" hậu trường văn nghệ" trên tạp chí văn mới saigon 1960:
viết về nhà văn nhật tiến, nguiễn ngu í ...- bài : ông bò ngồi .
- nhật tiến đòi rút khỏi" đời nay" ( tự lực văn đoàn) 1960, vì nhất linh chặn 4% ...
- lão cu nhà báo nguiễn ngu í gọi trần thanh hiệp " nhà văn trẻ"...
và bé cái lầm với 1 độc giả nam mặc váy giả gái...
- trần hồng châu là thằng cha nào , làm bài thơ 4 tiếng giã từ , đòi những 1800 đồng ?
bài viết : ông bò ngồi
Lời dẫn: Saigon trước 1975, báo chí thường mở mục" Hậu trường văn nghệ" tiết lộ ' mặt sau" văn nghệ sĩ nói, nghĩ, gì - mà ít đọc giả biết. Chẳng hạn " Tin văn nghệ" của Hồ Nam
( ký nhiều bút danh, Viết Tân chẳng hạn) chỉ khỏang 2 cột trên trang báo, đọc giả rất thích theo dõi . Nguiễn Ngu Í với" Sinh hoạt văn nghệ" trên báo Văn Đàn, chẳng hạn vậy ...
Có 1 bài báo" Hậu trường văn nghệ xưa nay," trên tạp chí Văn Mới ( Thế Nguyên chủ nhiệm) , khi ấy , tôi ký bút danh ÔNG BÒ NGỒI , viết đôi ba chuyện về ông Tây có tên DISRACLI, " thi sĩ" Trần Hồng Châu với bài thơ giã từ chẳng ra gì , đòi 1800 VNĐ, nhà văn NHẬT TIẾN , TRẦN THANH HIỆP và NGUIỄN NGU Í ( tay cự phách săn tin văn nghệ , phỏng vấn văn nghệ sĩ , đặt nhiều câu hỏi hắc búa , độc đáo, mà đồng nghiệp thì lắc đầu, "ngậm, miệng ăn tiền". Tác giả nhiều tập thơ" điên" , truyện" Khi người chết trở về" cũng' điên không kém", duy" Sống và viết" với... là " tỉnh " - thì mới nhất, 1 nhà báo đã nhắc vài câu tới anh, trong bài điểm sách của" đứa cháu mồ côi cha đen đúa" đăng trên báo mạng hải ngoại:
"... giá như non 60 năm về trước, không có ông cậu ( Nguiễn Ngu Í - TP ) " khùng" vị học giỏi và rành nghề đưa đứa cháu ( Đỗ Hồng Ngọc- TP) tản cư và mồ côi cha đen đúa trong 1 sáng mùa thu đến trường và nếu không có 1 học giả như Nguyễn Hiến Lê ân cần chỉ bảo cách học, thì hôm nay không có 1 bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc hôm nay ..."
( KHUẤT ĐẨU / Web. T.Van & bạn hữu / Oct., 19, 2012)
ĐƯỜNG BÁ BỔN.
HẬU TRƯỜNG VĂN NGHỆ XƯA NAY ( báo Văn Mới, số 57, Saigon 1960 ).
autel và hôtel
Lỗi nhà in, Pháp gọi là coquilles thật là tai hại đối với nhà văn, thơ. Nhầm vẫn nhầm , hơn là, khi thợ nhà in xếp chữ sai mà lại thêm hay ! André Maurois than phiền thế này, trong truyện Disracli, ông ấy viêt: " ông Disracli dẫn vợ đến bàn thờ" thì thợ nhà in sắp thành " dắt vợ vào phòng ngủ " - vì AUTEL (bàn thờ) và HÔTEL ( khách sạn ) đồng âm khác nghĩa . tác giả đọc tới đây, chỉ còn cách cười trừ, khen thầm anh ấn công nào đó, quả có óc yêu đương phong phú !
nhà văn nhật tiến : " phải rút khỏi nxb đời nay thôi"
Gặp nhà văn Nhật Tiến , anh than ngay, 1 buổi trước tết 1960 :" cái điều quan trọng là phải rút chân khỏi ĐỜI NAY ( nhà xuất bản Tự lực văn đoàn hậu chiến) - bởi lãnh tụ ( Nhất Linh- TP) ĐỜI XƯA , vẫn vểnh râu cáo , tuyên bố vung vít , ông ta đã khám phá " các thiên tài như THU VÂN
( nữ văn sĩ ở Blao) , NHẬT TIẾN " . Vì Nhật Tiến có sách in trong ĐỜI NAY , lãnh tụ ĐỜI XƯA ( Nhất Linh ) - được nhà phát hành Nam Cường ( tủ sách PHƯỢNG GIANG , Nhất Linh chọn sách nới in, tái bản ở Saigon thời hậu chiến, sau 1950) trả 12 % ( tính trên giá bìa+ số lượng in ) thì lãnh tụ " chặn" ngay 4% bỏ túi`, mà chẳng cho biết tại sao. Bởi vì ...N.T. ( viết tắt vào 1960) cho biết:
".. nếu lãnh tụ lấy cớ để góp vào quỹ nhà xuất bản,hoặc nhóm - thì ít ra 4% mà bị trừ , cũng hả hê đi- đằng này lại không phải vậy, thì rõ là mình bị ' hớt cơm chim".
Anh nói, sẽ rút chân ra , cảm ơn THIÊN TÀI , lãnh tụ NHẤT LINH. Ấy thế là chưa kể, riêng sáchTHIÊN TÀI in ra ( giá bìa+ cộng số lượng) đã được trả 25 %. hơn anh chị em rất nhiều ! LÃNH TỤ ơi! 4% kia có phải là tiền chia COMPRADOR ?
trần hồng châu là "thằng cha nào ? "
làm thơ ' có 4 tiếng giã từ" đòi những 1800 VNĐ?
Một giáo sư Đại học Văn khoa thì phải ?, chàng ta" dặn mãi mới ra " 1 bài thơ có" 4 tiếng giã từ bằng 4 thứ tiếng: việt, pháp, anh, ý " - đến khi chàng ta nhìn vào sổ chi nhuận bút ( tác giả , cứ nói toạc móng heo, là Nguyễn Khắc Họach, khoa trrưởng Đại học văn khoa Saigon, kiêm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí THẾ KỶ 20 ) bài thơ 2, 3 trang ( khổ công tu luyện mà chỉ có 1600 VN Đ - tiền miền Nam1 960 , giá trị rất lớn - bèn cầm bút đổi số 6 thành số 8 - nói cho rõ hơn : 1600 đồng thành 1800 đồng - buộc quản lý Lý Hoàng Phong trả, còn mắng khéo" vậy ông là quản lý không biết thơ Trần Hồng Châu là của chủ nhiệm hay sao ? )
.
Thú chưa ! làm1 bài thơ ở đời này, số tiền gẩn bằng LƯƠNG 1 công chức xoàng - và bài thơ ' chỉ có 4 tiếng giã từ qua 4 thứ tiếng: GIÃ TỪ, ADIEU, ADIOS, GOOD BYE ... - chuyện này hay đấy, quả " CƠM ÁO NHẤT ĐỊNH KHÔNG ĐÙA VỚI KHÁCH THƠ "!!!
nguiễn ngu í lên án trần thanh hiệp
" văn nghệ Việtnam không có quá khứ"
và bé cái lầm với 1 độc giả nữ " mặc váy "
mà không là đàn bà ...
Nguiễn Ngu Í năm nay bao nhiêu tuổi? ( sinh năm 1921 - ) các bạn biết rồi, phải không ? Đố các bạn, bạn TRẦN THANH HIỆP bao nhiêu tuổi ( s. 1928 - ) Ấy thế mà trong mục " Sinh hoạt văn nghệ", bạn Nguiễn Ngu Í loan tin trên báo VĂN ĐÀN:
"... nhà văn trẻ đất Bắc dạo nào tuyên bố" văn nghệ Việtnam không có quá khứ" - nhà văn trẻ tuổi chỉ người mới vào nghề, hoặc trên dưới 20 thôi. Còn luật sư Trần Thanh Hiệp, tay lý luận
của tạp chí Sáng tạo, bị NGUIỄN NGU Í gọi là nhà văn trẻ, thì coi sao cho được ?! Vậy thì, bạn NGUYỄN NGU Í là nhà văn cụ hoặc lão cu nhà báo , có được không, độc giả ?
Nhưng lão cu nhà báo này tài lắm, tin tức gì cũng biết ráo trọi - chỉ 1 việc lấy hồ sơ tình cảm 1 bạn gái bốn phương yêu nghĩa lí , thì bạn NNÍ còn đam mê lắm !
Thưa, có 1 vụ như sau : một độc giả ở Vĩnh Long gửi thơ đăng báo, biết tỏng đĩ tính con nhà văn, nhà báo ưa thich đàn bà , con gái bí tỉ - vì đàn bà là mẹ đẻ văn chương mà văn chương tây tán tụng câu" la femme est la mère de la littérature" ( nôm na: đàn bà là mẹ đẻ văn chương) . Một khi muốn đăng bài, dầu đàn ông, cứ thay hình đổi dạng đàn bà ( cả bút hiệu mà kèm ảnh là đàn bà nữa) . Nên bạn gửi bài kia, bèn mặc váy nữ giới, chụp ảnh, gửi kèm cùng bài báo cho 3 vị . Người thứ 1 là lão cu nhà báo NGUIỄN NGU Í , thứ 2 là một thi sĩ có sước danh LŨNG BẢN MƯỜNG , cuối cùng là HỒ TIÊU BẮC.
Rồi 3 thi sĩ họp nhau lại tán tụng thơ bạn đọc giả làm đàn bà kia , đáng mặt nữ sĩ tài danh! . Có 1 buổi , thi sĩ có sước danh Lũng bản Mường, bèn đi tìm lão cu nhà báo Nguiễn Ngu Í để than phiền:
"... cái cổ áo mà nữ sĩ kia mậc sao lại là áo sơ mi cổ đàn ông - té ra là 3 chúng ta đã bé cái lầm rồi... ! "
Ba vị bèn coi câu chuyện này là chuyện cổ tích , không ai còn muốn nhắc tới nữa !
Nói láo chơi, nghe láo chơi, giận và dỗi làm gì cho đới chóng hết, vì ba vạn sáu ngàn ngày có là mấy đâu ?!
ÔNG BÒ NGỒI
nguồn: tạp chí VĂN MỚI số 57, Saigon 1960 ( Thế Nguyên chủ nhiệm).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét