Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

thi sĩ' " độc nhỡn " vương đức lệ ...

những  trang sách khép mở / trần áng sơn-
 tập 3, giới thiệu vương đức lệ

                                           vương đức lệ ( lê đức vượng)
                                               thơ một bên và em  một bên...
                                                             bài viết : trần  áng sơn

                                                      tác phẩn đã xuất  bản:

                                                -   HOA  MƯỜI  PHƯƠNG ,  in chung, 1959
                               
                                                                -   40 BÀI THƠ
                                                                    in chung với  MAI TRUNG TĨNH , 1960
                                                                 -   ĐƯỜNG  LÊN  THIÊN  THAI
                                                                     in chung với MAI TRUNG TĨNH, 1962                                              
                                                                 -  TÌNH THƠ VƯƠNG ĐỨC LỆ , 1969
                                                         v. v. ... 

               Tập thơ  cin chung HOA MƯỜI PHƯƠNG xuất bản 1959 , qui tụ nhiều khuôn mặt trẻ, khi đó họ rất sung sức.    Trong số đó,  có những gương mặt nổi bật : KIỀU THÊ THỦY, KIM TUẤN, ĐỊNH GIANG, PHAN MINH HỒNG, VƯƠNG ĐỨC LỆ  ,  THANH NHUNG, NHƯ LAN, v. v...    Trong số  họ, tôi  thân với 2 người: Như LanKiều Thệ Thủy.  Chính nhân vật này  đã đưa tôi vào nhiều tình huống dở khóc, dở cười- đó là câu nói để tôi làm quen với Vương Đức Lệ - cũng chính nhân vật này đã làm tôi chia tay  N.L  

          Xin nói thêm về nhân vật Kiều Thệ Thủy.   Tên thật Nguyễn Ngọc Ánh, sinh ở Phan Thiết , cha là kiến trúc sư, chính ông đã vẽ hòa đồ kiến trúc, xây dựng tháp nước ngay trung tâm Phan Thiết.  Kiều Thệ Thủy sống rất đam mê, thiên vể bản năng; nhưng  đặc biệt có tài, thơ anh xếp hạng đầu trong tập thơ HOA MƯỜI PHƯƠNG.   Một tàii năng đầy cá tính, mạnh mẽ đến độ vô luân.   Anh say mê chủ nghĩa hiện sinh  , thơ anh sặc mùi hiện sinh, nhưng không kém chất thơ mộng.   Cho đến bây giờ, tôi vẫn thích 2 câu thơ của anh, khi anh thoát khỏi ảnh hưởng chủ nghĩa hiện sinh, nuối tiếc 1 thời gian qua :

                                              Chả nhẽ mà tôi mất hết sao
                                              Những trang nhật ký thoảng hương đào 

         Sau khi in chung thơ với Vương Đức Lệ   , Kiều Thệ Thủy mon men tới nhà Lệ chơi.  Một hôm anh tìm đến tôi, tiết lộ, Vương Đức Lệ có cô em gái tuyệt đẹp !   Lúc này tôi đang bị mồ côi, có cô bạn gái N.L , bị Kiều Thệ Thủy phá thối  đến độ phải chia tay.   Thủy dụ, nhường tôi cô em, trẻ, đẹp hơn.  Tôi ầm ừ, vì đang ngán ông bạn thân sống quá ẩu tả.   Cô em nhỏ của Vương Đức Lệ, sau này chính là Lê Thị Ý. tác giả bài Tưởng như còn người yêu, được P.D ( Phạm Duy)   phjổ nhạc, trở thành ca khúc lừng lẩy mộtt hời.
          Trong suốt thập niên 60, Vương Đức Lệ cùng Mai Trung Tĩnh, in chung  thơ, gây một hiện tượng trong giới thơ trẻ bấy giờ,  lại in riêng 1 tập TÌNH THƠ VƯƠNG ĐỨC LỆ . Cũng nên chú ý, thời kỳ Vương Đức Lệ sáng tác sung sức nhất , khi anh làm Trưởng đài phát thanh Long An.

           Đến  1969., Vương Đức Lệ thôi chức trưởng đài, trở thành giáo sư việt văn ( trung học) . Mãi đến  1975, tôi  mới quen Vương Đức Lệ và nhanh chóng trở nên thân thiết không biết từ lúc nào ?  Nhớ mãi, hình như gặp nhau ở 1 quán của  một bạn nhà văn trên đường Nguyễn Huệ thì phải ?   Vương Đức Lệ thích rề rà, cà -phê, cà -pháo, cùng chúng tôi nhâm nhi cà phê,  phà khói, đốt thuốc như đốt thời gian trôi qua loang loáng.   Vương Đức Lệ không nhậu nhẹt, trước khi chia tay, hai người đắt  xe đi tà tà trên đường Nguyễn Huệ, khi đến khách sạn Hữu Nghị,  chúng tôi gặp Hồng  Vân . ( lúc này đúng lúc vợ chồng đang hục hặc với chồng là  thi sĩ Nguyễn Nghiệp Nhượng) .  Hình như thiếu bạn tâm sự, gặp Vương Đức Lệ và tôi - Hồng Vân trút hết nổi niềm bực bội.   Tôi không ngờ  cô ca sĩ xinh xắn, hát hay nhất trong ban tam ca Đông Phương, có cuộc sống riêng tư trắc trở đến vậy !  Khi cô cảm thấy tâm trạng nhẹ nhõm hơn, Hồng  Vân chia tay 2 chúng tôi. và tôi cũng chia tay Vương Đức Lệ ở bùng binh Tòa Đô chánh.  
           Sau này, khi đã khá thân nhau, tôi hỏi anh dã làm những gi trong thời gian 5 năm trưởng Đài Long An? 
            Cười cưới, trả lời:
            "... thì yêu.. thì làm thơ, đánh xì phé., thế thôi "
            Câu trả lời có vẻ cà rỡn, nhưng tôi tin anh nói thật.  Ai đã đọc mấy tập thơ Vương Đức Lệ, đều có chung suy nghĩ :  ...thi sĩ  , tác giả, đúng là công tử  Hà Đông.."

             Về ngoại hình, Vương Đức Lệ có nhân dáng dễ nhìn, cao ráo, da trắng hồng, mũi cao, mắt sáng. tóc luôn chải tém, ôm sát- kiểu đầu của thế kỷ dân chơi của  thế kỷ XX
.  
              Những năm đầu giải phóng, tôi, Phan Nghị, Lan Đình, Khành Giang thường xuyên đến nhà Vương Đức Lệ ở đường Nhật Tảo.   Thời kỳ này, chúng tôi dư thởi giờ, và để thời gian trôi nhanh hơn,  thì Vương Đứic Lệ rủ rê đánh xì phé cò con.  Tất cả đều là cao thủ xì phé.  Trừ tôi, chưa biết đi tiền,  chưa biết tố , cáy là gì . ban đầu ngồi chầu  rìa, hoạc ra ban-công ngắm  mấy cụm hoa quỳnh xum xuê,  tốt vượt đầu người, nhừng chùm hoa trắng, hồng nở rực rỡ qua đêm, nay đang rủ xuống.  Tôi thường cho cái đẹp mong manh, sớm tàn.   Những người phụ nữ quanh tôi đang lam lũ, gọ giấu cái đẹp ở đâu, để hy sinh cho những gã đàn ông lề mề như chúng tôi ?  

                 Chị Cẩm, vợ  Vương Đức Lệ- một phụ nữ giỏi chịu đựng,  chị âm thầm  làm công việc không tên, để ông chồng thi sĩ " rong chơi" .  Vương Đức Lệ có một quỹ đen, đó là 1  cái bình  bong bằng gồm khá to đặt ở giữa bàn.   hàng ngày cái tủ lạnh có nhiệm, vủ sản xuất ra những mẻ nước đá để chị Cẩm bán lẻ.  Tất cả tiền bán nước đá trong ngày là những đồng bạc cắc đều bỏ vào trong bình gốm.

                Vương Đức Lệ đánh xì phé  rất lì lợm, lầm lì xông tới.   Ai pha, ai tồ, ai ta-pi, không ai đoán  được anhngghĩ gì, trên gương mặt lúc nào cũng đeo kính đen*   Có lần  thua quá, hết cả tiền, Vương Đức Lệ ôm bình gốm, anh đổ ra mặt bàn một đống tiền bạc cắc, anh xếp 10 cọc,  mỗi cọc 10 đồng
trước mặt, phần còn lại hốt đổ vào bình.  tất cả chúng tôi chơi , cốt vui, dầu vậy, khi đánh bài, một phần bản chất con người bị bộc lộ. 

              Lan Đình tính đa nghi , khi thua , nước  bài khó hiểu, anh hay lầm bầm, kếu toáng lên : ' đánh bịp !". 
              Hoặc Phan Nghị,  viết báo thì nói thánh, nói tướng, khoe mẽ, nhưng đánh xì-phé khi lâm trận, lại chỉ  thua, hòa là tốt lắm rời.   Hôm nào thắng  đậm một chút,mắc chứng đái vặt, đang chơi, rồi ôm tiền chạy vào toa-lét để giấu bớt.   Hoặc Khánh Giang, tính tình hào  phóng, thuộc phe chơi sạch, tử tế, đánh  bài là chấp nhận đỏ đen... ! Còn Cung Tích Biền, khi vào cuộc, anh để lộ tất cả vẻ thường ngày không có ở  nơi anh .  Hoặc như tôi, nhát ra mặt, nghi ngờ lả quay bài, có  bài mặt lớn thì dễ dụ, nhưng thường ra để" lộ tẩy" nên ít ai sợ !    Có lẽ vậy, tôi được gọi sước danh" độc cô cầu hòa". 

---------------------
* bị tai nạn trong dịp  tết Mậu Thân, Đài phát thanh Long An  bị tấn công . (BT)
---------------------

               Có 1 lần ở nhà Vương Đức Lệ, tôi chứng kiến 1 cảnh khó có thể ai ngờ tới !   Vì quá mệt,  Vương Đức Lệ gỡ chiêc kính đen ra, anh lấy khăn lau mặt; rồi dùng 1 ngón tay ấn mạnh vào mắt phải (  hy vọng tôi không nhớ sai, vì có thể là mắt trái ) , tròng mắt anh lọt ra ngoài  , nằm giữa bàn tay của anh.   Con mắt không tròngđể lợ 1 lỗ sâu hoắm, trông đủ rùng mình ! Rất tỉnh bơ, Lệ lại cầm tròng mắt, giải thích đôi câu,  nó làm bằng thủy tinh, kích cỡ gần như mắt thật,  màu sắc cũng vậy. 
 
             Từ khi quen nhau, lúc ấy, tôi mới biết Vương Đức Lệ chỉ còn 1 mắt.   Và đó, là lý do Vương Đứic Lệ luôn luôn đeo kính đen.  Những năm sau giải phóng,  tuy vẫn gặp bạn bè cũ ;nhưng  hầu  như ít ai nghe anh nói đã xuất bản được bao nhiêu thi tập? hoặc từng được giải thưởng văn chương, văn chiếc ?!

               Gặp tôi lúc sau này, anh nói đang đi khám sức khỏe để xuất cảnh , vẫn uống cà phê, hút bớt thuóc lá , sống lành mạnh hơn, và sau đó anh được xuất cảnh *  Đã lâu rồi, tôi không ghé thăm ngôi nhà ở đường Nhật Tảo, không biết mấy khóm quỳnh có còn ?   
              Vì, phụ nữ vây giờ, hình như đẹp mượt mà hơn 10 năm xưa, họ vô tư hơn và rất dễ quên  hơn ! []

-------------------
* thập niên 90, đơn bị bác xuất cảnh. Tới  khi cháu ruột gọi ông  Lê Đúc Vượng bằng chú ruột ( con anh cả ,sĩ quan  quân sự tại Tòa Đại sứ VNCH , từ thởi Đệ I Cộng Hòa ) làm Phó lãnh sự Tòa Lãnh sự Úc ,  tại tp HCM, , nên ông Lê Đức Vượng được xuất cảnh dễ dàng hơn,  sang Hoa Kỳ định cư vào ngày 20- 5- 2000. (TP).
---------------------
      

TRẦN ÁNG SƠN
 ( Sài Gòn, cuối thu 2002).

( Nxb Trẻ, tp HCM, 2002, tập 3 - tr. 17- 22 )
              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét