bút danh: Dương Quan San
nhà văn- nhà giáo
doãn quốc sỹ [17/ 02/ 1923 hà động/ bắc bộ - ]
(epaint by phan nguyên)
Doãn quốc Sỹ [ 1923- ] Tên thật nhà văn + nhà giáo bút hiệu [Dương] Quan San, [Hồ Khanh ] ...;
nhưng ông thường dùng tên thật làm bút hiệu[ chính]. Sinh t rưởng tại Hà nội, quê gôc làng
Hạ yên quyết ( tục gọi làng Cót/ thuộc tỉnh Hà đông. / bây giờ thuộc Hà nội). Từng là giáo sư
tại các trường Chu văn An (Hà nội) + Nguyễn Khuyến ( Nam định/ Bắc bộ)+ Sư Phạm Sài gòn.
Tác phẩm đã in : Sợ lửa (truyện cổ tích) -- U hoài ( truyện ngắn) -- Người Việt đáng yêu (biên
khảo) -- Dòng sông định mệnh (truyện dài) ...
( trich từ: 'Từ điển nhân danh & Địa danh văn hoá Việt nam/ ThanhVân- Nguyễn duy Nhường
+ Như Hiên- Nguyễn ngọc Hiền . (tr.55).
( Sài gòn/ Việt nam/ 2015- -- bản thảo phổ biến hẹp).
(ảnh: internet)
(...)
vương trùng dương
về tác phẩm 'đi'/ hồ khanh [doãn quốc sỹ]
trích đoạn
(...)
(...)
Sau tháng 4 năm 1975, nhà giáo Doãn quốc Sỹ không 'đi' được, ở lại Sài gòn, được 'lưu dung' dạy tại Đại học Sư phạm Sài gòn -- thế rồi ngày 4 tháng 4 năm 1976, ông bị kết tội trong thành phần 'văn nghệ sỹ phản động', đưa vào trại giam Phan đăng Lưu rồi chuyển lên trại tù Gia trung [tỉnh Gia lai/ Trung bộ] ở núi rừng cao nguyên, cho đến tháng giêng năm 1980.
Ra tù, bản thân ông không bao giờ nghĩ đến chuyện 'đi' nếu không có những người thân yêu. Không “đi” được, ông viết “ĐI ” để gởi sang Pháp; bị lén lút kiểm duyệt, cũng như A. Solzhenitsyn, ông bị kết án 10 năm tù! Ông thọ án cũng gần 8 năm như A. Solzhenitsyn!
Nhà văn Doãn quốc Sỹ cho biết: “Năm 1980, sau bốn năm 'chém tre đẵn gỗ trên ngàn' tôi được trở về sống với gia đình, bắt được liên lạc với nhà xuất bản [Văn nghệ/ Calif], viết những bài báo phúng thích ngắn ký dưới bút hiệu tếu tếu: 'Củ Hành Khô'.
Ra tù, bản thân ông không bao giờ nghĩ đến chuyện 'đi' nếu không có những người thân yêu. Không “đi” được, ông viết “ĐI ” để gởi sang Pháp; bị lén lút kiểm duyệt, cũng như A. Solzhenitsyn, ông bị kết án 10 năm tù! Ông thọ án cũng gần 8 năm như A. Solzhenitsyn!
Nhà văn Doãn quốc Sỹ cho biết: “Năm 1980, sau bốn năm 'chém tre đẵn gỗ trên ngàn' tôi được trở về sống với gia đình, bắt được liên lạc với nhà xuất bản [Văn nghệ/ Calif], viết những bài báo phúng thích ngắn ký dưới bút hiệu tếu tếu: 'Củ Hành Khô'.
Sau đó là cảnh đau lòng tử biệt sinh ly của chính mình khi chứng kiến cảnh đám con cháu cùng thân bằng cố hữu lần lượt mạo hiểm tổ chức vượt biên. 'ĐI' được sáng tác đúng vào dịp nầy. 'ĐI', chính là một hồi ký tự sự viết dưới hình thức tiểu thuyết. 'ĐI' được bằng hữu thân tình tìm cách chuyền sang Pháp tới nhà [Văn nghệ]. Tên tác giả được ghi là Hồ Khanh. Sự chọn lựa nầy liên tưởng tới những bài phúng thích trước đây được ghi với bút hiệu Củ Hành Khô. Củ Hành Khô khi nói lái lại thành một bút hiệu nghiêm chỉnh: 'Hồ Khanh'.
Trong dịp tiếp xúc với nhà văn Doãn quốc Sỹ, ông cho biết, khi viết xong từng chương, ông gởi qua bưu điện sang Pháp, ông cảm thấy được trót lọt nên tiếp tục viết và gởi. Năm 1984, Công an đến nhà ra lệnh bắt, ông hỏi tội gì thì Công an đưa ra những bản đã 'photocopy' bài viết mà ông gởi qua đường bưu điện. Ông biết mình đã bị theo dõi và kiểm soát rất gắt gao nên đành chấp nhận. Bị nhốt 4 năm cho đến năm 1988 mới ra tòa và bản án: 10 năm. Năm 1991, ông ra khỏi tù, năm 1995, được con cái bảo lãnh sang định cư tại Texas, Hoa Kỳ. (*)
---
nay đã chuyển sang ở Bolsa /California. (Bt)
Tác phẩm 'Đi' gồm 19 chương, trên khổ 5.5 X 8.5 inches, dày 224 trang, là những mẫu chuyện có thật xảy ra trong gia đình, con cháu, người thân... với lối hành văn rất nhẹ nhàng, chân thật bắt gặp trong đời sống người thân và gia đình ông của thời điểm sau năm 1975.
'
'
Mở đầu tác phẩm 'ĐI' -- chương I, ông viết: “Bà nội bảy mươi bảy tuổi chẳng bao giờ ngờ chuyến đi từ Hà nội vô Sài gòn này lại chỉ chứng kiến đám con cháu nội ngoại trong Nam ra đi gần trọn ổ. Thật buồn! Nhưng qua kinh nghiệm và cảm nghĩ bản thân, cụ cũng thấy rằng điều đó chẳng thể tránh được.
Đây là lần thứ hai cụ vô Nam đấy. Lần đầu cụ vô Sài Gòn vào tháng 3 năm 1977. Ngày đó thằng con trưởng của cụ (di cư vô Nam từ 1964) đã bị bắt giữ rồi... Tháng giêng năm 1980 cụ nhận được điện báo tin thằng trưởng của cụ được tha. Thế là cụ tức tốc lo liệu giấy tờ lấy... Mẹ con sau hai mươi sáu năm trời xa cách (trên một phần tư thế kỷ) được gặp nhau trước Tết; lũ cháu nội ngoại được quây quần bên bà ríu rít chuẩn bị đón Xuân... Hạnh phúc mẹ gặp con, bà gặp cháu của một đại gia đình thương yêu hòa thuận không bút nào tả xiết. Vậy mà cụ có ngờ đâu chỉ sau đó ít lâu cụ chứng kiến cảnh chúng nó ra đi dần, có đứa bị bắt giữ rồi được thả rồi lại ra đi nữa...
Từ lúc đột nhiên khám phá ra lũ con cháu trong Nam đang tuần tự ra đi dần cụ chỉ biết niệm Phật, hầu như thường xuyên niệm Phật, kể cả đêm khuya lúc cụ thiếp ngủ tâm tưởng của cụ vẫn hướng về lời niệm...”
Chương II đề cập bản thân ông qua hình ảnh ông giáo: “Ông giáo thương lũ con vô cùng. Ngày xưa làm được đồng nào ông nuôi chúng ăn học đầy đủ, ngày nay ông càng thương chúng vì thiếu thốn đủ thứ. Đã đành ông thương chúng như cha thương con, ông còn thương chúng như đạo hữu thương đạo hữu trong pháp nạn, như đám chúng sanh đói khát khổ nạn thương đám chúng sanh đói khát khổ bạn, thương chúng bằng thứ tình nhân bản tinh lọc nhất. Ngay thuở còn trong trại lao động cưởng bách, ông đã viết thư nói với tám con là ông cám ơn Trời Phật đã ban cho ông tám vị bồ tát...”.
Trong những chương kế tiếp, ông nói về hình ảnh người thân, học hành, ra trường, xin việc, mất việc rồi “đi” đường bộ, đường thủy, bị bắt rồi lại “đi”... tin buồn, tin vui lẫn lộn trong lòng thân mẫu ông giáo, vợ chồng ông giáo.
Cuối chương XVI, sau tháng ngày chứng kiến hình ảnh con cháu “Bà cụ nhìn đám cháu còn lại. Cụ biết rôi đây khi cụ đã ra Bắc rồi, nếu có tổ chức gì (ý cụ nghĩ về H.C.R) mà bảo lãnh cho chúng đi tất nhiên chúng sẽ ra đi hết. Có bao giờ cụ quên niệm Phật cầu nguyện cho chúng đâu”.
Rồi những dòng thư của những đứa con xa cha mẹ với bao nỗi nhớ thương, những dòng chữ viết trong nước mắt gởi từ phương trời xa về cho người thân.
Đoạn kết của 'ĐI': khi người thân ra đi ở đảo với nỗi niềm: “Biết bao giờ gặp mặt! Biết bao giờ gặp mặt! Có thể rồi mai đây được bốc đi định cư ở một xứ sở xa xôi nào, rồi ở đâu đó, tiểu gia đình Hoa sẽ mọc rễ đâu đó như bố mẹ trước đây đã di cư vào miền Nam rồi sẽ mọc rễ ở miền Nam. Ông nội mất, bố có được gặp mặt đâu! Biết bao giờ gặp mặt! Biết bao giờ gặp mặt!
Hoa ngẩng nhìn trời thăm thẳm và trong suốt như để tìm 'những vì sao '– (lúc đó làm gì có sao) – nhưng là nhìn vào một tiền kiếp xa xưa nào, hồi bố mẹ còn là những vì sao trên trời”.
Với tâm hồn nhà giáo, nhà văn mang nặng tính nhân bản ghi lại những hình ảnh trong ĐI nó bàng bạc trong muôn nghìn gia đình vào thời điểm đó. Ông không phóng đại, cường điệu, dũng chữ 'dao to búa lớn' để chửi bới, lên án mà là tâm tình của ông giáo nặng tình yêu thương với người thân trong hoàn cảnh đen tối đành 'đứt ruột' chia tay!
Với tâm hồn nhà giáo, nhà văn mang nặng tính nhân bản ghi lại những hình ảnh trong ĐI nó bàng bạc trong muôn nghìn gia đình vào thời điểm đó. Ông không phóng đại, cường điệu, dũng chữ 'dao to búa lớn' để chửi bới, lên án mà là tâm tình của ông giáo nặng tình yêu thương với người thân trong hoàn cảnh đen tối đành 'đứt ruột' chia tay!
Nếu không có hình ảnh 'trốn ra nước ngoài theo địch' làm gì sau hai thập niên lại thay đổi khẩu hiệu lúc nào cũng rêu rao 'nắm ruột nghìn dặm' thế mà khi nhà văn Doãn quốc Sỹ đề cập thì mang bản án đến mười năm!
Nếu có ngày nào đó, tác phẩm 'ĐI' được phổ biến trong nước, đọc tác phẩm và nhìn lại bản án... đành ngậm ngùi và xót xa.
Vương Trùng Dương
Tháng 9-2006
Tháng 9-2006
---------------------------------------
Doãn quốc Sỹ
chuyện ngụ ngôn: 'Con cá mắc cạn'
--------------------------------------------------
CON CÁ MẮC CẠN
Ngày xưa có một người lính thú:
Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hoả mai,
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
Đi ngược dòng sông vài ngày rồi lên bộ lẽo đẽo vượt suối, rồi lại xuống thuyền ngược dòng sông, rồi lại lên bộ, cứ như thế ròng rã một tháng trường mới tới nơi đồn trú.
Đó là miền biên giới có thác chảy ào ào suốt ngày đêm, có núi chập chùng cao ngất chắn mất đường về. Dọc theo ngọn nguồn con sông chảy xiết là những khu rừng già âm u nhiều rắn độc, nhiều thú dữ.
Đau đớn thay cho người lính thú, anh phải ở đây ba năm, ba năm dài những lo âu, thương nhớ. Bất trắc có thể xảy đến hằng ngày khiến anh bỏ thây nơi rừng núi hùng vĩ nhưng hiểm độc này. Anh mà ngã xuống chỉ một chiếc lá nhỏ cũng đủ phủ thây anh vì thân anh sẽ rữa nát trước chiếc lá để rồi mất tích vào đám bùn đen ẩm thấp dưới rừng. Đêm đến anh ngủ, những hình ảnh khủng khiếp đó ùa đến cùng tiếng thác nước để uy hiếp linh hồn anh. Ba năm… ba năm dài…
Ba năm trấn thủ lưu đồn,
Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan.
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn,
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai.
Miệng ăn măng trúc măng mai,
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng.
Nước trong xanh con cá vẫy vùng.
Phải, một hôm kia anh vào rừng chém tre đẵn gỗ, anh lạc đến khoảng tròn rộng và sâu những đá là đá, lớn có từng tảng, nhỏ thành từng hòn, nhỏ nữa là cát sỏi. Nước ở đây thật là trong và có một con cá. Thoáng thấy anh, con cá vùng quẫy như muốn tìm nơi ẩn trốn. Người lính thú nào có biết điều đó, anh ao ước được tự do như con cá kia và buột lời ngâm:
Nước trong xanh con cá vẫy vùng…
Kỳ lạ thay, con cá đó biết nói. Nó hỏi anh:
- Anh cho là tôi sung sướng lắm sao ?
Người lính thú đáp:
- Sung sướng lắm chứ ! Cảnh thì tĩnh, nước thì trong, một mình anh thảnh thơi, vùng vẫy.
Con cá làm như tiếng cười mai mỉa rồi giải thích:
- Đây trước là con suối. Một hôm mưa nguồn lớn, đá trên núi xô lăn xuống ngổn ngang, con suối đổi dòng, để lại một khúc chết ở đây. Thoạt tiên nước đục, tôi còn khuây khoả đôi chút vì mình có thể bơi lội tung tăng mà vẫn có mồi, chẳng phải để ý đến ai, và cũng chẳng ai biết có mình mà để ý. Tai hại thay nước lắng dần… Qua đi một tuần trăng, nước trong suốt như gương, tôi thấy mình trơ trẽn quá. Anh ơi, rủi bị tù trong một vũng nước đã là một điều đáng buồn, lại bị tù lộ liễu trong một vũng nước trong suốt như gương này thật là vừa buồn vừa nhục.
- Nước trong vắt không có mồi, anh có đói không ?
- Tôi có thể ăn rêu bám ở những hòn đá quanh đây.
- Người lính thú lấy cơm nắm giơ lên và nói:
- Tôi bửa cơm ra rồi ném xuống một ít cho anh nhé.
Giọng cá bình thản một cách buồn rầu:
- Cám ơn anh, giá nước đục anh làm như vậy thì hay, nhưng nước trong như thế này anh ném xuống để thấy tôi bơi lên đớp lấy, chao ôi còn cảnh nào tủi hổ cho bằng.
Người lính thú ngẫm nghĩ, sực nhớ điều gì, anh nói:
- Thế tôi mang anh sang dòng sông gần đây vậy nhé !
Cá đáp:
- Cám ơn anh, nhưng cảnh tôi phải lên nằm trên lòng bàn tay anh để rồi anh mang ra sông thả xuống còn đáng sỉ nhục gấp ngàn vạn lần cảnh bị tù thế này. Tôi tuy bị tù ở đây nhưng vẫn nghe thao thức tiếng sông qua mạch đất. Sẽ có ngày mưa nguồn làm tràn bờ giếng này, làm dềnh khúc sông kia, lúc đó tôi sẽ nương theo triền nước mà tìm ra sông. Như thế mới đẹp ! Như thế mới đẹp !
Có tiếng mõ thu quân. Người lính thú chào cá, bịn rịn ra về. Từ đấy mỗi khi chém tre, đẵn gỗ, hoặc đi kiếm măng trúc măng mai qua đấy, anh cũng giữ ý chẳng muốn đến bên bờ suối chết để khỏi gây xao động cho con cá bị tù. Thảng hoặc gặp mưa nguồn khá lớn, anh chạy vội tới đó ném vội xuống khối nước đục ngầu một ít cơm rời, rồi ra về trong lòng không vui, vì anh vẫn thắc mắc chẳng hiểu cá còn ở dưới đó để nhận những hột cơm của người tri kỷ, hay đã trườn mình tìm ra sông rồi.
THE STRANDED FISH
by DOÃN QUỐC SỸ
translated and drawing by VÕ ĐÌNH
bản dịch của nhà văn, hoạ sĩ Võ Đình
----------------------
THE STRANDED FISH
by DOÃN QUỐC SỸ
Long ago there was a young soldier:
Wearing a conical spiked hat,
Yellow bag over his back,
Long gun on his shoulder,
His hands grasp lance and rifle,
The order comes:
He steps to the boat,
The drums thunder:
He steps down to the boat,
Tears wetting his young face like rain.
The trip up the river lasted for several days. Then the passengers were told to disembark in order to take the land route. They crossed streams, climbed mountains, took to other boats again, then again leaving these, marched through the jungle. One month had passed before they reached their isolated garrison. This was at the frontier where day and night the sounds of rushing cataracts could be heard; where the mountains were high and forbidding, one peak succeeding another endlessly, barring the way home. Along both banks of the swift river were dark and ancient forests infested with poisonous snakes and wild beasts.
Poor soldier… he was so young and yet he had to stay here for three years. Three long years to worry and yearn for home. Any day something might happen and he would die in these grandiose but cruel surroundings. If he went down a small leaf would be enough to cover his body for well before the leaf rotted away his body would disintegrate and disappear into the humid black mud, the underside of the jungle.
At night when the young soldier slept, such images rushed back with the roar of the cataracts and filled him with fear. Three years… three long years…
Three years of garrison life,
On guard at down, paperwork at night.
Trees are cut and sawed into lumber;
It was Fate, so who will complain ?
For food only bamboo shoots,
For friends, just bamboo trees.
In the clear blue water a little fish
Delightful and free…
One day, while looking for lumber, the young soldier lost his way and chanced upon an area round and deep, crowded with rocks: there were boulders, stones and pebbles as small as gravel. The water was crystal clear and in it he saw a little fish. Quickly the fish darted around and tried to take cover. But the homesick young soldier was only thinking of his own wish to be free. So he sang
“In the clear blue water, a little fish delightful and free…”
Strangely enough the fish could reply. It asked the soldier:
- “You think I’m very happy in here, don’t you ?”
- “Yes,” answered the young soldier, “I do. You must be very happy in there. It’s so peaceful and the water’s so clear. You’re all by yourself… leisurely, free…”
The fish pretended to be laughing ironically, then went on explaining:
- “There used to be a beautiful stream here. One day it rained and rained and rocks rolled down from the mountain, damming up the current. The old stream changed its course and left this dead portion here. At first when the water was still quite muddied, I felt all right. I swam around and ate plenty paying attention to no one and no one knew I was here. But slowly the water became clearer and clearer. By the time, only one moon had gone by, the water became as clear as crystal and I felt so ashamed. It’s not only unfortunate enough to get caught in a dead stream, but to be stranded in such transparent, crystal clear water, that’s very sad and very degrading.”
- “If the water’s clear, there’s not much to eat. Have you been going hungry ?” asked the young soldier.
- “I can eat the moss off these rocks.”
Take some rice bread out of his bag the soldier said:
- “Shall I break this into small pieces for you ?”
When it replied, the voice of the fish was tranquil but sad;
- “Thank you very much. If only the water were muddied… but it’s so clear you could see me swimming about snapping up your rice. What a humiliation ! What a humiliation !”
The young soldier stood in silence for a moment. Then he seemed to recall something:
- “Say, my friend, why not let me take you out of this place and carry you over to the river near by?”
The fish replied,
- “Thanks, really. But you see, if I let you take me in your hand that’s ten thousand times more degrading than if I remain here in this dead steam. Though I remain here, day and night I can hear the river and feel its tremor through the veins of the earth. One day I’m sure… I’m sure a great mountain rainfall will make this hole overflow and it will flood that stream and then I will follow the current to the great river. That will be beautiful… that will be beautiful !”
Sounds of the toscin reverberated through the jungle recalling the soldiers to their barracks. Regretfully the young soldier bade the fish farewell. From then on, whenever he was in the jungle, he tried to keep away from the dead portion of the old stream so as not to disturb the fish in its captivity and solitude. Once or twice when the mountain rains came down very hard, he would run to the dead stream and throw a handful of rice into the muddied water. But the young soldier’s heart was not at peace for he could not help wondering if the fish was still there to receive his gift or if it had already wriggled over the rocks and found the great river of its dream…
--------------------------------------
vài tác phẩm in ở hoa kỳ
------------------------------------------
(...)
(trích từ blog phan nguyên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét