• Mỗi tuần một khuôn mặt văn học
Dương Hùng Cường
[1934- 1987]
TIỂU SỬ
- sinh 1/10/1934 tại Hà nội.
- gia nhập Không quân [ Không quân VNCH], theo học ngành Cơ khí tại Pháp 1953.
- từ năm 1960, phục vụ tại phòng Tâm lý chiến, bô tư lệnh Kq, với cấp bậc chuẩn úy . (1969)
- Qua đời năm 1987 , trong trại giam số 4 Phan đăng Lưu.[quận Bình thạnh, tp. HCM).
(newviet art.com (france)
TÁC PHẨM
- Vĩnh việt Phương (tiểu thuyết)
- Buồn vui phi trướng -- Vĩnh biệt Phượng ( tiểu thuyết)
- 1984 bị bắt, với tội danh viết bài gửi ra ngoại quốc.
Dương hùng Cường viết hài văn với bút hiệu Dê Húc Càn; cao tay hơn Thương Sinh (Duyên Anh) một bực. Dương hùng Cường [DHC] không chỉ viết hài văn; mà, còn viết tiểu thuyết vào loại có hạng.
Sau những ngày tháng đi học tập cải tạo về, DHC làm nhiệm vụ; bế con, ‘bửa củi’, nấu cơm cho vợ bán ‘cháo phổi’. [dạy học]
Dương hùng Cường bị bắt, vào trại biệt giam dài dài; DHC không ngán, suốt ngày ca vọng cổ lớp tuồng Võ đông Sơ- Bạch thu Hà.
“ Cán bộ ơi ! ông nhà văn trúng gió rồi; phải đưa đi cấp cứu, chứ sao cứ đá hoài vậy. Tù cũng là người, chứ đâu phải ... “
“ Hôm qua còn ca vọng cổ om sòm, sao ‘ná thở’ được.”
“ Người ông tím bầm; chắc bị rắn cắn quá.”
Con người tài hoa Dương hùng Cường kết thúc thê thảm như vậy đó.
Nếu chàng Trương Chi đẹp trai
Dương Hùng Cường viết bài này và bí mật gởi ra nước ngoài; bài đã đăng trong báo Nhất Việt ở Paris số tháng 4-1982, viết về mối tình Trương Chi và Mị Nương. Suy nghĩ của ông về ngày 30 tháng 4 như sau: Cái ngày 30/04/1975 đã làm thay đổi cả một hệ thống tư tưởng, suy nghĩ, hành động của một giai cấp được đặt lên đỉnh cao trung kiên, thì dù ai muốn nói thế nào cũng mặc, tôi vẫn cho ngày 30/04/1975 là ngày chúng ta đại thắng.”
Anh thân,
Vậy tại sao ta lại gọi ngày 30 tháng Tư 1975 là ngày bại trận?
.
Tôi đã được nghe một bà già ở Bến Tre nói những câu làm mình mát lòng, mát dạ. Bến Tre, quê hương Đồng Khởi đấy nhé. Bà ta nói oang oang không một chút sợ sệt tránh né:
Tôi đã được nghe một bà già ở Bến Tre nói những câu làm mình mát lòng, mát dạ. Bến Tre, quê hương Đồng Khởi đấy nhé. Bà ta nói oang oang không một chút sợ sệt tránh né:
.
Chàng vô sản Trương Chi mọi người đều biết là giỏi về nghề hót. Chàng đã hót rất kỹ về ba cái chiến thắng. Chiến thắng Điện Biên. Chiến thắng Tết Mậu thân. Chiến tháng 30/04/1975. Một cái thực và hai cái hư, tạo nên cái hư hư thực thực để người ta dễ lầm, thật giả khó phân.
Chàng vô sản Trương Chi mọi người đều biết là giỏi về nghề hót. Chàng đã hót rất kỹ về ba cái chiến thắng. Chiến thắng Điện Biên. Chiến thắng Tết Mậu thân. Chiến tháng 30/04/1975. Một cái thực và hai cái hư, tạo nên cái hư hư thực thực để người ta dễ lầm, thật giả khó phân.
Chiến thắng Điện biên là thực, vì dù sao, chín năm kháng chiến đánh Tây chưa lòi cái bộ mặt Quốc tế vô sản ra, chúng nó còn có được chính nghĩa. Như vậy thì chiến thắng Điện biên của 1954 không phải là của riêng giai cấp vô sản mà của toàn dân. Ai là người Việt Nam cũng có quyền chia phần hãnh diện. Nhưng hai cái chiến thắng giả tạo là chiến thắng Tết Mậu Thân và chiến thắng 30/04/1975.
Tôi nhớ là phải ngoảnh mặt đi, ói mửa khi thấy xe xúc đất, xúc từng tảng xác chết đó đổ xuống một cái hố chôn tập thể ở đầu đường bay Tân Sơn Nhất. Vài ba tháng sau còn có những các chết thối rữa trên trần nhà. Cứ nghĩ tới là nguyền rủa. Thế mà là chiến thắng đấy. Anh Trương Chi đã hát sai điệu.
đường đi còn chưa rõ thế mà vẫn khoác lác là sửa soạn kỹ, nào là tập lâu ngày bằng bản đồ với sa bàn. Chưa thấy đứa nào dối trá, láo xược bằng cái thằng vô sản Trương Chi.
Xác chết mà buôn được thì một phần thân thể mà chết đi cũng có thể mà buôn được. Đồng chí La Văn Cầu trong lúc xung phong, bị đạn, gãy một cánh tay, thấy cánh tay gãy lủng lẳng vướng víu, đồng chí vừa rút mã tấu, chặt phăng cái tay gẫy rồi tiếp tục xung phong. Bài ca Buôn Cánh Tay Chết ca lên nghe cũng hay hay. Đồng chí La Văn Cầu được yết kiến Hồ Chủ Tịch và được Bác tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì. Bài ca này khi được mang ra học tập tại lớp Học Tập Ba Ngày, mở ra sau này, đã được một anh đội Ngụy bổ túc thêm cho một đoạn.
Rồi tới chiến thắng 30/04/1975. Cái chiến thắng này thì lại khác hẳn, vì không có xác chết. Thì nào có đánh đấm cái mẹ gì đâu mà có xác chết? Ở cái chỗ nào cũng vậy, thường là sau khi kết thúc một trận chiến, lại bày ra một cảnh đổ vỡ tan hoang, nhiều khi không còn viên gạch nào nguyên vẹn. Nhưng mà ở đây không sứt mẻ, không sây sứt môt tí tẹo nào. Như vậy thì sao gọi là cuộc chiến đã kết thúc?
Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng (…)
Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh
Một vàn cờ thua ngã chổng kềnh
Bạn đỏ thiết tha mà dứt bạn
Tình vàng phụ bạc vẫn theo tình.
Tương lai trước mặt sao mù mịt
Dĩ vãng sau lưng lại bấp bênh
Trở giấc sao mình thao thức mãi
Quanh mình bóng tối cứ mông mênh.
Rồi tiếp theo là mấy năm đi học cải tạo. Trong nhiều lúc chán đời chỉ muốn chết. Nhìn gần thì nhìn thấy mình và người chung quanh cứ mòn mỏi, cùn rỉ để rồi dần dần gục xuống. Nhìn xa thì thấy tương lai miền Nam đi tới chỗ diệt chủng. Những thằng đàn ông có khả năng đẻ đái thì bị nhốt hết trong trại học tập cải tạo, còn sót lại thằng nào ở bên ngoài, thì lại được khuyến khích bằng sự hạn chế sinh đẻ. Hơn nữa cái chính sách lương bổng thật tồi tệ. Cha mẹ không nuôi nổi con cái, con cái không nuôi nổi cha mẹ, anh em không nâng đỡ nổi nhau thì đẻ thêm làm cái gì?
Cửa đóng màn che đã mấy thu
Đời tàn ngõ hẹp sống như tù
Quẩn quanh họp lại thiền Đông Độ
Vào ra luyện mãi phép Tây Du
Rầu rĩ Giáng Tiên ngồi gãi háng
Nẫu nà Từ Thức đúng xoa khu
Ăn chỉ tương cà, chê thịt cá
Sống chẳng tu hành cũng quá tu.
Tôi lại càng buồn, mẹ kiếp! Đông độ với Tây du. Nước Mỹ với nước Tây thì cũng chán mớ đời. Tôi hoạ lại bài thơ ấy bằng bài Quân Tán, nghĩa là Tan hàng:
Thong dong thì cũng xác thân tù
Hữu tật cam đành câu bất dụng
Vô tài nên chịu tiếng nan du.
Những tuởng khoan hồng anh hạ bộ
Nào ngờ mắc bẫy chú Xuân Khu
Chung cuộc vài năm cầm cán cuốc.
Tu đọi, tu huyền ấy cũng tu.
Anh cứ nhớ rằng lúc nào anh em chúng mình làm thơ Đường, ấy là lúc buồn và cũng
rất chán đời.
- Không bán cho tôi bao thuốc ná?
- Dạ anh mua thuốc nào?
Giọng trả lời vẫn dịu dàng:
Buổi sáng buổi chiều là những lúc nhàn rỗi của mấy anh bộ đội. Những anh chàng này ít đi chơi vì Sài Gòn đối với mấy chàng chẳng có gì hấp dẫn. Đường phố thì dài dằng dặc. Đi bộ thì mỏi chân. Vượt Trường Sơn thì được nhưng đi bộ trên đường phố Sài Gòn thì các chàng lại chê.
Vài chàng may mắn gặp được người quen hay bà con họ hàng Di cư vào đây năm 1954 nhưng họ cũng chỉ cho ăn vài bữa cơm rồi cũng lơ là. Bởi vậy các chàng không còn thú vui gì chỉ ngồi xúm lại với nhau tán gẫu. Cái lối ngồi của mấy chàng cũng lạ. Chúng mình thì ngồi bệt xuống, đặt cái mông xuống hè cho nó thoải máì, thằng nào muốn sạch thì lót cái khăn mùi xoa hay tờ giấy báo. Nhưng mấy chàng thì ngồi ở cái thế mà chúng ta hay biểu diễn ở những lúc ta ở trong cầu tiêu. Cứ ngồi xổm như thế mà nói chuyện râm ran, cả mấy giờ đồng hồ. Sáng, trưa chiều lúc nào cũng có vài ba chàng hay đông hơn nữa ngồi ở đầu hè nói chuyện với nhau. Cứ ở tư thế “Ngồi nước lụt”. Đứa cháu gái lớn một hôm ngồi ngắm các anh chàng rồi bảo tôi:
Con bé ra mặt nghiêm trang:
Lấy chồng bộ đội lấy cùi sướng hơn.
Đã là ngày đại thắng thì chỉ nên luận công mà không luận tội. Người Mỹ đã tạo nên ngày 30/04/1975, cũng như ông Thừa tướng đã tạo nên ngày Mị nương gặp Trương Chi. Ôi, cả công lao tuyên truyền, cả một hệ thống tư tưởng từ Nam chí Bắc, xụp đổ thảm thương. Đi xe đò từ Bắc vào Nam, cứ tới Quảng Trị người dân miền Bắc yên trí là cái mông đít không còn bị hành hạ. Vào tới trong Sài Gòn nhiều kẻ đã ở lại, không muốn về, đấy là bây giờ còn kém trước quá xa.
Lại sắp tới ngày 30 tháng Tư.
--------------------------------------------------------------------------
bài đọc thêm
Cái Chết của Nhà Văn Dương Hùng Cường
hoàng hải thủyHọ đọc lệnh bắt tôi tại nhà tôi lúc 2 giờ đêm rạng ngày 2/5/1984. Ðây là lần thứ hai Alice phải đứng nghe những người công an thành phố HcM đọc án lệnh bắt chồng nàng. Nàng đã đứng nghe án bên chồng một lần trước đó 6 năm - năm 1977 - cũng trong căn nhà nhỏ không có mùa Xuân nhưng nồng đượm tình yêu của vợ chồng nàng. Lần ấy khi thấy đọc bản án xong người ta còng tay chồng nàng,
Alice phản đối:
– Chồng tôi làm gì mà còng tay chồng tôi ?
Tôi - thản nhiên hay tỉnh queo thì không đúng hẳn, khi đã biết trước mình sẽ sắp bị công an Vc đến bắt thì còn sững sốt, bàng hoàng chi nữa - lúc đó mềm như bún, tôi nói với nàng.
- Ðừng em. Việc anh bị bắt mới là quan trọng, việc anh bị còng tay có đáng gì để em buồn tủi đâu…
Khi thấy nàng nghẹn ngào muốn khóc, nhìn nàng, tôi lắc đầu thầm nói với nàng bằng mắt:
- ”Em đừng khóc…”.
Năm 1960, hay 1961 - xa như một kiếp nào xưa - tôi được đạo diễn Hoàng Anh Tuấn cho đóng một vai phụ trong bộ phim xi-la-ma “Hai Chuyến Xe Hoa”. Vai nữ chánh của cuốn phim là Thanh Nga. Ðúng là đóng phim nó vận vào mình. Thanh Nga, chắc vì là đào hát chính cống, không những một đời chỉ có 2 chuyến xe hoa mà đi những 5, 7 chuyến xe hoa. Còn tôi, kép xi-la-ma rởm, tôi cũng, và tôi chỉ được 2 chuyến xe thôi. Sáng ngày 2/5/1984 chiếc xe bông thứ hai của Sở công an TP HCM đến cư xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, đón anh Con Trai Bà Cả đi vào ô-ten số 4 Phan Ðăng Lưu cư hạn dài hạn lần thứ 2.
Tôi lại được đưa trở vào nhà giam số 4 Phan Ðăng Lưu lúc 6 giờ sáng. Cảm giác của tôi lúc ấy là cảm giác của 2 cậu Lưu Thần, Nguyễn Triệu buồn nhiều hơn vui. Tôi cũng vậy. 4 năm trước, một buổi sáng tôi đã rảo bước đi ra khỏi nhà tù này, tim đập mạnh, vai nhẹ nhàng, lòng mừng vui. Sáng nay, 4 năm sau tôi trở lại nơi xưa. Cảnh sắc tiêu điều hơn, những hành lang rạn nứt, ướt nước.
4 năm trước, họ giam tôi trong cái gọi là Phòng Biệt Giam số 6 Khu C Một. Nhà giam Phan Ðăng Lưu, bên cạnh Tòa Tỉnh Trưởng Gia Ðịnh, nay nơi này là “Trường Ðảng - Nguyễn Văn Cừ”. Nhà giam này nguyên là Ðề Lao Gia Ðịnh được VC mở rộng lên lớn gấp 4 lần. Cái gọi là biệt giam chỉ là cái sà-lim của những nhà tù thời Ðông Dương còn bị thuộc Pháp. Tái đáo thiên thai, người ta lại đưa tôi vào Khu C Một. Chỉ có khác là lần trước tôi nằm Biệt Giam số 6, lần này tiến bộ hơn, tôi nằm ở Biệt Giam số 10.
Cũng như lần trước, việc làm đầu tiên của tôi khi cánh cửa sắt Biệt Giam vừa đóng lại là cởi áo, cởi quần dài, ở trần, chỉ mặc có cái quần sà lỏn - sà lim với sà lỏn là anh em cùng cha, cùng mẹ - ra đứng nhìn qua cửa gió ra hành lang.
Mới 6 giờ sáng, bọn cai tù còn lịch kịch áo thun, sà lỏn, rửa mặt ở những vòi nước bên ngoài hành lang C1. Khi đang láo nháo trả lời, báo tin bên ngoài cho vài anh em đứng ở sau cửa phòng Tập thể số 2, số 3 trước mặt, tôi bỗng nghe tiếng người gọi :
- Dượng Hai….
Anh em chúng tôi, mấy người liên lạc với Trần Tam Tiệp ở Paris vẫn quen gọi Tiệp là Dượng Ba. Tôi được gọi là Dượng Hai vì tôi cao tuổi hơn anh em.
Tôi ngạc nhiên :
- Ai đấy ?
- Tự đây, Trần Ngọc Tự…
Trần Ngọc Tự Không quân, Tự và Dương Hùng Cường quen biết lính Không Quân Trần Tam Tiệp khá thân. Tự ở ngay Biệt Giam 9 cạnh Biệt Giam 10 có tôi vừa được đưa vào. Tự vào đây trước tôi. Vì cùng ở một dãy nên Tự và tôi chỉ nghe được tiếng nhau mà không nhìn thấy mặt nhau. Hai chúng tôi chưa nói gì được với nhau nhiều thì ghé mắt nhìn ra đầu hành lang chúng tôi thấy Dương Hùng Cường được dẫn vào.
Dương Hùng Cường bận áo pull xanh, quần kaki - cái áo pull này chắc là của Trần Tam Tiệp mới gởi về. Sau thủ tục gia nhập sổ hộ khẩu thường trú: khám quần áo, hỏi tên tuổi, tội trạng, ghi vào sổ, Cường được đưa vào Biệt Giam 15 hay 16 bên dưới tôi. Cường đi qua sà lim giam Tự và tôi nhưng Cường không trông thấy chúng tôi. Chúng tôi nhìn thấy Cường rất rõ.
Trong buổi sáng đầu tiên ấy, Tự và tôi được biết Khuất Duy Trác bị giam ở Biệt Giam 1. Biệt giam này ở ngay đầu hành lang, cạnh bàn làm việc của cai tù gác khu C1 nên Khuất Duy Trác không thể nói năng, hỏi han, trao đổi tin tức gì được với những bạn tù phòng bên. Như vậy là anh em tôi 4 người : Dương Hùng Cường, Trần Ngọc Tự, Khuất Duy Trác và tôi — được công an thành Hồ đem xe bông đến nhà rước đi. Trong cùng một đêm. Vài ngày sau chúng tôi được tin anh Doãn Quốc Sỹ cũng bị bắt, đang nằm Biệt Giam khu C2 đâu lưng với khu C1 của chúng tôi.
Sáng sớm hôm sau, Tự và tôi mới hỏi qua, nói lại được với Dương Hùng Cường. Biệt Giam Cường ở khá xa Biệt giam 2 chúng tôi. Cường và chúng tôi nói chuyện nhau qua vệ tinh : chúng tôi nói qua phòng tập thể trước mặt, nhờ anh em bên đó nói lại vói Cường. Chúng tôi cũng chỉ nghe được lời Cường nhờ anh em ở những phòng tập thể trước mặt truyền lại.
Khi nghe chúng tôi nói sang :
- Nó bắt mấy thằng liên lạc với Dượng Ba rồi…
Cường bảo chúng tôi :
- Phải giữ an ninh cho Dì Út…
Dì Út là tên chúng tôi dùng để gọi cô Nguyễn Thị Nhạn, nhân viên Bưu điện Trung ương thành Hồ, người trung gian nhận thư từ, sách báo, thuốc do Trần Tam Tiệp ở Paris gởi về cho chúng tôi và gởi thơ, bài viết, bản thảo của chúng tôi qua Trần Tam Tiệp.
Khi dặn nhau phải giữ an ninh cho Dì Út Nguyễn Thị Nhạn, anh em chúng tôi không biết rằng cô Nhạn đã bị bắt trước chúng tôi cả tháng trời. Bắt rồi được thả ra. Và bắt lại cùng với chúng tôi.
Cuộc sống tù đày chung của anh em chúng tôi bắt dầu từ sáng ngày 2/5/1984.
Sau thời gian bị nhốt ở Biệt Giam - thời gian này gọi là thời gian cách ly, dài ngắn, lâu mau tùy theo từng người tù. Khuất Duy Trác sang ở Phòng Tập Thể 2, Dương Hùng Cường ở Phòng Tập Thể 3, tôi ở Phòng Tập Thể 6, Trần Ngọc Tự sau thời gian được chuyển sang nằm Biệt Giam khu B, được đưa trở lại ở Phòng Tập Thể 5 khu C1.
12 tháng sau - tháng 5/1985 - chúng tôi, những người được công an thành phố gọi là “Những tên biệt kích cầm bút” - được đưa lên xe bông sang nơi tôi gọi là “thánh địa Chí Hòa”. Ðây là lần thứ nhất anh em tôi được “đoàn tụ” trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Xe chở chúng tôi từ số 4 Phan Ðăng Lưu sang nhà giam Chí Hòa là loại xe vận tải. Công an TP dùng loại xe này vừa chở hàng, chở gạo, chở heo và chở tù. Bọn Biệt Kích lếch thếch xách giỏ, chiếu lên xe bông sáng ấy gồm 6 mạng : Doãn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường, Khuất Duy Trác, Trần Ngọc Tự, Hoàng Hải Thủy. Và 2 nữ : Lý Thụy Ý, Nguyễn Thị Nhạn.
Xe ra khỏi số 4 Phan Ðăng Lưu, sang đường Ðinh Tiên Hoàng về Dakao, vào đường Hiền Vương - chúng tôi thấy nghĩa trang Mạc Ðỉnh Chi đã trở thành công viên - vào đường Lê Văn Duyệt, đã đổi tên thành Cách Mạng Tháng 8. Trên xe anh em tôi cười nói râm ran. Tôi có cảm tưởng chúng tôi đang trên xe đi dự đám cưới chứ không phải là xe chở tù.
Ðây là lần thứ nhất 6 anh em chúng tôi đặt chân vào “đất thánh Chí Hòa”. Chỉ có cô Nguyễn Thị Nhạn là người bị bắt lần đầu, còn chúng tôi — kể cả Lý Thụy Ý - đều đã bị bắt một lần nhưng chưa ai “được” vào Chí Hòa. Chúng tôi vào khu ED. Lầu 8 góc Chí Hòa được gọi theo vần A, B, C, D, E, F, G, H. Cứ 2 tòa nhà họp thành một khu : AH chứ không phải HA, rồi khu BC, khu ED (gọi là Ơ Ðê). Cai tù Vixi nói “nễ nớn, nòng nợn”, nhưng vẫn gọi tên khu như người Saigon là Ơ Ðê chứ không gọi là Ðê Cuối cùng là là khu FG. Sau 2 giờ “đoàn tụ” thân mật, vui vẻ trên xe chở tù, chúng tôi lại được ưu ái chia ra mỗi tên ở một phòng. Lý Thụy Ý, Nguyễn Thị Nhạn vào 2 phòng 3, phòng 4 ở dưới đất. 2 phòng này dành cho tù nữ. Có Thích Trí Hải - bị bắt trong nhóm Già Lam Tuệ Sĩ, Trí Siêu, Lê Mạnh Phát, Thượng Tọa Thích Ðức Nhuận - đã ở trước trong khu giam tù nữ này. Cường và Tự và ở 2 phòng 7, phòng 8 lầu 1, Khuất Duy Trác vào phòng 9 lầu 2, tôi vào phòng 10 lầu 2, Doãn Quốc Sĩ lên phòng 14 tầng lầu 3 cao nhất.
Khi vào phòng 10 khu ED Chí Hòa, tôi mới biết anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt đã từ Phan Ðăng Lưu sang đây trước tôi đang ở phòng 11 cạnh phòng tôi.
Chúng tôi đã sống 12 tháng trong nhà giam Phan Ðăng Lưu. Chúng tôi lại sống 12 tháng thứ hai trong nhà tù Chí Hòa. Thời gian trong tù thật ly kỳ - qua thật chậm mà cũng thật mau - thấm thoát đã qua năm 1986, năm Ðảng CSVN họp Ðại hội Ðảng kỳ 6.
Anh Hiếu Chân bị bắt sau chúng tôi chừng 2 tháng. Anh cũng bị ghép vào bọn “Biệt Kích Cầm Bút” chúng tôi. Anh bị chứng huyết áp cao và qua đời vì cơn bịnh này trong một đêm đầu năm 1986.
Ban đêm khi có người tù lên cơn bịnh nặng cần được cấp cứu, những anh em tù cùng phòng phải la lớn qua những chấn song sắt:
-Báo cáo cán bộ… Phòng 11 có người bệnh nặng… Xin cấp cứu… Tiếng kêu trong đêm, yên tỉnh, vang đi khắp nhà tù, vẳng vào tất cả các phòng giam. Thường thì phải kêu lớn cả chục tiếng như thế bọn cai tù trực đêm mới lịch kịch xách chìa khóa lên mở ba bốn lần cửa sắt cho tù khỏe cõng tù bệnh đi xuống cái gọi là Trạm Xá.
Chừng một tháng sau ngày anh Hiếu Chân qua đời, một sáng tôi đang sửa soạn đánh cờ thì được anh em tù ra đưa cơm nước đến ngoài song báo tin :
- Doãn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường chuyển trại…
“Chuyển trại” là việc người tù bị đưa từ nhà tù này sang nhà tù khác.
Như Solzhenytsin đã viết trong truyện “Tầng Ðầu Ðịa Ngục” (The First Circle), kể chuyện tù đày ở Liên Xô - người tù ở đâu quen đó, việc đổi phòng giam chỉ gây phiền nhiễu cho người tù - và thường khi đã chuyển trại thì cả một bọn đồng vụ cũng bị chuyển trại. Anh tù ra làm lao động - lao động là tên gọi việc đưa cơm nước - báo cáo cho tôi biết 2 người đồng bọn với tôi được gọi chuyển trại, tôi cũng phải thu xếp hành trang và tôi sắp được, hay bị gọi ra chuyển trại.
Ði đâu đây ? Tim tôi đập mạnh. Xếp quần áo vào giỏ xong xuôi tôi hồi hộp ngồi chờ. Nhưng không thấy cai tù đến gọi tên tôi, ra lịnh cho tôi bằng 3 tiếng gọn :”Lấy đồ ra..”.
Tôi bồn chồn đợi mãi đến lúc anh bạn tù lao động trở lại cho biết :
- 4 nguời Sĩ, Cường, Lý Thụy Ý, Nguyễn Thị Nhạn… đưa đi rồi. Coi bộ như đưa trở về Phan Ðăng Lưu… Khi người tù đã chịu thẩm vấn ở số 4 Phan Ðăng Lưu đã qua Chí Hòa mà lại bị đưa trở về Phan Ðăng Lưu thì nguyên nhân thường là trở về để chịu thẩm vấn lại lần nữa. Người tù này có gia nhập những tổ chức khác, hay có can một số tội mới được phát hiện. Tôi thắc mắc mãi về việc 4 anh em chúng tôi : Sĩ, Cường, Ý, Nhạn… Trở về Phan Ðăng Lưu khi chỉ còn 3 anh em tôi - Trác, Tự và tôi — vẫn còn ở lại Chí Hòa. Lúc này anh Hiếu Chân đã chết… Bọn bị ghép vào tội Biệt Kích Cầm Bút chúng tôi gồm 8 người đã bị hy sinh mất một.
Tôi nhớ không rõ tháng mấy năm 1986, tôi chỉ nhớ việc xảy ra trước ngày Ðảng CS họp Ðại hội 6. Một hôm Trác, Tự và tôi được gọi ra để “đi nghe đọc cáo trạng”. Chúng tôi sắp ra tòa. Một thư ký Tòa Án đến đọc bản cáo trạng và báo cho tù nhân biết ngày ra tòa trong một phòng thẩm vấn ở dưới đất. Ðến lúc này người thư ký đến đọc cáo trạng mới biết một người tù có tên trong cáo trạng là Nguyễn Hoạt đã chết. Anh thư ký này cũng đến lúc đó mới biết là 4 người được anh đến đọc cáo trạng cho nghe là Doãn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường, Lý Thụy Ý, Nguyễn Thị Nhạn đã được chuyển sang nhà tù khác.
“Công an thành phố HCM khởi tố vụ gián điệp hoạt động trên địa bàn TP HCM…”. Ðó là mấy giòng chữ đầu tôi đọc được trên bản báo cáo người công an thẩm vấn tôi đặt trên bàn, rất tiếc là mắt tôi kém, tôi lại đọc ngược giòng chữ nên không đọc được nhiều hơn.
Xin cho tôi nói thêm một chuyện có vẻ như không liên hệ gì đến “Vụ gián điệp rởm 1986”. Ðó là chuyện sau khi Sài Gòn bị đổi tên là Hồ Chí Minh thì 2 tiếng Thành phố luôn luôn đi trước 3 tiếng HCM. Thế rồi 2 tiếng “Thành phố” tức là “Thành phố HCM…”. Trong khi ấy Cần Thơ, Ðà Lạt cũng là thành phố nhưng không gọi là thành phố mà chỉ trống trơn Cần Thơ, Ðà Lạt.
Ðồng bào miền Nam thường dễ dãi, không ưa rườm rà mầu mỡ riêu cua, nên hay gọi tắt. Năm xưa ta thường nói mà chẳng ai mất lòng những câu như “Mấy thằng Sègòong, bọn Ðà Lạt”. Nhưng nay nếu nói “Mấy thằng HCM, bọn HCM cà chớn” thì phạm húy. Thành ra thiên hạ gọi vắn tắt là “Thành phố”…
Một buổi sáng Trác, Tự và tôi đứng xớ rớ chờ xe chở ra tòa. Sáng ấy chỉ có 3 anh em tôi từ Chí Hòa ra tòa nên công an áp giải dùng chiếc xe Jeep. Hôm nào đông thân chủ họ dùng xe vận tải.
Trên xe anh lái xe hỏi anh Cai Tù áp giải tù :
- Trưa về hay chiều về đây ?
- Chiều.
Cai Tù áp giải trả lời, nói thêm
- Chiều mà mai còn đi nữa.
Công an Chá xế ngạc nhiên :
- Cái gì ? Có 3 ngoe mà xử những 2 ngày sao ?
Cai Tù áp giải trả lời ngọt : 8 mạng tất cả. Một mạng tạnh rồi. 4 mạng ở Phan Ðăng Lưu…
“Một mạng tạnh rồi…” “Tạnh”, nguyên văn lời Cai Tù sáng ấy. “Tạnh” không phải là do tôi bịa ra. Người làm chứng cho tôi là Khuất Duy Trác.
Công an Chá xế nghiêng mặt về phía sau :
- Mấy em này văn nghệ chi đó, phải không ?
Công an thành Hồ, kể cả Công an Chá xế, cũng loáng thoáng biết vụ văn nghệ sĩ ra tòa vì 2 tờ báo mạnh nhất ở thành Hồ là tờ Công An và Tuổi Trẻ, đang mở chiến dịch mạ lỵ chúng tôi ồn ào và đe dọa. Họ đã viết về chúng tôi nhiều bài từ 2 năm trước. Nay chúng tôi ra tòa, họ hâm nóng trở lại vụ án. Họ dàn dựng một vụ xử thật nặng nề để răn đe kẻ khác, “Bọn chúng phải ra trước Tòa Án Thành Phố HCM để trả lời về những tội trạng của chúng…” Ðó là một trong những lời nói đầu loạt bài chửi rủa chúng tôi.
Nhưng năm 1986, họ không xử được bọn Biệt Kích Cầm Bút. Ra tòa chúng tôi mới biết tòa đình xử. Vì Cường và Sĩ, Ý, Nhạn ở số 4 Phan Ðăng Lưu. Nhà tù này thuộc thành phố. Chỉ cần Sở Công An Thành phố chi một cú điện thoại là những anh Cai Tù Phan Ðăng Lưu biết tòa không xử và không mất công đưa tù ra tòa. Nhưng với nhà tù Chí Hòa thì phải có giấy tờ đàng hoàng. Vì vậy sáng hôm ấy Trác, Tự và tôi được xe Jeep đưa từ Chí Hòa ra tòa án, được gặp vợ, con, cháu, em, chị, thoải mái trong suốt một buổi sáng. Chị Oanh, vợ Cường, mắt đỏ lên khi nhìn vợ chồng, bố con, ông cháu chúng tôi ngồi quấn quít với nhau.
Một công dân chỉ sau khi bị tòa án phán quyết có tội, mới bị coi là có tội. Ðấy là nguyên tắc luật pháp của tất cả những xã hội, bị những người CS gọi là “thối nát, sa đọa, vô pháp luật…”, nhưng XHCN văn minh, tiến bộ không công nhận nguyên tắc ấy. Lênin từng viết trên giấy trắng mực… đỏ :
“Việc chia chính quyền ra làm 3 ngành, lập pháp, hành pháp, tư pháp là trò bịp bợm của bọn tư sản. Quyền hành phải được tập trung vào một mối, và phải do giai cấp vô sản hành xử…”.
Những người CSVN không có qua một sáng kiến gì cả. Tất cả những thủ đoạn họ làm, đều do họ học mót của CS Nga, Tàu. Việc bắt người, điều tra, kết tội đều do một người, hay do vài người quyết định, thực hiện. Ðảng viên CS đều có tính cách y hệt nhau. 3 đảng viên hay 10 đảng viên thì ý kiến cũng chỉ là một. Vì vậy những người CS ở khắp các nước bị đảng CS cai trị đều có một hành động giống nhau : khi công an của họ bắt giam một người nào đó, người bị bắt đã bị coi là có tội. Công an thay tòa án, công an kết tội công dân, trước khi tòa án của chính họ xét xử. Việc ra tòa dưới chế độ CS, chỉ là một màn kịch vô duyên. Tất cả những diễn viên bất đắc dĩ, cùng nhà đạo diễn đều biết mình vô duyên, nhưng cứ trơ mặt, trán bóng đóng kịch.
Khi còn sống ở thành Hồ, nghe tin loan trên những làn sóng điện VOA, BBC, tôi vẫn thắc mắc về việc những người đấu tranh cho dân chủ trên thế giới, những người bảo vệ quyền lợi của những người tù chính trị ở VN, “những tù nhân của lương tâm”, vẫn lên tiếng đòi nhà cầm quyền CS, phải đưa những người bị CS bắt giam vì bất đồng chính kiến ra trước tòa. Việc người tù như anh em chúng tôi, được đưa ra Tòa Án Nhân Dân Thành phố HCM - Tòa án chuyên xử nhân dân - xét xử năm 1986 không phải là việc có lợi cho anh em chúng tôi. CS có cái gọi là Ủy Ban Luận Tội - thành viên của ủy ban này gồm các cán bộ công an, Viện Kiểm sát và Tòa Án. 3 cơ sở nhưng chỉ có một đảng viên quyết định. Ủy ban này đã luận tội, đã định mức án cho người tù. Bọn Chánh án VC chỉ là những anh chị thi hành quyết định của Ủy Ban Luận Tội mà thôi.
* Nhảy múa trên xiềng xích của người khác.
Ðại hội Ðảng CS kỳ 6, năm 1986, đưa Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí Thư. Linh tuyên bố thi hành chính sách đổi mới, cởi trói cho văn nghệ, v.v.. Trước Linh, Trường Chinh cũng lép nhép nói đến chyện phải đổi mới.
Những anh em Công an Thành Hồ, những anh viết 2 tờ báo Công An, Tuổi Trẻ bị tẽn tò, vì không xử được bọn Biệt Kích Cầm Bút. Các anh đã la lối om sòm, đã lớn tiếng tố cáo chúng tôi là “gián điệp”, các anh đã nhảy múa, ca hát trên xiềng xích của chúng tôi, đón chờ cái chết của chúng tôi. Nhưng rồi… êm ru bà rù. Chìm xuồng nặng. Mấy ảnh tự động chấm dứt loạt bài viết đả kích, nhục mạ chúng tôi trên báo. Mới hôm trước các anh la là “gián điệp”, hôm sau mấy ảnh im luôn.
Trở về phòng giam Chí Hòa, chúng tôi lại ngày ngày gò lưng đánh cờ, lại bắt chước ông Trần Văn Hương mần thợ… Giữa, hay cuối năm 1987, tôi bàng hoàng khi được tin Dương Hùng Cường đã chết ở số 4 Phan Ðăng Lưu.
Sống 4 năm trong tù, riêng tôi, ý tưởng chết đôi khi cũng đến ám ảnh tôi.
Nhưng tôi gạt nó đi. Tôi vẫn nghĩ anh em tù chết, mình tù như anh em, cũng có thể chết như anh em. Cùng lúc ấy tôi lại nghĩ tôi không chết trong tù, tôi sẽ trở về với vợ con tôi, với cuộc sống. Thường lệ, cứ mỗi tháng lại có một chuyến đưa tù nhân từ số 4 Phan Ðăng Lưu sang Chí Hòa. Chúng tôi lại được nghe kể về trường hợp “Dê Húc Càn” Dương Hùng Cường qua đời trong biệt giam.
Cường và Doãn Quốc Sĩ bị đưa vào nằm biệt giam khi 2 anh trở lại số 4 Phan Ðăng Lưu. Một lần nữa Cường lại trở vào khu C1. Anh em nói tối hôm trước họ, ở những phòng tập thể, còn nghe tiếng Cường đang hát ở cửa gió Biệt Giam. 6 giờ sáng hôm sau, Cai Tù đi 1 vòng điểm số. Không thấy Dương Hùng Cường đứng đưa mặt ra ô cửa gió vào phòng biệt giam. Người tù nằm ngửa trên sàn xi-măng. Gọi không dậy. Mở cửa vào, người tù đã chết trong đêm qua.
Dương Hùng Cường, sĩ quan Quân Lực VNCH, đã đi cải tạo 3 năm. Trở về, anh không sốt sắng với việc xin trở vào sổ. Gia dình anh sống ở khu gần Cơ sở Trung tâm Nữ Quân nhân của Quân ta xưa, đường Lý Thường Kiệt. Chị Cường — chị Vương Thị Oanh — là cô giáo, nguyên nữ sinh Trưng Vương. Anh chị có 5 con gái. Ðến năm 1975, chị mới có bầu cháu thứ 6. Anh chị rất mong có mụn con trai. Anh xách túi lên đường “đi cải tạo” trước khi con anh chào đời. Con út của anh chị là con trai. Anh đặt tên con là “Phụng Hoàng” với ngụ ý “thờ phụng màu vàng”.
Cường có bệnh ở tai. Anh phải dùng thuốc Ampiciline thường xuyên. Trước ngày bị bắt, tháng 5/1984, mắt bên trái của anh đã bắt đầu thấy nhức vì tai làm độc.
Thi thể Dương Hùng Cường được đưa từ số 4 Phan Ðăng Lưu về nhà xác Chí Hòa. Vợ con anh được gọi đến nhà xác Chí Hòa nhìn mặt anh, chứng kiến tẩm liệm anh. Công an CS tối kỵ việc cho thân nhân lãnh xác tù về nhà làm đám ma. Chúng cung cấp cho Dương Hùng Cường quan tài, xe chở lên chôn ở một nghĩa trang bên Lái Thiêu.
* Biệt Kích Cầm Bút kiêm Gián Ðiệp…
Ðầu năm 1988 — hơn 2 năm sau ngày chúng tôi bị đưa ra tòa năm 1986 với tội “gián điệp” - nhóm Biệt Kích Cầm Bút chúng tôi lại trở ra tòa. Lần này họ đã đổi tội “gián điệp” họ gán cho chúng tôi ra thành tội “tuyên truyền phản cách mạng”. Án phạt của tội gián điệp từ tối thiểu là 12 năm tù đến tối đa là tử hình. Án phạt áp dụng cho tội “tuyên truyền phản cách mạng” là tối thiểu 2 năm đến tối đa là 12 năm.
8 anh em chúng tôi bị bắt cùng một đêm, bị khép cùng một tội, bị tập trung cùng một tổ chức. Sau 4 năm tù, 2 trong 8 anh em chúng tôi đã chết trong tù.
Bản cáo trạng kể tội bọn Biệt Kích Cầm Bút đọc ở tòa án HCM năm 1988 không còn ghi đến các anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Dương Hùng Cường.
4 năm trước, anh em chúng tôi bị bắt là 8 người. Trong 4 năm tù tội, 2 người trong chúng tôi đã chết. Tôi biết khi người ta chết thì dù người ta ở đâu, ở chỗ nào cũng có thể chết. Nhưng 2 anh bạn chúng tôi, anh Nguyễn Hoạt bị áp huyết cao, anh Dương Hùng Cường bị bạo bịnh chết trong phòng biệt giam. Nếu 2 anh không bị tù, nếu 2 anh ở ngoài có thuốc, được chạy chữa, được cứu cấp, 2 anh đã có thể không chết. Hôm nay chỉ có 6 anh em chúng tôi đứng ở đây. Nhưng thực ra chúng tôi là 8 người. Ðứng bên trái tôi đây là anh Dương Hùng Cường từ trần trong nhà tù mang tên một anh CSVN (Phan Ðăng Lưu).
Một trong những đặc điểm của nhà số 4 Phan Ðăng Lưu là những cửa sắt phòng tù đều có 2 khóa. Khóa trên, khóa dưới. Ðặc điểm “phòng giam đôi khóa” ấy của số 4 Phan Ðăng Lưu được nói đến trong bài thơ tôi mượn để gởi đến hương hồn Dương Hùng Cường. Bài thơ này không phải do tôi làm. Tác giả là một người tù đã làm, khi người bạn của ông chết trong tù số 4 Phan Ðăng Lưu:
Thôi thế còn ai dám quấy rầy
Mấy thằng chấp pháp cũng khoanh tay
Ăng-ten lép nhép, thây cha nó
Quản giáo hăm he, kệ mẹ bây
Vĩnh biệt phòng giam đôi khóa sắt
Tiêu dao cực lạc, chín từng mây
Lê-nin, Các-Mác bao giờ gặp
Sẵn gậy ông phang chúng mấy cây.
Dương Hùng Cường… Dương Hùng Cường… Chúng ta cùng đi chuyến xe từ Bà Chiểu sang Chí Hòa một sáng tháng 5/1985. Thấm thoát đã 10 năm rồi đấy. Chúng ta trao đổi với nhau vài câu nói, vài tiếng cười, vài ánh mắt trên chuyến xe ấy. Rồi thôi. Ngàn năm xa cách. Hôm nay ngồi bình yên trên đất Virginia - Virginia đất của tình yêu, đất dành cho những người yêu nhau - Virginia is for Lovers - tôi nhớ lại hình ảnh Cường trong chiếc áo pull xanh, quần kaki, túi quần áo đặt dưới chân, đứng trong hành lang C1, chờ Cai Tù mở cửa phòng biệt giam. Dương Hùng Cường… Tôi đã gọi tên Cường một lần ở giữa lòng Sài Gòn bị chiếm đóng của chúng ta.
hoanghaithuy
[ HOÀNG HẢI THỦY]
------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét