http://www.rfa.org/
she who no master(s)/ những người phụ nữ
tự làm chủ mình
lan hương/ rfa
những phụ nữ trong dự án SHE WHO HAS NO MASTER (s)
tạm dịch 'Những người phụ nữ tự làm chủ mình'
Courtesy of daostrom.com -- (ảnh kèm bài)
dao strom [1973 saigon - ]
is a writer and musician based in Portland , Oregon.
She is the author of two books of fiction, Grass Roff, Tin Roof (Mariner Books, 2003)
and The Gentle Order of Girls and Boys (Counterpoint Press, 2006) and a hybrid-forms memoir,
WE WERE MEANT TO BE GENTLE PEOPLE. (MPMP, 2015)
(courtesy of amazon.com)
trái qua, hàng dưới cùng:
- nữ nhà văn Hàng Ngọc Hân (vợ Vũ quốc Châu/ Uyên Thao/ hiện ở Virginia)
+ Thế Phong [1932- ] + Dao Strom [1973- ] trong lần về thăm bố ruột
[Vũ quốc Châu 1933- ] + 'bà mẹ kế' Hàng Ngọc Hân ở Cầu Kênh/ Thanh Đa/ Saigon.
(chụp trước năm 2000/ tư liệu ảnh TP).
She who no master(s) (tạm dịch "Những người phụ nữ tự làm chủ mình") là một dự án văn học, với sự tham gia [của] các nhà văn nữ hải ngoại, gốc Việt. Dự án này cho chị Dao Strom thành lập; chị cũng là một trong 9 thành viên của nhóm, bao gồm: Angie Chau , Lan Duong, Anna Moi, Hoa Nguyen, Thao P. Nguyen, Isabelle Thuy Peland, Aimee Phan, JUlie Thi Underhill. Đây đều là các tác giả nổi tiếng từng đoạt giải thưởng về văn học tại Mỹ.
Lan Hương phỏng vấn người thành lập nhóm, là chị Dao Strom; và một thành viên khác là chị Aimee Phan, để hiểu thêm về dự án này.
Lan Hương: Chào chị Dao Strom; và chị Aimee Phan. Các chị có thể cho biết mục đích thành lập nên dự án 'She who has no master(s) "?
Aimee Phan: Chị Đào [Dao Strom] thành lập nhóm của chúng tôi vào năm 2014, với y tưởng là hiện nay có rất nhiều nữ nhà văn người Việt trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có một cách gì để họ có thể giao tiếp; và hợp tác cùng nhau. Tôi nghĩ rằng yếu tố hấp dẫn những người tham gia nhóm nhất; do là cơ hội để hiểu về nhau, chia sẻ công việc với nhau; và được truyền cảm hứng khi làm việc, khi cùng hợp tác với nhau. Đó cũng là một trong những lý do chính thôi thúc tôi tham gia vào dự án này. Ngoài ra, tôi cũng có cơ hội được thử nghiệm các tác phẩm của tôi.
Dao Strom: Một nguyên nhân khác nữa, khiến tôi lập ra nhóm này, là để tạo lập nên một hình thức văn học; ở đó nhiều nhà văn nữ cũng có tiếng nói và cùng mang lại những trải nghiệm khác nhau. Chúng tôi có nhiều cách nhìn chung với nhau; chẳng hạn như về Việt Nam , về chiến tranh ... nhưng bên cạnh đó, chúng tôi cũng có nhiều trải nghiệm khác nhau, bao gồm việc xuất thân khác nhau. Đó cũng là một yếu tố, chúng tôi muốn gửi gắm trong các tác phẩm của mình.
Lan Hương: Các chị có nghĩ việc mình không nói được tiếng Việt là một trở ngại, khi các chị muốn về Việt Nam ?
Aimee Phan: Tôi không nghĩ khả năng nói tiếng Việt là nhân tố quyết[định] trong các tác phẩm của chúng tôi. Phải đến phân nửa trong chúng tôi không nói được tiếng Việt, nhưng không vì vậy; mà chúng tôi thấy mình không được "Việt" bằng những người khác. Đó là lý do chúng tôi dành thời gian; để viết về văn hóa Việt Nam+ những trải nghiệm của chúng tôi. Bởi vì, chúng tôi nghĩ điều quan trọng là: chúng tôi muốn theo đuổi giấc mơ nghệ thuật của mình đến cùng, chỉ cho nhau thấy vì sao giấc mơ này quan trọng với chúng tôi; và, rằng chúng tôi muốn nuôi dưỡng nó [để nó] trở thành một phần của [chính] nó hiện tại+ tương lai.
Lan Hương: Điều gì khiến các chị thành lập một nhóm các nhà văn là phái nữ?
Dao Strom: Một trong những lý do chúng tôi thành lập nhóm, chỉ dành cho phái nữ, vì một phần lớn các tác phẩm văn học; kể cả là trong văn hóa Mỹ hay Việt Nam, do phái nam viết. Đặc biệt là những trải nghiệm trong chiến tranh ở Việt Nam, thường được viết và đọc bởi những người đàn ông trực tiếp tham gia cuộc chiến. Nhưng chúng tôi lại muốn khai thác một khía cạnh khác về cuộc chiến đó, với góc nhìn từ phụ nữ, trẻ em; [hoặc] những người con của các chiến binh chẳng hạn. Chúng tôi muốn tạo một không gian, để những tiếng nói vốn không được chú ý đến, có cơ hội hợp tác với nhau phá vỡ sự im lặng đó.
Aimee Phan: Tôi đồng ý với chị Đào. [Dao Strom].Tôi nghĩ rằng một trong những lý do, khiến tôi tham gia nhóm này; vì tiếng nói của phụ nữ trong văn học Việt Nam được ưu tiên. Một điều mà chúng tôi rất quý trọng về nhóm của chúng tôi, [là] luôn gắn kết với nhau, tìm thấy + tôn trọng tiếng nói của nhau; và, mang tiếng nói 9ó đến với mọi người.
Lan Hương: Các tác phẩm của các chị xoay quanh những chủ đề gì?
Dao Strom: Chúng tôi viết nhiều thứ lắm, chẳng hạn như những điều thầm kín về phụ nữ; những giới tính chưa xác định, những người yếu thế ... Chúng tôi muốn nhắn gửi rằng: những điều mạnh dạn là chúng tôi dám chia sẻ câu chuyện+ trải nghiệm của mình -- và, biết đâu chúng tôi sẽ tìm được sức mạnh, khi liên kết với nhau, và cùng đưa nhau thoát khỏi tình trạng là nạn nhân của bất cứ vấn đề gì.
Lan Hương: Nhiều ý kiến nói rằng các tác phẩm văn chương của phái nam thường được chú ý hơn của phái nữ. Các chị nghĩ gì về điều này?
Aimee Phan: Đó chính là lý do mà chúng tôi muốn thông qua dự án "She who as master(s) "; để truyền đạt rằng tiếng nói của phụ nữ là cực kỳ quan trọng trong việc truyền tải văn học Việt Nam.
Dao Strom: Chúng ta đang sống trong một thế giới vẫn còn hiện tượng 'trọng nam khinh nữ'. Vì vậy chúng ta cần nỗ lực; để phụ nữ được lên tiếng -- và, tiếng nói của họ được lắng nghe.
Lan Hương: Qua cuộc nói chuyện này, các chị có muốn nhắn gửi điều gì đến những người phụ nữ yêu mến; và, muốn theo đuổi con đường văn học nghệ thuật; nhưng vì một lý do gì, họ chưa thực hiện được?
Dao Strom: Tôi muốn nhắn nhủ rằng: các bạn hãy cứ tiếp tục viết, đừng sợ hãi điều gì cả. Tôi biết là phụ nữ, [vì] tôi cũng là một người mẹ; đôi khi việc theo đuổi giấc mơ của chúng tôi còn gặp nhiều trở ngại, vì còn phải chăm sóc con cái+ gia đình. Nhưng mặc cho những trở ngại đó, tôi tin chúng ta có thể tìm cách, để tiếng nói + những câu chuyện của mình được mọi người lắng nghe; chứ không chỉ giữ riêng cho bản thân.
Aimee Phan: Tôi mong những người phụ nữ muốn được viết, nhưng vì lý do gì không thể; hãy hiểu rằng tiếng nói của các bạn rất quan trọng; và, những câu chuyện của các bạn sẽ làm cho nền văn học thêm phong phú + những câu chuyện đó được kể. Và, chính các bạn nên là những người kể ra câu chuyện đó.
Lan Hương: Xin cảm ơn những chia sẻ của 2 chị. Nếu quý vị quan tâm, có thể tìm đọc tác phẩm của nhóm; như "Quiet As They Come" của Angie Chau, "This is All I Choose to Tell : History and Hybridity in Vietnamese American Literature" của Isabelle "/ Thuy Peland, "We Should Meet của Aimee Phan, "The gentle Order of Girls and Boys" của Dao Strom, " Veterans of Peace" của Julie Thi Underhill ...
[]
lan hương
thực hiện
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/women-nowadays-n-literature-Ih-06092017142114.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét