Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

cuốn thư tịch của Đại học Cornell...

bài đã đăng trên  báo sóng thần ( saigon )  1974 :    cuốn thư tịch của đại học cornell về các tác phẩm việtnam
                                          bài: thế phong

Thời kỳ trước 1945, Pháp mẫu quốc của chúng ta, ngoài những đổ cổ quí giá, kể cả vàng, bạc, sách đều được gửi về trời tây.   Nên các thư viên tây chất đầy sách hiếm, quí của việt, từ sách in bằng giấy gió ( thời kỳ  1940-1945) , không đâu nhiều, đầy đủ bằng thư viện tây ở Paris!   Đã có người cho rằng, ngồi ở  bên tây mà nghiên cứu, viết sách về văn học việt, sẽ đầy đủ hơn  ở trong nước.    Có người du lịch ở Đức quốc về, kể lại cho hay,  sách văn học thời tiền chiến ở việtnam, các thư viện ở Đức quốc có nhiều, lại đầy đủ nữa.

  N hưng  bây giờ, thì không hẳn chỉ  thư viện ở  Pháp, Đức là nơi cần tìm đến;  mà  một quốc gia có nhiều tư liệu văn học Việtnam lại  nằm ở Huê   Kỳ. Tôi xin nói ngay, đó  là sự thâu thập sách vở quí hiếm, từ  đại học Cornell .

M ột anh bạn cho  mượn ,  tôi đọc lướt qua  một  sách thư tịch  khổ lớn, nhan đề
A Checklist of the Vietnamese Holding -  đã thâu thập, mua được khá nhiều tư liệu  , từ báo chí, tác phẩm văn học .   Qua cuốn thư tịch trên,  các tác giả việtnam nổi tiếng đều được chiếu cố, cập nhật tới năm 1973.   Tôi chưa đọc kỹ ,  chỉqua vài trang đề cập một số tác phẩm văn học ở nam  việt nam, tôi thấy, chẳng hạn,  có 2  tác giả cùng một bút hiệu, tên thật giống hệt nhau, chí khác năm sinh ( Thế Nguyên-Trần Gia Thoại,  sinh1943-     , một Thế Nguyên-Trần Gia Thoại khác, sinh 1917 -     ) . hoặc  2 tác gỉa trùng tên thật, một  Nguyễn Quang  Tuyến sinh 1933-     , có bút danh Văn Quang  - và một  tác giả khác dùng tên thật làm bút danh,  là Nguyễn Quang Tuyến, sinh 1943 - ,  chẳng hạn vậy.

  M ột trường hợp hi hữu khác, một tác giả có tới 3 bút hiệu khác nhau , sách thư tịch trên lại không biết chỉ là  một người .  Cũng có những tác giả khác còn nhiều bút hiệu hơn nữa,  sách thư tịch đưa vào nhiều Ô  khác nhau,  khiền đọc giả tưởng chừng là  nhiều người . (  thực ra  chỉ là một).

 B ởi lẽ, ngoài một giáo sư người Mỹ thông thạo tiếng việt, còn một người Mỹ gốc  Đại  Hàn ( bây giờ là Hàn quốc )  góp sức.   Chỉ là  sơ sót nhỏ không thể tránh, kể cả người việt chính cống ,  không thấu hiểu văn học việtnam,  cũng  khó mà  không bị mắc lỗi !  Nói vậy, hình như, tôi linh cảm rằng, đứng phía sau 2   soạn giả người  Mỹ ,  một số người việt  được thuê   góp công sức , lại thiếu chuyên  nghiệp,  không thể biết rõ  đướng tơ, kẽ tóc trong nền văn chương việt , và  không thể  vạch ra sai sót trong sách .

 N hiều tác giả khác nữa, ở  ngoài bắc  chẳng hạn , khi nói về Tố Hữu- sách  thư tịch ghi đầy đủ tác phẩm đã in, kể cả tác phẩm được dịch sang  hán văn .  Hoặc trường hợp nói về Nguyễn  Tuân, có cập nhật tác phẩm mới xuất bản, và  riêng  thi sĩ  Tất Vinh
 (  có mặt từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp 1945)  còn là tác giả một tập nhạc (? ) , có đúng vậy không ?   v.v..

  S ách thư tịch sưu tầm  khá kỹ lưỡng. Thí  dụ,  nói về  Thế Phong,  ngoài những  tác phẩm đã được tái bản thành sách,   thư tịch  thư viện Cornell ghi cả những ấn bản in ronéotypé .   ( mimeographed books ) . Riêng sách nói về Nguyễn Đức Quỳnh, thì sách thư tịch không đề cập, có thể là chưa biết tới nhà văn lãnh tụ nhóm Hàn Thuyên  (thời  tiền chiến) ; nhưng  sách thư tịch không bỏ sót tác phẩm của   Uyên Thao,   Cao Thế Dung v.v... ;  song,  chỉ ghi   tác phẩm  tái bản in thành sách ( in ty- mà chưa biết  Thơ Việt hiện đại   / Uyên Thao là tiền thân  Lược khảo về thơ  do  Nxb Sùng chính viện in lần ronéotypé lần đầu, hoặc với  Cao Thế Dung là  cuốn ' Văn học hiện đại : Thi ca & Thi Nhân' ( Nxb Quần Chúng, Saigon 1969)  tiền thân  là
11 nhà thơ Việtnam tự do' / ký  Cao Đan Hồ in ronéoypé .( Nxb Đại Nam Văn  Hiến, Saigon 1962 ).   

 Hoặc ,  sách thư tịch  Cornell nói về nhà văn Thế Nguyên , tác giả Hồi chuông tắt lửa,  có  ghi tái bản 2 lần, (  Nxb Nam Sơn+ Nxb  Trình bầy) , lại không biết  bản đầu tiên  in ronéotypé  của Nxb Đại Nam Văn Hiến Saigon , tháng 8- 1963.

 S ách thư tịch không chỉ nói về việtnam thôi đâu, các tập khác bàn về Cao Miên, Lào , Mã Lai ( Malaysia) . Miến Điện,  Trung hoa v. vv...

B ây giờ  thì tôi mới biết,  có nhiều người Mỹ giỏi tiếng việt, hoặc biết thuê người việt  chuyên lùng sách cũ quí hiếm,  kể cả  nội san, bích báo quân đội, cấp  trung đội, đại đội, tiểu, trung, sư đoàn, nên sách thư tịch đại học  Cornell đều có.   Đó chẳng phải họ đã  thuê những bàn tay bí mật sưu tập tư liệu báo chí, văn học quí hiếm cả 2 miền nam, bắc sao ?

  M ột thí dụ khác, tập thơ  Trở Dạ  , tác giả Phan Lạc  Giang Đông  ( thuộc Không Lực Việt Nam Cộng hòa )    cũng không bỏ sót  (  Nxb Lý tưởng / Bùi Hoàng Khải, Saigon 1966, phổ biến nội bộ ) .   Như vậy, đủ thấy  công trình sưu tập tác phẩm việtnam ( dù không công khai )  đã rất được lưu tâm .

Cuốn  A Checklist List of Vietnamese Holding   gồm 2 tập, in khổ lớn, , đánh máy chữ IBM ( in offset , dạng mimeographed book  ) , in ấn  đẹp, rõ ràng, ghi giá trên bìa :
 11 mỹ kim / tập  ( khoảng 600 trang) .

P hải nhận ngay ra rằng,  2 tập sách thư tịch rất hữu ích cho những ai cần khảo cứu về tác giả  cả hai miền nam, bắc việtnam.  Có một thiếu sót nhỏ thôi,  tiểu sử  đôi ba tác giả chưa chính xác ,  kể  cả  tránh  được sự nhầm lẫn  giữa 2 tác giả trùng tên thật, bút danh , hoặc  một tác gỉa nhiều bút danh lại tưởng lầm  nhiều tác giả v.v... - thì đây là một công trình tuyệt hảo.
 
 Ý nghĩ rời rạc  sau cùng , chẳng lẽ  muốn viết về văn học việtnam, vẫn rất  cần  có đủ tiền mua vé máy bay, ăn ở tại vùng  Ithaca ( New York, nơi thư viên Cornell tọa lạc) - một trong nhiều thư viện ở Huê Kỳ có  sách, báo, tác phẩm văn học việt thuộc loại quí, hiếm;  mà chính ở trong nước không có được.

 V ậy , phải ở trởi tây mới viết hay  về văn học việt   ?  một  chút  ý  mỉa mai trong đó  đấy !
    []

THẾPHONG
 ( 1974)

 
 nguồn: nhật báo sóng thần  (  saigon),  số  894 ra ngày 15/6/1994 - tr. 6 .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét