủ đêm nay; thật vậy sao? Khách lắc đầu nhè nhẹ, rồi buột miệng: - giá hàng hiên phòng mạch bác sĩ Phát có mái che ngoài hàng hiên; thì tốt biết mấy?-- khách nhắc lại câu này lần 2. - không ngủ được đâu, cảnh sát đi tuần đêm vào giờ giới nghiêm; anh sẽ bị hốt lên 'xe cây' đấy. - vây thì phải làm sao; thì chính tôi cũng không biết nữa. Giá mà có chỗ ngủ nhờ, chỉ mấy tiếng đồng hồ nữa là hết giờ giới nghiêm rồi. - thế có ai đó cho ngủ nhờ đêm nay; thì sao? - cô chủ ơi, có nói đùa hay nói thật đấy? Bỗng nhiên, cô ra lời: - tôi bằng lòng cho ngủ nhờ; liệu ông khách này có đồng ý; nếu gật thì phải chịu một điều kiện này ... - ... là điều kiện gì ... -... chờ quán đóng cửa sau 12 giờ đêm nay; được không ? -... Tôi còn nói gì bằng lới được nữa; chỉ cón biết cảm ơn ân nhân --vội vã gật nhẹ-- quả là cô chủ quán có lòng nhân từ thương xót kẻ khốn cùng lở độ đường ... là tôi-- tên tội đồ khốn cùng trong đêm khuya vắng không nhà. Khi người khách cuối cùng ra về; cô chủ đưa chiếc chiếu+ chăn mỏng, 2 cái gối; rồi bảo tôi trải chiếu lên sàn nhà; và còn chỉ cách buông mùng nữa. Tôi làm xong; cô chủ chỉ tôi, phán" hãy nằm xuống mà ngủ cho con nghe". Tôi thực hiện đúng như lời cô chủ; đầu tôi đặt trên 2 gối, nằm nghiêng. Giấc ngủ sớm tới, tôi thiu thiu lúc nào không hay; cả không biết đèn tắt từ lúc nào. Bỗng nhiên, có người giằng một chiếc gối ra khỏi đầu tôi-- tiếng động nhẹ làm tôi thức giấc. Tôi mở mắt, và thật không thể ngờ là cô chủ cột lại mái tóc dài; nằm xuống cạnh bên tôi. Cảm ơn Thượng đế quá chừng chứng! -- mặc dầu khi ấy tôi đâu đã là tín hữu chúa Giê-xu ! Cô chủ ấy có dáng người dỏng cao, cẳng dài; bây giờ gọi là' người nữ chân dài' rất tử tế với tôi-- hệt nàng Natacha, nhân vật nữ trong một truyện viết về mùa thu của Maxime Gorki. Quả là trong đời tôi; không thể quên cô chủ và thầm đội ơn cô chủ quán trên đường lý Thái Tổ/ Saigon 10 năm xưa -- đến nay đã trên 50 năm-- và không bao giờ còn gặp lại; dầu chỉ một lần thoáng qua. Hệt tay văn sĩ tiền bối nước Nga, Maxime Gorki chẳng lần nào gặp lại được ân nhân Natacha cả ! [] (trích 'CHIÊU NIỆM BỐN NHÀ VĂN SÀI GÒN/ Thế Phong -- nxb Đồng Nai 1999). (bài viết này có sửa lại / TP). http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=14958 ----------------------------------------------- phụ lục ( TP bổ túc vào ngày 31.05. 2017)
hoàng hương trang (bên phải) [i.e. hoàng thị diệm trang 1938- ]
('con gái nuôi' của kịch tác gia tiến chiến Vi Huyền Đắc; hiện cô sống tại căn nhà' ba nuôi' cho. ( 2/2A Tăng Bạt Hổ/ phường 11 / quận Bình Thạnh/ tp. HCM). chiêu niệm bốn nhà văn sài gòn/ thế phong (nxb đồng nai/ việt nam/ 1999) bản đính chinh vài chữ sai sót về bài thơ của Vũ hoàng Chương làm sau 1975 -- do bà Đinh thị Thục Oanh bổ túc) (đinh kèm theo sách, khi phát hành) ĐÍNH CHÍNH Trong sách 'Chiêu niệm bốn nhà văn Sài Gòn' có một số chữ sai, ở bài ' MỘT TRONG 12 BÀI DI CẢO CỦA VŨ HOÀNG CHƯƠNG (tr. 17) ; đã được Đinh Thị Thục Oanh (vợ VHC) đính chính vào ngày 17- 7- 1999. Buổi ấy, tôi [TP] cùng nhà thơ nữ Ý Nhi đem sách tặng; [tiện dịp] thăm vợ nhà thơ quá cố VHC. Chữ in đậm (bold) là đúng nguyên tác của tác giả. Sáng chưa sáng hẳn tối chưa đành Gà lợn om sòm cả bức tranh Rằng vách có tai thơ có họa Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh Dấu hỏi xoay quanh trọn kiếp người Sên bó nát óc máu thám rơi Chiều nay một dấu than buông dứt Đanh * đóng vào xăng tiếng trả lời Chúng ta mất hết cả rồi sao? Cả đến âm thanh một thuở nào! Da trống tơ đàn ôi trúc phách Đều khô như khúc hát gầy hao Đàn mang tiếng đáy mà không đáy Mất hết rồi sao sợ nhớ thương Tay phách từ lâu nay lạc phách Không còn đựng mãi bến Tầm Dương. VHC bà đinh thị thục oanh (bên trái) đến thăm TP tại tư thất ở... đường Trần Khát Chân/ phường Tân Định/ quận 1/ tp. HCM. ý nhi [ i.e. hoàng thị ý nhi - hội an 1944 -- ] (ảnh: internet) " ...Buổi ấy, tôi [TP] cùng nhà thơ Ý NHI đem sách tặng; tiện dịp thăm vợ nhà thơ quá cố Vũ hoàng Chương..." (TP) ============================ |
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ