source: bán nguyệt san Sống (Saigon 1960)
trích bán nguyệt san 'Sống' (chủ nhiệm Ngô trọng Hiếu/ Saigon 1960)
(sketch : Vị Ý)
thấm mệt dứt độ cùng
thế phong
Anh không còn nhận được thư xanh yêu đương
cả đến thư bạn bè vô âm tín
dòng thời gian không độ mệt triền miên
sức dẻo dai của anh bị thời gian tàn phá
anh thấm độ mệt, cuộc đời đã biết vậy
trán suy tư bãi cát biển lăn tăn
luống cày gió đẩy vô trật tự không hàng
ngửa mặt nhìn trời, tham vọng cao xa còn nhiều lắm.
Khi tuổi anh đến đỉnh độ dài, của nửa
bước đường đi gai góc, đã nhuyễn chân
hạn chế từng bước đi, nụ cười, lời nói
xót xa đành chịu lụy tuổi phong trần
với cuộc đời, đường thời gian không ngắt hạn
với đời mình, phân hạn khó nhoai qua
quá thành khẩn nên đời chê giả dối
quá đam mê nên hóa lụy phiền
nhưng mà thôi! cuộc đời dăm chục năm
ăn gửi, nằm nhờ, lúc buông xuôi còn gì ghi tích?
Đất trời em ơi! nhiều hố hầm toan sụp đổ
nguy cơ thảm họa bất trắc vẫn lan tràn
loài người văn minh; hay, thoái hóa, có can chi?
chỉ lòng mình biến đổi, phục hồi; mới hệ trọng.
Anh đã từng yêu tự do, như tìm cầu vồng mọc
từng xông pha hắng hái, như gió bão biển khơi
từng tham lam tìm chân lý cuộc đời
ảnh hình của bị chứa hạt vừng, tìm hy vọng.
Ngày và đêm là phân hóa của việc làm và ngơi nghỉ
thì em ơi! đêm và ngày không ngừng trạm ở ga anh
đêm và ngày, ác mộng vẫn nối nhuyền
khi đã chót đem đời mình làm trường thí nghiệm.
Đất trời mai đây biến đổi và không ngừng biến đổi
núi sông tan, mây chớp nhoáng thinh không
tổ quốc làm mới lại, em có thấy gì chăng?
lịch sử biết đi, bao giờ cũng là năm lên một
anh hùng của riêng em, khi chưa thành công
anh hùng của chung, khi xã hội thành hình
hôm nay người chối bỏ cuộc đời, chưa ai rõ mặt.
Anh hùng là anh hùng, sồng; chỉ mình hiểu trong tim gan
ngoài lề đời, có thêm người yêu vỗ tay, xác nhận
em có bao giờ thấy anh hùng về ngôi chính vị?
khi mà anh hùng, lưu manh, mại bản còn chung sàng.
Anh hùng chết đi, thấm mệt dứt độ cùng
anh hùng, anh hùng; lúc bấy giờ non sông truy niệm.
SAIGON 1960
cho em và cho đời
bao giờ anh thôi làm thơ yêu em
hội hoa đăng, người yêu anh thành vợ
bao giờ anht hôi làm thơ dâng đời
hội loài người lớn lên, thôi là vật
Khói thuốc lá bít bùng trong màn thưa gác hẹp
lệ rưng rưng, hàng mi dài; em chợt khóc đêm qua
là anh nhớ em: giải buồn bằng khói thuốc
là em nhớ anh: giải sầu bằng muốn khóc
mà muôn đời vòng đêm chưa giáp vòng ngày
một dấu bưu trạm, một phong thư đơn côi
một vài hàng chữ dở dang chưa vòng chữ ký
thư dang dở, vì yêu nhau còn tiếp nối
30 năm rồi còn lại mấy, trục tim mòn?
tháng năm thừa ... lòng ấp ủ vẫn non đơm
tình lên đỉnh, mà sao còn do dự; còn chưa hái?
ôi! năm tháng gần nhau vẫn cách xa muôn lối
gió về đâu, anh đến, một bước chân
em, trưa mây về đâu; anh nhớ em theo sương khuya
giường nào em ngủ, cơn mộng nào em đang hái
giường nào anh thức, mộng sầu nào anh mắc cửi
muôn đời rồi, tuổi yêu; ai tránh võng nhịp tim
tóc mượt còn xanh, chí lớn ấp ủ chưa thành
thu hẹp lại trong tình yêu, lá hoa trang trí
ôi! hạnh phúc; ai vào đề bằng mầu huyền nhiệm
áo ai xanh thẫm phù tủy, mắt ai trong màu đen
thư tình trao ngỏ đưa duyên, tuổi thanh niên
ôi! sung sướng dâng tròn, chim đua ca líu miệng
buổi gặp nhau, bỡ ngỡ, ngỏ lời 'ờ cô em gái'
buổi yệu rồi, ai e thẹn, ai ngỡ ngàng nhìn
và, em ơi! gặp nhau nhiều, vẫn thấy thiếu luôn
ngã 4 đại lộ tiễn nhau, mắt đào sâu hình bóng
chưa bao giờ, anh cố ý giấu sự thật cuộc đời
chưa bao giờ. anh nghĩ đường xa, thiếu có em
năm tháng mật đắng, mử, nôn; chưa nản chí
thế kỷ này của riêng ai; mà đòi thu hẹp
lòng sông dài, chí biển cả; ai nỡ đọ gang tay.
khi buồn nản, đã lâu rồi; tưởng nhớ bằng khói thuốc
khi nhớ anh, đã lâu rồi; tưởng nhớ bằng muốn khóc
có nhau rồi * khói thuốc bít bung màn cửa
lệ trào mi dài, thôi em; không còn khóc đêm nào
hội tài hoa mai sau có anh, có em ghi nhớ
đời tạ ơn, người lớn lên; anh thôi làm thơ dâng đời.
---
* bản cũ chép: 'rồi có nhau'
thế phong
(SAIGON 1960)
thephong writer, epaint by phannguyen (2016)
Nhà văn Thế Phong tên thật là Đỗ Mạnh Tường, sinh ngày 10/7/1932 tại
Nghĩa Lộ, Yên Bái. Nguyên quán tại Việt Trì. Thuở niên thiếu ông sống
ở miền Bắc,, tham gia kháng chiến lúc còn nhỏ tuổi. Ông khởi sự viết văn,
cuối 1952. Từ 1952, ở Hà Nội, ông cộng tác với các nhật báo Tia sáng,
Giang Sơn, tạp chí Quê hương; phóng viên các báo Thân Dân (Nguyễn thế
Truyền), Dân chủ (Vũ Ngọc Các). Làm chủ nhiệm tuần báo Mạch Sống,
Dương Hà chủ bút -- báo chỉ xuất bản được 1 số, rồi tự đình bản vào 1955 ở
Sài Gòn. Năm 1954, ông vào Nam. Ông tiếp tục làm cộng tác viên cho các
tạp chí ở Sài Gòn: Đời Mới, Nguồn Sống Mới, Văn Nghệ Tập San, Văn Hóa Á
Châu, Tân Dân, tạp chí Sống ( Ngô Trọng Hiếu), Sinh Lực, Đời, nhật báo Sống,
tuần báo Đời (Chu Tử), Trình Bầy, Tiền Tuyến, Sóng Thần (Uyên Thao),
Lý Tường, v.v. ... Ông đã sáng tác trên 50 tác phẩm, đủ thể lọai: thơ, truyện,
phê bình, khảo luận, dịch thuật.
* sửa lần cuối: 11/05/2010, 21:49:18 gửi bởi vuhatue
lời bàn:
-- 2 bài thơ 'khỉ gió' này đăng trên bán nguyệt san Sống; tay chủ nhiệm là Ngô trọng Hiếu -- năm ấy đã cùng trung tá CTCT Nguyễn văn Châu chống đảo chính tổng thống Diệm, thành công -- sau đó chàng ta được làm bộ trưởng Công dân Vụ-- tính ra, đã 56 năm qua đi.
thời ấy, họa sĩ Vị Ý trình bày báo, Nguyễn đức Quỳnh (bút danh Cung Phúc Cung viết truyện dài Hỗn mang ), nhà bình luận chính trị Lý đại Nguyên đăng thơ, dưới bút danh Trang Anh, , v.v ... Tòa soạn đặt tại đường Hồng thập Tự . (nay, đường Nguyễn thị Minh Khai).
Nhiều bài viết bình luận văn học, thơ, của tôi đăng trên bán nguyệt san; tiền nhuận bút tạm đủ trang trải nhà trọ, cơm hàng, cháo chợ' , vợ người dưng' -- lại có một người yêu đang sắp ra trường Cán sự y tế Caritas, sửa soạn mang lon nữ chuẩn úy, hay thiếu úy; thuộc lực lượng Nữ quân nhân QLVNCH.
Ít lâu sau, chủ nhiệm Hiếu lên làm bộ trưởng Công dân Vụ; tội + họa sĩ Vị Ý có việc làm tại bộ Công dân Vụ; tuy lương hợp đồng chỉ được nhận 2000 đ/ 5000 Vnđ .( theo hợp đồng).
Và, cô nữ trợ tá X... người yêu sắp ra trường, đến bộ Công dân Vụ gặp tôi, giục,
"... anh hãy nói với bà Phúc (vợ văn sĩ tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh, đương kim cố vấn bộ trưởng Hiếu) cho em được chuyển về làm ở bộ Công
dân vụ; thì em mới có cớ chính đáng nói với gia đình; chồng em là công chức bộ Công dân vụ'. "Anh thừa biết, ba em là công chức chính ngạch; rất không ưa,"nếu phải nuôi thêm thằng rể thi sĩ vô công rỗi nghề, mặt vênh váo; tao không muốn rước nó về , để đưa nó lên thờ trên ban thờ?" ".
( cậu 'rể hụt' như ông ta nói' -- ấy là tác giả tập thơ' Vương miện Mai A' ,in rô-nê-ô, Vị Ý vẽ bìa; Đại Nam Văn hiến xuất bản-- bản đầu tiên ký tặng CMN .'( MAI A đấy)
Cũng chẳng còn nhớ là : tôi có nói chuyện này với bà Lê thị Phúc; hoặc, chồng bà , nhà văn Nguyễn đức Quỳnh, đương kim cố vấn bộ trưởng Công dân vụ, không?-- nhưng, nàng MAI A của tôi đã thất vọng; không được chuyển về bộ Công dân vụ; nơi tôi đang làm việc - và cô nữ trợ tá thiếu úy kia được chuyển về một sư đoàn nào đó ...
Cho đến một buổi tối, Thế Nguyên tới rủ tội đi xem phim Mưa rừng' đang chiếu ở rạp Văn hoa (Dakao) báo tin, " anh ơi, cô X... đã lấy chồng rồi".
hình như đêm ấy , trở về nhà trọ; tội trằn trọc suốt đêm; tự trách thân phận ' chẳng ra gì, mà cứ tưởng ra gì' ( lời Kinh thánh) ; để bây giờ
" giường nào em ngủ, cơn mộng nào em đang hái
giường nào anh thức, mộng sầu nào anh đang mắc cửi'
(cho em và cho đời/ thế phong
Hơn 50 năm sau nhớ lại: 'nhà văn Cung Phúc Chung qua đời vào 06/ 06/ 1974 tại Sài gòn-- nhớ tới ngày kỷ niệm chiến tranh thứ 2, ' le sixième jour du sixième mois'. " Đám tang được rất nhiều bạn bè, người thân' các văn nghệ sĩ tiến chiến+ hậu chiến ; đưa ''chủ soái Đám trường viễn kiến'
(subjectif visionnaire) về nơi an nghỉ cuối cùng ở mạn Phú lâm'. (Saigon 6).
vợ ông, bà Lê thị Phúc qua đời sau 1975 ở tp HCM, quàn tại chùa Vĩnh Nghiêm (q.3- p.HCM) -- không biết trưởng nam Nguyễn đức Phúc Khôi (nhà báo Duy Sinh) + Lê thị Kiên (con gái duy nhất của ông bà Nguyễn đức Quỳnh+ Lê thị Phúc) ờ Mỹ có về Saigon; để dự đám tang không?
còn tay chủ nhiệm+ bộ trưởng Hiếu, sau đó làm dân biểu; chết sống sao; không rõ.
Lý đại Nguyên + vợ+ 2 con gái, đi định cư ở Hoa Kỳ sau 1975; hình như không còn làm thơ ký bút danh Trang Anh, nữa -- mà, tác giả Tổng thức vận chỉ tiếp tục 'lập thuyết' , ký bút danh Lý Minh Nhiên, thì phải? Tay này rất nhớ tới anh em; chẳng hạn nhớ lại có một dạo anh ta về ngủ nhờ trên gác nhỏ tôi thuê ở 359/ 15 Trương minh Giảng (Saigon 3) -- qua sự môi giới của nhà văn tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh-- anh ta bảo vợ gửi tặng tôi 50 hay 100 usd; thì phải?
còn người được đưa vào làm tựa tập thơ VƯƠNG MIỆN MAI A / Thế Phong -- sau 1975 đi học tập cải tạo vài năm -- sang định cư ở Hoa Kỳ vào thập niên 1990s; cùng 4 cậu con trai. Vậy 'đức phu quân' của nàng đấu? không thấy đi cùng; có người nói họ đã bỏ nhau , 'cái anh chàng trung sĩ thông dịch viên' kia vô vàn hậm hực với anh chàng trung sĩ Không quân [VNCH]' (người tình cũ của vợ anh) -- nay vẫn còn sống ở tp. HCM. .
Cô nàng Mai A trong thơ Thằng phải gió -- tác giả Chốn bụi hồng/ Cao Mỵ Nhân (xuất bản ở Mỹ); gọi Thằng phải gió như là: ' ... một cái Bướu trong cuộc đời viết lach của tôi, không mạnh tay cắt bỏ ... " []
thế phong
Saigon, 28/ 11/ 2016.
hàng sau, đứng:
văn sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- Saigon 2014] -- Mai Anh (em rể HVĐ Sơn)
ngồi;
nhà báo-văn sĩ Thanh Thương Hoàng [1930- hiện ở Mỹ) -- nhà báo- văn sĩ Uyên Thao
[1933- hiện ở Mỹ) -- nhà báo-văn sĩ Hoàng hải Thủy [1933- hiện ở Mỹ) -- nữ thi sĩ-họa sĩ
Lê thị Kim [1950- hiện ở tp. HCM) -- Thế Phong [1932 hiện ở tp. HCM] -- Lý đại Nguyên or
Lý Minh Nhiên [1930- hiện ở Mỹ} -- x... -- Lý đại Nguyên phu nhân , hiện ở Mỹ ]
-- Nguyễn thị Khê [1937- (vợ Thế Phong ,hiện ở Saigon)
(ảnh chụp tại tư thất Lữ quốc Văn, 284 Bạch Đằng, quận Bình thạnh, tp. HCM)
bà Nguyễn thị Khê [1937- ] vợ nhà văn Thế Phong
(ảnh chụp tại tư thất Tường Khê/ Saigon 11/ 2016)
'
"... cách đây 3 năm, tôi đã đọc loạt bài phỏng vấn nhà văn Thế Phong, từ phụ trang báo 'Pháp luật' [tp. HCM]; ông ta phô trương cái tin 'đời ông có 2 người đàn bà huyễn hoặc; khiến ông đau khổ trong sung sướng; [một:] người tình cũ bé nhỏ, ngây thơ [ Cao Mỵ Nhân] cách đây cả nửa thế kỷ; mà, cha nàng cấm ông không được lai vãng -- [hai:] hiền thê bây giờ vốn lả tốt nết. [ảnh trên]. Thế thì; ông ấy phải cảm ơn Thượng đế [TP có đạo Tin lành]; tại sao đang sống trong hoàn cảnh tươi đẹp vậy, lại cứ xốc đứng những chuyện đã chôn xuống đáy mồ.(...) Tuy nhiên sau đó; tôi thấy tờ báo của Hội Văn nghệ sĩ Việt Mỹ ở Sacremento đăng 2 bài liên tiếp -- một của nữ sĩ Hoàng Hương Trang mạt sát Thế Phong là 'nhà văn vô hạnh' -- [hai: bài] của một nhà văn trẻ Nhật Nguyệt (ở hải ngoại) đã nêu ra những điều 'phản phé' Thế Phong: 'ông ta nghĩ thế nào mà cứ vừa ca tụng cố nhân, vừa tôn sùng vợ; là điều không thể chấp nhận được ;[đối] với người đàn ông tự mãn, cho là hay ho hơn ai..' ."(Bão trong tách nước trà/ Cao Mỵ Nhân -- http://saigontimesusa.com/bai/vanchuong/chonbuihong/baotrongtachnuoc.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét