Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

' bài thơ xuôi tôn vinh nữ họa sĩ tài danh trương thị thịnh' / thơ hải phương ( silicon valley) -- blog phamcaohoang



tựa chính, 
' trương thị thịnh ... 70 năm cầm cọ, trong cơn đồng thiếp sắc màu ...'

'bài thơ xuôi tôn vinh  
 n ha sĩ tài danh trương ththnh'

hình 1: chân dung ảnh trương thị thịnh  [1928-    ]
(ảnh: internet)
hình 2 : trương thị thịnh qua tranh trương vũ
oil on canvas 24"x30" -- họa sĩ trương vũ thực hiện tháng 1/2017)
(blog phamcaohoang)



QUYỂN NHẬT KÝ
(sơn dầu Trương thị Thịnh – 30” x 30”)



  Em về mấy thế kỷ sau/ Nhìn trăng có thấy  nguyên màu ấy không
       (BÙI TRUNG NIÊN THI SĨ) [Bùi Giáng]


Bây giờ
tháng chạp
rồi tháng giêng của mấy chục năm
thế kỷ trước
gió biển mùa đông và những ngày giáp tết rất lạnh
gió thổi thốc tháo
hàng cây bàng lá vàng trên đường Hàn Thuyên xôn xao rụng 
đám học trò nhỏ ríu ra ríu rít như chim sớm hôm chiều tối chạy ngang nhà chị đến trường tiểu học 
từ nhà chị bước ra trăm bước  tới biển
biển Nha Trang .

Dù trời nắng hay mưa
sáng nào cũng vậy
người đàn bà Huế trung niên gương mặt khắc khổ chịu đựng nhưng không lam lũ luôn luôn măc áo dài  / có khị  áo trắng có khi áo đen/ mang guốc/  hút thuốc Cẩm Lệ / gánh gánh bánh bèo bán dạo
loại bánh bèo nhỏ rí bằng nắp chai bia/ dẻo mà rền
mà khi sắp vòng tròn ra đĩa lớn 20 cái đĩa nhỏ 10 cái rồi rắc chà bông tôm lên trên rồi chan rưới nước mắm chung quanh /  thứ nước mắm làm bằng cá mòi và cá cơm của nhà thùng Cửa Bé ( phía nam phi trường Nha Trang )
ai ăn một lần rồi cũng nhớ mãi mùi vị quê nhà : nước mắm
nhiều hôm gánh bánh bèo đi ngang nhà chị nhưng hàng đã hết .

Bây giờ
và ở đây
tại  hội trường này
ngày mùng bảy Tết Đinh Dậu 2017
người nghệ sĩ tạo hình đồ sộ bảy mươi năm cầm cọ trong cơn đồng thiếp sắc màu dấu yêu rưc rã
đã đến đây
đã ngồi lại đây
chị Trương Thị Thịnh
chuyện trò nói cười vui vẻ .

Đám nhỏ tụi tôi thường gọi bằng chị
thân mật hơn gọi là chị Thịnh
mới mấy năm trước [hoạ sĩ] Đinh Cường còn sinh thời
thường viết và nói với anh em chúng tôi chị Thịnh là môt  họa sĩ đồ sộ (chữ này của Đinh Cường dùng rất nhiều nghĩa cho chị Thịnh) thì nên có một ngày/ một buổi vinh danh
chị Thịnh nghe nhưng không nói năng gì
thì tôi hiểu rằng chị không thích danh từ vinh danh càng không thích một ngày / một buổi được vinh danh
thì tôi cũng hiểu thêm rằng vinh danh thường dành cho những người chưa có danh/ hám danh /
hay tự phong tự chế
còn chị
chị đã có một cõi đời riêng nguy nga không lẫn lộn vào đâu được
mấy tháng trước gia đình chị và bạn bè chuẩn bị cho buổi gặp gỡ hôm nay thì chị dặn đi dặn tới đừng làm gì rườm rà chỉ bạn bè trò chuyện vui vẻ là đủ
thì tôi hiểu rằng chị khiêm tốn nhưng rất tự tin
đó là đức tính lớn của môt tài năng đồ sộ
thì tôi cũng hiểu thêm rằng trước khi bước vào ngã rẽ thánh địa  cõi tạo hình như là định mệnh long lanh mời gọi chị còn là kẻ rong chơi tài hoa nhiều mặt .

Thời  giặc giã
chị Thịnh tản cư
sống lưu động bằng thuyền nay đây mai đó trên sông nước Hậu Giang / Tiền Giang / Đồng Tháp Mười /  Hồng Ngự …
biết bao nhiêu hình ảnh cuộc sống thực tạo nên / kết thành hồn tính đặc biệt / căn cứ nội tàng / luôn luôn được vũ trụ ngoai giới chiếu rọi 
đó là kinh nghiệm sống cơ cực đa đoan trải qua của một đoạn đời như là thứ của cải riêng dành lại cho tài năng phát tiết .

Thời kỳ trở lại Nha Trang
ít người biết chị ở trong ban nhạc của nhạc sĩ Minh Kỳ (thầy dạy nhạc tôi )
chị chơi mandoline 
và còn là giọng ca nữ của ban
thầy Nguyễn Hữu Dưỡng  (dạy tôi toán)  chơi violon
còn thầy Khương ( con rế giáo sư Cung Giũ Nguyên )
cũng trong thời gian này nhac sĩ Minh Kỳ cho xuất bản một trong số những bản nhạc đầu tay : Chị Hằng .

Chị Thịnh chơi nhạc
chị Thịnh hoc nhạc
chị có hoc tây ban cầm với nhạc sĩ  Lâm Tuyền/ 'Tiếng thời gian' ...
không phải chỉ vì  'họa trung  hữu nhạc' mà bởi vì không có nhạc làm sao'Lên Cơn Luân Vũ Sắc Màu Trên Bố'
chị Thịnh nói (nói nhiều lần ) "vẽ phải cơn"
'Không có cơn' làm sao mới đây , năm tết Con Mèo , chị vẽ 8 hay 9 con mèo trên khung bố lớn suốt 2 ngày liền không ngủ không ăn không nghe điện thoại… không không …chỉ để vẽ 'Trong Cơn Tuyệt Đỉnh Sắc Màu Tươi Rói' .

Chị Thịnh
chị đã trang bị đầy đủ như người chiến sĩ xông vào chiến trường mới : 'Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn'  (thời không còn trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương)
và cũng vì tinh hoa phát tiết mà năm chị chưa tốt nghiệp chị đã vẽ chân dung cố tổng thống Ngô Đình Diệm
cái khó cho chị là làm sao được vẽ chân dung cho đương kim tổng thống đệ nhất Viêt nam Cộng Hòa, người dã hai lần làm thủ tướng
cái khó khác nữa là làm sao chân dung  tổng thống Ngô đình Diệm được treo trước tòa đô chánh
và trong bưu điện Sài gòn
không biết bức chân dung  có được treo trong văn phòng của tổng thống hay  không và bức chân dung lịch sử này nay ở đâu ?
hỏi chị Thịnh được không , chị đang ngồi dưới kia 
cái vinh dự lớn khác nữa cho chị và cho trường là , cũng bức chân dung này chị được giải cuộc thi Hội Họa Quốc Tế' tổ chức ở xứ Chùa Tháp
được bắt tay vua xứ Chùa Tháp
còn chị được giải nhất hay ngoại hạng và bức chân dung đó bây giờ ở đâu
thì xin hỏi chị Thịnh , chị đang ngồi dưới kia 
chị còn vẽ chân dung cho các nhân vật trong và ngoài chánh quyền lúc bấy giờ như chủ tịch Hạ Nghị Viện đệ nhất VNCH Trương vĩnh Lễ  , Trần văn Lắm  (?)

Phải công bằng mà nói  những năm cuối thâp niên 50 , thập niên 60 , 70 , 80 của thế kỷ trước chị Thịnh là người đàn bà có nhiều quyền lực nhất trong giới họa sĩ tạo hình không chỉ bởi tinh hoa đã phát tiết đến hạng giới điểm cao mà còn phong thái , hồn tính của người nghệ sĩ đa tài mà điềm đạm khiêm tốn nhưng rất tự hào vì đã sống đời sống đầy sự nghiệp
nói theo kiểu nền văn minh văn chương phim bộ Hàn Quốc thì chị là người vua biết măt chúa biết tên
còn nói theo kiểu nền văn chương và văn minh lục tỉnh & nền văn minh miệt vườn 'Nha Mân Sa Đéc thì chị là người hào hoa phong nhã, cốt cách bậc thầy  mà trực tính thương ai thì nói thương
ghét ai thì nói ghét …không ưa xã giao nước bọt
môn tâm lý khoa tính khí học thì trưc tính là tính khí của người nghệ sĩ thứ thiệt .

Cũng mới gần đây thôi
mùa thu lá vàng ở Hoa Thịnh Đốn /2007
tường nhà Trương Vũ treo nhiều tranh Trương thị Thịnh & Nguyễn trí Minh
buổi chiều ấm
khách mời chừng gần 100
có tí rượu đỏ và nhạc nền rất nhẹ nghe như trong xa vắng
có nói qua nói lại (như thuộc lòng) về hội thế giới qua các thời kỳ Cổ điển , Phục hưng , Đương đại …
hậu Hiện đại  (không thấy có khách quan nào nói đến thời kỳ Hội Họa Hậu Tận Thế ! )                                                                 
cũng có nói đại khái về các trường phái Siêu thực , Đa- Đa , Ấn tượng
cũng có điểm danh thời kỳ một thế kỷ của trường phái Ấn tựơng 'The Century Of The Impressionists đại diện : Renoir , Monet …'
nói qua nói lại cho đã đời có khách quan hỏi chị Thịnh  chị thích ai ?
chị bước ra / rất diện/ đẹp /tiến tới chỗ có micro , không ngồi , chỉ cười cười 
mọi người như trông chờ chị trả lời là thích Munch , hay Van Gogh , hay…
thì chị chậm rải trả lời  Tôi Thích Tôi
cả phòng im lặng vài giây rồi vỗ tay 
(vỗ tay  tán  thưởng / thước phim này tôi còn giữ . )

Tôi thích Tôi là thái độ chọn lựa dứt khoát nơi chốn và thời đại sống
Thời Đương đại và Nghệ thuật Đương đại là của tôi là đời sống tôi
Tôi không thể ra khỏi thời đại tôi mà có nghệ thuât tôi
Tôi phải sống cùng sống với sống trong thời đại  tôi và nơi chốn tôi cư trú
Mặc dù tôi không được thời  đại tôi ưu đãi nhiều và nơi chốn cư trú tôi không đươc chọn lựa
Nhưng tôi cảm ơn phần ít ỏi mà tôi có được
Cũng xin hiểu rằng Tôi Chọn Tôi không phải là tuyên ngôn mà lời trân trọng cảm ơn cuộc đời bảy mươi năm cầm cọ .

Chị Thịnh
chị chọn thời đại của chị như bản lề cánh cửa thời hâu chiến (1939 – 1945 ) mở ra / khép lại vởi nghệ thuật đương đại 
 (thế giới – Post- War and Contemporary Art )
thường thì tranh của chị sắc màu tươi mát non tơ mà đột phá như nghệ thuật đương đai tây phương pha thêm chút buồn vương xứ Huế chút bến chút bờ sông Hương núi Ngự chút gam màu mượt mà tre trúc Kim Luông chút sương khói Lâm Viên buổi sáng chút sóng vỗ biển quê nhà chút mưa chút nắng Hòn Ngọc Viễn Đông chút phố xá chút chợ chiều chút tan chút hợp chút gió chút trăng…chút buồn vui xứ người chút mai chút mốt chút xa lộ chút xe đò…
tất cả chất liệu này trộn lại pha lẩn cộng thêm kỹ năng cầm cọ lúc lên cơn luân vũ với sắc màu cộng thêm kỹ năng nắm bắt hồn tính của sự vật/ người mẫu/ của chị bỏ lên khung bố có thành tranh vẽ bản sắc của chị không ?

Chị Thịnh là chi Thịnh không lẫn vào đâu được .

Mấy năm nay lớn tuổi nhưng khi vẽ chân dung thần trí chị rất tinh anh nắm bắt ngay hồn tính sự vật nhốt vào khung bố 
không phải ai chị cũng vẽ chân dung
chị chỉ vẽ người chị thích
không thích thì không vẽ
tính chị là vậy
tính khí của người nghệ sĩ thứ thiệt .

Tôi bắt chước giáo sư Tam Ích viết lời bạt tập thơ 'Trong cơn yêu dấu (1963 ) của Hoàng Trúc Ly
để kết thúc bài thơ xuôi này/ mà không xuôi:

“Trước Trương Thị Thịnh không có Trương Thị Thịnh
Sau Trương Thị Thịnh cũng không có Trương Thị Thịnh
Trương Thị Thịnh là Trương Thị Thịnh.”

H ả i  P h ư ơ n g
tháng giêng 2017
khi ở Silicon Valley

lời dẫn:
 với tôi, hơn một lần được gặp trung úy thi sĩ HẢI PHƯƠNG[ i.e. Lê hữu Phước-      ] ở Nha Chiến tranh tâm lý ( sau là Cục Tâm lý chiến);khi ấy anh đã xuất bản một thi tập (tôi quên tựa) rất độc đáo. Rồi sau 30 /4/ 1975; ở Sài gòn, xuất hiện một thi sĩ trùng tên Nguyễn HẢI PHƯƠNG [1933- 2001]-- được rất nhiều bạn văn ở tp. HCM cứ tưởng lầm: ' đó là tác giả HẢI PHƯƠNG  của Sài gòn trước 30/4/ 1975.'   Tôi có lần hỏi trực tiếp tác giả Nguyễn Hải Phương, " là có biết thi sĩ HẢI PHƯƠNG, cựu sĩ quan trong quân lực VNCH, tác giả một tập thơ rất hya9 theo tôi) không?" -- thì; chàng Nguyễn HẢI PHƯƠNG  'ầm ừ' như  biết, như không.  Chàng ta chính là phu quân nữ nghệ sĩ Thúy Hoan , là cha của   nữ nghệ sĩ nổi danh HẢI PHƯỢNG  (ở tp. HCM sau 1975.)  từng được cố giáo sư Trần văn Khê tụng ca,' thơ Nguyễn HẢI PHƯƠNG'  xuất sắc ít ai sánh kịp?!

THẾ PHONG
Saigon , FEB. 4, 2017.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ