Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012
một bài báo của nhật thịnh( usa)
vài mẩu báo rời rạc bàn về :
tam lang, mai nguyệt, ( tchya) hiếu chân
( nguyễn hoạt), đường bá bổn , đinh bạch dân,
hà thượng nhân ( phạm xuân ninh ), nguyễn đức quỳnh , đàm xuân cận, tú kếu ( trần đức uyển ) ,
thiết-bản-đạo-nhân ( trần việt hoài ) ,
thần đăng ( đinh hùng , tú mỡ ( hồ trọng hiếu ) ,
thế phong ....
bài: nhật thịnh (USA)
Lời dẫn:
( ... . ) tháng 5 /1999, nhà văn Thanh Thương Hoàng sang Mỹ định cư , rồi thường gửi thư gửi qua bưu điện cho bạn văn ở quê nhà. Có khi, một trang báo được cắt ra , đề cập bạn mình, rồi chỉ gửi có vậy - bài báo không tựa, không đầu, không cuối ; phía trên ghi tắt : tên tác giả, tờ báo . Chẳng hạn trang báo trích đoạn đăng dưới đây, đầu trang là số : 58, - tiếp , một đoạn có một đoạn in chữ nghiêng, không ghi tác giả - nhưng có thể , đó là đoạn văn
' tam lang viết về nghề báo' .
N hững năm cuối thế kỷ XX , tôi ra Thư viện Tổng hợp tp HCM và Thư viện Khoa học Xã hội ( 34 , Lý Tự Trọng, quận 1) đọc sách, báo hàng ngày, thường xuyên khoảng vài năm , nhờ Giấy giới thiệu của trưởng Chi nhánh Nhà xuất bản Hội Nhà văn tại tp HCM , tôi ghi chép , hoặc, cắt dán ( thư viện có máy photocopy , chỉ việc trả tiến, là có bản copy) đóng vào 5, 6 quyển vở . Sếp của thư viện Khoa học là Trần Minh Đức ký trên Thẻ đọc, sau khi có trưởng cơ quan xác nhận, đóng dấu ( nhà thơ nữ Ý Nhi ), tôi vào ra thong thả, đọc thoải mái, xe đạp gửi không mất tiến ( thời 1996, 97- 98) , không mấy khó khăn như ở bên Thư viện Khoa học Tổng hợp ( 69 ,Gia Long xưa , nay Lý Tự Trọng) , nhất là thời kỳ cô N. trông coi mảng đọc sách. báo cũ trước 1975 ( ngoài Giấy giới thiệu của cơ quan văn hóa, phài tới đúng giờ, tuân thủ đúng luật thư viện , không được chụp lại tài liệu bằng máy ảnh v. v..).
C ô Nương , độc thân khắt khe, ( khi ấy chừng trên 40, từng nhân viên Tòa đại sứ VNCH ở Cộng hòa Liên bang Đức ( Tây Đức ) , em vợ nhà cách mạng miền Nam thành công, nên được tái tuyển dụng vào làm thư viện . Khi thấy tôi chỉ mượn tác phẩm in rô- nê -ô , tác giả Thế Phong, liền tù tì khoảng 1 tháng , rồi chăm chú , hí hoáy ghi ghi, chép chép vào vở . Thấy lạ, lần đầu, cô Nương hỏi :
'... tại sao không xin chụp photo ?
đáp:
-... vi in rô-nê-ô , chỗ rõ, chỗ mờ, máy đánh chữ cổ lỗ mà clavier thêm dấu tiếng việt , nên khó đọc.
Cô Nương không hỏi tiếp, cho tới một ngày, tôi đang đọc Nam et Sylvie của Nam Kim, lại tới gần, hỏi: ' bữa nay không đọc sách của tên ' phản động nữa sao ? Này, ông có biết Nam Kim là ai không ? "
Tôi lắc đầu, hỏi lại , xin được chỉ giáo .
Cô Nương . hãnh diện, cho biết, cô từng làm ở tòa đại sứ VNCH , nên biết tại sao tác giả không ký tên thật:
" il a recu à l' agrégation de grammaire et aussi, un écrivain très célèbre ".
Tôi không muốn làm mất lòng cô nhân viên thư viện , lịch thiệp giao tế phải lẽ ,và gật đầu một cách vô tội vạ .
C ho tới một buổi, có một bạn nhà báo ( Saigon trước 75) tới thư viện, nhìn thấy tôi, la toáng lên :
" Thế Phong đây rồi, từ 30 /4 tới nay mới găp, khỏe không, làm gì, ở đâu ?" .
Ít ngày sau, cô Nương gặp , hỏi ngay:
- .. vậy ông là Thế Phong, hèn nào chỉ đọc sách ông viết thôi. Từ nay, ông sẽ không được phép đọc và chép vào vở nữa.
Tôi bàng hoàng, vì thực ra, chưa chép hết tập thơ ' Nếu anh có em là vợ ' để hy vọng tái bản.
đáp : thưa cô, tôi định tái bản tập này.
hỏi : vậy ông có giấy phép nhà xuất bản cấp , hợp đồng nhà in, tôi mới cho phép chép, vì đây là sách in trước 75 '.
lại hỏi : vậy có biết giáo sư Nguyễn văn Trung, ông ta mới in một cuốn về
Trương Vĩnh Ký thì phải? Nếu có, cho tôi mượn đọc, được không ?
đáp : ... tất nhiên là được rồi, hiện nay sách chưa phát hành ở miền Nam, ngày mai tôi sẽ đưa tạm cuốn ôngTrung tặng vậy .
C ô Nương tiếp tục cho mượn đọc, sách mà xưa kia tôi ký tặng thư viện ( chữ ký vẫn còn, to như con gà mái ) - cô ta quên hẳn lời dọa dẫm bữa nào. Vậy ra , tôi cũng còn tí tài vặt , làm đẹp lòng người nữ ' giao liên văn hóa nằm vùng khi xưa, em vợ kiến trúc sư-chủ tịch Huỳnh Tấn Phát '- mà tôi thường đùa, không ai khó tính hơn là cô Nương :
" cô-đàn-bà -chửa -chồng- ở -tuổi- 50" .
... nên, vài mẩu báo rời rạc bàn vế một số nhà văn chỉ có một trang A4 thôi, hoặc bài' Ba nhà báo cùng tên Nguyễn Đức Nhuận' của Thanh Việt Thanh , cắt từ báo Văn nghệ tp / HCM - quên ghi số , ngày tháng; mà tôi mới post bữa qua trên web
< tản mạn văn chương / thếphong >.
đường bá bổn .
58 -------------------------------------------------------------------- Tác giả Nhật Thịnh
tạp chí Tiếng Vang
... trắng trợn, đó là câu thường được thốt ra trên các cửa miệng làm báo nói láo ăn tiền. Công bằng mà nói , lời sàm báng ấy cũng không hẳn là câu chửi bậy nói càn. Làm báo mà đe dọa viết bài kê vạch những thói hư tật xấu về đời tư của người để làm tiền, thì đúng là viết báo nói láo ăn tiền, nhưng ngược lại làm để đả kích một chính sách hà khắc, diệt một bạo quyền , mong chuyện ích quốc lợi dân, không sợ ra khám vào tù ; thì làm báo lại là làm một nghề cao cả vô cùng đáng được mọi người tôn kính . Hơn 100 năm dưới quyền thống trị của Pháp thực dân lấy chính sách ngu dân để ru ngủ dân tộc Việtnam, hạng người làm báo đang được suy tôn rất ít, quá ít ?...
Mai Nguyệt, bút hiệu của Đái Đức Tuấn, còn ký TCHYA , viết tắt của câu
' Tôi chỉ yêu Angèle' , tức tên của một thiếu nữ lai Pháp. Tác giả truyện Thần Hổ, viết về ma chành , và mấy trăm bài thơ, kể cả thơ dịch của Thôi Hộ, Lý Bạch, Trương Kế, Tô Đông Pha, Paul Valéry... Hồi trẻ, Mai Nguyệt thị đỗ Tham biện, vào Nha Học chính Đông Dương. Có thời gian làm cách mạng, sống lưu lạc ở bên trung quốc, nên đã biết tường tận các tỉnh ở phía Nam . Các chuyện nơi đất khách quê người, sành các loại rượu ngon của Pháp, Trung quốc. Nơi xứ lạ, khi chưa thông thạo tiếng Quan thoại, mỗi lần giao tiếp đã phải bút đàm và làm đủ mọi nghề, kể cả rửa chén đĩa cho một tiệm ăn để sống qua ngày. Nay, đã chắp cánh bạc bay xa, không có con.
Hiếu Chân, bút hiệu của Nguyễn Hoạt, tác giả truyện dài Tỵ Bái, Bên cầu khua Luồng, Trăng nước Đồng Nai.. in trên báo Tự do, nguyên là đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng, bí thư của phó thủ tướng đặc trách bình định NgôThúc Địch. Ông tốt nghiệp cử nhân hán học ... sau ngày 30 /4/ 1975 bị bắt giam vào nhà tù Phan Đăng Lưu, tịch thu mấy xe sách; khi đó Hiếu Chân sống bằng nghề dịch sách Trung hioa, dịch xong gửi sang Canada cho Bảo Vân in, hoặc bán giùm.
Nguyễn Hoạt có 2 vợ , nhưng bản chất tốt. Vợ sau làm thư ký cho báo Tự do, có thai, trước khi lấy Hiếu Chân mà bào thai không phải Hiếu Chân là tác giả . Cô ta uống thuốc tây tự tử, được cứu thoát, lại dự định tự tử tiếp; Hiếu Chân động lòng trắc ẩn, thấy hoàn cảnh đơn chiếc của cô, tương tự khi ông còn nhỏ - mồ côi cha, được một ông bác thương tình đem về nuôi nấng cưu mang. Nhưng gặp phải vợ của bác vô cùng cay nghiệt, đối xứ với cháu tàn nhẫn hơn cả đối với người làm. Vì thế, Hiếu Chân muôn cúu vớt cô vẫn tỏ ý muốn chết, buồn vì thế gian. Nên, Hiếu Chân chấp nhận hy sinh lấy cô, coi bào thai là của mình, để tránh tiếng xấu cho cô và sẵn sàng đón nhận lời chỉ tríchmọi người.
M ay là Hiếu Chân gặp được bà vợ cả có lòng độ lượng, tuy quê mùa, ít học nhưng rất đảm đang .
C ó thể, coi những ngòi bút của họ rất xây dựng, có lối văn linh động, tài tình, khéo lựa lời, chọn chữ khi viết, khiến, mỗi khi họ đế cập một sự việc nào, một cá nhân nào thì không những người đọc cảm thấy thích thú và người bị chỉ trích dù cho có bực tức tới đâu cũng không thấy mình bị thoá mạ. Bởi lẽ, họ nhắm vào việc cải hóa, hơn là đả kích, vì thù hằn, hay viết cho thỏa chí bình sinh. Tiếc rằng, vẫn có người không chịu hiểu điều này và cứ lên án họ một cách thâm độc, hễ đề cập một hiện tượng nào là y rằng có ý xấu sát hại người khác. ' Đừng động chạm gí tới bất cứ một ai, xấu dở mặc họ, chỉ ' bốc thơm' người ta mà thôi "- lời nói này thốt ra ở cửa miệng họ hầu như phản ảnh một châm ngôn trong suốt cuộc đời của họ.
N ếu tất cả quan niệm thế, chắc chắn không còn ai muốn nhắc tới các bút hiệu
Hà Thượng Nhân của Phạm Xuân Ninh, cón có bút hiệu Hoàng Trinh ,Thần Đăng của Đinh Hùng , Tú Kếu của Trần Đức Uyển, Thiết- Bản- Đạo- Nhân của Trần Việt Hoài , Tú Mỡ của Hồ Trọng Hiếu .. khi đảm trách các mục Thơ ngang, Đàn ngang cung, Ngang cành bứa , Trói voi bỏ giọ, Trồng cây chuối , Thơ đen ... trên các báo và được người đời nhắc nhở tới.
N ói tới phê bình không thể khóng nhắc tới Thế Phong, còn có bút hiệu
Đinh Bạch Dân khi viết ký sự ' Tôi đi dân vệ Mỹ' , và Đường Bá Bổn khi chuyển ngữ
' Việt Nam Bi Thảm Đông Dương' / Vietnam, Tragédie Indochinoise ) của
Louis Roubaud , và ' 12 nhà thơ mới nhất hôm nay' - chủ trương Nhà xuất bản
Đại Nam Văn Hiến chuyên môn in sách bằng ronéo, tự mình biên và tự tay đánh máy lấy trên giấy xáp ( stencil), rổi Đàm Xuân Cận chuyển dịch anh ngữ. Đ6i khi Đại Nam Văn Hiến cũng xuất bản cho vài tác giả quen biết khác - nếu tôi không nhớ lầm, thì có Chu Vương Miện và Cao Mỵ Nhân. Đa số những tác phẩm này không mang số kiểm duyệt, tức in lậu, với một số lượng hạn hẹp.
L ối phê bình của Thế Phong nhận định về văn học , điển hình bộ Lược sử văn nghệ Việtnam, gồm 5 tập. Tạ Tỵ cho Hiện tình văn nghệ miền Nam 1957-1961
là rất độc , và thật sự có thế - nhiều khi Thế Phong viết ra có tính cách của một người đúng trên bục giảng nhìn xuống hàng ghế bên dưới lớo học.
Đ ây xin nghe nhận định của Tạ Tỵ về Thế Phong:
"...Anh không sợ oán giận của người bị anh phê bình, do đó, anh viết cả một cjuốn sách để nói về cuộc đời của Nguyễn Đức Quỳnh, để mạt sát người đã dìu dắt và nâng đỡ anht rong bước đầu vào khung trời văn học ..."
N guyễn Đức Quỳnh sinh 20 -11- 1909 tại Trà Bồ. huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên ( Bắc Việt ), theo học từ nhỏ ở nước ngoài, thi đậu kỹ sư điện và đã qua đời vào ngày 6 tháng 6 năm 1974.
Tác phẩm của Nguyễn Đức Quỳnh có một bề dày đáng kể, gồm sách biên khảo :
- Phong trào Tân Kỳ ( 1920)
- Ta và Mọi ( 1929)
- Các dân tộc miền Thượng du ( 1931)
- Khoa phọc phổ thông ( 1932)
- Kỹ nghệ làm pin điện ( 1932)
- Gốc tích loài người ( 1943)
- Cận Đông cổ sử( 1943)
- Tây phương cổ sử ( 1944)
- Lịch sử thế giới (1944)
(...)
và thơ, tiểu thuyết nghiêng về chính trị :
- Mình với Ta ( thơ, 1930)
-Bốn biển không nhà ( 1930)
-Những kẻ lạc đường ( giải thưởng Les Amis de l'Art de Saigon )
- Thằng Cu So - tập I ( 1941)
- Thằng Phượng - tập 2 (1942)
- Thằng Kình- tập chót ( 1942)
- Sắt đã vào lò ( 1942 )
- Ai có qua cầu ( Saigon 1957, ký Hoài đồng Vọng )
mang nhiều bút hiệu khác nhau : Hà Việt Phương, Hoài Đồng Vọng, Vương Thương Thương, Hoài Nam Hoài , Cung Phúc Chung v..v...
Trở lại Thế Phong và Đàm Xuân Cận , tôi rất thân với Đàm Xuân Cận , người có khả năng, tốt bụng, nhưng hơi thiếu đạo đức; đã in một dấu ấn khó phai mờ nơi tôi, khi tôi đi tù cộng sản, vắng nhà. Thế nên, tôi đã thân với Thế Phong và mỗi khi hoàn thành một tác phẩm, Thế Phong thường đem tới tặng tôi, chờ đón ý kiến .
Thế Phong phát biều nhiều khi thiếu dè dặt, cất giữ lời, viết cũng vậy, miễn sao nói cho hết những gì mình nghĩ, không dè chừng, điều đó có thể làm buồn người khác.
N hưng đối với ngay bản thân mình. Thế Phong không ngại ngần phơi bầy mọi hư tật của mình,
Tôi đã lần lượt đọc những tập Thế Phong 10 năm văn nghệ và Nhà văn, tác phẩm, cuộc đời - suy nghĩ - và tôi đã hiểu được con người Thế Phong. Tôi nghĩ rằng một khi đã tự nhận ra mình để dõi theo người khác, thì cái nhìn của Thế Phong tất phải có những đổi thay.
N gười cầm bút có lập trường nhân bản, thì trong bất cứ chuyện khen, chê nào; khi đem phơi trải trên mặt sách báo, họ đều đã đắn đo, cân nhắc, không phải cậy mình có sẵn ngòi bút, dùng làm khí giới mà múa may quay cuồng như ở chỗ không người.
Hiện tượng này không phải không có trong làng văn, làng báo; nhưng chỉ là thiểu số rất nhỏ không đáng kể. Năm ngón tay khó thể nào đều đặn trên một bàn tay được.
Dư luận chê trách cho rằng họ có thái độ thiếu quân tử, nhiều khi cũng khắt khe, làm họ chùn tay, không có hứng khởi để viết lách . .....
[]
NHẬT THỊNH
nguồn: tạp chí Tiếng vang ( Sacto, Cali, USA ) .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét