trang châu ( người ngồi hàng đầu/bên phải) --( courtesy photo of blog du tử lê)
trang châu (từ trái qua, hàng thứ 3)
chụp chung với một số văn hữu ở Canada + Hoa Kỳ.
(ảnh: trích từ blog phan nguyên)
trang thơ Trang Châu
chụp chung với một số văn hữu ở Canada + Hoa Kỳ.
(ảnh: trích từ blog phan nguyên)
trang thơ Trang Châu
Trang Châu, tên thật là Lê Văn Châu.
Sinh ngày 28 tháng 3 năm 1938 tại Huế. Thứ nam của cựu trung tướng Việt nam Cộng hòa Lê văn Nghiêm
+bà Trần Thị Thuận.
Cha [của] Trang Châu mất tại Sài Gòn ngày 27 tháng 1 năm 1988; còn mẹ qua đời lúc ông lên 9 tuổi.
Thuở nhỏ ông theo học tại các trường Pellerin, Thiên Hựu (Huế), Yersin (Đà Lạt). Tốt nghiệp Y khoa năm 196, bác sĩ quân y; phục vụ trong binh chủng Nhảy dù [VNCH], từ năm 1966 đến năm 1971.
Trang Châu lập gia đình cùng bà Hoàng Kim Uyên, con gái nhà thơ Hoàng trọng Thược, [cựu] Á hậu Việt Nam; và có 2 con trai.
Trang Châu vừa làm thơ vừa viết văn.
Trước 1975, ông cộng tác với các tạp chí: Văn nghệ Tiền phong, Khởi hành, Văn học… Ông từng đoạt giải thưởng văn học của Tổng thống Việt nam Cộng hòa với cuốn bút ký nhan đề Y sĩ tiền tuyến; vào năm 1969.
Trước 1975, ông cộng tác với các tạp chí: Văn nghệ Tiền phong, Khởi hành, Văn học… Ông từng đoạt giải thưởng văn học của Tổng thống Việt nam Cộng hòa với cuốn bút ký nhan đề Y sĩ tiền tuyến; vào năm 1969.
Ông tị nạn tại Montréal/ Canada từ năm 1977; hiện hành nghề y tại phòng mạch tư. Tiếp tục sáng tác, nhưng ít gửi bài đăng báo.
Tháng 6 năm 1987, Trang Châu được bầu làm chủ tịch hội Văn Bút Việt nam Hải ngoại tại Canada; sau khi giữ chức chủ tịch trung tâm Văn Bút Québec. Ông được bầu làm chủ tịch Văn Bút Việt nam Hải ngoại trên toàn thế giới một nhiệm kỳ từ năm 1991 đến năm 1993.
cựu á hậu Hoàng Kim Uyên
(courtesy photo of blog du tử lê)
(courtesy photo of blog du tử lê)
tác phẩm đã xuất bản:
y sĩ tiền tuyến (in ở Saigon trước 1975 /tái bản tới lần thứ 8)
+ người ăn trưa trong xe ( in ở hải ngoại). --( photo: internet)
+ người ăn trưa trong xe ( in ở hải ngoại). --( photo: internet)
Anh còn có gì
Tặng anh Đỗ quý ToànAnh còn có gì
Ngoài khung cửa nhỏ
Em về qua phố
Nắng rực đường đi
Em mỉm môi cười
Tình trao ai đó
Lòng anh không gió
Cũng lộng niềm vuiAnh còn nhớ gì
Thềm ai pháo nổ
Mùa xuân chín đỏ
Trên bờ môi em
Một mùa thay tên
Cây vàng lá đổ
Em về qua phố
Bỗng lạ đường quenAnh còn có gì
Ngoài trăm nỗi nhớ
Sầu lên từ độ
Nắng nhạt đường đi.Nắng lụa
Tháng ba trời bỗng ngoan hiền
Nghe em nhớ nắng thuở tiền duyên xưa
Vai xuân tóc xoã ngang vừa
Tình xuân mới nụ theo mùa xuân sangYêu em thương nắng lụa vàng
Vui con bướm lạ, mơ hàng cau xa
Tình đầy theo tháng năm qua
Quên em khôn lớn đã sa sút lời…Cách ngăn bỗng mấy phương trời
Anh trong gió núi em ngoài biển mây
Tình phai theo nắng hao gầy
Hồn thơ anh chết từ ngày vắng xaKhiêm tốn
Trong một đời
Anh chỉ xin một lần
Ðược yêu không cần đắn đo suy nghĩ
Xin một lần
Thư gửi không đợi hồi âm
Xin một lần
Trái tim cho không cần đón nhậnTrong một năm
Anh chỉ xin một ngày
Cởi bỏ gông cùm nặng nề công việc
Thoát ly nhàm chán cuộc đời
Ðể cùng em
Hỡi người yêu có tên không dám gọi
Bay đến vùng trời xa
Ở đó chỉ có cát vàng biển xanh và đôi ta
Với những cơn sóng tình muôn thuởTrong một ngày
Anh chỉ xin một giờ
Xin công viên một chiều thơm nắng
Xin ghế đá không người
Ðể em được cùng em bồi hồi tâm sự
Xin một con tàu không dừng lại ở sân ga
Ðể không có người đi người ở lại
Xin một con thuyền không bao giờ ghé bến
Ðể anh được cùng em chung một chuyến hải hành
Lênh đênh vào vô tậnNhưng nếu cuộc đời khắt khe
Chỉ dành cho anh một lần mơ ước
Anh xin về khiêm tốn ước mơ
Trong một đời
Cho anh một lần
Trong một lần
Cho anh một ngày
Trong một ngày
Cho anh một giây
Ðược nhắm mắt lại
Và gọi thầm tên em thời con gáiDặn con khi khôn lớn
Ngày ra đi cha ẵm trên tay
Con mới khôn ba tháng một ngày
Con không biết nhà tan nước mất
Không biết mình sao lạc phương TâyCon lớn lên quê người ấm no
Đất yên vui tươi thắm bốn mùa
Con đâu biết quê mình gấm vóc
Chỉ nghèo hèn từ độ can quaCon sống đời bình đẳng, tự do
Tâm trí con không ngại không ngờ
Con đâu biết tự do, bình đẳng
Ở xứ mình như nắng chiều mưaCon có quyền mong, có quyền chờ
Có quyền rất thực, có quyền thơ
Con đâu biết những gì con hưởng
Là những gì đất nước đang mơTên con, cha phải đặt thêm tên
Cho người dễ gọi, người nghe quen
Nhưng con nhớ: người người ta trọng
Là người không chối bỏ tổ tiênCon hãy là gương sáng cần cù
Hãy là khiêm nhượng, hãy là nhu
Nhưng con phải giữ niềm kiêu hãnh
Làm người thua thiệt có suy tưNơi chốn ganh đua để sống còn
Trường đời con hãy nhớ luôn luôn
Thù con chưa chắc thù của bạn
Bạn bạn con chưa hẳn bạn conNếu con thấy đêm đen mịt mùng
Con đừng ngồi đó để mong trăng
Đừng ngồi đó chờ ai nhóm lửa
Tự đốt con ơi, ngọn nến hồngTâm sự người lính Dù [VNCH]
Lòng đã nguyện với hồn thiêng sông nùi:
Hiến dâng đời khi đất nước lâm nguy
Anh bỏ nhà năm mười chín tuổi ra đi
Ôm chí lớn trong tầm tay súng nhỏNhững tháng quân trường mồ hôi tháo đổ
Và sa trường là khắp nẻo biên khu
Tính đến hôm nay năm tuổi lính dù
Ba lần chiến công, hai lần chiến tíchMột buổi xung phong vào lòng đất địch
Anh ôm dù lao xuống giữa mật khu
Những chiếc dù to chụp xác quân thù
Tin chiến thắng bốn phương về rộn rã:Ấp Bắc, Băng Lăng, Ðức Cơ, Bình Gĩa…
Khói súng cay nồng lấm áo chiến binh
Những chuyến đi dài nuốt trọn đời anh
Không kịp nhớ, kịp thương một lần lấy đẹp!Súng gác lưng đèo đêm ba mươi tết
Sương rơi rơi kín lạnh nẻo rừng già
Sờ đế giày mòn tính quãng đường xa
Anh mới thấy đi đã trọn vòng đất nướcSao lòng chiều nay buồn lên côi cút?
Hay anh si tình anh lính dù ơi!
Có phải một lần qua xứ dừa rồi
Anh gởi trọn tình theo tà áo đó?Ai đứng bên bờ kinh xóm lạ
Nắng lưng chiều soi mái tóc nghiêng nghiêng
Anh đến nơi đây bản thảo, thôn hiền
Xin dừng bước, vì em thơ mộng quá!Gối chiếc ba lô nằm nhìn cây lá
Nghe lũ chim rừng ríu rít gọi nhau
Anh chợt buồn, chợt nhớ đâu đâu..- TRANG CHÂU
- (trích từ Thi ca.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét