trấn dần / thơ / nxb đà nẵng 2008
một chút về trần dần
trích hồi ký biên tập của vân long
Dầu giai đoạn đổi mới văn học, tôi chuyển từ báo Độc lập sang làm biên tập cho nhà xuất bản Hội Nhà văn. Công việc mới buộc tôi phải đối mặt với những việc công luận đang chú ý đến. Thí dụ : xuất bản những ấn phẩm của những tác giả mà lâu này bị " treo bút ".
Ngoài việc chính ở nhà xuất bản, tôi còn làm cộng tác viên biên tập cho tạp chí tác phẩm mới. Việc đầu tiên đánh dấu sự trả lại quyền công bô tác phẩm cho các tác giả Nhân văn giai phẩm, là, hãy in vài bài thơ trên tạp chí của Hội Nhà văn. Tôi được cử đến lấy bài của nhà thơ Trần Dần [và] Hoàng cầm về in.
Tôi đến nhà ông Trần Dần, ở ngay cái phố gần nhà xuất bản. Ông ngồi trong một góc nhà thiếu ánh sáng. Ấn tượng của tôi hôm ấy, là, có cái gì khá đồng dạng, hài hòa giữa tâm trạng, tính khí và thơ ông trong góc nhà này. Gương mặt râu ria, không cởi mở... Trước khi đưa thơ cho tôi đọc bằng mắt, ông có đọc vài câu thơ xen trong câu chuyện, có 2 câu làm tôi giật mình:
Có những chân trời không có người bay
Lại có những người bay không có chân trời
Trời ơi ! Mấy chục năm trong bóng tối, mà, ông viết toàn những câu như vậy, thì, " ghê gớm" thực. Nhưng khi đọc bằng mắt cả loạt bài, thì, không như vậy. Nhiều bài diễn đạt hơi rối,, khúc mắc. Cuối cùng, bài đưa in dễ nhất, lại là một chương, trích trong trường ca Việt Bắc, viết năm 1957. Hồi này , giọng thơ của ông rất sảng khoái, sung sức, có những liện tưởng, so sánh thật mới mẻ:
Một đông tết xa nhà
đã gỉ han lên
Hãy sống như
những con tàu
phải lòng
muôn hải lý
Mỗi ngày
bỏ
sau lưng
nghìn hải-cảng-mưa-buồn
Cùng với Cổng tỉnh ( thơ+tiểu thuyết ) in sau đó, cũng viết [vào] năm 1959 ( được tăng thưởng của hội Nhà văn 1995), tôi cảm thấy ông và nhà thơ Hữu Loan giống nhau: ở chổ : giai đoạn sáng tác sung sức nhất của 2 ông, giai đoạn sau 15 năm cách mạng tháng Tám. Có phải sự thiếu giao lưu b\ình hường sau này, đã làm rối mạch tư duy sáng tạo của 2 ông ? Vào cuối 1989, bước vào giai đoạn tác giả có thể tự bỏ tiền để in, với sự đồng ý cấp phép của nhà xuất bản, thì, gia đình nhà thơ Trần Dần mang tập trường ca Bài ca Việt Bắc , tới nhà xuất bản Hội nhà văn. Là người biên tập thơ, tôi phải đọc lần đầu, để có ý kiến với tác giả và tổng biên tập.
Bài ca Việt Bắc lúc đó gồm 13 chương. Tôi đọc kỹ hơi thơ và các cậu thơ đều nhất, khi một mạch viết, khỏe khoắn, mới mẻ. Về hình thức [thơ] leo thang, người đọc có thể [nhớ ngay] đến thơ Maiakovski- nhưng về ý tưởng sáng tạo trong câu chữ, thì chỉ trần Dần mới viết được như vậy. Nhà thơ mở đầu chương 1, với những câu thơ trữ tình, gợi kỉ niệm về mảnh đất lịch sử :
Đây Việt Bắc
Sông Lô
nước xanh
tròng trành mảnh nguyệt
và, người lính coi khinh cái chết :
Ở đây
Ta đã long đong
Chím mùa xuân sạm lửa
đạn
như ruồi
bâu kín gót chân đi
[tác giả] có những cách nói rất mới :
Việt Bắc
cho ta vay
địa thế
Vay từ bó củi
nắm tên
có vay thì có trả,[tác giả] dẫn tới :
Dù quen tay vỗ nợ
Cũng chớ bao giờ
vỗ nợ
nhân dân !
những hình tượng cụ thế, giàu phát hiện :
Quả đất lớn
mà
tâm địa nhỏ
Nó chi li
từng
hạnh phúc đơn sơ
những ý tưởng mãnh liệt, khái quát được nhiều hoàn cảnh :
\ Những ngày
chân trời thấp
làm
cánh chim hèn hạ
đọc thơ Trần Dần, thấy được sự ngang tàng trong từng suy nghĩ của tác giả: :
Chẳng cách nào
dạy ông trời
cao tít mù kia
sự
lao động đắng cay
trên mặt đất.
con người ngang tàng ấy, trước thiếu thốn" vài trung đoàn ngày tháng không cơm" ở Việt Bắc, đã trở thành :
Tôi đã biến thành
cái que gầy khẳng
giữa
bao nhiêu que củi
bạn bè tôi
ông đã trải qua nhiều nỗi đau, nhưng là người có xu hướng cấp tiến, tác giả có nỗi đau còn lớn hơn là thấy những sức ì cản trở:
Chẳng có gì
đau đớn hơn
là cái sự ì !
THƠ TRẦN DẦN
Tâm đắc với những câu thơ như thế, tôi nóng muốn tạo điều kiện cho ra mắt bạn đọc được sớm ( mà sớm gì nữa, sau hơn 3 thập kỉ nằm trong bóng tối ) . Nhưng, đọc đến chương 12, tôi bỗng giật mình.: đó là toàn bộ bài thơ Nhất định thắng .
Trong sự thể đổi mới. thời hạn " treo bút" [đối] với một số tác giả đã chấm dứt, nhưng, đã có văn bản nào đánh giá đúng, sai thời gian ấy ! Tác phẩm của ông đầu tiên được in ra. lại vông bố đúng vào tác phẩm đã bị phê phán kịch liệt một thời, [bố] ai dám duyệt ?!
(...) Chương Nhất định thắng in xem vào trường ca, sẽ có cái gì tương tự như vậy. Nếu tôi cứ tắc trách đưa duyệt, tập trường ca này không ra mắt được, thì, chỉ có thiệt thòi cho tác giả trước, độc giả sau [ về bình diện ] văn học kháng chiến. (Tiếc một cây, bỏ phí một cánh rừng, anh Trần Dần vốn là người ít giao thiệp, không hiểu cặn kẽ những sắc thái tinh tế về nhiều việc đã qua, tôi phải để anh thấy rõ .)
Nghĩ vậy, tôi bèn gặp nhà thơ Trần Dần, phân tích [cặn kẽ], " Nếu anh không đồng ý, ngày mai tôi cứ đưa duyệt nguyên vẹn, rồi chờ ý kiến tổng biên tập. ". Sắc mặt Trần dần tối sầm lại, ông hẹn ngày mai sẽ trả lời.
Hôm sau, chống ba- toong lên gác nhà xuất bản, ông nói với tôi, " Thôi được ! Anh sát tình hình hơn tôi, anh cứ bỏ chương đó ra ." Tôi biết ông không vui, nhưng, biết ông đã cảm thông được sự chân thành của tôi, chỉ vì sự nóng lòng tạo thuận lợi muốn cho i tác phẩm ra đời., sự
" tái xuất giang hồ" của ông với bạn đọc .
Việc này, tôi cũng trình bày với tổng biên tập - lúc đó là anh Vũ tú Nam - anh cho cách xử lý của tôi là thỏa đáng ..
vân long
( 1934 - )
----
* chương bị cắt là chương 13. Kết thúc "Bài thơ Việt Bắc" không phải là" Nhất định thắng" mà là" Hãy đi mãi." ( tác giả đính chính. )
( Sd9d : tr. 80 - 84. TRẦN DẦN / THƠ , khổ sách 15x23cm , nxb Đà Nẵng cấp phép, Nhã Nam in ấn, phát hành, sách dày 490 trang, giá bìa 70.000 Vnđ. Có lời cảm ơn ts Nguyễn thị Hậu , nhân chuyến ra Hà nội công tác, mua tặng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét