nhà văn hậu chiến 1950- 1956 - 20
thế phong
---------------------------------------------------------------
Chương hai
VỀ CÁC NHÀ VĂN ĐỘC LẬP VIẾT SƠ LƯỢC
--------
Tiết 1.- Tiểu mục :
TÙNG LONG ( nữ )
QUỲNH HƯƠNG ( nữ )
THIẾU MAI ( nữ )
MINH ĐĂNG KHANH, TẠ QUANG KHÔI,
TƯỜNG HÙNG, KIÊM MINH, TÔ KIỀU NGÂN,
UYÊN THAO, NGUYỄN HOÀI VĂN .
-----------------------------------------------------------------
Lớp nhà văn nữ, điển hình khuynh hướng tình cảm lãng mạn buông lỏng, tác phẩm là truyện dài đăng trên nhật báo Sài Gòn Mới ( chủ nhiệm: bà Bút Trà ) , như Tùng Long
( nữ ) , Quỳnh Hương ( nữ ), Thiếu Mai- Vũ Bá Hùng ( nữ) ... - thuộc loại văn câu khách
nội dung , giá trị không cao . Một số nhà văn trẻ khác đang lên, như Kiêm Minh, Uyên Thao, Tạ quang Khôi, Nguyễn Hoài Văn, Minh Đăng Khánh. Tô Kiều Ngân, Tường Hùng ... nội ding tác phẩm, mổ xẻ nội tâm người thời đại sâu sắc. Truyện ngắn, tạp văn có Nguyễn Hoài Văn, Kiêm Minh, Uyên Thao ... Truyện dài đăng báo từng kỳ( feuilleton ) trên nhật báo Tự do, có sự khích lệ nhiệt tình Vũ khắc Khoan ( kich tác gia, một trong ban chủ biên báo 'Tự do' được 1 viên chức Mỹ ( USIS ) tài trợ hình thành tờ báo trên ) . Một số nhà văn khác chưa nói đến trong sách , dù tuổi đã chín muồi, nhưng nghiệp văn mới khởi sự, theo thiển ý chỉ viết sơ lược. Chẳng hạn Lưu Nghi, ( sau chủ trương nxb Trùng dương) , Phạm Nguyên Vũ ( trẻ ) có một số truyện ngắn đăng trên Sáng tạo, Tân kỷ nguyên, hoặc Võ Phiến
( 1925 - ), chủ trương nxb Thời mới khởi đầu đăng tạp văn trên báo Mùa lúa mới
( Huế ) , Bách khoa ( Saigon ) , tác giả Chữ tình ( 1957) , Thanh Thương Hoàng * với truyện dài Kiếp phong sương ( Saigon 1957 ) , Văn Quang với truyện ngắn Dưới ánh đèn đêm, Giao Thanh, truyện ngắn Trọn vẹn, Huy Trâm ** truyện ngắn Đêm mưa trong xóm Hoa kiều ... Đa số các tác giả dùng chất liệu từ đời sống họ, hoặc, hình tượng sống đãi loc từ ngoải đời, đưa vào truyện, đủ gây ấn tượng ban đầu, sẽ là nhà văn trong tương lai. Hình ảnh các nhà văn ấy, khiến chúng tôi nhớ đến Raymond Radiguet qua tác phẩm
Le diable au corps ***- đọc xong, nhà thơ nổi tiếng Jean Cocteau khen ' những trang tuyệt đẹp trong văn chương Pháp '.
------
* Thanh Thương Hoàng tên khai sinh Nguyễn Thanh Chiêu , sau đổi Chiểu. Tác phẩm : Nổi lửa
( 1962),' Cánh hoa mùa loạn' ( 1963), Lành rách ( 1969 ) ,' Kiếp phong sương' v.v... Sinh 1930 ở Quảng Ninh ( Bắc bộ ) , nguyên quán Thanh Hóa. Tác phẩm đầu tay xb năm 1957, từng là chủ tịch Nghiệp đoàn ký giả Việtnam . Học tập cải tạo xong, sau , định cư ở Huê Kỳ năm 1999, tác giả tự in truyện 'Tiến sĩ Lê Mai ', 'Người Mỹ cô đơn '( San José 2000),' The lonely American' (Tiếng quê hương, USA 2004 ) .. .
( Chú thích sau ).
** Huy Trâm , tên khai sinh Nguyễn Hồng Nhuận Tam ( sau đổi Tâm ). Sinh 1937 ở Thái Bình . Cháu đích tôn Bảng Mộng. Học trung học trường Phan đình Phùng ( Hànội 1950 ) , sau học Trường chuyên khoa Quốc Học ( Huế) , bạn học Đào minh Lượng ( 1936 - Hoa Kỳ 2013 ) . Cả 2 sau đó là biên lý công tố, thẩm phán , đều là tác giả thơ , truyện của nhiều tác phẩm. Đã in :' Chiều quê hương'
( truyện ngắn, 1963),' Lòng chưa dâu biển ' (thơ, 1967), 'Những hàng châu ngọc trong thi ca' ( nxb Sáng tạo 1969 , Giải thưởng văn chương toàn quốc 1969) v.v. ... Sau 7 năm cải tạo sang định cư ở Huê Kỳ, xuất bản : ' Dòng lệ thơ ngây' ( thơ, California 1992 )' Đi vào lòng cuộc đời '( thơ, USA 1997 ) v.v...
( Chú thích sau )
*** có bản dịch sang việt ngữ ' Tình cuồng' / Huỳnh Phan Anh + Nguyễn nhật Duật dịch.
( Chú thích sau )
Tiết 1.-
Tiểu mục :
1.- bà Tùng Long .
Tên Lê thi Bạch Vân, sinh 1913 ở Đà Nẵng, qua đời ở tp. HCM 2006. Theo học Trường Áo Tím ( bây giờ : Gia Long ) . Chủ trương báo Tân thời ờ Saigon. Váo Nam từ 1935, biên tập viên nhật báo Saigon mới ( cn: bà Bút Trà ) , Phu nữ diễn đàn, Văn nghệ tiền phong ... Từ 1952, cho đăng truyện dài từng ký trên báo Saigon mới : Nhị Lan , Chúa tiền chúa bạc , Những kẻ có lòng, Hoa tỉ muội, Tình & Tiền , lầu tỉnh mộng, Ái tình & Danh dự ... một số truyện sau được in thành sách. Truyện bà Tùng Long đề cao nền luân lý cũ, giáo dục gia phong nền nếp theo quan niệm cổ hủ, chịu ảnh hưởng luân lý trường đời của Lê văn Trương - nếu nhân vật truyện Lê văn Trương, đôi khi cường điệu trở thành anh hùng rơm - y hệt nếp sống nhân vật truyện Tùng Long. Trong hầu hết các truyện mang tính cách cao thượng hão, phong lưu mượn. Thường thường, người nghèo thương người nghèo chỉ vì làm phúc , con gái một khi cha mẹ đặt đâu phải ngồi đó, giầu lóng bác ái, nhưng ngụy-bác-ái ( philanthropie). Những truyện Lầu tỉnh mộng, Hoa tỉ muội, câu cú, bút pháp đủ sức hấp dẫn lôi cuốn đàn bà, con gái có trình đô văn hóa phổ thông, ưa thích tiểu thuyết khuê phòng gay cấn, tình tiết lắt léo.
Văn chương lãng mạn binh dân của Tùng Long ảnh hương đến quần chúng không nhỏ. Chung trường hợp bà Tùng Long: Tôn Ngô, Dương Hà, Phú Đức, Nguyễn ngọc Mẫn, Trong Nguyên ... Riêng nhà văn trẻ tuổi Trọng Nguyên có lượng tiểu thuyết bán chạy không kém Tùng Long, nhưng nội dung mới hơn, nhân vật đầy sức sống , việtnam hơn - ấy là so sánh tâm lý nhân vật tiểu thuyết bà Tùng Long không việtnam, bởi, phỏng theo truyện phương tây, qua các báo Noux Deux, Marie Claire ... chẳng hạn vậy.
2.- Quỳnh Hương .
Tên thật Vũ thị Ngọc Hương, sinh 1918 ở Huế. theo học Trường Nữ Đồng Khánh, École des Soeurs ở Huế. Viết văn khi còn ngồi trên ghế nhà trường, năm 17 tuổi. Những bài văn đầu tiên gửi cho báo Nam Phong ( cn: Phạm Quỳnh ) , Phong hóa ( Nhất Linh chủ trương ), Phụ nữ thời đàm ...
Tác phẩm đã xuất bản: Hai ngả đường ( Nxb Bốn phương, Saigon 1953 ) ...
Về mặt phân tích nhân vật nữ, tác giả tỏ ra khá sâu sắc, tế nhị. Từ một cử chỉ nhỏ nhặt của phụ nữ, ý nghĩ bộc phát thật phức tạp nữ giới, và chỉ nữ giới mới biết được thể hiện trong tác phẩm rõ nét. Tuy nhiên, Hai ngả đường viết chưa cao, tuy nội dung tiến bộ. Nếu đem so sánh truyện Hai ngả đường / Quỳnh Hương với Một linh hồn / Thụy-An- Hoàng Dân đúng là một trời một vực. ..
3.- Thiếu Mai- Vũ bá Hùng.
Tên Nguyễn thị Hòa , sinh 1918 ở Hà Đông ( Bắc Bộ ) . Viết cho báo Đàn bà / Thụy An-Hoàng Dân từ thời tiền chiến. Bài văn đầu tiên Kiếp hoa đăng báo , sau được Giải thưởng Phụ nữ năm 1933.
Sau 1950, bà dịch truyện Amok / Stephan Zweig trên báo Tiếng dân ở Hànội. vào Saigon, bà viết cho các báo Ban mai, ( cn : Phan văn Chẩn ), nhật báo Quốc gia ( chủ bút : Nhị Lang )... Tác phẩm đã xuất bản: Trời đã xế chiều ( Nxb Hưng Long, Hànội 1953), Tiếng gọi đồng quê , dịch The Good Earth / Pearl Buck.
Tóm tắt cốt truyện Trời đã xế chiều, tả cuộc đời sóng gió một người vợ trẻ có tên Phương Lan. Nhân vật nữ lập gia đình rồi, phó thác số phận cho chồng lo toan, riêng nàng cho đây là cách xây dựng hạnh phúc gia đình tốt đẹp nhất. Khi có nhân vật thứ 3 xen vào, chồng nàng san xẻ tình yêu cho nhân vật thứ 3, thì Phương Lan thấy không còn cách nào giải quyết, ngoài ly dị. nàng sẽ bế con thơ ra đi.
Cốt truyện giản dị vậy, tác giả mổ xẻ tâm lý nhân vật nữ, sâu hơn vẫn là nhân vật Phương Lan. Còn nhân vật nam, như tuấn, như Huy, Linh; tác giả áp dụng dĩ độc trị đôc để giải quyết bế tắc của mỗi nhân vật. Nhưng có thể, nghệ thuật viết non tay, lối
dĩ độc trị độc không mang lại hiệu quả như ý tác giả. Chịu ảnh hưởng Tây học nhiều, nhưng bà không rũ sạch tư tưởng Khổng, Mạnh để giải quyết số phận nhân vật theo
định mệnh. Tác giả cho nhân vật Huy kết hôn với Phương Lan, vì nàng không thể tránh nổi hồng nhan mệnh bạc ; sau, Huy chết vì không còn được hồng nhan yêu, nên Phương Lan cũng tự tư, vì hối hận. Cách giải quyết nhân vật theo định mệnh trong truyện
Trời đã xế chiều, Duy Sinh phê bình khá xác đáng :
'... Đây giản dị lắm . Toàn là những trời bắt, thoát so được ? Tác giả đã đành chịu với định mệnh thì làm sao cho các nhân vật của mình tìm ra lối thoát. Định mệnh đã ràng buộc, định mệnh là quân tiên phong của định mệnh, bắt xế chiều rồi, làm sao cho hửng nắng . Gàn tai ác và dã man là đức tính của tác giả Phương Lan, thế nào làm cho Phương Lan lành mạnh được ...' *
-----
* Duy Sinh, tuần báo Mới xuất bản ở Saigon. ( chủ trương : Phạm văn Tươi )
Về dịch thuật, Thiếu Mai- Vũ bá Hùng qua Tiêng gọi đồng quê, chưa thề là dịch giả xuất sắc, dịch chưa thoát, chưa lột tả được nội dung nguyên tác. Nhiều đoạn văn dịch trúc trắc, ngô nghê, khó hiểu, đôi khi âu hoá quá mức, hơn cả tây phương- trong khi đó tác giả Pearl Buck tuy là người Mỹ, con gái của mục sư, sinh trưởng ở Trung hoa , thấm nhuần đông phương đậm.
4.- Minh đăng Khánh
( 1927- tp. HCM 198? )
Tên thật mang trong căn cước : Trần đăng Lộc . Sinh 1927 ơ Thanh hóa. Theo học khoa 1 Trường Lục quân Trần quốc Tuấn ở Liên khu IV. Sau hồi cư, ký Minh Đăng Khánh, biên tập viên tuần báo Đời mới ( Saigon ) tác giả truyện dài Bê & Lu đăng trên tuần báo Đời mới ( cn: Trần văn Ân). Minh Đăng Khánh rời kháng chiến, còn người em ruột ở lại, cũng viết lách, mang trùng bút danh Minh Đăng Khánh * .
- nếu Thy Thy Tống Ngọc ** trên nhật báo Giang sơn ( Hànội trước 1954, cn: Hoàng cơ Bình ) tác giả truyện thiếu nhi Khúc ca thơ ấu, thì ở Saigon có Minh Đăng Khánh, chăm sóc, giao dục thiếu nhi qua truyện Bê & Lu. Tác giả có giọng văn thật trong sáng, dí dỏm, tài kể chuyện hấp dẫn. Thồi tiền chiến có Trần trung Phương viết thơ thiếu nhi, còn
Tô Hoài viết Dế mèn phiêu lưu ký thật hấp dẫn sinh động, kích thích, gây hồi hộp cho đọc giả thiếu nhi, chia sẻ với chuyến phiêu lưu dế mèn tơ rời tổ.
Ông qua đời ờ Saigon vào thập niên 80. ( tai biến mạch máu não ).
----
* Trần đăng Thái sinh 1941 ở Thanh Hóa
** Thy Thy Tống Ngọc ở lại Hànội sau 20 - 7- 1954, đổi bút danh Thy Ngọc.
5.- Tạ quang Khôi .
Sinh 1933 ở Nam Định , bạn học và khởi sự viết cùng thời với Hoàng Song Liêm, Nghiêm Huy Giao... - ở Hànội vào thập niên 50 - Tạ quang Khôi chỉ gửi bài lai cảo tới các báo chờ đăng - sau 20- 7 1954, di cư vào Nam, được Vũ khắc Khoan khích lệ tận
tình , ngay cả việc chọn bút danh ký tên thật. ( ở Hànội ký Tạ quang Diễm ). Tạ quang Khôi tác giả truyện Vực thẳm đăng nhiều ký trên báo Tự do, truyện luận đề, tá cuộc xung đột giữa hai khối Cộng sản & Quốc gia. Nhân vật được xoay quanh sinh hoạt người làm chính trị. Nhưng không có sở trường, mà sở đoản cho tác giả Vực thẳm nhiều hơn , bời, ông thiếu vốn liếng chính trị, nhân vật chính khách trở thành kệch cỡm, ngây thơ. Như Nguyễn Ái Lữ chuyển viết truyện tâm tính sang luận đề chính trị trong Đường Tự do, thì sự xa lạ đầu tiên là đối với ngay chính tác giả. Hoặc Huy Sơn , từ Trước mồ trinh nữ , Thương em lạc hướng đời chuyển sang viết tiểu thuyết luận đề chính trị Trường ca, hình như, các tác giả chỉ có mục đích chính : xây dựng nhân vật đi đúng lập trường chống Cộng và đề cao Quốc gia mà thôi, còn nhân vật trong văn chương là phụ.
Riêng Tạ quang Khôi có khác hơn chút ít, so với 2 tác giả trên , qua truyện dài Mưa gió miền Nam, ông sở trường về tiểu thuyết tâm lý xã hội , được coi như một thành công bước đầu viết tiểu thuyết .
6.- Tường Hùng .
Nguyễn tường Hùng sinh 1931 tại Hànội . Cháu gọi Nguễn tường Tam bằng chú ruột, ngay tác phẩm đầu tay Gió mát , được Nhất Linh nâng đỡ tận tình , chủ soái
nhà xuất bản Phượng giang in ấn. ( Phương Giang do Nhất Linh chủ trương sau 1950 ở Saigon, do Nam Cường độc quyền phát hành ).
Tác giả đưa bối cảnh xã hội năm 1945, năm đầu Tổng khởi nghĩa vào truyện, những Sâm, Kim, Hương, Thu, Lý , Nam - hầu hết là thanh niên, nam nữ của thời kỳ ấy . Sâm bỡ ngỡ trước cuộc kháng chiến mở màn; vẻ dắn dỏi, can đảm của thôn nữ Kim, óng ả mượt mà thành thị Hương, mỗi nhân vật được phân tích có cá tính riêng biệt, tác giả đưa ra một kết luận: ' bất cứ thời đại nào , dù vừa trải qua cuộc cách mạng long trời lở đất đi nữa, thì lòng người thời nào vẫn giống nhau - không thích chiến tranh, và người ta vẫn yêu nhau, và tình yêu ở thời nào bao giờ cũng đẹp. '
Tâm lý nhân vật truyện được tác giả phân tích sâu sắc, tình cảm phong phú, rung động, nhất là những pha tả sự gặp gỡ giữa Sâm + Kim - chứng tõ nhà văn có bút pháp một tiểu thuyết gia tài năng từ truyền thống truyền lại. Có thể nói, nhân vật Sâm , phản ánh giai cấp tác giả, như được mô tả ' giai cấp ngồi mát ăn bát vàng ' , đợi để hưởng lộc bất chiên tự nhiên thành , không cần tranh đấu, vẫn tin kết quả tốt mang lại thì được quyền ưu tiên hưởng . Có đoạn bố cục , tác giả làm ra khác người , tạo tình tiết kỳ lạ, bí hiềm, tâm lý nhân vật đi xa quá ' lố ', có lẽ yếu tố ấy, chính tác giả tạo cho đọc giả đọc, khó hiểu. thì tin rằng lập ý cao chăng ?
Khi chúng tôi viết tời đây, tác giả Gió mát lên đường du học ở Pháp.
7.- Kiêm Minh . ( 1929 - tp. HCM 1985) .
Tên thật Trần kiêm Minh, sinh 1920 ở Huế mất ở tp. HCM vào 1985. Tác giả tất nhiều truyện ngắn, tạp bút được đăng trên các báo Đời mới, Nguồn sống mới, Thẩm mỹ, Nhân loại , Cải tạo loại mới, Sinh lực ... đến nay chưa xuất bản được tác phẩm nào. Kiêm Minh viết truyện thiếu nhi, riêng loại này xuất bản thành từng tập nhỏ. Ông rất sở đắc về loại truyện thiếu nhi, viết thật dí dỏm, kể chuyện rất hay, công thêm vẻ duyên dáng hơp tuổi mới lớn.
Về truyện ngắn như Chiến lợi phẩm, tả tâm trạng anh lính chiến trở về, nay chỉ biết sống nhờ vào chiến lợi phẩm có được, sau khi đã vào sinh ra tử, tay không lại hoàn tay không.
Sau thế chiến 2, đời sống khổ cực vì miếng cơm manh áo, dân Ý đại lợi ( Italy) được mô tả lại trong nhiều truyện ngắn, dọc xong, cười ra nước mắt của Alberto Moravia - thì đọc truyện Kiêm Minh viết về chiến tranh cũng vậy. Hoặc, ông viết về những mẩu đời đi xuống cùng khổ quá, muốn phá trật tự xã hội, trong truyện ngắn Cấm yêu - đọc lên thấm thía , chua xót. Một cặp nam thanh nữ tú yêu nhau bị gia đình cha mẹ cản ngăn không tác hợp, tự bẻ xích tung xiềng xích, bỏ nhà ra đi . Truyện ngắn Kiêm Minh sâu sắc, tế nhị, phản ảnh đời sống thực tế phũ phàng, nhân vật sống đời sống triết lý vụn đầy ý nghĩa. Tất cả đây đó, được ông thể hiện qua các truyện Sáng nửa đêm, Chiến lợi phẩm, Sau lưng thành phố, Cấm yêu ...
Số truyện ngắn này có thể lên tới con số hàng trăm. nếu được phép, tôi phong : nhà văn Kiêm Minh, người viết truyện ngắn hay nhất, sâu sắc, tiến bộ, lập ý cao, văn phong mượt mà, bóng bẩy của thời văn chương hậu chiến . Một nhà văn tài năng hàng đầu của truyện ngắn, tạp văn, qua đời ,trong cảnh túng quẫn nghiện ngập , bệnh hoạn ở tp HCM vào thập niên 80.
8.- Tô Kiều Ngân ( 1928 - tp. HCM 2012 )
Tên thật Lê Mộng Ngân . Sinh 1928 ở Huế, qua đời tại tp. HCM vào 2012. Bạn văn cùng lứa Nguyễn Minh Lang, Thanh Nam, Nguyễn thiệu Gian ... Cùng Thanh Nam ( Trần đại Việt ) được thuê làm chủ biên tuần báo Thẩm mỹ ( Saigon) vào những năm năm mươi.
Cộng tác với nhiều báo, đăng nhiều đoản văn, bài thơ nho nhỏ, điểm sách ngắn , Tô Kiều Ngân còn thổi sáo, ngâm thơ, kể cả viết sách mong mỏng dạy thổi sáo, ngâm thơ . Nhiều năm cộng tác với thi sĩ Đinh Hùng ( 1920- Saigon 1967) trong ban Tao đàn tại Đài phát thanh Saigon - ông còn là người viết cộng tác với nhiều báo, tạp chí từ nam qua trung ngược bắc, đọc giảicòn nhớ được đọc bài thơ Tâm sự người chiến binh đăng trên báo Mùa lúa mời ( cn: Võ thu Tịnh) , hoặc đoản văn chỉ vài cột báo viết về Phố hàng Khay đăng trên tuần báo Hồ Gươm ( Hànội) .
Tác phẩm duy nhất được in ra Người đi qua lô cốt ( tác giả xuạt bản , Saigon 1956).
Tô Kiều Ngân viết tạp văn, đoản truyện, thơ, nhưng không có gì nổi trội, đặc sắc, kể cả truyện nói về quân ngũ - tác giả phục vụ gần trọn đời, từ anh lính quèn tới sĩ quan cấp tá .
Tậpt ruyện Người đi qua lô cốt, truyện diễn tả tho lối văn cảm giác ( tạm gọi : style d;inspiration) như một truyện ngắn làm tựa trong Tháng giêng cỏ non / Mai Thảo, hơi hướng văn chương, lối viết từa tựa Mai Thảo nhưng chưa là Mai thảo vê bút pháp, câu cú .
Truyện khá nhất trong Người đi qua lô cốt là Nắng lửa, tác giả tả gia đình anh Mười quá nghèo, sống trong một xóm lao động. Cái hay đó là : ông tả rất sống động hiện thực, theo dõi tâm lý nhân vật chuyển biến qua thời đoạn sống, cũng chiều chuộng vợ con, gia đình không hơn 1 lần - bởi đời sống quá cơ cực, làm ăn không ra , vợ chồng gấu ó, cãi cọ chỉ vì tiề, cái khó bó cái khôn , khổ cực, nghèo nàn vợ chồng anh Mười kéo dài bất tận.
Đôi ba truyện ngắn khác như Biển lửa, Ánh đèn đêm ... không có gi mới, kể cả truyện chính Người đi qua lô cốt làm tựa sách.
9.- Uyên Thao .
Tên khai sinh ban đầu: Vũ viết Loan , tự thay đổi nhiều lần, hiện mang tên
Vũ quốc Châu. Sinh 1933 ở Tuyên Quang ( Bắc Bộ) trong gia đình lao dộng, về Hànội học từ 1950. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã có bài đăng trên Tia sáng đặc san
( cn: Ngô Vân ), bài ký Hà Lang và được thầy dạy học Nguyễn việt Hoài ( Hoài Việt ) khích lệ tận tình.
Năm 1954, phóng viên nhật báo Quốc gia ( cơ quan của Cao Đài liên minh Trình Minh Thế,
Nhị Lang chủ bút), cộng tác viên tạp chí Văn nghệ tập san ( cn :Nguyễn đăngThục), thư ký toà soạn tạp chí Sinh lực ( cn: Võ văn Trưng ) ,và nhiều bài bàn về văn học , qua bút danh
Lý danh Chương đăng trên tạp chí Văn hóa Á châu ( cn: Nguyễn đăng Thục ).
Truyện ngắn tâm tình đặc sắc như Nắng tháng 10 đăng trên tuần báo Văn nghệ tiền phong ( cn: Hồ Anh ) , Triệu chứng đăng trên báo Dân chủ ( cn: Vũ ngọc Các ) . Ở Nắng Tháng 10, Uyên Thao phân tích sâu sắc, văn phong nhẹ nhàng, hơi hướm văn Thạch Lam ( Tà áo lụa ) và truyện ngắn Đêm đông đặc viết theo luận đề chính trị, phân tranh Quốc Cộng ( báo Múa lúa mới, cn: Võ thu Tịnh) gò bó, đưa lập trường chính trị áp đặt nhân vật truyện dàn dựng, thiếu chất văn chương .
10.- Nguyễn hoài Văn .-
Tên thật Nguyễn bùi Thức, sinh 1930 ở Nam Định ( Bắc Bộ ) . Viết văn cùng thời
Tô kiều Ngân, Thanh Nam, Nguyễn thiệu Giang ... viết truyện ngắn nhiều hơn kịch ngắn , thơ. Truyện ngắn : Bơ vơ, Tình ruộng đất, Hai tiếng chuông, Thuở nào xưa,
Chiếc mũ lá .. .đăng trên tuần báo Quê hương ( Hànội), Thẩm mỹ ( Saigon ) và chưa xuất bản thành sách. Truyện ngắn đặc sắc: Dòng dư lệ đăng trên tạp chí Nghệ thuật ( 1953) , Chiếc mũ lá ( báo Thẩm mỹ, Saigon ) , truyện sau, tác giả tả 2 anh em ruột ở 2 chiến tuyến đối nghịch, gặp tại trận địa, chuyện tả lại thật bi thảm, xúc động, bàng hoàng , đánh động ý thức xâu xé trong nội chiến ròng rã qua nhiều thập niên.
Nguyển hoài Văn tạo được chỗ đứng riêng trong số nhà văn viết truyện ngắn , nếu như phải kể tên những nhà văn viết truyện ngắn hay ở hậu chiến .( mặc dầu ông chưa có tác phẩm xuất bản).
Từng phục vụ tại Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, sau nhiều năm học tập cải tạo, hiện định cư ở Hoa Kỳ.
( còn tiếp )
thế phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét