Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

bài đăng trên tuần báo  huyền ( saigon)-  ngày 1 / 7 / 1964.

  nhận diện vóc dáng
 nguyễn đức quỳnh của thế phong
                              trương đình thụy đọc


-   -... lữ hồ,  họa sĩ đằng giao, vị ý,  nguyễn đức quỳnh,
 trần văn ân, đồ phồn,  trương tửu, đặng thái mai,
 nguyễn đình lạp, nguyễn tuân,  nguyễn hữu thống
  ( nhuệ hồng) , hồ hán sơn, thanh tâm tuyền,
  tạ văn nho, vương văn quảng,
  vũ khắc khoan, nghiêm xuân hồng, mặc đỗ,
nguyễn sỹ tế, doãn quốc sỹ ,
  đào đăng vỹ,   
họa sĩ duy thanh, thái tuấn , thế phong, 
 đường bá bổn,
  trần trọng phủ,   hoài đồng vọng,   
 hoài nam hoài  ...  v.v.  ... 

-   là một kẻ có tài, thì trước sau gì, người đời cũng ...
- dưới mắt thế phong, thì nguyễn đức quỳnh  đầy thủ ...
vũ khắc khoan hỏi  Nguyễn Đức Quỳnh :  verbemấy ...
-  đáng tiếc cho thế phong, xảo thuật không đánh ...
- lữ hồ sắp ...., vị ý họa ..., đằng giao  cắt..., đường sáng tổng ...



Nhận diện vóc dáng  Nguyễn Đức Quỳnh  là một truyện ký  trong Đại Nam Văn Hiến Xuất Bản Cục  của Thế Phong, do Lữ Hồ sắp đăt bìa, Vị Ý họa  tác giả , Đằng Giao cắt chữ bìa và Đường Sáng phát hành.   Sách dầy 50 trang  chia làm 3 phần :
Phần đầu là bài vào đề cho ấn bản lần thứ 2, do chính Thế Phong viết  .
Phần  thứ hai là những chương   có đề cập đến ( sic ) (*)   Nguyễn Đức Quỳnh  .
Chương I : Cousseau và Hàn Thuyên .
Chương II : Nguyễn Đức Quỳnh và Cénacle littéraire 1954-1958
Chương III : Văn nghệ và chính trị  hay là  Tôi chống  đối lối nghe bằng tai văn nghệ và sự suy diễn theo óc chính trị. 
Phần cuối là bản quảng cáo Đại Nam Văn Hiến Xuất Bản Cục.  

V ì đây chỉ là   một truyện ký , một tác phẩm của một người viết về cuộc đời của một người, nên bài giới thiệu này, không đặt cơ sở trên một quan niệm phê bình, nhằm  xác định giá trị văn chương của truyện.  Và như vậy, tôi chỉ muốn tóm lược nội dung của truyện ký và tìm qua văn cách, cũng vừa là  sự liêm sỉ tinh thần - của tác giả; sự trung thực của truyện ký, hiểu như là một văn sử liệu.   Tôi cũng nên nói một điều : là với Nguyễn Đức Quỳnh ,  tôi không có sự quen biết một lúc nào, khả dĩ làm sai lệch được nhận xét của tôi dành cho truyện ký của Thế Phong
.
Nguyễn Đức Quỳnh sinh năm 1909 ở Trà Bồ, Hưng Yên .   Thuở nhỏ học ở nước  ngoài.  Sau đậu kỹ sư điện học.   Tác phẩm đầu tay của ông là Sống và Yêu,   Bốn biển không nhà   ... viết về đời sống  quân đội Lê dương  ở Pháp  , Bắc Phi, Trung Đông.

Tập thơ Mình với  Ta , tả chiến sĩ đối lập   ở Xiêm LaDiến điện Ai Lao   ( nay là Thái Lan, Miến điện , Lào ) .  Sau về nước , chủ trương Khoa học tạp chí, ( 1031-32) với Nguyễn Công  Tiễn.  Từ 1934 đến 1945, chủ trương Tiếng Trẻ, Thời Thế, Quốc Gia và  Hàn Thuyên ( nhà xuất bản )  như Nguyễn Đình Lạp, Trương TửuĐặng Thái Mai , Phạm Ngọc Khuê,   Nguyễn Tuân    v.v ...   Năm 1959, ông về  Hà Nội, sau vào Huế,   Sài Gòn; viết cho Đời Mới  của Trần Văn Ân .   Rồi từ đấy,   ông đổi bút hiệu : Hà Việt Phương, Hoài Nam Hoài  ... Cuốn truyện mới nhất của ông   vừa xuất bản  Ai có qua  cầu  ( Hoài Đồng Vọng Quan điểm loại mới  xuất bản  năn 1957 . 

T rên, là sự giới thiệu   sơ lược, có thể nói là hoàn toàn khách quan của  Thế Phong về lãnh tụ nhóm
 Hàn Thuyên  : trước khi đi vào việc ghi nhận lai - cách xử thế của Nguyễn Đức Quỳnh   - bằng thái độ mà tôi sẽ đề cập đến ( sic)  ở cuối bài. .


Chương I.  Cousseau và nhóm Hàn Thuyên .

chương này, Thế Phong đã đau đớn điểm chỉ   cho chúng ta biết một điều  là :

".. Nếu linh mục Cras  là cha đẻ tinh thần Tự Lực văn đoàn , như Trương Tửu đã   có ý ấy, viết trên báo chương; để trong Lược sử văn nghệ Việtnam , tôi ( lời Thế Phong ) , thì Cousseau, tay trùm mật thám  , đã đẻ ra Hàn Thuyên.  Điều này  ,  với Thế Phong, trước được coi như là một nghi vấn .   Chỉ đến sau này, khi đọc bài của Đồ  Phồn , thầy cò   nhóm Hàn Thuyên  ngày xưa,  và nhất là khi quá quen với cử chỉ một mauvais théoricien , Thế Phong mới nhận chân giá trị  đúng mức, không còn nghi ngờ gì nữa !    Công lao lớn nhất của NĐQuỳnh   : có công  đào tạo, khích lệ một số các nhà văn  trẻ miền Nam , bây giờ trưởng thành rồi - giữa lúc tình trạng di cư 1854, tinh thần bị giao động mạnh nhất, ly tán  nhất  - thì chính lúc ấy, chàng đem  những kinh nghiệm mác- xít ở khu cho chúng ta thấy rõ và khẳng  định rằng : chính sách văn hóa đệ tam hư hỏng ...".  

 C ũng trong chương này,  , chúng ta  biết được một vài chi tiết khác.    Như 3 lần vào Thành ( Hà Nội )  của Nguyễn Đức Quỳnh  - ( rồi  ) NĐQuỳnh ( làm ) chủ bút báo Đời Mới  của Trần Văn Ân, lãnh đạo nhóm Quan Điểm, gồm có luật sư Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Hữu Thống, kỹ sư Tạ Văn Nho, Vương Văn Quảng,  giáo sư trung học Vũ Khắc Khoan,   nhà văn Mặc Đỗ ...   ( tới) những buổi họp ở nhà in Quan Điểm, gồm: Hồ Hán Sơn,  Thanh Tâm Tuyền,  Nguyễn Sỹ Tế,  Doãn Quốc Sỹ,   họa sĩ Vị Ý , và Thế Phong . ..

S ự xích mích   giữa  Nguyễn Đức Quỳnh và Đặng Thái Mai, những sử liệu này được dựng lại, nhằm phác họa đời sống đạo đức của Nguyễn Đức Quiỳnh -  mà theo Thế Phong -  là một người của những thủ đoạn man trá :    "... của  những kiêu ngạo tự hào, khéo ngụy trang, bằng sự thành thật có sắp đ0ặt trước .  Phải là, một người gần 20 năm bên chàng ..." - Thế Phong mới nhận thấy , là đúng với nhận xét về Nguyễn Đức Quỳnh- của nhà  làm từ điển Đào Đăng Vỹ  - một cựu bộ trưởng về làm văn hóa với  một ông bộ trưởng  ( Ngô Trọng  Hiếu ), mà NĐức Quỳnh là cố vấn của bộ trưởng Hiếu   :  " ... anh ấy  ( NĐQuỳnh) thuộc loại người  semblant vérité très brillant  ".


Chương II . Nguyễn Đức Quỳnh và Cénacle littéraire: 1954- 1958.


" ...Mượn văn nghệ làm đà , như CS  tận dụng, thì sao đến nay tôi chưa   thấy được kết quả;  dầu là  1/10, cái không khí của Đàm trường viễn kiến , giống hệt  như Stankévitch ."  -  đã  là lý do mà Thế Phong đã làm thất vọng người đọc chờ đợi.

  chương này, sự sinh hoạt  của đàm trường - của cái gọi là Cénacle littéraire: 1954- 1958 -  dầu chỉ đạt 1/10  cái tựa mà chương này đã mang.   Cũng vẫn  là, sự thu dọn,   những kể lể rất đàn bà , như ở Chương I - Thế Phong đau đớn điềm chỉ cho người đọc  thấy được những gì, mà hiếm người  thấy được, dám đau đớn điềm chỉ ?-    như là sự tâng bốc NĐQuỳnh  và cái chết của Hồ Hán Sơn.  

  M ột buổi tối, tại tòa soạn Đời Mới , có cả chủ nhiệm Trần Văn Ân, Hồ Hán Sơn và đông anh em văn nghệ , thì biến cố xảy ra,  Vũ khắc Khoan lên tiếng hỏi NĐức Quỳnh,  chữ verbe có mấy nghĩa ,  chỉ một Thế Phong dám cười thành tiếng :  

  " .. Vũ Khắc Khoan hỏi   NĐức Quỳnh  :  verbe  có mấy nghĩa ? "

S ự thật,  về cuốn Để xây dựng một nhân sinh quan / Nghiêm Xuân Hồng,  thì câu kinh nhật tụng mà NĐQuỳnh hay nói :  "  nhưng, chỉ còn anh, còn cậu đấy thôi ! " - và lời của NĐQuỳnh nói với Thế Phong :

" ..  Ấy cậu ạ, tôi bảo với Duy Thanh,  Thanh Tâm Tuyền, Thái Tuấn v.v. ... đến  đây, thế này . Không được kể xấu người vắng mặt, nếu không nói tốt thì thôi,  mỗi người đến nhà này phải có một câu chuyện kể để lại ..."

Chương III. Văn Nghệ & Chính Trị, hay là  " Tôi chống đối lối nghe bằng tai văn nghệ và suy diễn theo óc chính trị ".

N hững lời cuối ấy của  NĐQuỳnh bắt Thế Phong trở lại phân biệt ở Chương III này : văn nghệ & chính trị.    Như đã có một  lần trong Tổng luận 60 năm văn nghệ, ông ( TP)  đã nhận định như sau :

"... Văn nghệ là cái vĩnh cửu, chính trị là nhất thời.   Chúng ta, nhất lá trí thức Việtnam, còn hiểu lầm, khi nói đên chính trị,là nghĩ ngay đến chính quyền.   Mà bất cứ chính quyền nào, ít được quần chúng hâm mộ toàn diện.  Song, chúng ta phải hiểu rằng, chính trị không phải chỉ là cơ cấu trên tổ chức , tiến, thoái, hành động, cai trị, đặt cơ sở cho một trung tâm sinh hoat, tập thể rộng lớn.   Như thế, một cuộc cách mệnh nào cũng có đường lối rồi.   Và đó là học thuyết chính trị.   Và những con người phổ biến học thuyết chính trị  cách mệnh   ( khi chưa thành công ) -  là chính trị gia của một chính quyền ( khi thành công. )  Và đến nữa, những con người biến học thuyết cách  mệnh ấy bằng hinh tượng là con người văn nghệ.   Bất cứ cuộc cá ch  mệnh nào cũng cần phải có người văn nghệ, nhờ ở bàn tay, khối óc sáng suốt, bén nhậy, rung cảm,  để biến học thuyết thành thái độ, hành động, có nhân vật hoạt động thật như sắp  xảy ra, chẳng khác gì cuộc  đới diễn  tiến ở thực tại.   Chẳng là, học thuyết khô khán quá, khó cảm hoá  con người có tình cảm, rung động, hình tượng giáo hoá mình, hơn là đinh đề, định lý  v.v  ... "

                                                                   ***

N hư ở trên , tôi Trương Đình Thụy )  đã viết, truyện ký là một truyện của một người viết về đới của một người, người đọc nó không đặt nó trên bình diện của một quan niệm phê bình, nhằm xác định giá trị văn chương của nó.   Được xem như là môt tài liệu văn học, quyển Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh , phải được  đặt trong tầm kích của sự liêm sỉ tinh thần của một  người viết, mà ở đó, người đọc sẽ khám phá ra sự chân xác, hoặc hư ngụy, chìm trong những nhận xét của tác giả.   Ở đấy, NĐQuỳnh hiện ra trong vóc dáng của một con người bị phân thân giữa văn nghệ và chính trị, một người không phải đang lúng túng, giữa hai con đường đó; nhưng ngoài đường bấn loạn kia, chưa dứt khoát được.   Có thể nói thất bại trong cuộc đời làm chính trị, chẳng hạn, như là tự rút cầu,vào thành từ 1952, không được tham gia chính quyền từ 1954  , NĐQuỳnh vẫn cưu mang tham vọng của ông, bằng một đời sống văn nghệ- hiểu là giữa văn nghệ và chính trị , như có một thế tương sinh.   Nhưng, hoặc là không ý thức được giới hạn của sự tương quan ấy, hoặc là không thành thật   với chính bản thân mình.   NĐQuỳnh tự đồng hóa  2 bản ngã, đã sử dụng duy trên một vị thế của một người chờ đợi thời cơ.   Và như vậy, dưới mắtThế Phong, thì Nguyễn Đức Quỳnh là người văn nghệ  đầy thủ đoạn chính trị. .  Thực ra, sử dụng thủ đoạn trong đời làm chính trị không có gì đáng chê trách cả, nhưng nếu dùng những thủ đoạn ấy   một cách phi nhân, xem văn hữu của mình như một công cụ, một giai đoạn cho một tiến trình; thì hành động kia không thể nào được dung nạp.   Man trá, vị kỷ, kiêu ngạo, NĐQuỳnh, cũng theo Thế Phong  , là một người điển hình , theo lối, nghe bằng tai văn nghệ và suy diễn theo óc chính trị; tất cả để  hình thành một mưu đoạn.

.T rên, là nhận định của Thế Phong , trừ những kinh nghiệm, những tài liệu, mà ông đã có từ NĐQuỳnh.  Về  phía độc giả, thì lại khác,  vào một thời buổi, mà sự lẫn lộn giữa hư và thực, đã được xem như là một thói, môt người đọc bình tĩnh, hẳn là không nhìn nhận một cách dễ dàng ( như ) nhận định của ông Thế Phong  là đúng , có liêm sỉ.   Phải có một khoảng  cách, một   trở lên tìm  về những dụng tâm của Thế Phong, khi ông viết truyện ký này, người đọc mới có thể bầy tỏ một thái độ .

N ếu, chỉ căn cứ thuần vào lời lẽ của bức thư riêng mà ông Thế Phong gửi cho NĐức Quỳnh, đại khái như là :

"... đôi khi, anh cho phép tôi  đi qua nhà anh, nếu không thể vào thăm anh.   Tôi rất buồn phải nói điều này.   Khi nhìn ngôi nhà anh, tôi không còn hào hứng, thích thú như xưa.   Chẳng phải là anh thay đổi.  Nhưng tôi thay đổi.   Đúng, là tôi thay đổi.   Ngôi nhà cổ, tuy đã kiến trúc theo lối mới, nhưng mới ở thời tiền chiến , tôi đã đến đấy để học hỏi, nghiên cứu sinh hoạt tư tưởng chu kỳ ấy; thì sự thăm cảnh xưa, không dành cho anh, mà cho tôi.   Đột ngột, như môt khía cạnh tư tưởng xoáy , tròn một thời gian cũ.   Anh ơi ! Tôi vẫn chê tôi, vì sao, không còn cảm nghĩ như ban đầu ? ..."

-... thì  người đọc sẽ sớm  nghĩ là, với NĐQuỳnh, hiểu Thế Phong dành cho một tình bằng hữu, hay xa hơn nữa, một tình thầy trò tha thiết lắm.   Và như vậy, khi viêt cuốn truyện ký này,  Thế Phong nhằm vào sự thức tỉnh NĐQuỳnh khỏi cái mê muội, mà lãnh tụ Hàn Thuyên  vẫn cứ triền miên.   Nhưng nhận xét này sẽ không được chân xác, nếu người đọc thực  tiễn về những dòng : cũng chính riêng trong bức thư  riêng ấy :

"... có thể  là anh chỉ hỏng với tôi, nhiều thiện tâm quá khích, tôi cũng mong lả tôi nhầm.    30 tuổi đầu- nhầm , còn sửa đổi kịp thời -  nhưng anh 50 mà nhầm, khó có thời gian chỉnh bị.    Nhất là tư tưởng, có ai uốn nắm nổi sai, sau tuổi lên 10 ...? "

...ý thức  được sự kiện này, hiển nhiên là truyện ký của Thế Phong không hành thình, từ dụng tâm tốt, như vừa nói.   Nó phải được thai nghén  từ một tính toán  rất khéo ngụy trang , bằng giọng một người có thủy chung.   Điều đáng tiếc cho Thế Phong là xảo thuật của ông đã không đánh lừa được ai cả ?   Người đọc dễ dàng khám phá cái bịa chủ quan quá trớn, óc tự cao, tự đại, ưa quảng cáo của ông bàng bạc suốt tác phẩm., nhiều khi   lấn át cả con người  bị   đề cập đến ( sic ) (*) . 

T ự quảng cáo  lấy mình,  với Thế Phong, hình   như chưa đủ, nên ông đã không một chút ngượng ngùng, trương cả một ảnh 'rất  *  trai ' mình lên bìa tác phẩm, kèm theo  , những lời công kênh sống sượng của một Trần Trọng  Phủ  nào đó, đại để như là :
"...... Thế Phong, một tiểu thuyết gia cách mạng  lãng mạn của Hà Nội 1948-1954, một cây bút bình luận, dưới bút hiệu Đường Bá Bổn , một người hoạt động  vô cùng, tưởng như  anh hùng không
 thấm mệt ...."  ( ....).  Thế Phong mang trong thơ tư tưởng  đập phá cái lối coi con người như  là phương tiện ..." v.v. ... và v. v... ".

C hính thứ chủ quan  cuồng nhiệt này của ông, đã làm giảm sút giá trị  của tác phẩm biết bao !  Với ngần  ấy tài liệu,  ngần ấy kỷ niệm ; nếu biết điều tiết chủ quan mình, Thế Phong mang lại cho người độc một tác phẩm xứng đáng hơn

C ho nên, theo tôi, nếu Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh  có là một thành công  thì chưa -  là nó đã làm cho người đọc, cũng như người quen biết với lãnh tụ Hàn Thuyên - dành lại trong tưởng tượng của ông.  Và chỉ có vậy mà thôi.

Đ ể chấm dứt bài này,  tôi  muốn nói với Thế Phong một điều : 

 - ...   là một kẻ có tài , thì trước sau gì, người đời  cũng biết đến tên tuổi, thì có cần gì phải  tự lưu đầy vào những huênh hoang , ầm ĩ như vậy.   Có cần gì phải sử dụng đến thủ đoạn  không mấy liêm sỉ, là hạ người , nâng mình.   Ông Thế Phong bình tĩnh nghĩ lại xem .
    []
trương đình thụy

---

  (*)        sau đề cập, thừa chữ đến .

( **)    =  xấu. ( xấu )
            (Biên tập chú thich ) .

nguồn  : nguyên văn bài báo đăng trên  tuần báo huyền ( saigon  ( ngày  1/7/1964.

( chủ nhiệm: lâm tương dũ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét