Thứ Hai, 13 tháng 5, 2024

Khóc Vời Người Văn Chương trong Sáng MOTHER ' S DAY Buồn Thiu ! / Trần Thị Bông Giấy [ i.e. Trần Thu Vân 1948- San Jose -- đến Chau, Diên, tôi, Tường Vy , ...

 

TRAN THI BONG GIAY

18:35 13 thg 5, 2024 (15 giờ trước)
đến ChauDientôiSonTuong-VyVănVaniCaotuan62NguyenChứcKính

KHÓC VỚI NGƯỜI-VĂN-CHƯƠNG TRONG SÁNG MOTHER’S DAY BUỒN THIU!

(Tâm Bút TTB)

[]

 

 

San Jose, Chủ Nhật, May 12, 2024.

Cuối năm 1999, Phạm Thái Chung, tác giả loạt bài Người Đàn Bà Trong Căn Nhà Những Người Trăm Năm Cũ, đã nói: “Đọc sách, rồi giao thiệp với cô, tôi nhận ra một điều: ‘Trên đời này, cô có thể từ bỏ tất cả, trừ ra Văn chương.”

Dạo đó, chỉ mơ hồ; bây giờ mới thật nhận thức rõ cái đúng trong câu nói khi lại lần nữa đóng cửa, tắt điện thoại, xa lánh thiên hạ, ngồi vào bàn viết. Thương hơn hết là vẻ điềm đạm, hiền từ của Văn-chương vẫn kiên nhẫn dõi theo, ngồi đâu đó, đợi chờ tấm-linh-hồn-bội-bạc của con người Thân-cư-Thiên-Di quay lại. Trong chu vi nhỏ bé, thấy lòng thật ấm. Một cõi phù du không cần vứt đâu cho xa, chỉ cần một cái đóng sập cửa (có con chó to đùng nằm dưới giường ngủ) là xong!

 

Buổi nay là vậy. Tự biết con đường Định Mệnh vẫn còn chông gai cho đến chết, nên, quay mặt được chút nào hay chút ấy, giữ hơi tàn cho những điều tàn nhẫn hơn nay mai sẽ đến.

*

* *

 

Mấy ngày qua, ngồi đọc lại tạp chí Văn Uyển số Xuân 1995, bài Phê bình Văn học tựa đề “Kẻ Tà Đạo: Nguyễn Xuân Hoàng” của tác giả Thạch Các, có đoạn dài khá thú vị, ghi vào đây (làm tài liệu):

 

(Lời Thạch Các):

(...)

Những cụm từ Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? là những cụm từ đề ra có dụng ý, dồn ép văn nghệ sĩ vào con đường nghiệt ngã. Vào đầu thập niên 1950, ông Hồ Chí Minh nói chuyện với văn nghệ sĩ kháng chiến bằng những cụm từ này và dẫn họ vào một mặt trận văn hóa, để biến họ thành những chiến sĩ văn nghệ:

Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

(Trích Về Văn Hóa Văn Nghệ. NXB Văn Hóa. 1976, tr. 67-68-69…)

 

Viết cho ai? Viết để làm gì? là hai câu hỏi yêu cầu tính Đảng, phục vụ cho chủ nghĩa.

Viết cái gì? Viết thế nào? là hai câu hỏi yêu cầu núp bóng quần chúng, đấu tranh giai cấp, căm thù trí-phú-địa-hào.

 

Ông Đặng Thái Mai khai triển thêm, ông Trường Chinh sau này đưa ra 18 điều răn trong công tác viết văn.

 

Rồi ông Hồ Chí Minh ngâm nga câu:

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

 

Hai câu thơ dở ẹt lại được cả miền Bắc ca tụng vang rền. Rồi từ đó văn chương phục vụ chính trị trở thành như một điều kiện hiển nhiên.

 

*/ Đầu thập niên 1960, ông Nguyễn Văn Trung ở Miền Nam khai thác những cụm từ Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? thành những tiêu đề giảng dạy ở Đại Học Văn Khoa Sàigòn. (Trích Lược Khảo Văn Học I, NXB Xuân Thu in lại -1990.)

 

Viết là gì? Viết cái gì? Tại sao viết? Viết thế nào? Viết cho ai? Người miền Nam tưởng đó là những tiêu đề mới mẻ nhưng thật ra nó nằm trong luồng sách Bắc mà ông Nguyễn Văn Trung đọc như một tài liệu tham khảo.

 

Vào thời điểm 59-60-61… đọc được sách Bắc là một điều hiếm có, khi phong trào chống Cộng lên cao. Người ta thấy có phản ứng dây chuyền giữa sinh hoạt văn hóa miền Bắc và hoạt động văn chương của ông Nguyễn Văn Trung.

Miền Bắc dùng đi dùng lại cụm từ của Hồ Chí Minh trong các đại hội văn nghệ (Xem “Các Nhà Văn Nói Về Văn -NXB Tác Phẩm Mới -1995) thì ở Miền Nam, ông Nguyễn Văn Trung viết thành sách.

-Miền Bắc khui lại chuyện ông Phạm Quỳnh theo Tây, ăn tiền của Tây, viết báo Nam Phong.

-Miền Nam, ông Nguyễn Văn Trung bồi thêm một chưởng bằng tác phẩm Chủ Đích Nam Phong khiến cho học giả Phạm Quỳnh không có chỗ đứng trong văn học miền Nam.

 

-Sau năm 1975, giới giáo sư Đại học Văn Khoa Sàigòn đâm ra nghi ngại ông Nguyễn Văn Trung (Xem “Rồng Xanh Ngục Đỏ - Vũ Đình Trác, 1986).

-Người Miền Nam vẫn bao dung, bỏ qua chuyện cũ của ông Nguyễn Văn Trung. Nhưng cái tai ác của Nguyễn Văn Trung còn sâu đậm trong chữ nghĩa. Một số người không hiểu rõ cội nguồn của những cụm từ Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?” nên vô tình dùng lại chữ của Hồ Chí Minh, thậm chí còn tổ chức hội họp thảo luận theo những tiêu đề này.

(Hết Trích, Văn Uyển Xuân 1995).

*

* *

Bữa nay, tôi cũng táy máy đưa ra với mình câu chưa-bao-giờ-tự hỏi, rồi có ngay câu đáp không cần suy nghĩ:

Viết cho ai? -Viết cho tôi.

Viết để làm gì? -Viết để “khóc” với người Văn chương một đời yêu dấu.

Viết cái gì? -Viết tất cả những gì nhìn thấy trong đời sống từng hôm, từng bữa.

Viết như thế nào?” -Viết trên bàn phím laptop, hai chân ủ trốn trong chăn, coi bộ dễ hơn chuyện đưa cây violon lên vai chịu đựng khí trời tháng Năm mà vẫn còn rất buốt giá ở San Jose.

 

Đơn giản!

[]

 

Trần Thị Bông Giấy

(San Jose, Ngày Mother’s Day buồn thiu, chủ nhật May 12, 2024 // 11:13 AM)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ