tựa chính, CHO THUÊ BẢN THÂN -- Thế Phong -- Đại Nam văn hiến xuất bản
Saigon 1962 -- 28 trang in Rô-nê-ô-- khổ 21x 26 -- giá 30 đồng. (3)
cho thuê bản thân
nguiễn ngu í bình thơ thế phong
Hai mươi tám bài thơ, nhưng mà đọc từ bài đầu tiên đến bài cuối; 22 tờ thơ in rô-nê-ô này chiếm thì giờ người đọc bằng cả trăm bài thơ in ti-pô. Ấy là, với tập thơ này 'kĩ thuật' đánh máy + quay rô-nê-ô của tác
giả, kiêm giám đốc; kiêm thư kí, kiêm quản lí, kiêm người chạy giấy của 'Đại Nam văn hiến xuất bản cục' đã tiến bộ nhiều lắm rồi.
Nhưng có ai chê chi nhà xuất bản, có ai trách tác giả; khi mà lòng say mê Nghệ thuật + ý chí trình diện những đứa con tinh thần của chính mình, của các bạn mình; nó thiết tha đến nỗi không nề lỗ lãi, chẳng ngại chê cười -- cứ hàng năm lại có vài tập; hoặc thơ, hoặc truyện, hoặc khảo luận ra đời; với phương tiện thủ công -- với cái giá bề ngoài 'bà con nghèo' -- và cứ thế, đều đặn đã mấy năm nay.
Và nay, trong tập thơ mới nhất của Thế Phong; chúng ta thấy càng rõ rệt dấu vết của cuộc đời lạ lùng, chật vật cùng những ý tưởng không-giống-người của tác giả; thì âu đó cũng là điều quá dĩ nhiên.
Và những ai thích thơ Đường, từng mê mải thể lục bát ..., cho rằng thơ phải du dương, phải dễ hiểu; thì cin đừng tìm đến Thế Phong. Vì chắc chắn các bạn ấy sẽ 'bỏ cuộc' sau 3 bài !
Xin chớ tưởng rằng đây là văn xuôi, tuy trong Cho thuê bản thân cũng có đôi bài không có lấy một vần; hoặc rõ ràng, hẳn là văn xuôi đi mất, như bài Chàng ơi! chàng không quên em.
Nhưng thơ của Thế Phong là một thứ ngựa rừng, đã không chịu ngậm vàm; mà lại thây kệ những con đường mòn có sẵn.
[m]ời các bạn hãy đọc qua một bài thơ mà tác giả chọn làm tên cho toàn tập:
Ngày hôm nay sao dài dằng dặc
làm 8 tiếng đồng hồ quần quật
chưa đủ kiếm cơm
vì anh tin công việc làm còn phải mạng đăng-ten
đôi giày da Thụy sĩ vẫn cần xi đánh bóng
thiếu tiền mua tặng em chiếc áo bông màu
một con búp-bê quà tặng sinh nhật con gái đầu lòng
mà đêm qua em không nói ...
anh hiểu rõ tủi thân khóc miết
[b]ản thân nhà thơ; buồn, cực, chẳng ra gì, gần như bất lực; thì Thế Phong có cho ai thuê đi, ta cũng chẳng lạ -- nhưng mà còn Nguyễn Du; vì sao Thế Phong lại cho thuê nốt vị thi hào khả kính dân Việt:
Tôi hy vọng học trò không bằng lòng lời tôi khen gỉang
áo cổ cồn thôi [cà-vạt] cổ; tôi đấm mặt tôi vào gương soi
cho thuê Nguyễn Du; sự cần thiết không đòi bồi thường
[t]hì ra: tác giả đem Nguyễn Du ra giảng giải cho học trò; và, thấy rằng Nguyễn Du không xứng đáng:
Tôi khinh tôi ra mặt trót khen tràn cổ nhân
tôi phỉ nhổ tôi thực sự phê bình Kiều danh tiếng
trong văn học sử tôi sổ toẹt những tên thi-hào-vỏ
chỉ đại diện cho một góc nhìn nho nhỏ
CHO THUÊ NGUYỄN DU
Thơ Thế Phong thiếu nhạc, thiếu cả tiết điệu; do đó khổ đọc là điều ta phải chịu, khi thế muốn làm quen với thơ Thế Phong. Nhưng độ sống lắm chiều của tác giả, những 1y tưởng ngược đời của người thơ, cũng pah3n ảnh được cái gì của cái thời hỗn tạp hậu chiến.
[t]rắng trợn sỗ sáng, tàn nhẫn; ta thấy đâu đó trong thơ Thế Phong -- nhưng cái chân thành không bao giờ vắng mặt. Âu đó cũng là một điều đáng kể cho người tự cho mình là kẻ bị 'lưu đày':
Tôi mang sự lưu đày tù ngục giam trong đôi ngươi
ra đường lộ mình là kẻ xa lạ mọi người
khi bản án chung thân tự tay mình ký nhận
khi chán chường không thể bộc lộ cho đời ...
Một nhân vật tự lưu đày của J.P. Sartre (Frantz trong 'Les Séquestrés d' Altena' ) khi ngồi trong phòng kín; thường lên tiếng trần tình trước một bày cua . Nhân vật đó tự dối mình, dối người, dối cả bày cua-- là những sinh vật duy nhất chịu nghe những lời lảm nhảm. Thế Phong cũng tự cho mình là người lưu đày. E sợ người đồng thời không hiểu nổi mình; anh xoay lưng lại cuộc đời, ghi lấy thi thần; để ám giãi bày những từ khước, những chối cãi, những phủ nhận, những mộng ảo ...
Kể ra làm thi thần của kẻ tự lưu đày là điều khổ hạnh lắm thay ! []
nguiễn ngu í
(báo 'Tin sách' số 10- 1962)
nguiễn ngu í [i.e. nguyễn hữu ngư 1921- saigon 1979] --(ảnh: internet)
Bút hiệu thường dùng của Nguyễn hữu Ngư (Nguiễn Ngu Í -- Trinh Nguiên -- T6n Fong Hiệp -- Phạm Hoàn Mĩ -- Lưu Nguiễn -- Nghe Bá Lí -- Ngư Fi-Li-Cô ] là một nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Việt nam. Sinh tại làng Tam tân (nay: xã Tân tiến, thị xã La-gi, tỉnh Bình thuận). Cha là Nguyễn hữu Hoàn (gốc Hà tĩnh/ Trung bô), nhà nho trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ;bạn của Thái Phiên + Tăng bạt Hổ. Me là Nghê thị Mỹ.
- 1928 , 7 tuổi phải xa gia đình, vào Sài gòn; học tiểu học ở trường Phú lâm . (Chợ lớn).
- 1934-1938, họ trường trung học Pétrus Ký.
- 1941, 20 tuổi, ông theo học trường Sư phạm; thì bệnh tâm thần phát xuất lần đầu, phải vào nhà thương Chợ quán chữa trị.
- 1942 khỏi bệnh, bỏ học; và bắt đầu bước chân vào nghề văn, nghề báo.
Cộng tác với Nam Kỳ tuần báo/ Hồ biểu Chánh; rồi Thanh niên/ Huỳnh tấn Phát; tham gia việc thành lập hội Truyền bá quốc ngữ.
- 19-12-1946 vào công tác ở Quảng ngãi; bệnh cũ tái phát; phài trở về quê ; để dạy học-- và cưới vợ vào ngày 25-9-1949. Vợ là giáo viên Nguyễn thị Thoại Dung; thỉnh thoảng viết báo, ký bút danh Thoại Nguyên.
- 1952 cùng vợ vào Sài gòn; trở lại nghề dạy họ + viết báo.
- 1955 tham gia Mặt trận Thống nhất (Cao Đài+ Hòa Hảo+ Bình Xuyên) chống lại chế độ Ngô đình Diệm; bi đưa đi cải huấn tại Tân Hiệp. (Biên hòa/ Nam bộ).
- được trả tự do, ông tiếp tục đi vận động cho 'đường lối thứ 3' -- thuyết 'Trung lập chế'/ Hồ hữu Tường.
- 1957 cộng tác với bán nguyệt san Bách khoa+ Mai, Sáng dội miền Nam+ Hòa đồng+ Nghệ thuật ...
- 1977, vào Bệnh viện Tâm thần trung ương. [tỉnh Đồng nai] .
- 1979, qua đời ở sài gòn vào ngày 18 tháng 2/1979.
đã in :
- Lịch sử Việt nam (Tân Việt xb, Saigon 1956) -- Khi người chết có mặt (Ngày xanh, Saigon 1962)--Sống + chết với ...(gồm tiểu sử 12 nhà văn đương đại/ Bách khoa xuất bản, Saigon 1966).
- Hồ Thơm-Nguyễn Huệ-Quang Trung (Về Nguồn xb, 1967).
-Qê hương (nhiều thể lọai: thơ+ truyện+ bút ký+ kịch+nhạc+ hồi ký xuất bản năm 1969).
- Thơ điên (1970)
- Hạnh phúc nơi chính bạn (tiểu luận, 1970)
- Suối bùn reo phiếm luận (Trí Đăng xb, Saigon 1970)
- Có những bài thơ ! ( một số bác sĩ [trong đó có bác sĩ giám đốc Dưỡng trí viện Biên hòa [trưởng nam văn sĩ Bình Nguyên Lộc]
khởi xướng ; góp tiền xuất bản/ Biên hòa 1972).
Trong 'Từ điển văn học' (bộ mới xb, sau 30-4-1975) viết:
"Nguiễn Ngu Í không có những tác phẩm quan trọng; nhưng cả cuộc đời ông là một tác phẩm 'kỳ dị' pha trộn lòng yêu nước + chữ nghĩa ..."
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%BB%85_Ngu_%3%8D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét