Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

thế nguyên &nhóm trình bày/ thế phong -- blog nguyễn miên thảo

thế nguyên& nhóm trình bầy/ thế phong --- blog nguyễn miên thảo (bài đăng lại)

                                        TH NGUYÊN & NHÓTRÌNH BY

                                                             bài viết: thế phong




                                                           tạp chí trình bầy/  thế nguyên  chủ nhiệmdiễm châu: tổng thư ký tòa soạn)

diểm châu [ie phạm văn rao 1937- france 2006 ]  --  (ảnh: internet)


thế nguyên  [ie trần gia thoại 1942- saigon 1989]
(courtesy photo of dutule blog)


Ngày thứ sáu, 21 tháng mười 2011;  Hợp tuyển Thi văn [HTTV] có đăng bài Thế Nguyên và nhóm Trình bầy của nhà văn Thế Phong (nguồn: vanchuongviet.Sau đó có nhận được thư  nhà văn Thế Phong cho biết địa chỉ Blog có đăng bài viết này đầy đủ tư liệu hơn . HTTV xin cám ơn nhà văn Thế Phong và xin được đăng lại nguyên bản bài viết này  .    --NGUYỄN MIÊN THẢO



 hai người cầm bút trong thập niên 60 ở Saigon cùng có bút danh và tên trùng nhau;

a -Thế Nguyên-Trần gia Thoại ( 1917-  ?) viết sách tiểu sứ nhân vật như Phan bội Châu,  Nguyễn thái Học,v.v…Tân Việt xuất bản - đến đỗi sau này Cornell Univeristy Libraries ( Volume 6 -G.K. Hall & Co, Boston 1976)không thể phân biệt được Thế Nguyên -Trấn gia Thoại đôi tên ngoài thực tế là 2 người khác nhau.

b - Sau hiệp định Genève 20/7/1954, nước Việtnam chia hai giới tuyến, cuộc di cư hàng triệu người vào Nam, trong đó có gia đình bố mẹ " cậu quý tử độc nhất ( enfant unique) một gia đình 'phú gia địch quốc Nam định' , và mua nhà tại 291 Lý Thái Tổ ( Saigon 10) tới ngày ông bà qua đời tại đây, kể cả 'nhà văn Thế Nguyên -Trần gia Thoại'Cậu quý tử học sinh trường Trung học Trần Lục đã cầm bút rất sớm. Hết thuê manchette báo ( tuần báo Kỷ nguyên mới), rồi tự làm giai phẩm Văn Mới ( tạp chí xuất bản không định kỳ, xin phép kiểm duyệt như sách) - chủ một nhà in Bùi trọng Hựu (150 Võ Tánh, Phú Nhuận) rất yêu văn nghệ, bằng lòng cho in chịu - tới 1970 bắt đầu đứng tên chủ nhiệm tạp chí văn nghệTrình bầy, địa chỉ tòa soạn vẫn đặt tại 291 Lý thái Tổ. (Saigon 10). Đó là tờ tạp chí văn chương 'độc lập tài chính' tầm cỡ ở Saigon khi ấy, khác Sáng tạo,Thế kỷ 20 , Hiện đại phải nhận viện trợ Mỹ hoặc quỹ văn hóa Sở Nghiên cứu chính trị, xã hội/ giám đốc Trần kim Tuyến Sếp Mật thám, an ninh chìm thời tổng thống Ngô Điình Diệm ). Bạn bè vừa là học trò vừa làm văn thơ khi ấy của Thoại là Tiệp ( chủ nxb Tổ hợp Gió in khá nhiều tiểu thuyết nữ sĩ Lệ Hằng (ban đầu ký Cao Nguyên Ngọc ), Đinh Trần Nguyễn, Tạ Quang Trung, Pham Thiên Thư, Phan-lạc Giang Đông, vv...nhưng kẻ phụ tá đắc lực nhất chỉ một Diễm Châu - thi sĩ rất không ưa mang tên thật trên giấy khai sinh là Phạm văn Rao - bèn rao tin " thư ký hộ tịch dốt nát ở Hải phòng viết chính tả sai ấy mà !". Lúc này Rao đi học, ở nhà với bố mẹ ở 161 Hồng thập Tự(Saigon 3); có lối đi sau lên gác, tôi thường hay tới ngủ trọ, khi chưa xoay ra tiền trọ trả chủ nhà. Rao có chụp tôi, qua vài pô ảnh, một tấm y hệt 'văn sĩ thực thụ đang hành nghề"' tấm này sau được in nơi bìa 4  Nhà văn hậu chiến 1950-1956 / Lược sử văn nghệ Việtnam: 1900- 1956  ( bản tái bản - bìa nâu) - Rao khen: " đúng là một văn sĩ nhà nghềnào ai biết cảnh khổ sở này, trốn nợ phải xin ngủ lang ở nhà bạn.?" 

Giai đoạn này tôi thường gặp Rao, kể cả lần 'áp tải ' tới Trường Nữ Gia Long thi vấn đáp Tú tài 2 - gặp giám khảo X... .(anh ruột người bạn khác, tên Nguyễn hữu Hưng) tôi giới thiệu gián tiếp Rao. - cũng lả bạn Hữu Hưng. ( thật ra Rao không biết Nguyễn hữu Hưng ). Đậu xong, Rao vào học Đại học Sư phạm, tốt nghiệp, rồi qua Huê Kỳ du học, sau làm giám đốc trung tâm ngoại ngữ thuộc Đại học Bách khoa Saigon, thì phải ?( tôi không nhớ chính xác, giai đoạn này tôi không còn liên lạc thường xuyên với Phạm văn Rao- Diễm Châu .

Khi Trần gia Thoại - Thế Nguyên trở thành công chức làm ở Khu Tạo tác tại Trại Đào duy Từ ( Phú thọ) - cùng tôi xúc tiến in sách rô nê ô với tư cách tổng thư ký Đại Nam văn hiến xuất bản cục, Khải Triều quản nhiệm công khai in phương danh ở bìa 4 sách ô nê ô - hai vị này đều là tín hữu Thiên chúa giáo ). Tôi nhớ mang máng, khoảng đầu 1963, đi làm về, anh ghé tôi, mang theo những trang bản thảo Hồi chuông tắt lửa đã viết được trong ngày đưa đọc để góp ý.

 Đâu đó vài tháng sau, anh đưa tập đánh máy stencil bản thảo để tôi đọc và tìm một nhà in rô nê ô tin cậy ở Hai bà Trưng Tân Định in vào ban đêm cho an toàn - hình như tháng 8/ 1963 phát hành cùng tập thơ Miền lưu đày của Ninh Chữ in rô nê ô. Chủ nhà may CAN - Tạ Văn Ân ( tên khai sinh thi sĩ Ninh Chữ) - nhà may lớn tầm cỡ Chua đường Huỳnh Thúc Kháng, Saigon 1 - chuyên may com-lê tổng thống Diệm  - nằm trên số nhà 10 đường Tự Do - đem thơ rô- nê- ô mới in tặng chủ xị ban Tao Đàn- Đinh Hùng ( nhân danh tiệm  may CAN , chủ nhà may cắt một bộ com-lê tặng tác giả Đường vào tình sử. Còn Thế Nguyên gửi tôi Hồi chuông tắt lửa , nhắc đưa tặng Uyên Thao - trưởng phòng Kiến thức phổ thông đài  Phát thanh Saigon - thì đâu đó, chỉ một 2 ngày, ban Tao đàn / chủ xị Đinh Hùng ( nhiều thính giả mến mộ, không giống Thằng phải gió hay phịatao đàn, nó hát , đếch ai nghe !"- rồi trên Đài phát bài điểm sách Hồi chuông tắt lửa--Uyên Thao khen 'cuốn tiểu thuyết hay với cách viết độc đáo của tác giả Thế Nguyên'. Thế là các 'cha xứ nhà thờ" thân chế độ họ Ngô ,đùng đùng phẫn nộ, phản ứng quyết liệt :"... sao Đài phát thanh quốc gia lại đọc bài viết khen cuốn tiểu thuyết của tên phản động nội ứng V.C. nào đó , dám vu cáo linh mục có con riêng ?!'

 Dư luận lùm xùm, gây tiếng vang ồn ào, như chưa từng xảy ra - tất nhiên Đại Nam Văn Hiến xuất bản cục không thể không dính chấu" ? Có thể vì vậy, ít ngày sau , nhận được một thư lạ -- tên người đặc biệt -- gửi tới địa chỉ Đại Nam Văn Hiến xuất bản cục - thuê bao tại Hộp thư 1123 Saigon. Đó là .Nguyễn văn Trung, 3... Duy Tân, Saigon 3.

 Thì ra, ông Nguyễn văn  Trung cậy nhờ tôi sắp xếp cho 'anh ta' được gặp Thế Nguyên - tác giả một tiểu thuyết Hồi chuông tắt lửa rất 'interesting' có một không hai -- thời gian này, vì tôi và  'anh ta' chưa thể coi nhau là bạn - nên tặc lưỡi : '.. thì cứ đưa thư này cho tác giả, Thế Nguyên sẽ tự quyêt định lấy !'

Vài tháng sau, cuối 1963, chế độ Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ - chứ không - chẳng hiếu'hậu quả cuốn truyện nói về" cha xứ có con riêng ' - từ tác giả, nhà xuất bản, nhà in rô- nê- ô, người viết bài khen Hồi chuông tắt lửa sẽ ra sao ? Còn một chuyện lạ nữa, dư luận đặt chuyện Hồi chuông tắt lửa chưa chắc đúng là tác giả Nuôi con nhơn tình - vì văn phong khác hẳn - luật sư -thi sĩ Tạ.quangTrung. ( xin được giấu tên) có sách in trong Đại Nam Văn Hiến hỏi :"... em hỏi điều này, nếu anh biết thì phải trả lời thực" Hồi chuông tắt lửa" do Diễm Châu viết, Thế Nguyên ký tên. Có đúng hay không? ". Trả lời:" Theo tôi biết, trước khi in, mỗi chiều đi làm về, Thế Nguyên mang đến đọc cho nghe từng đoạn trong" Hồi chuông tắt lửa" - tôi tin tác giả "Hồi chuông tắt lửa" và' Nuôi con nhơn tình" là một ".
Nhớ lại có 1 lần; ( trước 1963) Thế Nguyên tự lái xe hơi Toyota 800 ( pick up) về Mỹ Tho, ngủ tại nhà bố mẹ vợ anh. Bố mẹ Tăng Hoàng Xinh ( vợ anh) gốc Hoa rất thương yêu rể, hình như nguồn tài chính làm báo có một phần ông bà ấy bỏ ra.

 Tối đầu tiên ở Mỹ tho, Thế Nguyên rủ tôi đi đò sang mấy cồn ở Bến tre chơi - tôi lắc đầu từ chối ( mà trước đó đã rất thích) - không nói ra cho anh hay, thi sĩ Thế Viên thiếu úy Hồ thế Viên phụ trách An ninh quân đội tại đây) và Đỗ Kiến Mười ( trưởng ty cảnh sát Mỹ tho) cho biết "... bạn sang để ở hẳn bên đó thì hãy sang thăm cồn Bến tre - toàn VC không hà... ?" . ( Thế Viên là bạn thân văn chương , còn Mười - bạn ở Thư viện Quốc Gia xưa, thường gặp tôi ăn " cơm tây cầm" ( bánh mì ) buổi trưa, gọi đùa " Mít tờ Xạc " - mà khi đó tôi đâu có đeo kính cận và mặc" quần soọc" như ' trung sĩ quân dịch Jean-Paul Sartre " đâu ?!).

Khi ấy, tôi không biết vợ Thế Nguyên có một chị hai cùng làm ở Khu Tạo tác, trước ở Mỹ Tho, rồi Cần Thơ với Thế Nguyên . ( chị Hai nấu món" ra -gu" bò rất ngon - sau này là chị nuôi - đầu bếp một vị cán- bộ- lớn - cực- kỳ tại Cục R) -- cứ theo tin thông tấn 'Ba-bê-xu' [BBC] ;thì Thế Nguyên đã được móc nối theo Giải phóng miền Nam từ khi thành lập vào cuối 1960.

 Ngay từ đầu năm 1960 Thế Nguyên rủ tôi về Cần thơ chơi- tôi ở đây hàng tháng trời, ban ngày rong chơi, hẹn nhau ăn trưa, tối ở quán, tối ngủ ở nhà thuê gần bờ sông, hướng đi Sóc Trăng. anh ta xin đổi về Khu Tạo tác Cần Thơ để làm việc cùng sở với chị hai bên vợ ) .Đã có dư luận cho rằng : "... Giải phóng miền Nam cấp tiền xuất bản nhật báo Làm dân - tin này không phải 'vô căn cứ '- vậy ra chị Hai bên vợ Thế Nguyên đã móc nối cậu em rể đã từ rất lâu sao ?!  Sau đó, vây quanh anh ta có đủ thành phần: cựu linh mục Nguyễn ngọc Lan, Nguyễn ngọc Lương (chủ báo 'Tin văn', bút danh Nguyễn Nguyên)trước kia  đại úy Quân đội nhân dân [VNDCCH]  được cài làm dân di cư vào Nam; đóng vai  'địch hậu' -- trở thành nhân viên làm Đài phát thanh Saigon + gíao sư dạy trung học Trần tuấn Nhậm, Trần quang Long ( tác giả" Bông cúc vàng" Nxb Trình bầy in) vv... ( xem thêm ở cuối trang - Ban biên tập Trình bầy.).

 Sau ngày 30 / 4/ 1975 ; Sài gòn đổi chủ; Thế Nguyên nhân viên tờ tuần báo Văn nghệ tp. HCM - hình như chỉ được cấp trên giao trọng trách thầy cò sửa lỗi bài in, Ít lâu lâu, Thế Nguyên không tới sở làm, không tới lĩnh lương - "cán bộ biên chế"nằm lì ở nhà 'say như Vũ hoàng Chương, Đinh Hùng trong khói nàng phù dung ảo huyền'- rồi bất ngờ qua đời lãng xẹt ở bệnh viện Chợ Quán - chính nạn nhân chẳng mấy vui - mắt mở không cần ai vuốt- vậy là tác giả Hồi chuông tắt lửa ra đi, ngọn lửa hừng đã tắt ngúm thật rồi!
Còn Phạm Văn Rao-Diễm Châu + Phạm thị Sáng được một nhà văn Pháp bảo lãnh, anh chị 'chôn chân' ở Strasbourg " và; có một lần cuối, anh trở về thăm Hà nôi trước, Saigon sau.

 Nhà báo Nguyễn quốc Thái gọi điện thoại mời tôi đến quán 27 Nguyễn thị Diệu gặp bạn cũ. Bắt tay trò chuyện, rồi tôi chở anh ngồi sau xe gắn máy về nhà - tôi lấy 1 bản cuối cùng Hồi ký ngoài văn chương ( bản in ở Huê Kỳ) ký tặng. Anh nói nhiều hơn tôi, tiếc cho tôi " dù bơi giỏi,con rái cả vẫn sải cánh trong ao tù". Tiễn ra cửa, nhìn cánh cửa sắt" sao cửa sắt nhà bạn ta cao thế nhỉ, hơn 4 mét phải không ?" . Tôi chỉ nói ít lời, hỏi thăm cô Mận - cô em gái duy nhất của anh hiện ở đâu? Và ông anh cả thì sao nhỉ?. " Trả lời nhát gừng: ".... nó ở Mỹ ông ạ!". 

Khách sạn anh trọ ở Sài gòn ở đầu đường Trần kế Xương, thuộc Phường 7/quận Phú Nhuận. Một khách sạn không trưng bảng hiệu - biệt thự ba bốn tấm chi đó - khách đến do giới thiệu truyền miệng với chủ nhân có  'gốc đạo Thiên chúa'- đối diện là quán cà phê NOIR . Nhìn dồng hồ quá 10 giờ đêm, quá trễ nên không thể cụng ly 'đen' lần 2 tại đây rồi. 

Nào đâu có biết đó là lần cuối gặp anh.
 Rõ tiếc !

Thi sĩ Diễm Châu qua đời do anh Nguyễn ngọc Lan báo tin vào cuối năm 200; thì 27/2/ 2007 chẳng nhớ ai đã gọi điện thoại báo ": ... cựu linh mục Nguyễn ngọc Lan đã nghe tiếng được Chúa gọi , giã từ cuộc đời rồi ! "-" Thế ra hai tên bạn quí đã đóng tròn " tuồng tích cuộc đời " rồi sao ? ! tôi tự nhủ vậy "! (*)

Giờ này - tôi còn giữ được tờ Trình bầy duy nhất - đề ngày 15/1 1-2-1971/ Xuân Tân hợi - và trang cuối có mục lục :

TRẦN ĐỖ DŨNG:Tết, ngày hội lớn của dân tộc, trang 4 - NGUYỄN KHẮC NGỮ : Tranh tết Việt-nam , tr.12 - HOÀNG NGỌC NGUYÊN: Thé giới năm bẩy mươi, 23 - NGUYÊN SA : Công tử Nguyên Sa, thơ, 41- Mưa, thơ42 - Bài thơ cho tập thơ bị kiểm duyệt , 117 DIỄM CHÂU : - Trong nguồn cơn đó, thơ44 -Một năm chống áp bức, 61 NGUYỄN QUỐC THÁI -Tiếng đàn của người không với tới mùa Xuân , thơ, 46 - THẾ NGUYÊN: Buổi chiều, trên một quốc lộ, truyện49 - TRẦN TUẤN NHẬM : Việt nam, năm Tân-hợi, 54 - NGUYỄN ĐĂNG THƯỜNG: Tiểu thuyết, truyện, 67 - NGUYỄN NGUYÊN : Cái đầu lân , truyện72 THẾ PHONG : Hãy tự hào là người Việt-nam, thơ, 79 - MAI TRUNG TĨNH : Cái chết vỗ về, thơ, 87 - Quê hương, thơ88 - NGUYỄN MAI : Những ngày quên mặt trời trên đầu, truyện90 - HOÀNG NGỌC BIÊN: Người đạp xe vào thành phố buổi sáng, truyện95 - Nhân vật năm 1970, trang130 –

DU TỬ LÊ : Khi ở biển với T. Ch., thơ, 103 - CHU VƯƠNG MIỆN : Đông phương, thơ, 106 - CAO THANH TÙNG : Giọng kèn tiếng quyến rũ, 111 - NGUYỄNĐỒNG (họa sĩ); Tranh tết, 125.

TRÌNH BẦY:  tạp chí văn hóa chính trị xã-hội - ra ngày 1 và 15 mỗi tháng --Chủ nhiệm kiêm chủ bút: Thế Nguyên.(*) Tổng thư ký : Diễm Châu .
Biên tập : Lý chánh Trung , Thanh Lãng, Đỗ long Vân, Phạm cao Dương, Nguyên Sa, Nguyễn văn Trung, Thảo Trường, Nguyễn Khắc Ngữ, Trần tuấn Nhậm, Nguyễn quốc Thái, Tôn thất Lập, Thế Nguyên, Hoàng ngọc Biên (họa sĩ trình bày) , Nguyễn Đồng(hoạ sĩ), Nguyễn Nguyên , Trần đỗ Dũng, Hoàng ngọc Nguyên, Du Tử Lê, Cao thanh Tùng .
Quản lý : Tăng Hoàng Xinh.
Tòa soạn : 291 Lý Thái Tổ - Saigon .
------
(* : logo tạp chí Trình bầy + nxb Trình bầy - Thế Nguyên cậy tôi (T.P.) , nhờ họa sĩ Vị Ý vẽ" chùa "- không có nhuận bút ".( khi ấy họa sĩ ở đường Nguyễn Tiểu La, Saigon 10). (TP chú thích.)


ngày 20 / 10 / 2011, viết thêm :

.... nh
c đon Dim Châu qua đi được Nguyn Ngc Lan báo tin - tôi có ý đnh dn chng mt bài thơ Dim Châu tng N.N.Lan - sau khi đc" Ch nht hng gia mùa tím " - và tìm mãi không biết sách n k nào- đành chu. Bây gi tìm được hn thp lên / nguyn ngc lan ( không viết ch hoa - bdc ) /Nxb Trinh bày -Strasbourg - Salt Lake 2000 - tác giả rt thích bài thơ , t ý đưa vào " thay li ta".

THAY LỜ
I TA

Có nhữ
ng người va đi va phòng ng
và lâu dầ
n đường tr thành pháo đài
có nhữ
ng người nim tin không lay chuyn 
 hòn đt cc st
và lâu dầ
n h biến thành khonh vườn thanh kiếm
có nhữ
ng người ly miếng ăn làm thiên đường 
và lâu dầ
n cơn đói tr thành đa ngc
có nhữ
ng người mơ li Chúa nht hng gia mùa tím *
và mãi mãi trong tim
mộ
t sc tím hng đng li

Ôi mộ
t người còn đó**
Leo lét ngọ
n
 đèn chu!

Diễ
m Châu
( L
 Trn, Strasbourg, X. 1999 )

                                                                                                      l inh mục- văn sĩ Nguyễn ngọc Lan [1930- 27/ 02/ 2007 saigon] 
                                                                                                                      + nữ nhà thơ Ý Nhi  [ hoàng thị ý nhi 1944-    ]
                                                                   (ảnh chụp trên đường Phạm ngọc Thạch/  tp. HCM)
-----
* - m
t tác phm xut bn "chui", in la vào 1997 ca tác gi Nguyn Ngc Lan - tôi đã nhc trong" 5000 ki-lô-mét xuyên Việt / Thế Phong ( Nxb Thanh niên 2007) - do trưởng nam mc sư Lê quốc Chánh ( Hội thánhBáp tít ân điển/ Saigon ) in n ,tn đâu khong 250 usd ;cho 1000 cun - bìa đ nxb Tin Paris 1997. Tôi ch tác gi phía sau xe gn máy, luôn ngonh nhìn phía sau xem có ' đuôi' không ? .Còn nh khá rõ, trước khi ch anh Lan v nhà trên đường Tân Phước/ qun 10 - tôi đưa ti Vin Mác-Lê Nin & Tư tưởng HCM ti tp HCM trong hm Ngô tùng Châu /quận 1 - ly c gp giám đc Bùi hu Khánh (bạn tôi) đ " cắt đuôi theo dõi "! ( nếu có).

** - " Ôi mộ
t người công chính còn đó "- anh Nguyễn ngọc Lan t ý bôi hai chcông chính". Qu tôi t Chúa khiêm nhường đến đủ điu ! ( T.P chú thích).


         (trích lại từ ' Hợp tuyển Thơ văn/ blog Nguyễn Miên Thảo')

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét