tiểu sử tự sự kểđầy đủ nhất về tác giả sa giang- trần tuấn kiệt / http://nguoivietnambonphuong.blogspot.com/
tựa bài chính,'tiểu sử nhà thơ trần tuấn kiệt
blog nguoivietnambonphuong
tiểu sử tự-sự-kể đầy đủ nhất về
tác giả sa giang- trần tuấn kiệt
sa-giang trần tuấn kiệt [ i.e trần tuấn kiệt 1939- ] (ảnh: internet)
Ông Trần Tuấn Kiệt với bút hiệu là Sa giang- Trần tuấn Kiệt, sinh ngày 01 tháng 6 năm 1939 (14 tháng 4 năm Kỹ Mão) tại Tân Quí Đông, Xóm Bún, Sa Đéc -- 11 tuổi theo bà ngoại lên sống ở Sài gòn. Cha là Trần phi Điểu, mẹ là Nguyễn thị Hay. Mẹ. bịnh, mất sớm; khi đang chạy tản cư ở Cồn Tiên Sa Đéc; lúc ông mới 8 tuổi. Nay vùng đất ấy cũng đã bị sóng cuốn lở đi hết.
Ông theo ở với bà ngoại là Phan thị Ngọc (dòng họ gốc từ miền Trung vào) -- bà ngoại qua đời an táng tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa/Sài gòn. Một ông cậu tên là Phan văn Vàng làm việc tại Tối Cao Pháp Viện.
Và ông cũng có một em trai bị bệnh, mất từ còn nhỏ.
Cha ông có tham chiến ở trận Điện Biên Phủ; sau này ó thêm người vợ sau theo đạo Công giáo; bà này hốt cốt ông đem về để tại Nhà thờ Cầu Kho.
Ông theo học ở trường Tân Thanh; với các giáo sư Tam Ích (Lê nguyện Tiệp) ; Thiên Giang (Trần kim Bảng), Bùi Giáng, Đồng Tân ... và, sau theo học tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc về bộ môn thổi sáo+ đàn tranh với thầy Nguyễn tấn Đời, cô Phạm thúy Hoan [vợ thi sĩ quá cố Nguyễn hải Phương] ; sau đó ông chuyển sang làm thơ.
Về võ, ông theo học thầy Chín Hóa- Tây sơn nhạn. Sau đó ở tù;ông học thêm với ông Ba Nghệ.
Ông rất thích chơi gà đá và đã có nhiều bài báo nói về chuyện đá gà của ông. Nhà của ông ở qua nhiều nơi : 12/57/11 đường Phát Diệm (Saigon 2), đường Nguyễn thái Bình (1960-1963), đường Vạn Kiếp năm 1964 ( tỉnh Gia Định-- nay , quận Bình Thanh), 524/2đường Phan đình Phùng (Saigon 3), Khu Bàn Cờ (1971- 1972), Thị Nghè . (1973 -- Trại Gia binh/ Lính Phòng vệ Phủ Tổng Thống/ Cư xá Cộng Đồng) v.v. ...
Có vợ (đã ly dị) [Phan thị Xuân Hương] nhưng không cưới bao giờ; kể cả không bao giờ đi tham dự đám cưới nào. Chủ yếu, ông sống với sự đơn giản; thường ngày chỉ mặc quần tây+ sơ mi bỏ ra ngoài quần + chiếc áo jacket phóng viên báo chí. Sống cùng vợ+ 8 trai+gái + các cháu. Các con ông đều viết các loại sách may mặc, võ thuật, nấu ăn, tranh ảnh nghệ thuật; kể cả thơ, văn.
Con gái lớn hiện ở London, viết văn với bút danh Nam Nhiên.[đồng tác giả 'Đại Việt Thần Đạo' với Trần tuấn Kiệt (bố) ].
Trong đời ông có rất nhiều bân hữu; bạn bè hầu hết là trong giới nhà văn, nhà thơ, nhà báo, họa sĩ, lính tráng -- các bạn thân gồm có Nghiêu Đề, Trần Lam Giang, Mặc Tưởng, Hồ hữu Thủ, Bùi ngọc Tuân+ hoạ sĩ Hoài Nam ... thường đến tại nhà ông ở đường Phan đình Phùng (gần chợ Vườn Chuối) . [Tại đây], ngày nào cũng có hàng chục người ạ5n tới chơi, bàn chuyện văn nghệ [với ông].
Ngoài ra, ông cũng có liên lạc thư từ với tất cả bạn bè trên thế giới; nên ông mới có 'Bài ca Thế giới & Công giáo' ra đời.
Sau này ông có một bạn sinh viên ở bên Nhật; hình như là Suzudo (?) có triển lãm tranh + in thơ ông ở Nhật; đâu đó vào khoảng '70s. Và, ông đã gửi các t1c phẩm của các bạn họa sĩ tặng ông;' như tranh Nguyễn Trung, Nghiêu Đề, Hồ hữu Thủ... sang bên Nhật; cho tới năm 1975 ông mất liên lạc; nệên chưa biết số tranh đó hiện ở đâu.
Trần tuấn Kiệt sống bằng nghề cầm bút. Ngoài 2 bút hiệu chính; ông còn nhiều bút hiệu khác; như Việt Thân, Việt Long, Duy Thức, Hồng Lĩnh ... Ông viết thơ, sách võ thuật, truyện dài, truyện dã sử, sách về tín ngưỡng Thần đạo Việt Nam (trước 1975); đếu bán cho nhà sách Khai Trí.
Ông mở nhà xuất bản Hồng Lĩnh từ 1973; với sự giúp đỡ của người chị vợ đưa 20 lượng vàng để lập nhà xuất bản Hồng Lĩnh.
Trong đời ông có nhiều người tình + các tập thơ tình cũng có nhắc đến ít nhiều [về họ].
Từ cuối thập niên '50s đến '70s ; ông đã cộng tác với báo Sinh Lực của Đồng Tân, tạp chí Văn hóa Ngày nay của Nhất Linh, tạp chí Phổ Thông của Nguyễn Vỹ, báo Vui Sống của Bình Nguyên Lộc, nhật báo Sống của Chu Tử, tuần báo Nghệ Thuật của Mai Thảo. ...
Ông chiếm giải Nhất sáng tác VHNT [văn học nghệ thuật] của tổng thống VNCH về Thơ năm 1970-, với thi tập 'Lời gởi cây bông vải'. (giải thưởng khoảng chừng 400.000 Vnđ, giá vàng 1 lượng là 25.000 Vnđ.).
Căn nhà hiện nay ông đang ở của ông Hà Thúc Sinh; mua vào thời điểm 1973, với giá 300.000 Vnđ.(414 Vnđ đổi được 01 đô la Mỹ). Và; ông suýt chiếm giải thưởng Văn học Quốc gia vào năm sau (1971); lúc ấy ông đang ở tù,vì không chịu đi lính [quân dịch].
Trong thời gian ông ở tù (trước 1975); ông đã bị giam qua các trại Quân Lao Gò Vấp (1971) + B5; sau đó chuyển qua Đơn Vị Quản Trị 3-- và đã có lần, ông vượt thoát khỏi Đơn Vị Quản Trị 3 qua cổng chính; ung dung tự tại trở về nhà.
Năm 1972, khi ông đang ở tù; với mức án 10 năm lao công đào binh, vì trốn lính-- vợ ông bà Phan thị Xuân Hương (thường gọi là 'O Hường', vốn là con cháu một vị quan làm việc trong triều đình; đi thuyền qua Quảng Ngã ; thuyền bị đắm; sau vào Huế sinh sống -- hiện vẫn còn 'một chi ở Quảng Ngãi).
Bà Phan thị Xuân Hương từng bồng đứa con trai nhỏ mới sinh được vài tháng, cùng với hoạ sĩ Nghiêu Đề chạy khắp nơi xin chữ ký của 100 vị nhân sĩ trí thức thời bấy giờ-- người đứng đầu ký tên trong bản Kiến nghị là linh mục Đinh xuân Nguyên (bút danh Thanh Lãng; chủ tịch PEN CLUB )+ 100 nhân sĩ [xin tha bổng cho ông )-- và, tổngthống Thiệu ra lệnh ân xá chỉ còn 01 năm tù; được cho về nhà vào ngày 50 tết âm lịch đoàn tụ cùng vợ con.
Hội PEN CLuB thế giới có gửi thư mời ông đi họp hội nghị văn chương ở Hong Kong; nhưng ông không được phép cho đi dự.
Còn chiếc huy chương Vàng (giải nhất Văn học Nghệ thuật ; ông mang theo người; giữa đường gặp Quân cảnh (Military Police) chặn bắt; ông bảo 'đã giao nó cho họ; để về nhà lấy giấy tờ, nên không còn nữa'.
Sau 1975; ông cũng bị đưa đi cải tạo gần 10 năm ở trại giam Phan đăng Lưu; rồi Khám Chí Hòa + trại Gia Trung (Gia Lai- Kontum) đến tháng 10/ 1985 được thả về. Các sách vở của ông rất nhiều; nhưng ông đã đốt ở thời điểm biến cố tháng 4 năm 1975; cho nên thơ và truyện của ông xuất bản trước 1975, hiện nay rất khó kiếm.
Trần tuấn Kiệt viết đủ các thể loại: thơ, biên khảo, truyện dài, võ thuật, dã sử kiếm hiệp.. có một dạo ông còn viết tuồng cải lương. Nhưng sáng at1c chính của trần tuấn kiệt vẫn là thi ca.
Ông làm thơ rất nhanh; có thể so sánh với chưởng môn Hà Thượng Nhân [Phạm xuân Ninh]; hay là Bùi Giáng.
Trường thi ca của ông đã viết, như 'Bài ca Thế giới', 'Ngôi Đền Cổ', 'Trường ca Triều Miên Ngâm khúc' dài cả ngàn câu (khóc con trai đầu qua đời, lúc 6 tuổi, vào năm 1966), 'Hồng Hạc', ' Hoan ca của Thần Linh và Ngục tù',' Lạc Đạo Thi' ...
Ông có khoảng 1000 bài phóng sự + truyện ngắn đã được in lại trong 'Tác giả Tác phẩm' (độ chừng 10 tập). Và, còn một hồi ký lao tù được ông Mai Vi Phúc đem về Tây Đức để in ở bên đó.
tác phẩm:
1) Thơ Trần tuấn Kiệt (Saigon 1963)
2) Nai (1964)
3) Bài ca thế giới (1964)
4) Cổng gió (1965)
5) Triều Miên Ngâm khúc (1966)
6) Lời gởi cây bông vải (1969) (giải nhất Văn học Quốc gia 1970)
7) Niềm hoan lạc Thần linh và Ngục tù (1971)
8) Ngôi đền cổ
10) Mê cung
11) Màu kỷ niệm
12) Trường ca làn chớp
13) Thái hang (1990 ) (?)
14) Mục tử ca (2010) (?)
15) Một thóang mơ hoa (2013)
16) Mộng tưởng
17) ca khúc hoàng hôn
18) Nghịch hành
19) Thi tuyển Trần tuấn Kiệt
20) Quán cơm chiều
21) Trăng khuê các
22) Vọng cố nhân
24) Cung điện vĩnh hằng
25) Tặng vật
26) Hồng hạc
27) Lạc Đạo thi
truyện dài:
- Sa mạc lan dần
- Tiếng Đồng Mội
- Hồng cẩu quẩy
(về võ thuật gồm mấy chục quyển sách):
- Dịch cân kinh
- Thai cực quyền
- Lạn hán quyền
- sách Thuốc Nam ( không xin phép xuất bản được)
dã sử:
- Quật mồ Tào Tháo
- Quật mồ Tần Thủy Hoàng
- Linh Sơn nghĩa sĩ
biên khảo (thơ văn):
- 1000 năm Thi Ca Việt Nam Hiện Đại
- Tác giả Tác phẩm trước 1975
- Tác giả tác phẩm sau 1975 (tự in)
tín ngưỡng tôn giáo:
- Tín ngưỡng Thần đạo Việt Nam; còn gọi là 'Đại Việt Thần đạo' (2000- 2008) viết tay 15.000 trang chưa in; với sự cộng tác+ sưu tầm của nhiều người bạn+ các tác giả khác.
Ông còn muốn đưa tác phẩm của mình đến tay công chúng; không chú trọng tiền bản quyền; (nhiều hay ít, trả theo lối tự chọn) chủ yếu là phổ biến đến công chúng yêu thích thơ; và nghiên cứu về 'Tín ngưỡng Thần đạo của Việt Nam' -- để cho các bạn đọc có thể ủng hộ, đóng góp theo khả năng của chính mình; để nhằm phát triển rộng rãi 'Thơ' và 'Thần đạo Việt Nam' đến tất cả mọi người. []
http://nguoivietnambonphuong.blogspot.com/2013/07tieu-su-tran-tuan-kiet.html
----------------------
-lời bình của TP về 'tiểu sử nhà thơ Trần tuấn Kiệt': " ... có những điều bí ẩn+ một ít hoang tưởng về bản thân tác giả; không là tác giả thì không một ai có thể biết được." (TP)
---------------
vài hình ảnh+ tác phẩm sa giang-trần tuấn kiệt.
phu nhân của sa giang- trần tuấn kiệt: bà phan thị xuân hương
bằng danh dự giải Nhất (đồng hạng) về Thơ (1970)
cho Trần tuấn Kiệt, tác giả 'Lời gởi cây bông vải'
(ảnh: Cao Đàm)
Thi ca Việt Nam Hiện Đại/ Trần tuấn Kiệt
Đại Việt Thần Đạo / Trần tuấn Kiệt+ Nam Nhiên
(Nam Nhiên: con gái tác giả hiện ở London.)
tác giả tác phẩm/ các tác giả tiêu biểu văn học hiện đại/ trần tuấn kiệt
(hồng lĩnh xuất bản, saigon 1973)
' phút thư giãn sáng tác của trần tuấn kiệt nơi quán xá'
- posted 22nd April 2012 by nam nhien
http://youtu.be/C5vaxbzQwO
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ