HÀO HOA LÀ LÍNH
KHÔNG QUÂN...
ANH CÓ CÁI QUẦN,
ANH CŨNG BÁN ĐI ...
kỳ 3
B uổi sáng ở phi trường quân sự Vũng Tàu, tôi tiễn vợ tôi theo chuyến máy bay quân sự C.130 về Đà Lạt. Đó là vào tháng 11 năm 1966, mà cách đây mười tháng, tôi lập gia đình với Khê ở Đà Lạt -- đúng ngày 10 tết Bính Ngọ.
Chỉ cuối tháng 11 này, vợ tôi sẽ sanh đứa con đầu lòng, nhìn nàng trong chiếc váy đầm rộng thùng thình, cái băng đô hồng cài trên mái tóc; tự dưng khi ngắm nàng bước lên máy bay, thì lòng tôi trùng hẳn xuống.Còn phần tôi, khoảng tháng 12 này cũng phải buộc thôi làm việc ở Trung tâm Huấn luyện Xây dựng Nông thôn, để trình diện nhập ngũ.
Tôi đã làm việc ở đây từ đầu tháng 3 năm 1965, như vậy là gần hai năm ròng rã với chức vụ giảng viên chính trị cho khóa sinh. Đó là một trung tâm do Mỹ thành lập, gọi là Political Action Teams ( PAT, Toán Dân ý Sự vụ ) * , cố vấn là một người Mỹ, ông Red Winstead. Nơi đây có ba trại; trại Cát Lở, chuyên dạy về y tế, mà vợ tôi làm ở đây, vì đã theo học Đại học Y khoa Saigon được một hoặc hai năm gì đó rồi bỏ dở. Trại thứ hai: Ridge Camp (trại trên đồi cát) rất rộng , có thể chứa được trên dưới hai ngàn khóa sinh trong một hội trường . Trại thứ ba đầu não là Seminary Camp ( trại Phù Đổng) , vì người Mỹ thuê lại của nhà thờ Dòng chúa Cứu Thế.
-----------
* A BRIGHT SHINNING LIE, JOHN PAUL VANN AND AMERICA IN VIETNAM BY NEIL NEIL SHEEHAN , NXB RANDOM HOUSE, MỸ 1990).
TRONG CUỐN SÁCH NÀY, TÁC GIẢ ĐỀ CẬP CÁC TRẠI CỦA TOÁN DÂN Ý SỰ VỤ
NHƯ SAU:
..." KHOẢNG CUỐI NĂM 1965, KHI GORDON JORGENSON, TRÙM TÌNH BÁO CIA ,VÀ TOM DONAHUE, SĨ QUAN THUỘC CẤP PHỤ TRÁCH CÁC TOÁN DÂN Ý SỰ VỤ, CẦN MỘT NGƯỜI VIỆTNAM ĐỂ LÀM GIÁM ĐỐC CHƯƠNG TRÌNH CÁN BỘ BÌNH ĐỊNH, MÀ HỌ ( MỸ) SẼ ĐIỀU HÀNH CÙNG VỚI CƠ QUAN AID(...)
VANN NÓI:
".. CHƯƠNG TRÌNH BIỆT KÍCH CỦA CIA ĐÃ BỊ MỘT NGƯỜI THEO PHÁI CHÍNH TRỊ NGU DÂN Ở VIỆTNAM THÂU TÓM, VÀ ĐANG ĐƯỢC DÙNG LÀM BÌNH PHONG ĐỂ BÍ MẬT TUYÊN TRUYỀN ĐƯỜNG LỐI CHỐNG CỘNG, NHƯNG CŨNG CHỐNG SAIGON CỦA PHÁI ẤY. NGƯỜI ĐANG LÀM ĐÓ LÀ SĨ QUAN CHỈ HUY KIÊM TRƯỞNG BAN TUYÊN TRUYỀN TẠI TRẠI HUẤN LUYỆN VŨNG TÀU, MỘT ĐẠI ÚY TRONG QUÂN LỰC VIỆTNAM CỘNG HÒA THUỘC BINH CHỦNG TRUYỀN TIN TÊN LÊ XUÂN MAI. MAI LÀ MỘT NHÂN VIÊN CIA TỪ CUỐI THẬP NIÊN 1950, MAI ĐANG TUYÊN TRUYỀN VỚI TẤT CẢ HỌC VIÊN, QUA CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN CHÍNH TRỊ, MỘT PHẦN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, VÀ ĐỒNG THỜI ĐANG GÀI NHỮNG TỔ CHỨC BỐN NGƯỜI ĐƯỢC NHỒI NHÉT ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ CỦA PHÁI ẤY VÀO CÁC TOÁN DÂN Ý VỤ SẮP HỌC XONG KHÓA HUẤN LUYỆN. LÊ XUÂN MAI THI HÀNH MỌI CHUYỆN NGAY DƯỚI MŨI JORGENSON VÀ DONAHUE, CŨNG NHƯ CÁ THUỘC CẤP CỦA HAI NGƯỜI. KHÔNG CÓ NHÂN VIÊN CIA NÀO Ở TRẠI HUẤN LUYỆN NÓI ĐƯỢC TIẾNG VIỆT; CÒN JORGENSON ,VÀ NHỮNG THUỘC CẤP CỦA ÔNG LẠI CHẲNG CÓ AI TÒ MÒ MÀ CHO DỊCH CÁC BÀI HỌC CHÍNH TRỊ RA ANH NGỮ CẢ...
( TRANG 281, 282, VÀ 283- TẬP 2, BẢN DỊCH VIỆT NGỮ).
- TÔI ĐI DÂN VỆ MỸ, TÁC GIẢ ĐINH BẠCH DÂN, ĐẠI NAM VĂN HIẾN, SAIGON 1967. CUỐN TRUYỆN KÝ NÀY TÔI KÝ BÚT HIỆU ĐINH BẠCH DÂN MÀ TRƯỚC ĐÓ ĐÃ ĐĂNG TRÊN NHẬT BÁO SỐNG CỦA CHU TỬ, SAU IN THÀNH SÁCH. VẢ ĐÃ ĐƯỢC DỊCH SANG ANH NGỮ: THE ORDEAL OF THE AMERICAN MILITIAMAN ( BẢN IN LẦN 2, DAI NAM VAN HIEN BOOKS, SAIGON 1970-, TRANSLATED FROM VIETNAMESE BY ĐÀM XUÂN CẬN - BẢN ĐẦU : I WAS AN AMERICAN MILITIAMAN ) TRONG CUỐN TRUYỆN KÝ NÀY, TÔI VIẾT VỀ NHỮNG NGÀY SỐNG ,VÀ LÀM VIỆC Ở TRUNG TÂM.
NĂM 1990. QUA GOOGLE / SEARCH; TÔI PHÁT HIỆN CUỐN SÁCH NÀY LÀ MỘT TRONG 5 CUỐN PHỔ BIẾN TRÊN MẠNG TOÀN CẦU DẠNG EBOOKS - CÁC CUỐN KHÁC DO AMAZON. COM PHỔ BIẾN:
- A BRIEF GLIMPSE AT THE VIETNAMESE LITERARY SCENE, FROM 1900-1856, TRANSLATED FROM VIETNAMESE BY ĐÀM XUÂN CẬN, DAI NAM VAN HIEN BOOKS, SAIGON 1970, 1971/ BẢN VIỆT NGỮ: TỔNG LUẬN 60 NĂM VĂN NGHỆ VIÊTNAM 1900-1956, SAIGON 1965, DAI NAM VAN HIEN XUẤT BẢN.- AMAZON.COM: THEPHONG BY THEPHONG; : THE WRITER, THE WORK & THE LIFE, AUTOBIOGRAPHY THEPHONG , BOOKS( BẢN VIẾT NGỮ: THẾ PHONG/NHÀ VĂN/TÁC PHẨM CUỘC ĐỜI, ( ĐẠI NGÃ TÁI BẢN LẦN 2, SAIGON 1970. ) WWW.AMAZON.COM/THEPHONG-WRITER-WORK-LIFE-AUTOBIOGRAPHY / DP/B0007JUSLA-15K)
- THE SUMMING UP OF TEN YEARS OF WRITING: REMINISCENCE AND REFLECTIONS BY THEPHONG( UNKNOWN BINDING- 1968). OUT OF PRINT- LIMITED AVAILABILITY.
- UPLIPTING POEMS BY THEPHONG ( UNKNOWN BINDING- LIMTITE AVAILABILITY ) . -AMAZON.COM . A BRIEF GLIMPSE AT THE VIETNAMESE LITERARY SCENE 1900-1956... VIETNAMESE LITERATURE IE: EACH BOOK MUST BE IN SUBJECT, 1 AND, SUBJECT 2 AND..
WWW.AMAZON.COM/BRIEF-GLIMPSE-VIETNAMESE-LITERARY-1900-1956/DP/B0007 AJ388-177K.CACHED- SIMILAR PAGES.
VV...
--------
Nhớ lại buổi cưới vợ, tôi lại thấy thật tức cười. Năm 1965, từ Vũng Tàu lên Đà Lạt chơi dịp Giáng sinh, ngoài việc rong chơi với máy bạn sinh viên trẻ tuổi; như Đinh Ngọc Mô, Nguyễn Nhật Duật.. học ban triết Tây, triết Đông ở Viện Đại học Đà Lạt.
Đinh Ngọc Mô có vóc dáng diễn viên rất tài tử, lại ham mệ hội họa, tôi quen anh vào năm 1962 khi họa sĩ Vị Ý lên Đà Lạt triển lãm. Đinh Ngọc Mô lại đây chơi và chúng tôi biết nhau từ đó. Theo học ban triết Tây, rồi học thêm với một nữ giáo sư Pháp, Mô lại có tài ăn nói lịch duyệt, và hình như anh và nữ giáo sư Pháp kia giao du quá thân mật trên tình thầy trò, nên chồng bà ta thường ghen bóng, ghen gió. Cậu sinh viên ngổ ngáo này gặp tôi lấn đầu , hỏi ngay:
-Người ta nói ông thắt cà vạt để rong chơi ngoài Lê Lợi Saigon, và túng tiền cới ra gạ bán cho người đi đường, phải vậy không?
Còn sinh viên Nguyễn Nhật Duật học triết ban Sư phạm đem theo cả vợ lên đây- cô Tâm. Hai vợ chồng thuê phòng ở đường Võ Tánh. Chồng đi học, vợ làm gì, thì tôi không rõ; nhưng trước kia, bốn năm năm về trước, cô Tâm làm thư ký văn phòng ở Đaị học Dược Khoa Saigon và quen với Khê, sinh viên. Khi gặp lại Duật, anh kể cho tôi nghe về Khê, đại để là tôi có quen ông bà giáo Bảo không? Cô Khê là con gái ông bà giáo Bảo, và hiện tại đang làm thư ký ở Phòng Đọc sách Báp Tít ở đường Minh Mạng.
Tôi không thể quên, vì từ năm 1950, ở Nghĩa Lộ
( tỉnh Yên Bái) , tôi ở nhờ ông bà giáo Bảo; lúc đó Khê vào khoảng 13 tuổi, tóc kẹp, khuôn mặt dễ thương, hiền dịu; hàng ngày cô bé cùng chị gái khiêng hàng hóa cho mẹ ra chợ Nghĩa Lộ. Ông giáo bảo khi ấy làm thông dịch viên cho quan đồn Pháp, và nhờ ông, tôi mới có giấy Laissez-Passer về Hà Nội học. Sau này tôi đi xuống đường Phan Đình Phùng tìm nàng, nhưng không biết số nhà; và lúc này tôi chưa hiểu Tin lành và Công giáo khác nhau thế nào; nên tôi lạc vào trường Trinh Vương cũng nằm trên đường Phan Đình Phùng .Gặp một bà sơ , tôi hỏi thăm Khê.
Thật trùng hợp, khi nghe tôi hỏi thăm cô Khê, bà sơ rất sốt sắng trả lời là có, và bảo đợi một lát, sẽ cho gọi cô Khê ra gặp. Tôi mừng thầm, nhưng khi nhìn thấy một cô gái nhỏ. gầy đét đứng trước mặt, tôi biết ngay đã có sự nhầm lẫn -- mặc dầu gần 20 năm, từ khi gặp nàng lần chót ở đường Gia Long Hà Nội năm 1954 (ông bà giáo Bảo thuê nhà ở 24 ter Gia Long thì phải) . Tôi còn nhớ rõ khi ấy Khê đang tập đi xe đạp, và hay lao vào gốc cây sấu.
Tôi cảm ơn bà sơ và trở về, một nỗi thất vọng nhẹ nhàng xâm chiếm trong lòng. Tôi lại đi ngược lên đường Minh Mạng để tìm Phòng Đọc Sách Báp- Tít, số nhà 68; nhưng phòng đọc sách đã đóng cửa. Có lẽ Giáng sinh nghỉ lễ chăng? Thế là uổng công đi tìm nàng. Bỗng dưng gặp một thiếu nữ đi ngược chiều với tôi, sao cô này giống Khê quá!
Dừng lại hỏi thăm, cô này không phải là Khê; nhưng lại là chị ruột của Khê- cô Thư. Tôi biết địa chỉ nhà ông bà giáo , và chiều hôm ấy tôi tới thăm nàng và gia đình. Ông bà giáo Bảo và bố mẹ tôi quen thân, bố tôi cũng dạy học như ông, song tuổi nhiều hơn một giáp cũng từng dạy học ở Nghĩa Lộ với nhau.
Lần này gặp Khê, một cô gần 30 (hai mươi tám đúng nhất) rất xinh, dưới mắt tôi- cô gái học thức, đeo kính trắng, và nhớ nhất là cái băng đô đỏ trên mái tóc dài. Dưới nàng, có ba đứa em trai; cậu gần với tôi nhất là Nguyễn Quốc Văn đang đi học, và cùng chị học Anh văn với các giáo sĩ Mỹ. Mùa Giáng sinh năm ấy, tôi mời nàng đi chơi, chụp ảnh cho Khê gấn ba chục cuộn phim, mỗi cuộn 72 pô. Ít ngày sau, tôi lien lạc với hãng máy bay Continental, rồi được cấp một chiếc Cessna 4 chỗ sẽ dưa tôi về Vũng Tàu. Tôi mời Văn cùng đi với tôi, hứa tìm việc làm ở Trung tâm, nhất là Văn cũng đang cần một việc làm; đồng thời thanh niên ai chẳng thích bay nhảy. Hai chúng tôi đến Vũng Tàu, sau một giờ bay.
Lúc này tôi ở Trại Seminary Camp, chỉ huy trương, đại úy Lê Xuân Mai, một người dáng gầy gò, nghiêm nghị, ít nói lại hay cười mỉm; nhưng rất kỷ luật. Một ngày trễ phép phải phạt lương, tôi không nhớ rõ là bao nhiêu; nhưng không ít- theo ông, phải áp dụng theo lối hành chính Mỹ, phạt tiền để làm cho người bị phạt nhớ lâu; phương pháp này rất hữu hiệu.
Ở trung tâm, tôi làm giảng viên chính trị, cơm trại nuôi ba bữa, quần áo có người giặt, mỗi tháng lương được trả 7000 đồng. Tôi không biết giá vàng lúc đó bao nhiêu một lượng, nhưng nhớ khi lãnh lương, nếu tôi mượn thêm một người bạn nữa khoảng 6000 đồng đủ mua một chiếc Mô-by-lét xanh mới cáo cạnh, bình xăng vuông, đen vuông lại còn dư bốn ngàn. Ngoài ra, tôi còn phụ trách một tờ nguyệt san Biệt Chính . Bài vở, truyện ngắn, dài; tôi bao hết. Thơ thì tôi trích theo các báo Saigon, thơ Nguyễn Quốc Thái, thơ Bùi Chí Vinh, thơ Bùi Khải Nguyên trích từ thi tập Thiết Tha (Đại Nam Văn Hiến , Saigon 1964). Thơ tác giả này mang nội dung ca tụng hòa bình, lúc đó tôi không biết đó là điều cấm kỵ với chủ trương của Trung tâm. Tôi bị kiểm điểm, sau khi báo ra được hai số, phải cải tổ lại. Anh Dương Cự được cử vào ban chủ biên, tôi không dùng bút hiệu nữa mà dùng tên thật: Đỗ Mạnh Tường & Dương Cự chủ biên, Hộp thư số 1 Vũng Tàu đăng trên manchette báo. Hàng ngày, ngoài giờ giảng dạy, tôi rong chơi, có khi cả tháng tôi không ăn cơm trại, mà ở ngoài tiệm ở Vũng Tàu, còn cà phê uống tại Aux Delices ở đường Phan Thanh Giản . Cô chủ quán, Vũ Thị Tỵ, trông rất bắt mắt- nơi này nhiều chàng thanh niên hào hoa lui tới. Còn nhờ một buổi tối, xẩm tối thì đúng hơn , lúc này chưa đông khách lắm; lợi dụng thời gian để tán chuyện gẫu với cô Tỵ. Bố mẹ cô ở ngoài Bắc vào Nam lâu, trước 1945 thì phải. Cô ở trạc tuổi trên dưới ba mươi; tôi đem tuổi mình so sánh, thì hơn cô ba bốn tuổi gì đó. Lần này, tôi vào quầy trả tiền, dưới ánh đèn có chụp abat jour , tôi nhìn rõ bức chân dung, nét vẽ màu đen rất sắc, mỏng; dưới ghi hàng chữ Pháp: la fille aux Délices, ký tên phía dưới cùng. Chữ ký rất khó đọc, sau này biết đó là Trịnh Cung , họa sĩ trẻ Hội Họa Sĩ Trẻ Saigon . Cô chủ nói với tôi, đại để nếu tôi thích thì cô sẽ tặng. Tôi nhận lời ngay, và nhớ lại những năm xưa, chàng họa sĩ này còn ở Đà Lạt rất lập dị, ngày ngày khóac áo măng tô đi dạo xung quanh Khu chợ Hòa Bình, tay lại chống can. Tất nhiên mặt mũi còn non choẹt, làm ra vẻ ông cụ, nên sinh viên Võ bị Đà Lạt gây sự với anh. Sau, anh không còn chống can nữa, lại cạo râu nhẵn nhụi. Trịnh Cung có bộ râu quai nón rất đàn ông, chỉ phải vóc dáng lùn tịt, mất uy nghi của tên đàn ông cao ráo. Chắc cô Tỵ có kể lại chuyện tặng tôi bức chân dung cô, sau này gặp anh ở Saigon- đôi lần tôi gợi ý anh vẽ chân dung một người nữ danh tiếng nào đó, anh lắc đầu, trả lời rồi ra tôi sẽ lại được tặng như bức chân dung cô Tỵ ngày nào thì sao? Anh hỏi tôi cô ấy bây giờ ra sao, lắc đầu trả lời tôi không rõ. và chỉ biết rằng hơn một lần tôi và cô ấy đi chơi với nhau từ Vũng Tàu đến Bà Rịa. Thế rồi tôi hỏi xin cưới cô, cô không nói gì - sau, tôi lên Đà Lạt gặp lại Khê- tôi cưới nàng làm vợ, sau ra Vũng tàu, tôi dẫn Khê ra uống nước ở Aux Délices. và vợ tôi cũng biết chuyện này, nàng bảo tôi hãy nhìn mặt cô chủ không mấy vui. Nghe vợ nói vậy, tôi nhận ra rằng mình chưa hiểu tâm lý phụ nữ là bao! Chẳng lẽ một khi bày tỏ xin cưới nàng làm vợ, nàng có thể nhận lời ngay sao? Nếu nàng không mấy cảm tình, hẳn là không nhận đi chơi tay đôi đôi lần; hơn nữa nàng còn tặng cả một chân dung do Trịnh Cung
vẽ ư *?
--------------
TÔI LÀM MỘT BÀI THƠ: SÁNG Á ĐÔNG, NHẠC TÂY PHƯƠNG ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ TRÌNH BÀY VÀO NĂM 1970( THẾ NGUYÊN CHỦ NHIỆM); SAU ĐƯỢC DỊCH SANG ANH NGỮ MANG NHAN ĐỀ ASIAN MORNING, WESTERN MUSIC ( BẢN DỊCH ĐÀM XUÂN CẬN ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ TENGGARA , APRIL 1968, VOLUME II, NUMBER I, TỜ TẠP CHÍ NÀY LÀ CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA DEPT. OF ENGLISH, UNIVERSITY OF MALAYA., JOINTLY EDITED BY LLOYD FERNANDO , ISMAIL HUSSEIN, A. BAKAR, HAMID. WONG PHUI NAM. EDITORIAL CONSULTANT: LEEKOK LIANG. BÀI THƠ NÀY TẶNG VŨ THỊ TỴ, CÔ CHỦ QUÁN AUX DÉLICES Ở VŨNG TÀU VÀO NHỮNG
NĂM 1965-66.
GIỚI THIỆU TÔI, TÒA SOẠN TẠP CHÍ TENGGARA VIẾT:
"...THE POEMS REPRINTED HERE ARE TAKEN FROM A MIMEOGRAPHED COLLECTION OF POETRY BY THE VIETNAMESE POET, THEPHONG, ENTITLED VIETNAM: THE SKY UNDER FIRE AND FLAMES, PUBLISHED IN SAIGON IN MAY 1967. THE COLLECTION WAS OBTAINED FOR TENGGARA BY THE YOUNG INDONESIAN WRITER, BUR RASUANTO, WHO WAS ON A VISIT THERRE RECENTLY.THEPHONG WAS BORN IN 1932 AT NGHIA LO, YEN BAI, AND SPENT HIS CHILDHOOD IN THE NORTHERNMOST PART OF VIETNAM. HE TOOK PART IN THE RESISTANCE AT AN EARLY AGE AND HAS BEEN A FARMER, SOLDIER ( AIRMAN) , SCHOOL TEACHER AND EDITOR, BESIDES WRITING STORIES, POETRY AND CRITIQUES. X.H. (DAM XUAN CAN) IN PRESENTING HIS ENGLISH TRANSLATIONS OF THEPHONG'S POEMS IN VIETNAM: THE SKY UNDER FIRE AND FLAMES, WROTE, " THÊPHONG'S POEMS ARE PARTICULARY DIFFICULT TO TRANSLATE, AND I HAVE NO ILLUSION WHATEVER ABOUT MY COMMAND OF ENGLISH. I TRUST THAT ONE DAY A POET OT TALENT WILL REVISE THIS VERSION AND DO MORE JUSTICE TO THE ORIGINAL". READERS ARE BOUND TO FEEL THAT X.H. DOES NOT DO HIMSELF JUSTICE. .
...AND THE SAME ISSUE, TENGGARA SAID:
"..IN LOOKING FOR THE BEST WORK BY SOUTHEST ASIAN WRITERS, TENGGARA PLAYS IT QUITE LITERALLY BY EAR. THE 1967 NUMBER WAS MUCH ENHANCED BY AMNG SUCH AS OTHER EXCELLENT WORK, THE TRAGIC SIMPLICITY OF TAUFIQ ISMAIL'S POEMS. READERS OF THAT ISSUE WILL KNOW TAUFIQ'S POEMS WERE OBTAINED. FOR THE PRESENT ISSUE WE WERE FORTUNATE AGAIN IN DISCOVERING THE ENGLISH TRANSLATION OF A BOOKOF POEMS BY THE VIETNAMESE POET, THÊPHONG. THE SELECTION WE PUBLISH HERE IS A MOVING REMINDER OF THE SPIRITUAL DEVASTATION AND WASTE HIS COUNTRY HAS UNDERGONE FOR TWENTY YEARS WITHOUT RESPITE. WE HOPE TO PUBLISH MORE OF THÊPHONG'S WORK IN THE NEAR FUTURE.."
SAU BÀI THƠ NÀY ĐƯỢC CHỌN IN TRONG TẬP THƠ BẰNG ANH NGỮ: ASIAN MORNING, WESTERN MUSIC, PREFACE BY LLOYD FERNANDO, DAI NAM VAN HIEN BOOKS, SAIGON, SOUTH VIETNAM 1971.
TẠM DỊCH: NHỮNG BÀI THƠ ĐƯỢC IN LẠI Ở ĐÂY TRÍCH TỪ MỘT TẬP THƠ IN RÔ NÊ Ô CỦA MỘT THI SĨ VIỆTNAM LÀ THẾPHONG, CÓ NHAN ĐỀ: VIỆTNAM, VÙNG TRỜI LỬA ĐẠN IN Ở SÀI GÒN , THÁNG 9 NĂM 1967. TẬP THƠ ẤY ĐẾN VỚI TẠP CHÍ TENGGARA DO MỘ
T NHÀ VĂN TRẺ INDONESIA, BUR RASUANTO MỚI ĐẾN THĂM SÀI GÒN MỚI ĐÂY.
THẾ PHONG SINH NĂM 1932 Ở NGHĨA LỘ, YÊN BÁI. TRẢI QUA THỜI THƠ ẤU TẠI VÙNG CỰC BẮC VIỆTNAM. . THAM GIA CUỘC KHÁNG CHIẾN RẤT SỚM, TỪNG LÀM TRẠI VƯỜN, DẠY HỌC, ĐI LÍNH VÀ LÀM XUẤT BẢN. NGOẢI RA, ÔNG CỎN VIẾT TRUYỆN, LÀM THƠ VÀ VIẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC. X.H. ( BÚT HIỆU TẮT ĐÀM XUÂN CẬN) GIỚI THIỆU TẬP THƠ DỊCH SANG ANH NGỮ CỦA THẾ PHONG QUA VIỆTNAM VÙNG TRỜI LỬA ĐẠN, DỊCH GIẢ VIẾT:"... ĐẶC ĐIỂM THƠ THẾ PHONG LÀ KHÓ DỊCH VÀ DẦU SAO ĐI ỮA, TÔI CŨNG KHÔNG CÓ ẢO TƯỞNG RẰNG VỐN TIẾNG ANH CỦA MÌNH SÂU NHIỆM. TIN RẰNG CÓ MỘT NGÀY , MỘT THI NHÂN TÀI NĂNG NÀO ĐÓ SẼ ĐỌC LẠI, HIỆU ĐÍNH ĐỂ TRẢ LẠI CÔNG BÌNH NGUYÊN TÁC". CHẮC CHẮN ĐỘC GIẢ CẢM NHẬN ĐƯỢC RẰNG X.H. NÓI VẬY ĐÃ KHÔNG BẰNG VỚI CHÍNH MÌNH VÀ TRONG CÙNG SỐ BÁO ẤY, MỤC TENGGARA DIARY, TẠP CHÍ VIẾT TIẾP:
"...ĐI TÌM NHỮNG TÁC PHẨM XUẤT SẮC CỦA CÁC NHÀ VĂN ĐÔNG NAM Á, TENGGARA CHỈ HOÀN ĐƯỢC NGHE MÀ THÔI. TẠP CHÍ TENGGARA XUẤT BẢN VÀO NĂM 1967 ĐÃ NỔI BẬT HẲN LÊN QUA NHỮNG TÁC PHẨM TUYỆT VỜI, NÓI LÊN BI THẢM MÀ GIẢN DỊ ẤY CỦA TAUFIQ ISMAIL. ĐỘC GIẢ ĐỌC SỐ BÁO ẤY RỒI, VÀ CẢM NHẬN ĐƯỢC THƠ TAUFIQ ISMAIL ĐÃ ĐƯỢC THỪA NHẬN . THÌ BÂY GIỜ ĐÂY TRONG SỐ NÀY, CHÚNG TÔI LẠI CÓ CƠ MAY LÀ KHÁM PHÁ ĐƯỢC TẬP THƠ DỊCH SANG ANH NGỮ CỦA MỘT NHÀ THƠ VIỆTNAML, THẾ PHONG. TUYỂN THƠ CHỌN ĐĂNGTRONG SỐ BÁO NÀY GỢI CHO TA NHỚ LẠI SỰ TÀN PHÁ, BĂNG HOẠI TINH THẦN CỦA MỘT ĐẤT NƯỚC ĐÃ TRẢI QUA HAI THẬP NIÊN (CHIẾN TRANH) RÒNG RÃ. CHÚNG TÔI HY VỌNG NGÀY GẦN ĐÂY CÒN ĐƯỢC ĐĂNG TẢI NHỮNG TÁC PHẨM THẾ PHONG.
TRONG THI TẬP TRƯỚC MẮT NHÌN THI SĨ CỦA TÔI, ĐẠI NAM VĂN HIẾN XUẤT BẢN NĂM 1964, TÔI VIẾT NHỮNG CÂU:
..." TÔI ĐI NGANG ĐÈO / CAO HƠN NÓC NHÀ THỜ VÀ CHÂN TRỜI/ CHẮC CHÚNG LOAN TRUYỀN TÔI LÀ KẺ VÔ ĐẠO / BẨM SINH TÔI CON CẦU TỰ CHÙA QUÁN THÁNH / LỚN LÊN KHÔNG THEO HỌC NHÀ DÒNG LÀM DẤU THÁNH / QUA ĐÈO BẢO LỘC CHEO LEO / GỤC ĐẦU TRƯƠC THÁNH GIÁ / NHƯ NGƯỜI ĐẠO CHÚA NUÔI TÔI HAI BỮA CƠM LÀM THƠ / NHƯ TIẾNG CHUÔNG NHẤT / THỨC GIẤC TÔI BUỔI SÁNG NĂM GIỜ... / NHƯ TIẾNG CHUÔNG CHÙA/ THU KHÔNG CHIỀU BUỒN ĐÀ LẠT ..."
Câu hỏi thăm của họa sĩ về cô Vũ Thị Tỵ bây giờ ra sao, ở đâu, làm gì? tôi chỉ mang máng biết rằng nàng đã lập gia đình với một người Phi Luật Tân (Philipppines) . Và hình như đã hơn một lần nàng theo chồng bước xuống sân bay Clark.
Cũng như chỉ đi chơi vài lần với Khê ở Đà Lạt vào mùa Giáng sinh; tôi viết thư cho nàng, rồi tự định đoạt ngày hỏi, ngày cưới, tự in thiệp cưới; xong đâu đấy rồi tôi bảo Nguyễn Quốc Văn:
-Cậu là đại sứ của tôi, cậu hãy đem thiệp cưới này về Đá lạt, rồi báo cho cậu mợ , chị ấy biết- kết quả thế nào cậu đánh điện tín cho tôi.
Văn đứng về phía tôi, rất nghe lời, tin tôi, nhất là sau khi từ đà lạy bay về Vũng Tàu chơi với tôi. Ở đây cậu gặp lại nhạc sĩ đàn anh Phạm Duy -- lúc này nhạc sĩ mặc bà bà đen,sáng tác ca khúc chính trị, gọi tâm ca , ( có thể hai chữ tâm ca này cũng được thầy Nguyễn Đức Quỳnh mớm ) như ca khúc Áo mầu đen chẳng hạn. Pham Duy , và hai ca sĩ trẻ người Mỹ cũng mặc bà ba đen Biệt chính hát cách nhiệt tình, sôi động. Nguyễn Quốc Văn quen biết Phạm Duy qua Nguyễn Đức Quang, bạn học, bạn nhóm du ca được Phạm Duy hướng dẫn, bây giờ Văn gặp lại Duy nên rất vui, bầy tỏ với tôi ,Văn hài lòng chuyến đi Vũng Tàu này.
Kể cho Văn nghe, có lần tôi , Phạm Duy, Thanh Hùng
( hồi chánh viên đàn hay, ngâm thơ giỏi, từng là nhân viên Đài Hà Nội vượt tuyến vào Nam). đi chung xe díp dạo quanh vòng Núi lớn- Phạm Duy kể chuyện tại sao anh sáng tác ca khúc Tiếng Đàn Tôi cho ai, vì ai, vv..- bởi cái cô tên Cầm? trước khi là chị dâu ( vợ của Phạm Duy Nhượng, tác giả Tà áo Văn Quân) đã là bạn gái của Duy từ trước . Khi chị dâu qua đời, Duy làm ca khúc này tặng . Chẳng biết đúng hay không , sau này gặp Trần Thị Bông Giấy, nhà văn nữ, cho xem một bài viết khá dài lên án P.D. đạo nhạc thân sinh cô, ( khi P.D lang thang ở Huế, nhạc sĩ , bố cô đưa về nhà cung phụng, rồi D. chớp mấy ca khúc bản thảo của Trần Mưu; trong đó có Tiếng đàn tôi. Chuyện này được xếp lại, (theo Trần Thị Bông Giấy kể ) vì bà cụ thân sinh can, không cho làm to chuyện ,khi bà còn tại thế. Hiện tôi còn giữ tài liệu Phạm Duy đạo nhạc bản thảo Trần Mưu , tuy vậy vẫn bán tin, bán nghi; vì lần đầu nghe chuyện một nhạc sĩ đa tài cỡ Phạm Duy., tác giả rất nhiều ca khúc như vậy , lại liên lụy đến vụ cầm nhầm ca khúc bản thảo một ai sao?
Những ngày cuối tháng 12/1965, khi sống ở trung tâm Seminary -- mỗi khi nhân viên ra Vũng Tàu để lấy thư, báo ở Hộp thư Số 1 Vũng Tàu - tôi luôn săn đón thăm hỏi xem có thư, điện tín của tôi từ
Đà Lạt không?
Lần này tôi nhận được thư bố vợ tương lai từ Đà lạt, cầm thư đã rất lo lắng, hồi hộp. Không sao được, ngay cả thiệp cưới đối với người xem, đọc cũng là tin giật gân, tạo sự hồi hộp khác thường rồi;
huống hồ tôi ?
Thiệp cưới in một màu đen, chữ Véronèze 12, tấm ảnh nhỏ 2x2 chụp chung ở sân bay Cam Ly in ở giữa thiệp , ảnh chụp khi Khê tiễn tôi. Họ, tên nhà trai in phía tay phải, nhà gái bên trái. Thiệp in làm hai loại, một nửa số thiệp này đề tên thật; nửa còn lại in bút danh Thế Phong, nhà văn. Tư Cao, chủ nhà in Nguyễn Trọng ở Gia Định, gần Lăng Ông/ Bà Chiểu in ấn; nói cho oai, nhà in chỉ là loại nhà in nhỏ ví như hộp quẹt ( hộp diêm) có hai chiếc máy, một máy pédal in từng tờ, dùng tay đặt giấy in; chiếc kia tám bát chữ in sách, thơ.
Sa Giang-TrầnTuấn Kiệt có in tập nào ở đây không, tôi không nhớ rỡ- hình như anh ta quảng cáo Tư Cao in rẻ, giúp đỡ văn nghệ sĩ, có khi còn cho chịu tiền ( dầu chủ vợ, con nheo nhóc). Do vậy, tập thơ Mưa Nguồn ( 1962) , biên khảo về Heiddeger của Bùi Giáng in ở đây, cả thơ đầu tay Du Tử Lê cũng vậy ( tôi gặp nhà thơ trẻ Du Tử Lê, qua sự giới thiệu của Kiệt, rồi làm hai câu thơ gọi là tựa cho thi tập đầu tay của anh. ( đến nay tôi quên tựa tập thơ rồi) .
Sau đảo chính 1963, đọc nhật báo Chính Luận, tôi mới biết Nguyễn Văn Cao đã bị tống giam vào Khám Chí Hòa, vì anh làm kinh tài cho Việt Cộng. Thời thế đổi thay, ông xuống thằng, thằng lại lên ông. Thế là ông Nguyễn Văn Cao, tự Tư Cao, thằng tù ngày nào khốn khổ, nay là giám đốc nhà in báo Sài Gòn giải phóng .
Đã nghe nhiều lấn, nhà văn Thế Nguyên ( được gọi là tứ trụ cách mạng - Vũ Hạnh, Thái Bạch ( tức Phạm Văn Giao) , Nguyễn Nguyên / tức Nguyễn Ngọc Lương, Thế Nguyên ngồi kế bên nhạc sĩ bộ trưởng Lưu Hữu Phước , cầm cân, nẩy mực, chấm, phá tên trong danh sách văn nghệ sĩ Ngụy Saigon , ai được đi học tập dài, hoặc ngắn hạn) mời tôi lại chơi; nhưng không tới, và sau ít năm anh qua đời; tôi có đi qua căn nhà của nguyên giám đốc được cấp nhà đúc, số nhà mặt tiền nằm trên đường Lý Thái Tổ, quận 10. Tôi đi qua để viếng anh, nhưng không vào nhà làm gì.
Ngày xưa Tư Cao in thiệp cưới cho tôi, lại cực lực phản đối in một màu đen- theo ý anh thì chưa ai làm vậy, vì nó không phải là thiệp hồng. Tuy không nói ra, nhưng theo thói thường đoán, hậu vận không tốt. Tôi bảo anh, là do tôi suy nghĩ thôi, đây là loại thiệp cưới trang trọng in một màu đen nghi thức bậc nhất đấy.
Thư của ông giáo Bảo ( bố vợ tương lai gần ) cho biết, nên hoãn lại đám cưới dự định ngày đã in trong thiệp; với lý do bất ngờ quá, và chưa kịp chuẩn bị bất cứ thứ gì, vả lại tết ta lại đến rất gần rồi. Nhưng tôi viết thư trả lời, trước sau gì cũng cưới thôi; hơn nữa đã gửi thiệp cưới cho bạn bè, trong số ấy đa số là nhà văn, thơ, ký giả, giáo sư, và chẳng mấy ngày nữa , các báo đăng Tin Mừng. Chỉ cần hai bác đồng ý, nhất là Khê.
Sau Tết, trong vòng năm ngày, tôi sẽ lo đủ đám hỏi, đám cưới một lần đủ. Quả đúng như vậy, hôm nay vài tờ đăng tin ; mai vài tờ đăng; rồi nhất loạt báo chí Sài Gòn đăng tin mừng tới tấp.
Ít ngày sau, tôi nhận được tin báo từ Đà Lạt; Khê và gia đình bác Bảo đồng ý với điều kiện như tôi hứa- tổ chức đám hỏi và đám cưới cùng một lần, theo đúng nghi thức , thủ tục.
Hai vấn đề cấp thiết được đặt ra trong việc tổ chức đám cưới của tôi.
Về phía nhà trai chỉ có hai người; cô ruột, bà Đỗ Thị Thảo đứng tên trên thiệp đại diện nhà trai, thay bố mẹ tôi không còn nữa; hai là một người anh nuôi mấy năm rồi nuôi tôi cơm áo, nơi ăn, chốn ở. Ấy là công ơn từ anh Cao Thế Dung, một lần đến thăm tôi ở nhà thuê khu xứ đạo Tân Chí Linh, thấy bị xiết đồ đạc, vì sáu tháng không có tiền trả tiền nhà; lại bị báo Tiếng Dân ( cơ quan Cục Tâm lý chiến, chủ nhiệm trung tá Nguyễn Văn Châu) loan tin trang nhất: kịch sĩ Năm Châu & nhà văn trẻ Thế Phong bị đưa đi Trung tâm Cải huấn Vĩnh Long , nên anh giới thiệu tôi với anh Phạm Quang Huyến ở xóm đạo, vừa an toàn mọi mặt, cả về an ninh cá nhân; ít khi quân cảnh, an ninh nhòm ngó xóm đạo cha xứ đồng đạo Tổng thống Diệm. Khu Tân Chí Linh nằm ở khu Ông Tạ, dân bắc di cư là bảo đảm trăm phầm trăm. Bây giờ người đại diện thứ hai nhà trai, ngoài cô ruột, đó là anh nuôi tôi, Phạm Quang Huyến.
Vấn đề thứ hai là TIỀN. Cứ như nhà thơ Jules Supervielle( 1884-1960) gốc xứ Nam Mỹ , kiếm miếng cớm tấm chữ văn chương lưu lạc tới sông Seine, tác giả đôi ba tập thơ, vở kích xuất sắc, có kinh nghiệm máu xướng về TIỀN , ông ta gọi thế lực kim tiền: le fétichisme de l'argent, hệt nhà văn tiền chiến Lê Văn Trương của ta, ấn tượng đồng tiên xiết từng giọt máu đào( đỏ, hay tím bồ quân) nhà văn đổ ra, vậy là Đồng tiền xiết máu, tác phẩm mới nhất của Lê Văn Trương được nhà xuất bản Tia Sáng Hà Nội trước 1954 in, phát hành.
Ai cho tôi vay tiền? Thằng viết văn như tôi, đít nhẵn, chơn, như đít ếch, lấy gì đảm bảo để có thể trả được? Cũng may, hiện tôi là giảng viên chính trị cho một trung tâm do chú Sam đài thọ, có lương tháng, vậy chắc cứu có một chút đởm bởo rồi ! Với đám cưới này, tôi phải có ít nhất 150.000 ngàn đồng, nôm na số tiền có thể mua được khoảng gần 8 chiếc Mô by lét xanh, bình xăng vuông, mới cáo cạnh - như cái tôi đang xài.
Anh Phạm Quang Huyến góp ý :
-Hay ta đến vay anh Phú Nhẩy Dù, được không?
-Ý kiến hay, thế mà không nghĩ ra?
Nguyễn Hữu Phú, trung sĩ Nhẩy Dù, nhà ở xóm Hà Nội gần xóm đạo An Lạc ( dân di cư Bắc hà đặt tên xóm ) , người bạn của chúng tôi hay lại chơi, và hai chúng tôi ( có cả Đinh Xuân Cầu, con rể Vũ Đình Long, cha đẻ báo Tiểu thuyết thứ bẩy tiền chiến) cũng từng có kỷ niệm với nhau từ 1964 đồng lao cộng tác đi đào mỏ vàng ở Phi Nôm, gần đèo Prenn Đà lạt.
Chẳng thế mà báo Sống của Chu Tử, mang tên Kha Trấn Ác trong mục Ao Thả Vịt ong ỏng báo tin cho đọc giả hay, nhà văn Thế Phong ( vua chửi) và kịch tác gia Đinh Xuân Cầu ( cùng một vũ nữ tài danh số I vũ trường Tự Do, Minh Phụng) đi đào mỏ vàng ở Đà Lạt. Đọc rồi, tôi chẳng hiểu anh (cũng là vua chửi nghĩ gì, khi phong tôi vua chửi trong làng văn, làng báo Sài Gòn? Khi ấy còn một Thương Sinh (Duyên Anh) cũng thuộc loại vua chửi (mục Sống Sượng trên trang 2 báo Sống ).
Đến Đà Lạt tay không, chẳng đồ sính lễ, áo cưới cô dâu chưa có, mà 10 tết ta là ngày cưới- chỉ còn bốn ngày làm sao sửa soạn cho kịp đây?
Đà Lạt còn đắm trong sương mờ mịt, không khí xuân tràn đầy, hoa anh đào nở hai lần, phố xá đông người, tấp nập- nhưng các cửa hiệu cửa đóng im ỉm ăn tết.
Cũng may trong số khóa sinh Biệt Chính học ở Trung tâm Vũng Tàu mãn khóa về Đá lạt khá đông. Gặp lại một nữ khóa sinh Biệt chính, cô tên Đa thì phải (nhớ rõ , gọi trưởng lớp Tám 3 Đoàn Chim bằng cậu ruột.) Cô này thẳng thắn phát biểu ngay đêm mãn khóa: " Bao giờ thầy lên Đà Lạt cưới vợ, thầy mà không cưới cô Kh. là em không thèm nhìn mặt thầy nữa đâu?" .( bởi cô biết tôi quen con chủ quán Aux Délices ) Gặp tôi lên đây cưới vợ, cô bé rất mừng, giới thiệu tôi nhà Giăng ở 33 Hoàng Diệu làm phù rể là nhất ( cậu Tây lai cao ráo, sáng sủa, bảnh trai làm phù rể cho thấy thì chẳng ai hơn ) . Tôi đoán gia đình Giăng ( Jean )có quốc tịch Pháp. Và cô bé còn giới thiệu một khóa sinh khác( tôi quên tên, nhà ở cưối đường Hai Bà Trưng , gần Cầu số 4) có người cậu ruột, tiệm thợ may Túy cũng ở trên đường Phan Đình Phùng. Nhà may Túy chuyên may áo dài các bà, các cô rất đẹp.
Và gia đình bác giáo Bảo ( bố vợ tương lai gần ) quen một gia đình làm bánh ngọt trên đường Hàm Nghi, vậy tất cả tiệm quen ,chúng ta có thể gõ cửa để họ mở cửa hàng sớm đầu năm. Tiệc cưới đặt ở Khách sạn Nam Đô, còn phòng cưới đón dâu về thuê ở khách sạn Dalat Palace- phòng A 1, một trong 4 phòng đắt tiền nhất đều trông ra hồ Xuân Hương.
Cô dâu , tín hữu Báp -Tít -Ân- Điển nên giáo sĩ Bill Robertson làm chủ lễ hôn phối tại thánh đường tại 68 đường Minh Mạng. Chú rể chưa tin chúa, nên trước ngày cử hành hôn lễ phải tới tư thất của giáo sĩ học giáo lễ. dấy cũng được coi như đặc ân, đúng là chú rể phải tin Chúa trước, làm báp têm xong, mới được gọi là cơ đốc nhân thì mới được phép kết hôn với một Cơ đốc nhân khác. Khi hai chúng tôi đến nhà giáo sĩ Bill Bobertson lại gặp một nữ giáo sĩ, bà Betty Merrell, bà này là người đàn thánh ca ở nhà thờ. gặp chúng tôi, bà nói ngay:
-Một là, Chúa có thêm một tín đồ; hai là Chúa mất đi một . Đây là đám cưới đầu tiên đôi nam, nữ Việtnam là tín hữu Báp -Tít, Chúng tôi sẽ quay phim đem về Mỹ quảng bá, và Báp- Tít ở miền Nam nước chúng tôi tôn giáo này rất lớn.
Ngày 30 tháng 1 năm 1966, hôn lễ được cử hành xong, rước dâu về khách sạn Dalat Palace. Một số giáo sĩ nhìn vào phòng A, có 4 giường, hai lò sười kiểu tây rất lớn, điện thoại, phòng tắm, sa lông, một giáo sĩ nói với bạn, đại để hỏi xem chú rể làm nghề gì, ở đâu, mà lại dám thuê phòng cưới rất sang trọng ở Dalat Palace, mỗi phòng 2000 đồng/ ngày.
Thật ra, sau ngày cưới, vợ chồng tôi đã phải đem một vài chiếc nhẫn mừng bán cho tiệm vàng lớn Bùi Thị Hiếu để có tiền chi dụng công việc thường ngày. Rồi ba ngày sau, chúng tôi lên phi trường Cam Ly, đợi chiếc máy bay Cessna bốn chỗ đưa chúng tôi về Saigon. Ngày hôm sau đi Vũng tàu, và trên đường về trại Seminary Camp, vợ tôi nhắc chuyện bà cô bỏ về nửa chừng, nhất định không làm chủ hôn phía nhà trai- chỉ vỉ một chuyện nhỏ, bà cô ngủ tại nàh bố mẹ vợ tôi, bà đọc một cuốn sách có nhan đề: Năm sắc diện, năm định mệnh của Du Tử Lê: (*)
-----------
(*) Năm sắc diện, năm định mệnh của Du Tử Lê (Du Tử Lê xuất bản, Saigon 1985) , nói đến năm người: Đinh Hùng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Kiều Ngân, Bùi Giáng và Thế Phong. Trong phần nói về Thế Phong, có đoạn :
"....Ông vừa nói chuyện với tôi vừa đánh máy Thế Phong, nhà văn , tác phẩm, cuộc đời. Nghĩ tới đâu ông đánh máy tới đó, không viết trước. Bên cạnh chiếc máy đánh chữ là một ly cà phê to ( loại ly sành) cùng hai bao Bastos xanh, gu đặc biệt của ông. Ông uống cà phê như uống nước trà, và hút thuốc liên miên, ngay cả lúc đánh máy. Ngồi một lát, ông rủ tôi ra quán cà phê. Sau một thời gian giao tiếp, tôi cũng không biết ông lấy tiền đâu để sống ! Vì ngoài việc viết sách, ông không hề làm gì khác, cũng không hề viết báo. Chỉ biết về sống tại đây nhờ một người anh họ .( Du Tử Lê nói đến Phạm Quang Huyến. Cũng cấn nói thêm , anh Cao Thế Dung đến thăm tôi ở xóm đạo Tân chí Linh, đúng lúc chủ nhà xiết nợ, buộc tôi phải rời nhà, để lại đồ đạc, bới 6 tháng chưa trả tiền thuê. Thêm nữa, (1962) nhật báo Tiếng dân - báo của cục Tâm lý chiến, chủ nhiệm trung tá Nguyễn Văn Châu (đảng Cần Lao Nhân Vị của Tổng thống Diệm) loan tin ' "nhà văn trẻ Thế Phong và kịch sĩ Năm Châu bị đưa đi Trung tâm Nhân vị Vĩnh Long cải huấn" . Theo anh Dung, anh giới thiệu đến ở với một gia đình xóm đạo Tân Chí Linh gần chợ Ông Tạ ( chủ góa vợ, có ba con, hai trai, một gái nhỏ) sẽ rất an toàn cả đới sống áo cơm, nơi ở, lại an ninh; đây là xóm đạo mà cha xứ đồng đạo Tổng thống Diệm thì chẳng ai tới hỏi han đâu. - TP chú thích)
Điều lạ hơn nữa là không bao giờ thấy ông than phiền về các vấn đề tiền nong, hay kêu ca về những đau khổ mà cuộc đời đã dành cho ông. Không phải đời sống ông đầy đủ, không phải cuộc đời hậu đãi ông. Dĩ nhiên là thế ! Hay ông là con người vô tư, đang sống trong hạnh phúc trong tình yêu tràn đầy? Tôi biết chắc chắn cũng không phải. Thơ văn và thái độ của ông đã chứng tỏ hùng hồn điều đó. tất cả những chuyện ông nói với tôi, tuy có chua chát, đắng cay, nhưng ông kể lại với một giọng hài hước, dí dỏm, không một chút hậm hực, không một chút oán hờn, than trách. Bất cứ ở đâu, chỗ nào, ông cũng chỉ có một vẻ mặt: tươi cười, vui vẻ, một giọng nói vang động, vỡ nát. Nhưng tôi không tin. tiếng cưới, giọng nói đó phản ảnh mặt thực của tâm hồn ông.
Ở quán về, đêm đã khuya lắm, ông còn cố giữ tôi lại. chúng tôi ra ngồi ở một chỗ bàn gỗ ngoài sân dưới giàn hoa hồng giấy. Chiếc transistor để bên cạnh, phát ra những âm thanh kích động của một bản nhạc ngoại quốc. Chúng tôi im lặng hút thuốc. Mỗi khi đốm lửa xòe lên , lại một lần soi sáng khuôn mặt nhăn nheo, dữ tợn. lì lợm của ông. Nhưng không như mọi lần, ở đây mỗi khi liếc nhìn, tôi thấy ẩn sau những nét nhăn, có vẻ hung hãn kia, có một cái gì rất mỏng manh, rất khó nhận, nhưng cảm được. Một nỗi buồn, một vẻ ưu tư trầm kín, cái cảm gíac mơ hồ về một đớn đau, một khắc khoải quằn quại, một chán chường, khốn nhục...Tôi không biết trong thâm tâm lúc đó ông nghĩ gì? hay không nghĩ gì cả? Tôi bỗng thấy buồn, Bỗng thấy một niềm thương tiếc không đâu dâng lên rào rạt trong tâm hồn tôi. Xa xa tiếng súng đại bác từ miệt Phú Lâm vọng tới. Ông thở dài như nói một mình" ... tôi không còn gia đình thân thích nào ở đây. Trong đời tôi chỉ qúy mến và nghe lời một người, đó là mẹ tôi. Nhưng mẹ tôi kho6ngco1 ở đây, bố tôi cũng vậy. Tôi không anh em ruột thịt, một thân một mình, chả cần. Sống theo những gì mà mình muốn, làm những gì mà mình thích làm. Vợ con chưa có,lỡ có chết, các tai tiếng, điều gì, cũng chỉ một mình mình gánh chịu...".Dừng lại một lát, ông tiếp, giọng thật nhẹ, xa xôi, khác hẳn bình thường., khiến tôi có cảm tưởng như tiếng nói đó không phải của ông mà của một ai xa lạ. Tôi không muốn để ai biết tôi buồn, nỗi buồn của tôi chỉ có tôi biết mà thôi, tôi cũng không muốn nhận hay mang ơn ai cả..."
trích Năm sắc diện, năm định mệnh/ Du Tử Lê) .
(Chú thích của Thế Phong)
" Có lẽ bà cô tôi đọc tới đoạn này khiến bà nổi giận, tự ý bỏ về Saigon, không đứng chủ hôn đám cưới chúng tôi. Gia đình bên vợ thông cảm, chấp nhận cho anh Phạm Quang Huyến đại diện nhà trai. Ở truyện ngắn " Khu rác ngoại thành" ký Thế Phong- truyện ngắn tôi viết về gia đình anh Huyến nằm trong tập truyện ngắn Con chó liêm sỉ (Đại nam văn hiến, Saigon 1961). Năm 1966, Nhà xuất bản "Trình bày "của Thế Nguyên tái bản , đổi tựa thành" Khu rác ngoại thành" , bỏ truyện ngắn "Con chó liêm sỉ "nói về chuyện Hoàng trọng Miên đạo văn Nguyễn đổng Chi. Truyện ngắn này được Cao Giao-Huỳnh văn Phẩm dịch sang pháp văn, rồi ký giả Jean-Claude Pomonti đưa về đăng trên báo Le Monde Diplomatique, Paris 1970- không đề tên dịch giả. Sau Nxb Trình bày in "Khu rác ngoại thành' do Lê Văn Hảo dịch ( ký Lê Hào) trong tập truyện "Crépuscule de la violence"- nhiều tác giả. (Saigon 1969).và Đàm Xuân Cận dịch sang anh ngữ " The Rubbish Outside The City" (Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1971). Năm 2006 Chi nhánh Nxb Thanh niên tại tp Hồ Chí Minh (trưởng chi nhánh: Thái Thăng Long cấp phép & Doanh nghiệp Thành Nghĩa in, phát hành) cho ra mắt KHU RÁC NGỌAI THÀNH/ THE RUBBISH TIP OUTSIDE THE CITY (song ngữ) . In đủ 4 truyện ngắn đầy đủ như ấn bản đầu tiên (1961).
Cũng như chỉ đi chơi vài lần với Khê ở Đà Lạt vào mùa Giáng sinh; tôi viết thư cho nàng, rồi tự định đoạt ngày hỏi, ngày cưới, tự in thiệp cưới; xong đâu đấy rồi tôi bảo Nguyễn Quốc Văn:
Kể cho Văn nghe, có lần tôi , Phạm Duy, Thanh Hùng
Lần này tôi nhận được thư bố vợ tương lai từ Đà lạt, cầm thư đã rất lo lắng, hồi hộp. Không sao được, ngay cả thiệp cưới đối với người xem, đọc cũng là tin giật gân, tạo sự hồi hộp khác thường rồi;
Thiệp cưới in một màu đen, chữ Véronèze 12, tấm ảnh nhỏ 2x2 chụp chung ở sân bay Cam Ly in ở giữa thiệp , ảnh chụp khi Khê tiễn tôi. Họ, tên nhà trai in phía tay phải, nhà gái bên trái. Thiệp in làm hai loại, một nửa số thiệp này đề tên thật; nửa còn lại in bút danh Thế Phong, nhà văn. Tư Cao, chủ nhà in Nguyễn Trọng ở Gia Định, gần Lăng Ông/ Bà Chiểu in ấn; nói cho oai, nhà in chỉ là loại nhà in nhỏ ví như hộp quẹt ( hộp diêm) có hai chiếc máy, một máy pédal in từng tờ, dùng tay đặt giấy in; chiếc kia tám bát chữ in sách, thơ.
Cũng may trong số khóa sinh Biệt Chính học ở Trung tâm Vũng Tàu mãn khóa về Đá lạt khá đông. Gặp lại một nữ khóa sinh Biệt chính, cô tên Đa thì phải (nhớ rõ , gọi trưởng lớp Tám 3 Đoàn Chim bằng cậu ruột.) Cô này thẳng thắn phát biểu ngay đêm mãn khóa: " Bao giờ thầy lên Đà Lạt cưới vợ, thầy mà không cưới cô Kh. là em không thèm nhìn mặt thầy nữa đâu?" .( bởi cô biết tôi quen con chủ quán Aux Délices ) Gặp tôi lên đây cưới vợ, cô bé rất mừng, giới thiệu tôi nhà Giăng ở 33 Hoàng Diệu làm phù rể là nhất ( cậu Tây lai cao ráo, sáng sủa, bảnh trai làm phù rể cho thấy thì chẳng ai hơn ) . Tôi đoán gia đình Giăng ( Jean )có quốc tịch Pháp. Và cô bé còn giới thiệu một khóa sinh khác( tôi quên tên, nhà ở cưối đường Hai Bà Trưng , gần Cầu số 4) có người cậu ruột, tiệm thợ may Túy cũng ở trên đường Phan Đình Phùng. Nhà may Túy chuyên may áo dài các bà, các cô rất đẹp.
Cô dâu , tín hữu Báp -Tít -Ân- Điển nên giáo sĩ Bill Robertson làm chủ lễ hôn phối tại thánh đường tại 68 đường Minh Mạng. Chú rể chưa tin chúa, nên trước ngày cử hành hôn lễ phải tới tư thất của giáo sĩ học giáo lễ. dấy cũng được coi như đặc ân, đúng là chú rể phải tin Chúa trước, làm báp têm xong, mới được gọi là cơ đốc nhân thì mới được phép kết hôn với một Cơ đốc nhân khác. Khi hai chúng tôi đến nhà giáo sĩ Bill Bobertson lại gặp một nữ giáo sĩ, bà Betty Merrell, bà này là người đàn thánh ca ở nhà thờ. gặp chúng tôi, bà nói ngay:
Thật ra, sau ngày cưới, vợ chồng tôi đã phải đem một vài chiếc nhẫn mừng bán cho tiệm vàng lớn Bùi Thị Hiếu để có tiền chi dụng công việc thường ngày. Rồi ba ngày sau, chúng tôi lên phi trường Cam Ly, đợi chiếc máy bay Cessna bốn chỗ đưa chúng tôi về Saigon. Ngày hôm sau đi Vũng tàu, và trên đường về trại Seminary Camp, vợ tôi nhắc chuyện bà cô bỏ về nửa chừng, nhất định không làm chủ hôn phía nhà trai- chỉ vỉ một chuyện nhỏ, bà cô ngủ tại nàh bố mẹ vợ tôi, bà đọc một cuốn sách có nhan đề: Năm sắc diện, năm định mệnh của Du Tử Lê: (*)
(Chú thích của Thế Phong)
" Có lẽ bà cô tôi đọc tới đoạn này khiến bà nổi giận, tự ý bỏ về Saigon, không đứng chủ hôn đám cưới chúng tôi. Gia đình bên vợ thông cảm, chấp nhận cho anh Phạm Quang Huyến đại diện nhà trai. Ở truyện ngắn " Khu rác ngoại thành" ký Thế Phong- truyện ngắn tôi viết về gia đình anh Huyến nằm trong tập truyện ngắn Con chó liêm sỉ (Đại nam văn hiến, Saigon 1961). Năm 1966, Nhà xuất bản "Trình bày "của Thế Nguyên tái bản , đổi tựa thành" Khu rác ngoại thành" , bỏ truyện ngắn "Con chó liêm sỉ "nói về chuyện Hoàng trọng Miên đạo văn Nguyễn đổng Chi. Truyện ngắn này được Cao Giao-Huỳnh văn Phẩm dịch sang pháp văn, rồi ký giả Jean-Claude Pomonti đưa về đăng trên báo Le Monde Diplomatique, Paris 1970- không đề tên dịch giả. Sau Nxb Trình bày in "Khu rác ngoại thành' do Lê Văn Hảo dịch ( ký Lê Hào) trong tập truyện "Crépuscule de la violence"- nhiều tác giả. (Saigon 1969).và Đàm Xuân Cận dịch sang anh ngữ " The Rubbish Outside The City" (Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1971). Năm 2006 Chi nhánh Nxb Thanh niên tại tp Hồ Chí Minh (trưởng chi nhánh: Thái Thăng Long cấp phép & Doanh nghiệp Thành Nghĩa in, phát hành) cho ra mắt KHU RÁC NGỌAI THÀNH/ THE RUBBISH TIP OUTSIDE THE CITY (song ngữ) . In đủ 4 truyện ngắn đầy đủ như ấn bản đầu tiên (1961).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét