Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012
nhà văn hậu chiến 1950 1956 - thế phong - 4
nhà văn hậu chiến 1950- 1956 4
thế phong
Tiết 4
PHAN PHONG LINH
( 1911- 1956 )
Tiểu sử .-
Sinh 1911 ở Bắc Việt, qua đời ở Saigon vào 1956. Cộng tác với tạp chí Thế Kỷ ở Hanội vào thập niên 50 . Đã xuất bản Thắng cảnh Việtnam qua thi ca ( Saigon 1956) và nhiếu bài báo đã đăng trên báo Thế kỷ và Giang sơn ( Hànội trước 1954) , Văn nghệ tập san , Đời Mới, Văn nghệ Tự do.. ( Saigon ) .
Khuynh hướng .-
Ông viết bài chuyên đề về văn học, diễn tả qua thi ca - mục đích làm cho đọc giả yêu mến đất nước qua thắng cảnh, kích thích lòng yêu quê hương, đất nước.
Thắng cảnh Việtnam qua thi ca gồm 16 bài nóii về cảnh đẹp như: Hà Nội, Thành phố Cổ Loa, Núi Dục Thủy, Động Hương Tích, Đền kiếp Bạc, Hồ Hoàn Kiếm, Núi Yên Tử, Chùa Thấy, Đền Hùng Vương, Hồ Ba Bể, Văn Miếu, Động Tam Thanh, Vịnh Hạ Long, Sông Bạch Đằng, Núi Tử Trầm, Tây Hồ . sách viết vể danh lam, thắng cảnh rất súc tích, kèm ảnh, rất khổ công sưu tầm tư liệu.
Phan Phong Linh làm thơ thể thất ngôn trường thiên như : Xuân Viên Lan Tự ( báo Giang sơn Hànội trước 1954) , khuynh hướng hoài vọng dĩ vãng. Tâm trạng của một kẻ có tân học nhưng thấm nhuần sâu xa tư tưởng Khổng Mạnh, Lão Trang ...
Kết luận .-
Xuân Viên Lan Tạ coi như một bài thơ hay của Phan Phong Linh. Thi sĩ đưa tâm trạng hoài vọng vào thi ca, khi nhìn non sông nghiêng ngửa -- nhà tân học chịu ảnh hưởng sâu xa triết học cổ điển, đành bất lực trước canh nước bị xâm lăng, Pháp, đặt ách bảo hộ , gông cùm, lên ba phần đất Việt. Thân phận tác giả như cảnh vật, cây cỏ u buồn, như nhuốm vào cả trong danh lam thắng cảnh.
Một Thắng cảnh Việtnam qua thi ca , giá trị văn học đã được xác nhận :
" .. Không những chỉ có giá trị về văn học . Người ta có thể dùng cuốn ấy trích làm những bài tập đọc hay giảng văn trong các trường trung học và tiểu học. Phan Phong Linh đã mang cả tâm hồn yêu nước và yêu văn học để viết nên cuốn Thắng cảnh Việtnam qua thi ca. Một cuốn sách hữu ích và trong đó có gần 200 trang giấy khổ lớn, đã ghi bao hình ảnh đẹp và oai hùng của đất nước ."
Khóc một thi sĩ tài hoa, còn nhiều bài khác nữ;. ở đây, chỉ trích một bài của Vũ Hoàng Chương :
Hỡi ơi! Lòng đã nát chưa lòng?
Sét vỡ ầm, tín lệ đổ mưa
Tôi gọi, đất vùi phăng tiếng gọi
Anh thưa, trời cướp sống lời thưa
Giường thưa trăng tắt quê còn thiếu
Nhà lạnh thơ ngâm hận có thừa
Ai khóc chàng Phan, đầu chẳng bạc
Riêng ai sầu gửi áng mây đưa .
VŨ HOÀNG CHƯƠNG
Trích thơ Phan Phong Linh .-
XUÂN VIÊN LAN TẠ
Một buổi xuân tàn bóng ác phai
Lòng xuân như đượm mốc xuân hoài
Thư trai khép cánh bờ sông vắng
Lặng lẽ bên lan dạo gót hài.
Thoang thoảng hương lan quyện gió chiều
Nhẹ nhàng hồn khách những phiêu diêu
Hoa trang ghé hỏi ai là chủ ?
Gốc liễu ao sen khóm tiểu kiều.
Lão trượng tiên phong tóc bạc phơ
Hao hao như đã gặp bao giờ ?
Tiên sinh chắc hẳn người quen trước
Hội ngộ thân sau vẫn đợi chờ .
Khói trà cao thấp chuyện xa gần
Luận hết thanh tao giữa tục trần
Ưa thú thăm lan, lòng đã giải
Giang tay đưa khách tới vườn xuân.
Yêu kiều bạch ngọc vẻ băng trong
Khép cánh còn e nỗi thẹn thùng
Đâu phải dưới trần không kẻ biết
Nỗi riêng còn ngậm mối tình trung .
Trần mộng êm đềm trong giấc mơ
Hồng quần mầu lấy nhuộm bao giờ ?
Nỗi riêng chắc muốn quên niềm tục
Cuộc thế xem ra mới hững hờ .
Trinh bạch ai hơn ả Tố Tâm ?
Lòng băng còn đợi khách tri âm
Dịu dàng lá trắng pha xanh nhạt
Để thẹn cho ai chút lỡ lầm .
Lá uốn cong cong hoa trắng tinh
Nhị kiều diễm lệ gợi xuân tình
Gió đông cũng khó lưu người đẹp
Đông Tước nên xin nguyện chẳng thành .
Nhất điểm ai làm ố tấm thân
Ngờ đâu dạn mặt với phong trần
Mang danh hội điểm đới mai mỉa
Bướm lại ong qua biết mấy lần .
Giận đời ô trọc mê man
Nên mới say sưa rượu đánh tràn
Thanh khiết đã không người hiểu biết
Mặc ai mai mỉa Túy ông Lan .
Kẽ lá ai đem miến bạc vàng
Phô trương chi mãi cái giàu sang
Ngân biên với lại kim biên ấy
Sao chẳng đem khoe vẻ dịu dàng !
Lơi lả phong lan rủ trước mành
Thanh lan lặng lẽ giãi lòng xanh
Đông lan quê kệch mầu nâu nhạt
So với hoàng lan há thẹn mình .
Tưởng được quanh năm đón chúa xuân
Đổi thay nào biết đã bao lần
Tứ thời vẫn đậm phô mầu tía
Ngạo nghễ coi khinh cuộc chuyển vần .
Phân kiếm lăm le giơ Kiếm Trần
Ngang tàng như muốn chọc tường vân
Thư sinh Tử Cán hồn phong nhã
Ưu thú thanh nhàn lắng giọng văn.
Ủ lãm mầu đen đóa mặc lan
Phải chi rầu rĩ tiếc xuân tàn
Cát tường ngẫm phận lòng ngao ngán
Thắc mắc khôn khuây chuyện cũ càng .
Rầu rĩ xuân này dõi lối xưa
Rêu phong bụi phủ lá dầm mưa
Cổ cao hơn thước lan tàn tạ
Đâu bóng tri âm nắng đợi chờ .
Biến thầm một cuộc giặc Hoàng Lương
Dấu vết hằng in cảnh nhiễu nhương
Cột cháy, tường rơ, nhà mái sập
Hoang tàn tô đạm nét tang thương .
Tâm sự bây giờ ngỏ với ai ?
Hương lan cao quí đã đành phai
Khóc hoa dầu chẳng như người trước
Lòng cũng bâng khuâng nặng cảm hoài .
1954
PHAN PHONG LINH
Tiết 5
KẾT LUẬN VỀ NHÓM THẾ KỶ
Nhóm Thế kỷ tuy chưa tạo được thành tích văn học ghi mốc như các nhóm văn tiền chiến : Tự Lực văn đoàn , Hàn Thuyên ... nhưng với khoảng thời gian trên dưới 10 năm -- nhóm ấy tạo dấu ấn khá sâu đậm nền văn học đương đại. Công hàng đầu phải kể Bùi Xuân Uyên, chủ trương tạp chí Thế kỷ-- vá các cây bút chủ lực như : Xuân Nhã ( Ái Nhã ) , Phan Phong Linh, Triều Đẩu, Tạ Tỵ, Hoàng Chu Ngạc v. v. ... Và tạp chí này đăng truyện ngắn đầu tiên của Toàn Phong.
Nếu không có tạp chí Thế kỷ, chưa hẳn có Triều Đẩu. Hoặc Tạ Tỵ, vơi lới viết truyện ngắn sâu sắc, thám hiểm nột tâm nhân vật rất sống động. Phan Phong Linh, qua một sô bài, chưa đủ tạo một bản sắc đầy đủ tài năng phát triển; phải đợi khi xuất bản Thắng cảnh Việtnam qua thi ca , Phan Phong Linh mới đủ độ chín là một thi nhân tài hoa, bạc mệnh.
Trúc Sĩ, nhà văn chưa là nhà văn -- tác phẩm duy nhất được tán tụng là Kẽm Trống lại không phải của ông. Đó là người đạo văn muốn trở thành nhà văn -- nhung chưa là nhà văn được ! []
( CÒN TIẾP )
thế phong
( Nhà văn hậu chiến 1950 - 1956 - Đại Nam văn hiến xb, Saigon 1959, 1973 ).
. ( Saigon ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét