ngày mai hoa nở / thơ huyền giang [i.e. đào đức chinh 1932 ] -- Thica.net/
Trang thơ Huyền Giang
Ngày mai hoa nở
Tặng T.P. (*)Kề bên những đầu xanh
Anh quê rừng Việt Bắc
Tôi học trò kinh thànhMây trời thương đổ máu
Mùa thu nào hòa bình
Bến Hải nhìn u uất
Hồn gương xưa Sông GianhBài ca sầu nức nở
Ai khóc những đêm dài
Đã từng đêm vấy máu
Trời thương đất chia haiAnh lìa rừng núi Lạng
Chị quê xa Đầm Hà
Thương mây trời Yên Bái
Nhớ Cao Bằng núi xaTôi giã từ Hà Nội
Thương hoài năm cửa ô
Chiều bên bờ Sông Lũy
Nghe gợn sóng Tây HồGặp nhau rừng đất đỏ
Nghe gió núi Trường Sơn
Chúng ta nhìn ngọn lửa
Nung nấu những căm hờnNhững bàn tay chung góp
Dựng đôi mái nhà tranh
Chúng ta cùng tạm trú
Chờ qua ngày điêu linhNúi thôi hờn vấy máu
Sông nối đôi khúc cầu
Ngày mai hoa nở đẹp
Đất trời ca bên nhauChúng ta về quê cũ
Chị mừng trông Đầm Hà
Anh say trời Yên Bái
Tôi nghe sóng Tây HồThôi hoài năm cửa ô.huyền giang- (trích từ nguyệt san VĂN NGHỆ TẬP SAN .Saigon 1955( chủ nhiệm: Nguyễn đăng Thục).
- (*) Huyền Giang[ i.e. Đào đức Chinh 1932- ] từng là trưởng nhóm 'Hoa Phượng' (ở Hà nội trước 1954) gồm Băng Sơn --Vân Long-- Hương Huyền [ Lê thị Hồng Châu ]...;bị động viên vào rường Võ Bị Thủ đức .(khóa 5) . Khi ra trường, thiếu úy Đào đức Chính được chuyển về một tiểu đoàn bộ binh ở Sông Lũy; (nam Trung bộ) vào cuối năm 1955. Lúc này đại úy Henri Guilleminot (Quân đội viễn chinh Pháp) là cố vấn tiểu đoàn mang tên bataillon vietnamienne; ông mời tôi ra thăm nơi này. ( tôi và ông cùng ở 3 ème Compagnie/ 1er Bataillon Thái ở Nghĩa lộ; trước năm 1950). Tôi gặp thiếu úy Đào đức Chinh ở đây; khi tôi mang theo bản thảo truyện dài 'Người thương binh liên khu' viết ở bìa rừng tại Sông Lũy . Gặp nhau; anh rất mừng; và, sáng tác ngay bài thơ này; đề tặng' Thế Phong'. về Sài gòn; tôi đưa tới nguyệt san 'Văn nghệ tập san', (giáo sư Nguyễn đăng Thục chủ nhiệm) bài được đăng ngay ; nhưng, tên người được tặng; tôi viết tắt. Thi sĩ Huyền Giang có xuất bản một thi tập ( tôi quên tựa); và, lúc này anh chỉ đam mê binh nghiệp; từng là tham mưu trường Bộ binh Thủ đức ... Sau 1975, anh định cư ở Huê Kỳ sớm nhất. ( hình như không bị tập trung cải tạo; thì phải?). -- (Thế Phong chú thích).
- (ảnh: newvietart.com/)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ