HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
tháng hai buồn đọc lại lỗ tấn
VĂN UYỂN PUBLISHING COMPANY
P.O BOX 1882, SAN JOSE, CA 95109
USA
------------------------------------------------
tựa
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
Hoàng Vũ Đông Sơn là một cái tên lạ đối với độc giả hải ngoại, nhưng lại là một khuôn một quen thuộc trong giới văn chương Sàigòn. Xuất thân là một sĩ quan báo chí QLVNCH, sau 1975, anh trải qua nhiều năm dài trong các [ trại tập trung ] . Kết quả của những ngày lao dịch đó, là một cuộc sống vô định sở, không hộ khẩu, không chứng minh nhân dân và... những bước chân rong ruổi phố phường ! *
-----
* nay đã có chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hiện sống tại tp. HCM - rong chơi, cà phê - cà pháo cùng bạn văn chương - phu nhân cấp lương tại gia - chàng rất ung dung, tự tại , viết văn làm thơ thoải mái , chuyên viết văn tế khá độc đáo ...
có lời xin phép nữ văn sĩ TRẦN THỊ BÔNG GIẤY + TÁC GIẢ ( COPYRIGHT by VAN UYEN / USA & TEXT COPYRIGHT by HOANG VU DONG SON / VIETNAM ) chúng tôi POST một tác phẩm văn chương đặc sắc của văn sĩ tài danh Hoàng Vũ Đông Sơn ( 1939 - )
( BT chú thích )
--------
Thế rồi, trên những lần giang hồ bất đắc dĩ ấy, anh có dịp mắt thấy tai nghe những điều bất ưng trong cuộc sống, có phen cảm nhận những nổi đau khổ của người và của chính mình qua những sự kiện bắt gặp hàng ngày. Những dòng viết được ghi nhanh xuống. Những bức tranh xã hội được vẽ ra trên trang giấy một cách vội vã. Anh viết và viết. Tất cả mọi nhọc nhằn của cuộc sống thường nhật chung, hoặc những uẩn ức của một nội tâm sâu kín riêng được tuôn trào ra ngọn bút bằng những dòng văn chương châm biến, cợt đùa và cũng rất là tình cảm. Từ đó, ngày qua tháng lại,
Tháng Hai buồn đọc lại Lỗ Tấn đã được thành hình.
Đây là một tuyển tập gồm 33 đoản văn, được viết ra dưới nhiều thể loại : phiếm, bút ký, lịch sử, truyện ngắn, hồi ức ...; trong đó trình bày những suy tư riêng của tác giả, những ước vọng chôn giấu và những mỉa mai cay đắng theo đời sống của một con người mà ' tương lai là một ngõ cùng tăm tối' [ ... ] . Với lối hành văn y như nói một cách trào phúng, anh lột tả những bộ mặt thật của xã hội, của cuộc sống đời thường, và của con người, những con người sống trong chờ đợi một cái gì đâu đâu -
- một ngày mai - không biết đến bao giờ mới tới.
***
Nếu bảo rằng nhà văn là người thợ chụp ảnh xã hội bằng ngòi viết của mình - thì Hoàng Vũ Đông Sơn đúng là một người nhiếp ảnh chọn chụp những bức ảnh xã hội của anh, từ một góc độ xấu nhất. Qua những hàng ngắn gọn qua câu chuyện
Quà Giáng sinh, anh phơi bầy nỗi mừng rỡ của một nhà văn nghèo [.... ] một cách hồn nhiên mà cũng vô cùng cay đắng. Trong truyện Cái rốn'anh bỡn cợt sự hợm hĩnh của con người, trong Thành phó Tôi : rất trẻ , anh mỉa mai thói lừa phỉnh của những kẻ theo thời cơ chủ nghĩa; và trong H ai người nói chuyện , anh chê bai tính tham đó bỏ đăng của thế thái nhân tình. v.v. ...
Tuy nhiên, đàng sau mặt Xấu , chính là mặt Đẹp đằng sau những cảnh sắc đen tối, được phơi bầy trong tác phẩm - chính là một cái gì đó rát man mác tình người.
Đọc Chuyện con rắn ở quê nhà một hồi ký viết về tuổi thơ ở làng Đông Triều
( Bắc Bộ ) kéo dài cho đến tận sau này đã trưởng thành ở Sài gòn, độc giả không thể không cảm động với những dòng gợi nhớ kỷ niệm của tác giả; những kỷ niệm tất êm đềm mà bất cứ ai trong chúng ta cũng từng đã trải. Cuộc chia đôi đất nước 1954, rồi, cuộc đổi đời ... 1975, được tác giả trình bày trong bài viết; đã chính là những dấu ấn rất ngậm ngùi cho những người đã sống qua 2 thời kỳ đó. Và, có ai không thấy lòng bâng khuâng, khi lật lại trong trí mình bức tranh đau buồn ấy, qua những dòng viết của tác giả? Có ai không khỏi mủi lòng, khi hình dung đến những vùng trời quê hương đã ra ngoài tầm mắt, những chốn yêu dấu đã không còn thường xuyên được lui tới, trở về.
Nỗi đau của Hoàng Vũ Đông Sơn cũng chính là nỗi đau của chúng ta, những con người sống xa quê hương đến hàng vạn dặm. Chỉ có điều khác , là anh đi tìm quê hương ngay trong chính quê hương anh đáng hiện hữu - còn, chúng ta thì lại đi tìm quê hương qua những bất chợt nhìn thấy của hình ảnh, của văn chương, thi ca và của qua giấc mộng mà khi tỉnh dậy vẫn còn thấy rất bàng hoàng.
Điểm thành công của Hoàng Vũ Đông Sơn chính khởi từ đó. Anh đã nói giùm tâm sự kẻ khác bằng những dòng văn lôi cuốn, đã khóc giùm cho những người mang cuộc sống tha phương bằng chính ngay những tấc lòng mình.
***
Ngoài ra, ' Tháng Hai buồn đọc lại Lỗ Tấn' còn bao gồm luôn những bài viết về lịch sử. Những trang sử tất cả mọi người đều từng biết khi còn ngồi ở ghế nhà trường, vậy mà, bây giờ đọc lại, lại thấy như có cái gì rất mới .
Phải rồi ! Cuộc sống áo cơm làm chúng ta quên mất quãng thời gian đẹp nhất của con người, để khi bất chợt nhìn lại, thì chỉ còn là một nỗi bâng khuâng rất nhẹ [ một ]
Hoàng Vũ Đông Sơn ' khác' . Tuy không phải là một nhà sử học, nhưng anh vẫn rất trân trọng yêu mến những cái gì đã trở thành lịch sử. Hằng ngày ,anh cúi mình trên bàn viết, để lục tìm và ghi lại từng dữ kiện lịch sử. Cuối cùng, các bài viết truy cứu lịch sử trong tuyển tập Tháng Hai buồn đọc lại Lỗ Tấn này là điều khiến chúng ta phải đặt lại với mình về những tương quan đất nước, về niềm kiêu hãnh và cả nỗi chua xót cho cái gọi là ' 5000 năm văn hiến 'của dân tộc Việtnam. Đó là những việc chúng ta đã ' quên' đi gần hết, kể từ ngày rời khỏi trường, lớp - nhưng lại là điều vô cùng cần thiết để từ đó có thể dùng vốn liếng mà nhắc nhở cho lớp lớp con em ( đặc biệt là lớp con em ở hải ngoai ) biết thế nào [ là ] niềm tự hào dân tộc, thế nào là sự tự tin để sống còn trong cái thế giới đầy tranh đấu đang sống hiện nay .
***
Đọc Tháng Hai buồn đọc lại Lỗ Tấn , độc giả không khỏi mỉm cười trên nhiều đoạn văn, nhiều câu đối thoại rất hài hước mà cũng rất chua cay thâm thúy. Ẩn tàng trên các trang sách là hình ảnh một ' anh đồ gàn' trói gà không chặt, quyện lẫn với bóng dáng một con người thất cơ lơ vận, sống khép mình như một cái bóng trong đời sống chỉ văn chương mới là nguồn giải tỏa cho những nỗi uẩn ức riêng.
Đọc tác phẩm, độc giả cũng không ngăn được mối ngậm ngùi theo những cảnh đời, những vận số nạn nhân được tạo nên từ sự phân hóa của xã hội, Sự đổi thay tàn khốc của cuộc hậu chiến. Đọc rồi, từ nỗi ngậm ngùi này, một tình cảm khác đã thấy xuất hiện trong trái tim người đọc. Đó là sự xót xa cho cả một dân tộc đã phải chịu đựng quá lâu những cuộc chiến tranh, những lần chống trả giữa ' mình và người ' - hay giữa
' mình với mình ' - và cái kết quả của ' một thuở thanh bình' hôm nay chỉ là sản phẩm được đẻ ra từ những điều giả tạo, những tính cảm ' chết ' và những gốc rễ bật tung của luân thường đạo lý.
Đâu đó, trong sâu thẳm trái tim, độc giả cũng dường như tự vấn chính mình theo những gì đã đọc. Và một câu hỏi cứ vẫn quay cuồng trong đầu, khi cuốn sách trong tay đã được xếp lại.
' Đến bao giờ thì những con dân Việt đang sống tại quê nhà, hay đã bỏ đi biền biệt xa đất Tổ đến hàng vạn dặm - mới tìm thấy được một chút bình an trong tâm tư khi nghĩ về 2 chữ ' Quê Hương ? '
trần thị bông giấy
CALIFORNIA ĐÊM THỨ BẢY 31- 8- 2002
[]
mục lục
cơm bụi ( tr. 15 )
cà kê dê ngỗng ( tr. 21)
quà giáng sinh ( tr. 25)
cái rốn (tr. 22 )
tháng 2 buồn đọc lại lỗ tấn ( tr. 33)
sợi bún điêu linh ( tr. 43)
bún thang - từ thực chất đến
huyền thoại ( tr. 49)
buồn vui qua những năm thìn ( tr. 59)
chuyện con rắn ở quê nhà ( tr. 73)
đĩ ngựa ( tr. 117)
xa mã cặp kè ( tr. 123)
những năm ngọ ( tr. 129)
tái ông thất mã ( tr. 147)
ngựa tự giới thiệu ( tr. 151)
vài nét ngựa qua thành ngữ, tục ngữ ( tr. 157)
ngựa của thánh gióng ( tr. 165)
những bản đàn ( tr. 175)
dưới gốc sung già ( tr. 187)
cứ vui như tết ( tr. 191)
chuyện vặt cuối năm tay trắng ( tr. 191)
chuyện lớn cuối năm hay
cũng chỉ là chuyện vặt ( tr. 209)
tây ở ta & ta ở tây ( tr. 219)
thành phố tôi : rất trẻ ( trt. 235)
hai người nói chuyện ( tr. 255)
cù lao phố ấy có thời ... ( tr. 279)
đỏng đảnh luận ( tr. 293)
đi hoang ( tr. 309)
dalat mộng mơ, đà ... lạt thật ( tr. 315)
miên man câu đối tết ( tr. 329)
chó má cảm thán ( tr. 337)
bợm nguyên tử ( tr. 351)
xã tắc lững hồi lao thạch mã ( tr. 361).
cơm bụi
hoàng vũ đông sơn
Từ khi có tí gọi là tổ ấm, tôi đoạn tuyệt được cảnh cơm hàng cháo chợ. Anh em bằng hữu của tôi phần lớn đều thành công về địa vị và tiền bạc, nhưng vẫn có anh thất cơ lơ vận về tình cảm, cô đơn như một cái bóng, nhưng ăn nói ít đi đứng vẫn toát ra vẻ bất cần đời. Những người anh em này cần 1 không khí ấm cúng gia đình. Bữa cơm rau mắm vui vẻ làm ấm lòng anh em đã là thói quen. Nhưng đã là thói quen thì có tất cả cái đáng yêu và đáng ghét.
Thực ra, đôi khi cũng lúng túng. Chỉ đáng ghét ở những lúc cạn nhẵn tiền mà bạn đến chơi nhà. Phải tiếp thôi. Bằng mọi giá, phải có cái gì đặt lên bàn lai rai mới thù. Ảnh hưởng hổ tương của nhau, nên chuyết thê khi phải giảng dậy cho học trò bài Bạn đến chơi nhà của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, là thị phê phán thai độ đơn bạc của bậc đại khoa đại giáp mà sách vở vẫn ghi là đạt nhân quân tử.
Thấy cô giáo xách giỏ đi chợ trễ là những phụ huynh học sinh bán hàng tươi sống ở chợ , đoán biết ngay nhà cô cóp khách đột xuất, nên họ vất hàng vào giỏ. Đương nhiên là cô đi vội quên cả mang theo tiền. Thì cũng chỉ dám vụng tay ở mức tùy gia phong kiệm, giật gấu vá vai , sao cho vừa với khoản lương tiền hàng tháng.
Đồng nghiệp, bà con, bạn bè mới cũ ở ngoài bắc vào, nhận định rằng bệnh sĩ của gia đình tôi quá năng. Bản thân tôi không là bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ; nhưng lại liên quan liên hệ với những thứ sĩ khác. Những thứ sĩ tôi cho là đáng yêu, đáng kính nhất mà đời phải trang trọng mới có cái để mà hãnh diện là 4000 năm văn hiến. Thấy tôi không vui khi nghe tiếng bệnh sĩ, vợ tôi phải giải thích rằng :
'Người miền bắc họ ưa nói tắt. Bệnh sĩ đây có nghĩa là ' sĩ diện '. Cũng như nói đến nam nhân nữ phụ thì gọi là ' tính' là ' giống'... Nếu' ông' cho đó là lời phê phán thì cũng nhẹ nhàng thôi, không lấy gì lá xúc phạm quá đáng đâu ?'
Tôi nói :
' Theo cách giải thích thấu tình đạt lý của ' bà ' thì đức Tam Nguyên là sư tổ ngành 'Không Có Sĩ Bệnh.' Ý kiến hay ! Được lắm ! Ghi thêm vào giáo án đi ! Coi như một phát kiến tuyệt vời. Biết đâu, mai kia, mốt nọ, có vị học quan cấp cao nào đó thấy được vấn đề, cho bà là nhà giáo ưu tú, tức thì bố con ta được nhờ. Chỉ ít là phần tinh thần như mấy người đến nhà mình được giới thiệu là phu quân của nhà giáo ưu tú X..., ái từ của nhà giáo ưu tú Y ... '
Qua bao nhiêu cuộc đổi thay mà vợ tôi vẫn là thứ đàn bà xưa. Thị cứ ngoan cố, khăng khăng cho câu cách ngôn' Nhịn ăn đãi khách đường xa / Đấy là phương tiện chồng ta đi đường '- và đó là chân lý không bao giờ thay đổi. Ả trách tôi đã tiếp anh em ở xa về bằng cơm bụi. Tôi phải lấy oai của ông Đỗ Mạnh * ra hù ả , cùng với lời giải thích dài dóng văn tự là :
----
* không chừng, có thể ám chỉ THẰNG PHẢI GIÓ ?
( BT ).
' Người bạn trẻ tuổi tài cao, có địa vị xã hội đương đại, gia đình rất hạnh phúc , có đủ thứ, chỉ không có thì giờ đàn đúm thôi. Từ xứ Bưởi xuống đây có công có việc, đương sự cố giành một thời khoảng ngắn ngủi ngồi với anh em để nhân thể ôn lại kỷ niệm về ông Nguyễn đang ở xa, ' thương' ông là người thích ăn ngon mà lại phải đầy đủ các yếu tố để ngon như thi sỉ Tản Đà đã khuyến bảo . Không biết giờ đây ông có đủ ' tư cách 'để ngày ' sực ' 2 bữa cơm ta ? Hay là cứ phải cơm tây cho qua quít? Ngoài ra, ông Đỗ Mạnh còn bằng lòng cho chọn quán ở đường Tú Xương, đồng ý cho Bùi Quang được anh dũng làm Anh Hai chi địa * nữa. Chẳng qua là ta ' cung kính bất như tòng mạng ! '
. Vả lại, ' cơm bụi' bây giờ khác với cơm hàng cháo chợ xưa rất nhiều ! '.
-----
* Anh Hai chi địa : người trả tiền bữa ăn. (BT)
***
Cơm hàng cháo chợ ... ngày xưa là cách qua bữa của những kẻ sống vô gia cư , chết vô địa táng . Với danh xưng Cơm Bụi bây giờ đã trở thành cái mốt của đủ thứ hạng người trong xã hội phố thị ồn ào.
Anh chán cơm nhà quà vợ ư ? - [ thì ] Cơm Bụi ! '
Chị hờn duyên tủi phận hay việc chồng con có gì chếch mếch ? [ thì ] Cơm Bụi !
Cơm Bụi bây giờ văn minh tiên tiến đến độ người ta rủ rê nhau, hẹn hò nhau tại' quán cơm bụi có máy điều hòa nhiệt độ, có vô tuyến truyền hình màn ảnh rộng, có điện thoại gọi đi khắp năm châu bốn biển và có các lọai rượu ngon nổi tiếng thế giới cùng các món thở sản từng vùng: bắc, trung ,nam nước Việt '.
Chủ quán cơm bụi là những tay làm kinh tế giỏi, hiểu thấu thị hiếu của khách hàng, luôn luôn thích ngon rẻ, thoáng mát, lịch sự ; nện có sẵn cả mười mấy món thức ăn cho khách tự chọn lựa lấy - cứ 3 món là 1 phần ăn giá 10.000$00 tiền ngân hàng nhà nước Việtnam. Đội ngũ tiếp viên phần lớn đều không chuyên, đa số là sinh viên đã ra trường chưa có chỗ làm, hoặc đang còn đi học, cần có chút đỉnh tiền để chi dụng vào việc đèn sách. Không biết đấy có được coi là một vấn nạn cho tuổi trẻ Việtnam hôm nay ? Các cô cậu sinh viên khỏe mạnh, mặt sáng như gương, vui vẻ nhanh nhẹn đón ý từng vị khách. Mà khách thì đa tạp lắm. Họ có thể là các đấng gian thương chuyên trốn sưu lậu thuế, là các bậc cưỡi xe phấn khối lớn, xuất kỳ bất ý ra tay ... Và đấy có phải là nỗi đau cho các kỹ sư, bác sĩ, luật sư, giáo sư ... tương
lai ? Có lẽ chẳng ai lại lẩm cẩm bỏ công tìm hiểu hay trả lời câu hỏi hết sức đơn giản này. Phải chăng, các cháu ấy phải tự đi thực tế để tiếp cận nhân tình, trước khi được bổ làm quan như thời nho học xa xưa vẫn thế ? Tiến vi quan, trước hết phải là học quan ở một huyện với chức danh là huấn đạo. Dạy học trò ở địa phương, tiếp cận với đủ thứ hạng người là phụ huynh môn sinh của mình trong vùng, đó là sự thực tập tuyệt vời cho cương vị phụ mẫu chi dân trong mai hậu.
***
Tôi thường kể chuyện xưa tích cũ ở cái thời quốc phá gia vong mà thân tôi phải miệt mài gánh chịu. Những ngày tháng ở miền Trung, vì cứ tưởng như mọi năm ,sẽ được về Sàigòn ăn tết, nên không thèm chuẩn bị, kể cả tiền tiêu vặt. Chẳng ngờ lệnh cấm túc để chờ công tác mới dữ dội và ngặt nghèo làm sao ! Tết ấy, Từ Vũ và tôi đã đói , lại còn gánh thêm mấy anh em không nhà có phần đói hơn nữa. Sáng mồng một, rồi mồng hai, mồng ba không rời khỏi nhà nửa bước. Quê vì không có tiền lì xì cho đám trè nít, con cháu anh em bạn bè Đã Nẵng, nên ở nhà ăn tết bằng mì gói. Sau có thêm đòn bánh tét do Vũ hòang Anh đưa về. Bánh còn sống nhăn vẫn đuộc anh em tận tình chiếu cố. thế nhưng cái tết ấy vẫn còn sung sướng, vì có anh em cận kề cùng nhau ăn hàm thụ. Chả bù cái tết năm nào ở Sài gòn, quá trưa ba mươi, leo lên quán bà Cả Đọi ăn cơm. Cơm chỉ còn 1 chén và 1 miếng cháy cùng 1 tô canh nhỏ không biết tên gọi là gì, vài miếng thịt kho có nước lỏng chỏng. Vậy mà tôi đã ăn ngon lành. Cô con gái bà Cả vửa dọn dẹp nhà cửa để đón ông bà, vừa ái ngại nhìn tôi, thỉnh thoảng liếc sang bà mẹ đang chăm chút mâm ngũ quả và nhang đèn trên bàn thờ. Đợi cái gật đầu chào như thường lệ của tôi, bà tươi cười bảo:
' Nam nay cậu bận không về nhà ăn tết được nhỉ ? Chiều nay mời cậu lại dùng bữa cơm tất niên với mẹ con tôi rồi ở lại đón giao thừa một thể cho vui !'
Tôi đáp :
' Xin cảm bà, tôi phải về để chuẩn bị khăn gói gió đưa, có người bạn đem xe đến đón tôi về nhà ăn tết rồi. Hẹn qua Giêng lại đến quấy quả bà và cô .'
Bà thực tình , còn tôi nói dối. Hai bên cùng hiểu như thế.
Tôi ưa nhắc lại chuyện cũ để con tôi nhở rằng có cõi trú, một đại gia đình lá đại phúc. Ngày xưa, kẻ vô gia đình, khi tết đến; nếu không chuẩn bị để tự túc tự cường, thì phải đi ăn ké ở nhà bà con hay bè bạn. Hàng quán đểu đóng cửa nghỉ, tối thiểu 3 ngày đầu xuân, dù hàng quán đó mở ngang tầm hay dưới cơ , [ như ] quán bà Cả Đọi.
Quán cơm bà Cả Đọi bây giờ không chỉ còn dành riêng cho những kẻ đọi nữa. Quán đã nhẩy xuống đất ở đại lộ. Quán đã trở thành một tiêm ăn sang cho cả tây, tàu, Mỹ, Nhật và những ông bà đã một thời là dân tiêu biểu cho thành phố này, bây giờ trở thành Việt kiều về thăm quê hương. Còn Mít chính cống , những đấng làng nhàng có muốn tìm lại chút hương xưa cũng không thể được. Lý do đơn giản:
' xơi một bữa ở đó thì sẽ' đọi' cả tháng ! '.
Cơm Bụi là cách nói của những trự ưa đàn đúm với anh em bầu bạn mà không muốn phiền hà đến gIa đình. Trên khắp thành phố tôi yêu này, ai cắc cớ đi tìm một quán cơm có tên là Bụi sẽ không bao giờ thấy. Mà có bụi 100% cũng chẳng ai dại gì xưng danh như thế . Tên gọi theo thói quen hay tên gọi thường, luôn luôn khác biệt với tên thật. Ngay cả quán bán tất cả các loại bún theo hương vị xứ Bắc, ai cũng gọi là quán bà Ba Bủng, nhưng danh xưng trên bảng hiệu lại là Trịnh Bổng.
Quán cơm bà Cả Đọi ngày xưa ấy, không biết ai đặt ra, lại chẳng có một dòng, một chữ bảng hiệu nào. Nhưng nếu nói đến đại danh của Bà thì ai cũng biết và đều nhớ rằng :
' nơi đây đã từng bán ra những món ăn Bắc Kỳ thứ thiệt, làm đúng cách, đúng kiểu để [ làm] ấm lòng những anh đuổi Pháp quá đà , những anh phải duyên với người khác quê, khác xứ, hoặc, những chàng ế vợ kinh niên sớm chiều tìm đến.'
Cơm Bụi ngày đêm sớm tối đều sẵn ở hàng quán nhiều nơi, nhiều chỗ cho những cánh cò, cánh vạc lạc loài thực thụ hay bốc đồng làm dáng. Hoặc, nhất thời, nếu chẳng may cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, thì Cơm Bụi là một cứu cánh.
Cơm Bụi muôn năm ! Cờm Bụi tuyệt vời !
( kỳ sau : cà kê dê ngỗng )
SAIGON 15- 12- 1999 / TRỌNG ĐÔNG KỶ MÃO.
hoàng vũ đông sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét