Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

đọc thêm ; Thành phố Hồ Chí Minh [ SAIGON ] -- trích : http://vi.wikipedia.org/T...

 

Thành phố Hồ Chí Minh [ SAIGON ]

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố trực thuộc trung ương
Biểu trưng
Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao, Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí MinhNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònNhà hát Thành phố Hồ Chí MinhChợ Bến ThànhDinh Độc Lập

Tên khácSài Gòn
Biệt danhHiện nay:
Sài Thành
Thành phố mang tên Bác

Trước đây:

Hòn ngọc Viễn Đông
Paris phương Đông[1]
Tên cũGia Định, Sài Gòn – Gia Định
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ (địa lý)
Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (đô thị)
Trụ sở UBND86 Lê Thánh Tôn, phường Bến NghéQuận 1
Phân chia hành chính16 quận, 1 thành phố, 5 huyện
Quận trung tâmQuận 1Quận 3
Thành lập
Loại đô thịLoại đặc biệt
Đại biểu quốc hội30 đại biểu
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhan Văn Mãi
Hội đồng nhân dân94 đại biểu
Chủ tịch HĐNDNguyễn Thị Lệ
Chủ tịch UBMTTQTrần Kim Yến
Chánh án TANDLê Thanh Phong
Viện trưởng VKSNDĐỗ Mạnh Bổng
Bí thư Thành ủyNguyễn Văn Nên
Địa lý
Tọa độ10°46′10″B 106°40′55″Đ
Map

Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam
Vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích2.095,39 km²[5][6]:90
Dân số (2021)
Tổng cộng9.389.700 người[6]:93
Thành thị7.302.800 người (77,77%)[6]:99
Nông thôn2.086.900 người (22,23%)[6]:101
Mật độ4481 người/km²[6]:90
Dân tộcKinhHoaKhmer,...[a]
Kinh tế (2022)
GRDP1.479.227 tỉ đồng (63.07 tỉ USD)
GRDP đầu người157,54 triệu đồng (6.531 USD)
Khác
Mã địa lýVN-SG
Mã hành chính79[8]
Mã bưu chính70xxxx-76xxxx
Mã điện thoại28
Biển số xe41, 50 → 59
Websitehochiminhcity.gov.vn

Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt TP.HCM), còn được gọi là Sài Gòn, là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị trong tương lai gần. Đây còn là trung tâm kinh tếgiải trí, một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục quan trọng tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 km2 (809 dặm vuông Anh). Theo kết quả điều tra dân số sơ bộ vào năm 2021 thì dân số thành phố là 9.166.800 người (chiếm 9,3% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 4.375 người/km² (cao nhất cả nước). Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người.

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả Việt Nam.[9][10] Thành phố có chỉ số phát triển con người ở mức cao, đứng thứ hai trong số các đơn vị hành chính của Việt Nam. Năm 2020, thành phố có GRDP theo giá hiện hành ước là 1.372 ngàn tỷ đồng, theo giá so sánh 2010 đạt 991.424 tỷ đồng (số liệu địa phương cung cấp, Tổng cục Thống kê sẽ công bố GRDP đánh giá lại), tăng 1,39% so với năm 2019, đóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước. GRDP bình quân đầu người ước năm 2020 là 6.328 USD/người, xếp thứ 4 trong số các tỉnh thành cả nước, nhưng so với năm 2019 là giảm.[11] Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 sơ bộ là 6,758 triệu VND/tháng, cao thứ hai cả nước sau Bình Dương. Nhờ điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Vào năm 2019, thành phố đón khoảng 8,6 triệu khách du lịch quốc tế.[12] Các lĩnh vực giáo dụctruyền thôngthể thaogiải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vị thế hàng đầu.

Tuy nhiên, khoảng một thập kỷ gần đây, dưới nhiều tác động và áp lực khác nhau, các chỉ số trên của thành phố có sự giảm sút. Thành phố cần được tháo gỡ nhiều điểm nghẽn để đóng góp nhiều hơn cho đất nước.[13][14]

Tên gọi

Sài Gòn
Tên tiếng Trung
Phồn thể西貢
Giản thể西贡
Tên tiếng Việt
Chữ Quốc ngữSài Gòn
Hán-Nôm柴棍
Tên tiếng Khmer
KhmerPrey Nokor

Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor theo tiếng Khmer của người dân bản địa,[15] có nghĩa là "thành trong rừng". Sách Chân Lạp phong thổ ký (1297) của Chu Đạt Quan có phần nói về các thuộc quận của Chân Lạp, có liệt kê một quận tên Trĩ Côn (tiếng Trung雉棍bính âmzhìgùn). Có thể đây là cách phiên âm của Sài Gòn.[16] Vì sự sụp đổ của đế chế Khmer, vùng Nam Bộ trở thành đất vô chủ, về sau đã sáp nhập vào Đại Việt nhờ công cuộc khai phá miền Nam của chúa Nguyễn. Năm 1698Nguyễn Hữu Cảnh cho lập huyện Tân Bình thuộc phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Phủ Gia Định khi đó bao gồm Sài Gòn và các tỉnh xung quanh hiện nay (Tây Ninh, Long An...), còn huyện Tân Bình là chỉ vùng đất Sài Gòn.[17]

Sài Gòn 柴棍 viết trong Phủ biên tạp lục.

Địa danh Sài Gòn có trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² (Chợ Lớn) có đông người Hoa sinh sống trong thế kỷ 18. Địa bàn đó gần tương ứng với khu Chợ Lớn ngày nay.[17] Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi chép "Rai Gon Thong" (Sài Gòn Thượng) và "Rai Gon Ha" (Sài Gòn Hạ). Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674, Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Lũy Sài Gòn" (theo chữ Hán viết là 柴棍 - "Sài Côn").[15] Đây là lần đầu tiên chữ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì họ mượn âm của chữ 棍 - "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo chữ Nôm là "Gòn", còn đọc theo chữ Hán thì là "Côn". Trong tiếng Trung thì Sài Gòn còn được gọi là "Tây Cống" (chữ Hán: 西貢, bính âmXī GòngViệt bínhSai1Gung3).[18] Sau đó, danh xưng Sài Gòn được dùng để chỉ các khu vực nằm trong "lũy Lão Cầm" (năm 1700), "lũy Hoa Phong" (năm 1731) và "lũy Bán Bích" (năm 1772), chỉ với diện tích 5 km². Ngoài ra theo một số nhà nghiên cứu thì Thụ Nại cũng từng là tên gọi của vùng đất Sài Gòn xưa trước khi Nguyễn Hữu Cảnh đến khai phá.[17][19]

Khi Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Địa giới Sài Gòn lúc này bao gồm vùng đất Sài Gòn và Bến Nghé cũ. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887–1901 (về sau, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội). Năm 1931 Khu Sài Gòn - Chợ Lớn được thành lập, bao gồm Thành phố Sài Gòn và Thành phố Chợ Lớn. Năm 1941 Chợ Lớn được sáp nhập vào Sài Gòn. Năm 1946, Sài Gòn trở thành thủ đô của Cộng hòa tự trị Nam Kỳ rồi Quốc gia Việt Nam, và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa sau Hiệp định Genève năm 1954 với tên gọi chính thức là Đô Thành Sài Gòn. Kể từ đó, Sài Gòn được xem là thủ đô và trở thành một trong những đô thị quan trọng nhất của miền Nam Việt Nam.

Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản chính quyền và quyết định hợp nhất Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định thành Thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Việt Nam tái thống nhất và Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên "Sài Gòn – Gia Định" thành "Hồ Chí Minh", theo tên Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[3]

Hiện nay trong văn bản hành chính thì thành phố luôn được gọi đầy đủ là "Thành phố Hồ Chí Minh" (viết tắt là "TP. HCM") thay vì chỉ gọi "Hồ Chí Minh", để tránh nhầm lẫn với chủ tịch Hồ Chí Minh. Tương tự với tiếng Anh là "Ho Chi Minh City" (viết tắt là "HCMC"). Tên "Sài Gòn" vẫn được sử dụng thường xuyên vì sự lâu đời và thân thuộc của nó


           (...)


------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét