Hình ảnh mới nhất của nhà thơ BẮC ĐẢO, vào năm 2016 (qua lời kể Ý Nhi)
"đương nhiên, vẫn còn có em, ngồi đối mặt tôi
chớp lòa lóe vào trời thanh nắng trong bàn tay em
biến thành củi khô, và hóa tro tàn"
Bắc Đảo (Bei Dao) là một trong những nhà thơ quan trọng nhất của Trung Quốc đương đại. Một người từng nhiều lần được đề cử Nobel Văn chương. Nhưng cũng như Murakami của Nhật, ông đã "trượt" liên tục !
Như các entry đã giới thiệu sơ qua trên blog này, hiện thơ của ông được dịch sang tiếng Việt với các bản dịch của hai thi sĩ Việt Nam là Diễm Châu và Ái Vân Quốc. Có thể đọc các bản dịch thơ Bắc Đảo ở đây hoặc ở đây.
Tuy vậy, lâu nay, hầu như ít thấy hình ảnh của Bắc Đảo trên mặt báo.
Dưới là lời kể của nhà thơ Ý Nhi, về một cuộc hội ngộ ở Nhật Bản, trong đó có mặt nhà thơ Bắc Đảo.
Lấy về từ 2 nguồn (báo chính thức, và Fb).
Bắc Đảo và Ý Nhi, tại Tokyo |
---
2. Tiếp trên Fb
"
Hội thảo Thơ do Trung tâm Thơ Đương đại thuộc Tập đoàn Đại học Josai- Nhật Bản tổ chức với đại biểu của Việt Nam là nhà thơ Ý Nhi đã được giới cầm bút Việt Nam rất quan tâm. Bởi đây là cuộc gặp mặt của những tác giả đã nhận giải thưởng Thơ CIKADA của Thụy Điển: Bei Dao (Trung Quốc), Tota Kaneko (Nhật Bản), Noriko Mizuta (Nhật Bản), Moon Chung-He (Hàn Quốc), Yang Mu (Đài Loan), Ý Nhi (Việt Nam) và một số nhà thơ nổi tiếng của Nhật Bản như Shuntaro Tanikawa, Mutsuo Takahashi, Gozo Yoshimasu.
CIKADA là một giải thưởng có uy tín trong làng văn thế giới, với những tác giả đã nhiều lần nhận được đề cử cho giải Nobel văn chương: Ko Un (Hàn Quốc), Bei Dao (Trung Quốc).
Xuyên qua cuộc trò chuyện với nhà thơ Ý Nhi, có thể thấy rõ các Nhà Thơ và Thơ đang làm gì với vận mệnh của chính mình và vận mệnh của loài người. Có phải Thơ đang bị “bạc đãi”, bị cuộc sống quá nhiều kỹ thuật và thù hận đẩy ra khỏi tâm tưởng của con người…
Hay là ngược lại…
* Xin chị cho biết cuộc gặp gỡ Tokyo đã để lại cho chị ấn tượng gì về Thơ và các Nhà Thơ?
-Bạn biết đấy, các nhà thơ thường có mối giao cảm đặc biệt với nhau. Biết người đối diện là một nhà thơ, thì dù chưa đọc câu thơ nào của họ, mình vẫn cảm thấy gần gũi. Hơn nữa, ngày nay, mạng internet cũng giúp nhiều cho sự nối kết này. Tôi đã vào mạng để đọc Bei Dao, Moon Chung-he, Yang Mu… và chắc họ cũng vậy. Đến từ những đất nước, những nền văn hóa khác nhau, nhưng khi gặp gỡ trong hội thảo, tôi có cảm giác rất thoải mái, không có bất cứ băn khoăn về bất cứ vấn đề nào. Còn nhớ, hôm hội thảo tôi đến sớm. Trong gian phòng rộng, chỉ nhìn thấy một người đàn ông tóc bạc, cằm tỳ lên hai tay đan nhau, ngồi lặng lẽ. Thế nhưng, khi nghe tôi tự giới thiệu, ông đã chuẩn bị sẵn cuốn sách với lời đề tặng (Dear Y Nhi, With My Heart). Đó là nhà thơ Mutsuo Takahashi, người quan tâm nhiều đến vấn đề đồng tính và qua đó, nhìn rộng ra những vấn đề khác của xã hội Nhật Bản hiện đại. Hay khi gặp Bei Dao, tôi mở sổ tay, đưa cho ông xem những bài thơ của ông được dịch sang tiếng Việt. Ông có vẻ rất xúc động và đã ký tên lên đó để kỷ niệm…
Những gặp gỡ thế này tất nhiên ảnh hưởng tích cực đến tinh thần của các nhà thơ, trong đó có tôi. Nó đem lại niềm tin rằng Thơ không thể chết, mặc cho sự “ghẻ lạnh” của người đọc hôm nay.
* Nhà thơ từ các nền văn hóa khác nhau đã “trò chuyện” với nhau như thế nào và về điều gì?
-Họ “trò chuyện” bằng chính nội dung của hội thảo. Chủ đề của hội thảo Thơ lần này là: Đem ngôn từ bảo vệ sự Bất khả Xâm phạm của Cuộc sống (Giving word to the Inviolability of Life). Tôi thích cách tổ chức của người Nhật. Họ tránh được những lối mòn dễ mắc với nguy cơ sa vào những vấn đề có tính hình thức. Nhà tổ chức đã có cách làm rất linh hoạt, với những thảo luận nhóm ngay trên sân khấu, và sự theo dõi của các khán/ thính giả ở bên dưới. Các vấn đề “Thơ và giới tính”, “Thơ và hiện thực”, “Sự tác động khác nhau giữa Khoa học và thơ vào cuộc sống”… Được dẫn dắt thông qua tác phẩm, qua các hiện tượng, qua từng nhà thơ, nó đã khiến hàng trăm người dự khán theo dõi một cách say mê thích thú. Trong cuộc sống đang tràn ngập tiện nghi kỹ thuật mà khiến được hàng trăm người bỏ ra cả ngày trời để nghe nói về thơ không phải là việc dễ dàng. Sự cộng hưởng gây nên từ mối quan tâm của công chúng lại khơi gợi thêm cảm hứng cho chính các nhà thơ.
* Theo chị, nguyên do nào khiến Bei Dao được trân trọng đến vậy (khi thơ ông được khắc trên đá)?
-Theo quan sát của tôi thì Bei Dao chính là cái “Đinh” của cuộc hội thảo. Đây là lần thứ hai ông tham dự hội thảo tại đây. Ông thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà thơ và của cả độc giả. Bản thân tôi cũng cảm thấy rất may mắn khi được gặp ông.
Tôi nghĩ, sự quý trọng này bắt nguồn từ thơ và từ cả cuộc đời ông. Ngay trong cuộc thảo luận, Bei Dao đã kể cho mọi người nghe những kỷ niệm về “cách mạng văn hóa”, ở Trung Quốc khi ông còn rất trẻ. Một bài thơ ông viết khi ấy đã khiến bố ông hoảng sợ, khuyên con nên đốt đi. Ông bảo, tôi đã làm theo lời bố nhưng vẫn giữ lại bản gốc. Tôi nghĩ, chính ý thức xã hội, ý thức về sự cách tân thơ cùng những trải nghiệm trong cuộc sống lưu vong, sự hấp thu những giá trị văn hóa khác nhau đã đem lại cho thơ Bei Dao một giá trị thẩm mỹ đặc sắc. Đó là một nhà thơ lớn, không chỉ của Trung Quốc.
*Xin chị kể chi tiết hơn về cuộc “khắc thơ trên đá“ rất đặc biệt này…
-Sau một tuần nắng đẹp, sáng ngày 18 tháng 11 trời đổ mưa. Đây là ngày cuối cùng của hội thảo. Chúng tôi được biết sẽ đến cơ sở Hai của trường đại học tại Chiba để dự một buổi lễ.
Mưa rả rích suốt chuyến đi. Đến Chiba thì trời đổ mưa nặng hạt. Các nhân viên và sinh viên, trong đó có một số sinh viên Việt Nam, đón khách bằng việc đem ủng, áo khoác, áo mưa và dù cho chúng tôi. Được trang bị đầy đủ để chống mưa, chúng tôi đi qua những cánh rừng đầy lá phong đỏ và những cành anh đào mới chớm nụ, rồi dừng lại trên đầu một con dốc.
Những tấm ván được đặt trên nền đất ướt nhão, nơi có một bàn thờ bày hoa quả, đèn nến cùng những phong giấy trắng lớn. Mọi người khẽ ồ lên khi vị thầy cúng bước ra, cúi lạy rồi rút từng phong giấy từ trong chiếc áo lễ, đọc những bài chú bằng tiếng Nhật… Nghi lễ này kéo dài khá lâu trong sự im lặng tuyệt đối của những người tham dự.
Khi chiếc bàn cúng được mang đi, một phiến đá lớn phủ vải trắng tinh hiện ra, như vừa có một phép màu được thực hiện chỉ trong khoảnh khắc. Có lẽ trừ những người trong ban tổ chức, hầu hết khách mời đều không biết việc gì sẽ tiếp theo sau. Chỉ đến khi Tiến sĩ Noriko Mizuta- Hiệu trưởng của trường, đọc bài diễn từ ngắn giới thiệu Bei Dao và thơ ông- nhà thơ lớn của thơ ca đương đại Trung Quốc và nói về việc khắc thơ ông trên đá, mọi người mới biết mình đang tham dự một nghi lễ Vinh danh Thơ.
Ông Lars Vargo, chủ tịch giải thưởng CIKADA và các nhà thơ được mời lên để cùng mở băng khánh thành. Bài thơ Hoàn chỉnh (Perfect) của Bei Dao được khắc bằng tiếng Nhật trên đá hiện ra trước sự chào đón nhiệt thành của mọi người. Khung cảnh chợt trở nên náo nhiệt khi các nhà thơ được mời chụp ảnh cùng Bei Dao trước Bia Thơ, rồi rất nhiều nhân viên, sinh viên tới quây kín tác giả, xin chụp ảnh lưu niệm. Bei Dao đã rất lịch thiệp đáp lại tất cả những người hâm mộ.
Sau buổi lễ, mọi người được mời đến ngôi nhà cổ dưới chân dốc để dùng tiệc trưa và quây quần quanh bếp lửa, ngay giữa phòng khách. Được biết, ngôi nhà ngót trăm tuổi này là của gia đình bà Noriko Mizuta. Ngôi nhà gỗ trang nhã này đã được gìn giữ kỹ lưỡng đến độ gần như không có bất cứ sự thay đổi nào, kể cả những khóm hoa nhỏ, những chú cá màu đang bơi lội trong ao…
Đây là một kết thúc thật sự hoàn hảo cho cuộc hội thảo thơ “Giving word to the Inviolability of Life”.
* Bài thơ Hoàn chỉnh có phải là một “tuyên ngôn” tiêu biểu của Bei Dao?
-Hoàn chỉnh chỉ là một trong năm bài thơ Bei Dao đọc ở hội thảo.
Còn về Tuyên ngôn thơ thì ta luôn gặp rất nhiều trong thơ ông, cũng như trong những phát biểu, trả lời phỏng vấn. Ví như: “Một nhà thơ phải thiết lập thế giới riêng, một thế giới chân thành và duy nhất, một thế giới của công lý và tính nhân bản” hay: “Tôi đến thế giới này với không gì/ Ngoài giấy, dây thừng và cái bóng/ để công bố trước sự phán xét/ Một giọng nói đã bị phán xét”, “Đường chân trời im/ Phân ranh giữa người sống và người chết/ Tôi chỉ có thể chọn bầu trời/ Quyết không quỳ xuống đất/ Để nâng tầm cao lớn của bọn đao phủ/ Che mất ngọn gió tự do/ Từ những lỗ đạn hình ngôi sao/ Một bình minh chảy ra đỏ như máu”…
* Hội thảo có đề cập vấn để rất thời sự là giải Nobel Văn chương 2016?
-Nó nằm trong nội dung các cuộc thảo luận. Điều mọi người muốn đề cập là Nobel văn chương 2016 lại dành cho một nhac sĩ: Bob Dylan. Nhà thơ Noriko Mizuta nhắc lại những kỷ niệm thời tuổi trẻ đầy sôi nổi khi bà được nghe những bài hát phản chiến của Bob Dylan. Tôi nói về sự mở rộng biên độ văn chương mà Viện Hàn lâm Thụy Điển đang làm với Nobel 2016. Một người khác cho rằng giải thưởng đã thực sự gây sốc vì quá bất ngờ khi không phải nhà văn mà một nhạc sĩ được chọn … Còn Bei Dao thì kêu lên: “Giải Nobel chỉ khiến tôi nhức đầu”. Cả hội trường trăm người đều ồ lên, rất vui, vì ai nấy đều rõ chuyện Bei Dao đã nhiều lần được đề cử cho giải thưởng danh giá này mà vẫn chưa chính thức có giải.
* Vì sao giải CIKADA chỉ dành cho các nhà thơ châu Á?
-Giải thưởng Cikada được lập nên nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Harry Martinson, nhà thơ Thụy Điển- Nobel Văn chương 1974. Tinh thần của giải thưởng là Bảo vệ sự bất khả xâm phạm của cuộc sống (The Dignity of Life). Nó cũng chính là tinh thần toàn bộ tác phẩm của nhà văn này. Những nhà sáng lập giải thưởng cho biết, họ chọn khu vực châu Á vì tìm thấy những giá trị nhân bản trong thơ của các nhà thơ tại đây. Tôi nghĩ, có thể còn một lý do mà họ không tiện nói ra: khu vực này cũng là “vùng trũng” về nhân quyền ở một số quốc gia.
* Các nhà thơ khác có biết nhiều về văn học Việt Nam và những thực tế của xã hội Việt Nam hiện nay?
-Về văn học Việt Nam ư. Tôi nghĩ họ chỉ biết ít thôi. Bằng cớ là, ông chủ tịch giải thưởng Cikada và bà Hiệu trưởng Đại học Josai đã tiếp riêng đoàn Việt Nam trong một buổi sáng. Họ muốn biết về văn học Việt Nam, về thơ Việt cổ điển và hiện đại, về các sinh hoạt thơ, về các thể thơ Việt… Tôi đã tặng bà hiệu trưởng tập thơ Hồ Xuân Hương (bản tiếng Anh) với suy nghĩ hẳn họ đã biết tiếng nhà thơ này nhưng thật ra không phải vậy. Tôi đã phải giới thiệu với họ về nội dung cũng như những điểm rất đặc biệt của nữ thi sĩ độc đáo này.
* Theo chị, có đúng là người ta cần phải HỌC để đọc được thơ?
-Trong cuộc thảo luận về thơ T.S.Eliot, thơ Sylvia Plath… đã nảy sinh một cuộc thảo luận thứ phát. Đó là, người ta có cần Học để biết cách đọc thơ hay không. Cuộc tranh luận này dù hết sức hấp dẫn, phong phú, nhưng tất nhiên đã không đi tới kết luận cuối cùng. Bởi vì, cũng giống như mọi cuộc tranh luận khác về văn chương, vấn đề được khơi gợi, nêu ra không phải đề đóng lại, để chấm dứt, mà là để mở ra, chào mời sự tiếp tục…
* "Không tranh chấp, không giành thị phần, không có phương tiện để quảng cáo, Thơ tồn tại một cách tự nhiên, một cách hữu lý như tất cả những gì tồn tại trong thế giới của chúng ta. Vì sao ư? Vì nỗi đau khổ và niềm hy vọng của con người… Không chỉ tiếng kêu thương mà cả tiếng gào thét phẫn nộ, cả tiếng cười, cả tiếng reo ca sẽ là nơi bắt đầu của những bài thơ”. Đó là một phần trong diễn từ nhận giải của chị. Nhưng vì sao chị không tiếp tục làm thơ mà lại chuyển sang viết truyện? Có phải vì Thơ không còn chuyển tải được hết những “gào thét phẫn nộ” trong chị?
-Như bạn biết, thơ là thứ quà tặng của Trời. Đến một lúc nào đó, người ta không còn hưởng được thứ “lộc” này nữa. Phải ý thức về điều đó để không cố viết thêm những bài thơ tệ hại. Viết truyện ngắn cũng là một cách không tồi để tôi tiếp tục công việc của nhà văn.
* Chị có tin nhà thơ vẫn có vai trò gì đó với xã hội, mà cụ thể là xã hội VN?
-Xin trích tham luận gởi hội thảo của tôi: “Tôi xin kết thúc bài viết này bằng một câu hỏi, đúng ra, là một câu trả lời: “Sinh ra bằng trí tưởng tượng của con người, thơ có thể chết nếu trí tưởng tượng chết hoặc đồi trụy” (Octavio Paz). Liệu trí tưởng tượng của con người có thể chết không? Câu trả lời chắc chắn là: Không. Và, nhân câu hỏi này, có thể trở lại với Bei Dao: “Thơ vốn vô dụng. Nó không thay đổi được thế giới. Nhưng thơ là phần cơ bản trong sự tồn tại của con người”. Và Ko Un: “Bản chất con người, tự nó đã mang Thi tính”.
----------------------------------
* Bài Thơ Hoàn chỉnh của Bei Dao
(Bản dich của nhà thơ Thiếu Khanh)
Vào cuối một ngày hoàn chỉnh
Có người tìm kiếm những kẻ tầm thường của tình yêu
Trong hoàng hôn để lại dấu thương đau
Ắt có được giấc ngủ hoàn chỉnh
Trong đó vị thiên sứ lo nghĩ về kẻ nào
Có đặc quyền nở hoa
Khi tội ác hoàn chỉnh đang được thực hiện
Tiếng chuông báo đúng thời
Khả năng xe lửa gặp lúc khởi động
Ánh lửa hoàn chỉnh trong viên hổ phách
Bọn khách mời của chiến tranh
Vây quanh đó cho ấm
Một vùng lạnh lẽo, ánh sáng trăng hoàn chỉnh dâng lên
Một vị dược sư đang bào chế
Thứ thuốc cực độc của thời gian
* Bei Dao tên thật là Zhao Zhenkai, sinh ngày 2 tháng Tám 1949 tại Bắc Kinh trong một gia đình trí thức. Ông bắt đầu làm thơ năm 1970 và năm 1974 viết tiểu thuyết đầu tay. Năm 1985 ông trở thành hội viên Hội Nhà văn Trung Quốc, và năm 1986 được Giải Văn học Ngũ Tứ của Đại học Bắc- kinh.
Năm 1989, khi Bei Dao đang dự một hội nghị Thơ ở Berlin thì xảy ra sự kiện Thiên An Môn. Ông quyết định không trở về nước, bắt đầu cuộc sống lưu vong tại nhiều quốc gia châu Âu: Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Đức… rồi cuối cùng định cư ở Mỹ. Hiện ông đang giảng dạy tại University of California at Davis.
(Bài này đã in trên Tạp chí Người Đô Thị, số phát hành ngày 24/2/2017)
"
https://www.facebook.com/kim.ngo.7739/posts/1456336181044869
1. Bản trên báo
TP - Nhà thơ Ý Nhi vừa trở về từ Tokyo, Nhật Bản, sau khi tham dự cuộc Hội thảo Thơ do Trung tâm Thơ Đương đại thuộc Tập đoàn Đại học Josai- Nhật Bản (Josai University Educational Corporation) tổ chức.
Nhà thơ Ý Nhi.
Cuộc trò chuyện của nhà thơ Ý Nhi cho thấy những điều không chỉ thú vị mà còn hấp dẫn mà người Nhật có thể làm với một hội thảo văn chương.
Tham dự hội thảo là một số nhà thơ từng nhận giải thưởng văn chương Cikada của Thụy Điển như Bei Dao (Trung Quốc), Tota Kaneko (Nhật Bản), Noriko Mizuta (Nhật Bản), Moon Chung-He (Hàn Quốc), Yang Mu (Đài Loan), Ý Nhi (Việt Nam) và một số nhà thơ nổi tiếng của Nhật Bản như Shuntaro Tanikawa, Mutsuo Takahashi, Gozo Yoshimasu.
So với những hội thảo thơ mà chị từng có mặt, chị thấy cách tổ chức của người Nhật có gì khác biệt?
Người Nhật làm việc gì cũng nghiêm túc, cẩn thận, chi tiết. Vì là lần đầu tiên tôi tham dự hội thảo nên bà Hiệu trưởng của trường và ông Chủ tịch Giải thưởng Cikada dành một buổi sáng để tiếp đoàn Việt Nam. Họ muốn tìm hiểu về văn học Việt Nam, đặc biệt về thơ Việt Nam cổ điển và hiện đại cũng như quan niệm của riêng tôi về các vấn đề này. Cuộc trao đổi trở nên sôi nổi khi nói về các thể thơ như thơ lục bát của Việt Nam, thơ Tanka, thơ Haiku của Nhật Bản.Tôi rất ngạc nhiên khi biết ông Lars Vargo, Chủ tịch Giải thưởng Cikada, không những giỏi tiếng Nhật mà còn là một người đam mê sáng tác thơ Haiku. Ông đã đọc những bài thơ Haiku của mình bằng ba ngôn ngữ: Nhật-Anh-Thụy Điển trong buổi hội thảo.
Hội thảo này có tổ chức định kỳ không, và sự nối kết này tạo được “hiệu ứng” gì, qua cảm nhận của chị?
Theo tôi biết thì hội thảo lần thứ nhất được tổ chức cách đây hai năm. Vào cuối cuộc hội thảo lần thứ hai này, bà hiệu trưởng Đại học Josai cho biết sẽ tiếp tục có những hội thảo thơ vào thời gian tới. Đó là chỉ dấu cho kết quả của hội thảo lần này. Nếu không, chắc chắn sẽ không có lời hứa đó. Người Nhật không làm việc một cách khơi khơi, được chăng hay chớ.
Chị có đọc tác phẩm của những nhà văn có mặt trong hội thảo không? Xin chị giới thiệu chút ít về họ.
Ads by AdAsia
Các nhà thơ trong buổi khắc thơ của nhà thơ Bei Dao trên đá (nhà thơ Bei Dao thứ tư từ phải sang)
Mặc dù đã từng đọc và yêu mến nhiều tác giả văn học Nhật Bản, tôi phải đọc lại khá nhiều về văn hóa và văn học Nhật Bản. Đến nước họ trong tư cách một người làm văn học mà họ hỏi điều gì cũng ngẩn ra thì rất đáng xấu hổ. Ngoài ra tôi tìm đọc thêm về Bei Dao, Moon Chung-he, Yang Mu trên mạng… Dù không được nhiều nhưng cũng đủ cho những cuộc trao đổi có tính chất xã giao.
Điều đáng nói nhất trong cách làm việc ở hội thảo này, với chị?
Chủ đề bao trùm của các cuộc hội thảo Thơ lần này là: Đem ngôn từ bảo vệ sự Bất khả Xâm phạm của Cuộc sống (Giving word to the Inviolability of Life). Đây cũng chính là tinh thần của giải thưởng Cikada. Như bạn biết, với chủ đề này người ta rất dễ đi vào những lối mòn của lý thuyết. Tôi nghĩ, điều quan trọng chính là cách thức. Không có những diễn từ chào mừng dài dòng, không có những tham luận khiến người nghe mệt mỏi.
Tất cả chỉ là những thảo luận nhóm, ngay trên sân khấu, gồm hai người, ba người, bốn người cho một vấn đề cụ thể... Ví như những hồi ức của Bei Dao và Shuntaro Tanikawa; vấn đề Thơ và giới tính giữa Moon Chung-he và Mutsuo Takahashi, một người thường viết về phụ nữ và người kia, về đồng tính; hay cuộc thảo luận khác về việc sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm của T.S Eliot; về bài thơ Nấm của nữ sĩ Sylvia Plath…
Cuộc tranh luận này lại dẫn đến một cuộc tranh luận khác, rất thú vị, đó là người ta có cần phải Học để biết cách đọc thơ hay không… Câu hỏi có tính thời sự nhất chính là câu hỏi về giải thưởng Nobel văn chương năm nay dành cho Bob Dylan. Trong khi nhà thơ Noriko Mizuta nói về những kỷ niệm thời trẻ của bà khi được nghe những bài hát phản chiến của Bob Dylan, tôi nói về sự mở rộng biên độ văn chương của Viện Hàn lâm Thụy Điển, một người khác cho rằng giải thưởng đã thực sự gây sốc thì Bei Dao lại thốt lên: “Giải Nobel chỉ khiến tôi nhức đầu”. Cả hội trường ồ lên vui vẻ vì câu trả lời có phần khác thường của ông. Có lẽ vì mọi người đều biết rằng Bei Dao đã hơn một lần được đề cử cho giải thưởng danh giá này.
Những ý kiến khác nhau, trái ngược nhau đã thu hút sự chú ý của hàng trăm thính giả, trong suốt một ngày. Tôi đặc biệt thích không khí vừa nghiêm cẩn vừa nhiệt thành của cuộc hội thảo.
Chị đã giới thiệu phần nào trong tác phẩm của mình?
Sau mỗi cuộc thảo luận, các nhà thơ đọc thơ bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Các bài thơ này đã có sẵn bản tiếng Anh và tiếng Nhật phát cho khách mời. Đồng thời, họ cũng có thể theo dõi qua việc dịch trực tiếp. Tôi chỉ có thể đọc một số bài thơ có sẵn bản tiếng Anh như Người đàn bà ngồi đan, Lời bài hát, Tự do, Nguyện ước…
Ấn tượng của chị về một vài tác giả có mặt trong hội thảo?
Người tôi mong gặp nhất là Bei Dao vì đã đọc ông khá nhiều. Ông gần với hình dung của tôi: điềm tĩnh, lịch thiệp, kiệm lời. Ông đã dành một ít thời gian kể về cách mạng văn hóa của Trung Quốc, khi ông còn rất trẻ và mới bắt đầu làm thơ. Một trong những bài thơ của ông lúc ấy đã khiến bố ông sợ hãi, khuyên ông phải đốt đi…Tôi nghĩ, những kỷ niệm đau đớn đó đã in dấu sâu đậm trên toàn bộ thơ ông sau này.
Bei Dao được đặc biệt quý trọng. Buổi lễ khai trương bài thơ Sự hoàn hảo (Perfect) của ông được khắc trên đá tại cơ sở Đại học Josai ở Chiba diễn ra trang trọng và cảm động, dưới cơn mưa nặng hạt. Sự trọng thị đối với nhà thơ, với thơ như thế thật hiếm có trong xã hội tiêu thụ tàn nhẫn ngày nay. Đó là một đặc điểm kỳ lạ của người Nhật. Trong một đời sống công nghiệp hóa ở đỉnh cao họ vẫn giữ được vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc mình bằng tình yêu với thiên nhiên, bằng sự lịch duyệt giữa con người với con người, bằng tình yêu với sân khấu cổ điển, với thơ Haiku…
Nhật Bản đang vào mùa lá đỏ. Chị có thời gian đi ngắm thiên nhiên Nhật Bản không? Chị có đến được địa danh nổi tiếng nào trong các tác phẩm văn chương Nhật Bản không?
Thời gian eo hẹp, lịch làm việc lại dày đặc nên tôi chỉ có một ngày cho Kyoto- thành phố mà tôi ao ước nhất khi nghĩ đến Nhật Bản. Tôi chọn tàu cao tốc Shincansen để có thêm thời gian nhưng cũng chỉ có thể đến được Đền Vàng của Mishima và Cố cung. Tiếc ngẩn ngơ vì không thể đến được những ngôi chùa và các khu phố cổ của Kawabata, vì không mua được chiếc bình gốm Tamba, vì không ngắm được mùa hoa anh đào… Mong sao rồi sẽ có dịp thảnh thơi hơn.
Chị có nghĩ, Việt Nam cũng có thể tổ chức được những hội thảo văn chương kiểu này?
Một hội thảo thơ như vậy ở Việt Nam ư. Có thể chứ, nếu chúng ta cũng có một ý thức sâu sắc, một thái độ nghiêm cẩn, một lề lối đàng hoàng trong mọi thứ. Tôi xin nhắc lại: Nếu.
Xin cảm ơn chị.
http://www.tienphong.vn/van-nghe/khi-tho-duoc-khac-tren-da-1082564.tpo
2. Bản Fb
"
"
Nhà thơ Ý Nhi vừa trở về từ Tokyo, Nhật Bản, sau khi tham dự cuộc Hội thảo Thơ do Trung tâm Thơ Đương đại thuộc Tập đoàn Đại học Josai- Nhật Bản (Josai University Educational Corporation) tổ chức. Tham dự hội thảo là một số nhà thơ từng nhận giải thưởng văn chương Cikada của Thụy Điển như Bei Dao (Trung Quốc), Tota Kaneko (Nhật Bản), Noriko Mizuta (Nhật Bản), Moon Chung-He (Hàn Quốc), Yang Mu (Đài Loan), Ý Nhi (Việt Nam) và một số nhà thơ nổi tiếng của Nhật Bản như Shuntaro Tanikawa, Mutsuo Takahashi, Gozo Yoshimasu.
Cuộc trò chuyện của nhà thơ Ý Nhi cho thấy những điều không chỉ thú vị mà còn hấp dẫn mà người Nhật có thể làm với một hội thảo văn chương.
*So với những hội thảo Thơ mà chị từng có mặt, chị thấy cách tổ chức của người Nhật có gì khác biệt?
-Người Nhật làm việc gì cũng nghiêm túc, cẩn thận, chi tiết. Vì là lần đầu tiên tôi tham dự hội thảo nên bà Hiệu trưởng của trường và ông Chủ tịch Giải thưởng Cikada dành một buổi sáng để tiếp đoàn Việt Nam. Họ muốn tìm hiểu về văn học Việt Nam, đặc biệt về thơ Việt Nam cổ điển và hiện đại cũng như quan niệm của riêng tôi về các vấn đề này. Cuộc trao đổi trở nên sôi nổi khi nói về các thể thơ như thơ lục bát của Việt Nam, thơ Tanka, thơ Haiku của Nhật Bản.Tôi rất ngạc nhiên khi biết ông Lars Vargo, Chủ tịch Giải thưởng Cikada, không những giỏi tiếng Nhật mà còn là một người đam mê sáng tác thơ Haiku. Ông đã đọc những bài thơ Haiku của mình bằng ba ngôn ngữ: Nhật-Anh-Thụy Điển trong buổi hội thảo.
*Hội thảo này có tổ chức định kỳ không, và sự nối kết này tạo được “hiệu ứng” gì, qua cảm nhận của chị?
-Theo tôi biết thì hội thảo lần thứ nhất được tổ chức cách đây hai năm. Vào cuối cuộc hội thảo lần thứ hai này, bà hiệu trưởng Đại học Josai cho biết sẽ tiếp tục có những hội thảo thơ vào thời gian tới. Đó là chỉ dấu cho kết quả của hội thảo lần này. Nếu không, chắc chắn sẽ không có lời hứa đó. Người Nhật không làm việc một cách khơi khơi, được chăng hay chớ.
*Chị có đọc tác phẩm của những nhà văn có mặt trong hội thảo không? Xin chị giới thiệu chút ít về họ.
-Mặc dù đã từng đọc và yêu mến nhiều tác giả văn học Nhật Bản, tôi phải đọc lại khá nhiều về văn hóa và văn học Nhật Bản. Đến nước họ trong tư cách một người làm văn học mà họ hỏi điều gì cũng ngẩn ra thì rất đáng xấu hổ. Ngoài ra tôi tìm đọc thêm về Bei Dao, Moon Chung-he, Yang Mu trên mạng… Dù không được nhiều nhưng cũng đủ cho những cuộc trao đổi có tính chất xã giao.
*Điều đáng nói nhất trong cách làm việc ở hội thảo này, với chị?
-Chủ đề bao trùm của các cuộc hội thảo Thơ lần này là: Đem ngôn từ bảo vệ sự Bất khả Xâm phạm của Cuộc sống (Giving word to the Inviolability of Life). Đây cũng chính là tinh thần của giải thưởng Cikada. Như bạn biết, với chủ đề này người ta rất dễ đi vào những lối mòn của lý thuyết. Tôi nghĩ, điều quan trọng chính là cách thức. Không có những diễn từ chào mừng dài dòng, không có những tham luận khiến người nghe mệt mỏi.
Tất cả chỉ là những thảo luận nhóm, ngay trên sân khấu, gồm hai người, ba người, bốn người cho một vấn đề cụ thể... Ví như những hồi ức của Bei Dao và Shuntaro Tanikawa; vấn đề Thơ và giới tính giữa Moon Chung-he và Mutsuo Takahashi, một người thường viết về phụ nữ và người kia, về đồng tính; hay cuộc thảo luận khác về việc sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm của T.S Eliot; về bài thơ Nấm của nữ sĩ Sylvia Plath…
Cuộc tranh luận này lại dẫn đến một cuộc tranh luận khác, rất thú vị, đó là người ta có cần phải Học để biết cách đọc thơ hay không… Câu hỏi có tính thời sự nhất chính là câu hỏi về giải thưởng Nobel văn chương năm nay dành cho Bob Dylan. Trong khi nhà thơ Noriko Mizuta nói về những kỷ niệm thời trẻ của bà khi được nghe những bài hát phản chiến của Bob Dylan, tôi nói về sự mở rộng biên độ văn chương của Viện Hàn lâm Thụy Điển, một người khác cho rằng giải thưởng đã thực sự gây sốc thì Bei Dao lại thốt lên: “Giải Nobel chỉ khiến tôi nhức đầu”. Cả hội trường ồ lên vui vẻ vì câu trả lời có phần khác thường của ông. Có lẽ vì mọi người đều biết rằng Bei Dao đã hơn một lần được đề cử cho giải thưởng danh giá này.
Những ý kiến khác nhau, trái ngược nhau đã thu hút sự chú ý của hàng trăm thính giả, trong suốt một ngày. Tôi đặc biệt thích không khí vừa nghiêm cẩn vừa nhiệt thành của cuộc hội thảo.
*Chị đã giới thiệu phần nào trong tác phẩm của mình?
-Sau mỗi cuộc thảo luận, các nhà thơ đọc thơ bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Các bài thơ này đã có sẵn bản tiếng Anh và tiếng Nhật phát cho khách mời. Đồng thời, họ cũng có thể theo dõi qua việc dịch trực tiếp. Tôi chỉ có thể đọc một số bài thơ có sẵn bản tiếng Anh như Người đàn bà ngồi đan, Lời bài hát, Tự do, Nguyện ước…
*Ấn tượng của chị về một vài tác giả có mặt trong hội thảo?
-Người tôi mong gặp nhất là Bei Dao vì đã đọc ông khá nhiều. Ông gần với hình dung của tôi: điềm tĩnh, lịch thiệp, kiệm lời. Ông đã dành một ít thời gian kể về cách mạng văn hóa của Trung Quốc, khi ông còn rất trẻ và mới bắt đầu làm thơ. Một trong những bài thơ của ông lúc ấy đã khiến bố ông sợ hãi, khuyên ông phải đốt đi…Tôi nghĩ, những kỷ niệm đau đớn đó đã in dấu sâu đậm trên toàn bộ thơ ông sau này.
Bei Dao được đặc biệt quý trọng. Buổi lễ khai trương bài thơ Sự hoàn hảo (Perfect) của ông được khắc trên đá tại cơ sở Đại học Josai ở Chiba diễn ra trang trọng và cảm động, dưới cơn mưa nặng hạt. Sự trọng thị đối với nhà thơ, với thơ như thế thật hiếm có trong xã hội tiêu thụ tàn nhẫn ngày nay. Đó là một đặc điểm kỳ lạ của người Nhật. Trong một đời sống công nghiệp hóa ở đỉnh cao họ vẫn giữ được vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc mình bằng tình yêu với thiên nhiên, bằng sự lịch duyệt giữa con người với con người, bằng tình yêu với sân khấu cổ điển, với thơ Haiku…
*Nhật Bản đang vào mùa lá đỏ. Chị có thời gian đi ngắm thiên nhiên Nhật Bản không? Chị có đến được địa danh nổi tiếng nào trong các tác phẩm văn chương Nhật Bản không?
-Thời gian eo hẹp, lịch làm việc lại dày đặc nên tôi chỉ có một ngày cho Kyoto- thành phố mà tôi ao ước nhất khi nghĩ đến Nhật Bản. Tôi chọn tàu cao tốc Shincansen để có thêm thời gian nhưng cũng chỉ có thể đến được Đền Vàng của Mishima và Cố cung. Tiếc ngẩn ngơ vì không thể đến được những ngôi chùa và các khu phố cổ của Kawabata, vì không mua được chiếc bình gốm Tamba, vì không ngắm được mùa hoa anh đào… Mong sao rồi sẽ có dịp thảnh thơi hơn.
*Chị có nghĩ, Việt Nam cũng có thể tổ chức được những hội thảo văn chương kiểu này?
-Một hội thảo thơ như vậy ở Việt Nam ư. Có thể chứ, nếu chúng ta cũng có một ý thức sâu sắc, một thái độ nghiêm cẩn, một lề lối đàng hoàng trong mọi thứ. Tôi xin nhắc lại: Nếu.
-------------------
- bài đã đăng trên báo Tiền Phong: http://www.tienphong.vn/…/khi-tho-duoc-khac-tren-da-1082564…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét