Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2024

Sai chính tả tràn lan -- Chuyện Nhỏ ? -- nguồn Tiền Phong , 17/ 03/ 2024 -- trích : Giao Blog ( Hà Nội).

 

Sai chính tả tràn lan - Chuyện nhỏ?

0:00/0:00
0:00
TP - Nhiều người kêu, đọc thấy nhiều lỗi chính tả trên sách báo và mạng quá. Không rõ có phải do lượng văn bản - kể cả được in, hay được đưa lên mạng xã hội - ngày càng nhiều lên hay không? Hay do xuất hiện nhiều người chăm đi “bóc phốt” những người nổi tiếng? Hoặc do giáo dục phổ thông có vấn đề? Vv và vv… Nhưng rõ ràng đây là hiện tượng xã hội - văn hóa đáng nói.
Sai chính tả tràn lan - Chuyện nhỏ? ảnh 1
Một số lỗi chính tả của “sao” Việt.

“Sao” cũng sai!

Một cô giáo dạy Văn kể: “Học trò của tôi hay viết “giường như” chứ không phải “dường như”. Tôi đã sửa mấy lần nhưng các bạn vẫn y nguyên”.

 Phóng viên hỏi: “Học trò có ngượng khi bị cô giáo bóc lỗi chính tả?”.

 Người gắn bó hơn 20 năm với nghề chèo đò cười:

 “Nếu các em biết ngượng thì đã tích cực sửa lỗi. Học sinh bây giờ chẳng để tâm việc này”.

Trên mạng xã hội có cả “Hội những người sai chính tả” với trên 1.000 thành viên. Có thành viên đặt câu hỏi: 

“Đến giờ vẫn chưa biết ChuyệnTruyện khác nhau chỗ nào?”.

 Thành viên khác lại hỏi: “Xơ xác hay sơ xác mới đúng?”.

 hoặc:

 “Lắp ráp hay lắp rắp vậy mọi người?”;

 “Phân biệt “chả” với “trả” thế nào?”…

 Thành Nhân, 20 tuổi, nhân viên nhà hàng, cho rằng:

 “Lỗi tại ngữ pháp Việt Nam. Khó quá cơ! “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” nên ai rồi chẳng có lúc sai chính tả. Cứ thử xem các ngôi sao ở Việt Nam, họ viết sai rất chính tả rất nhiều”.

Sai chính tả tràn lan - Chuyện nhỏ? ảnh 2
Một số lỗi chính tả của “sao” Việt.

“Sao” Việt viết sai chính tả có vẻ như “chuyện thường ngày ở huyện”. Không cần chờ “sao” viết dòng trạng thái bằng tiếng Anh để bắt lỗi chính tả, ngay khi dùng tiếng Việt một số người nổi tiếng trong lĩnh vực ca hát, phim ảnh vẫn bị “soi” lỗi như thường.

 Mới đây, Trấn Thành gây tranh cãi khi viết bình luận trên mạng xã hội về tên nhân vật trong phim “Mai”:

 “… Nhưng bên kia là TRÙNG DƯƠNG. Tuy là ánh dương nhưng sẽ trùng xuống”.

 Khán giả bắt lỗi Trấn Thành vì hiểu sai nghĩa của từ “trùng dương” và lỗi chính tả: “chùng xuống”, chứ không phải “trùng xuống”. Tất nhiên, sau đó Trấn Thành nhanh chóng sửa “trùng” thành “chùng”.

Giọng ca “Em gái mưa” từng hào hứng viết:

 “Song show đầu tiên tuyệt vời tại Mĩ rồi…”. 

Ở đây, Hương Tràm nhầm “xong show” với song sắt, song cửa

 Lần khác cô lại bắt chước lời bà hoàng hậu độc ác thường xuyên soi gương thần trong truyện cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”:

 “Gương kia ngự ở trên tường!!! Thế gian ai nhắng được rường như ta”. Truyện cổ tích viết rằng: “Gương kia ngự ở trên tường/Nước ta ai đẹp được dường như ta?”. Hương Tràm nhớ câu hỏi của bà hoàng hậu nhưng lại quên viết đúng chính tả.

Hồ Ngọc Hà cũng từng vô tình hoặc cố tình nhầm “d”- “gi”. Người đẹp viết:

 “Ai là fan của những đôi lông mi dài, tơi và dữ cong lâu? Dơ tay?”. 

Có người bình luận:

 “Hồ Ngọc Hà có lẽ quên tiếng Việt có chữ “gi”? Không biết cô ấy viết “giận hờn” thế nào?”. Một mĩ nhân khác của làng giải trí lại nhầm “s”- “x”:

 “Xinh ra vốn dĩ hiền lành…'

 Khán giả đặt câu hỏi vui: 

“Người đẹp xinh đẹp từ khi mới sinh ra hay cậy nhờ dao kéo?”.

Sai chính tả tràn lan - Chuyện nhỏ? ảnh 3

Một số lỗi chính tả của “sao” Việt
.

Phu nhân của đạo diễn, nhà sản xuất mát tay Trấn Thành rất hay bị nhặt lỗi chính tả. 

Thí dụ cô viết lời cảm ơn người chị đã gửi cho cô món phở ngon như sau:

 “…Em sẽ trân trọng hút hết nước không chừa dọt nào”.

 Nhưng Hari Won được nhiều khán giả cảm thông vì cô mang hai dòng máu Việt Nam - Hàn Quốc, sinh ra và lớn lên ở Hàn Quốc.

 Ngược lại, người thủ vai “Quỳnh búp bê”, diễn viên Phương Oanh lại khiến khán giả lắc đầu, khi cô viết

: “Nếu không thay đổi xa mạc, ta có thể làm sương rồng”.

 Một câu ngắn đã vấp hai lỗi chính tả: “sa mạc” bị biến thành “xa mạc”; “xương rồng” bị biến thành “sương rồng”.

Chắc Phương Oanh thích ca khúc “Giọt sương trên mí mắt” của cố nhạc sĩ Thanh Tùng?

Có người cho rằng: Ngày nay hiện tượng sai chính tả có vẻ phổ biến hơn trước. 

PGS.TS Phạm Văn Tình, nguyên Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tác giả của nhiều cuốn sách về ngôn ngữ cho rằng: 

“Chưa có thống kê nào chứng thực điều đó. Nhưng vì không gian thể hiện về chữ viết hiện nay rộng hơn xưa, không chỉ dừng ở viết tay nên cảm giác hiện tượng sai chính tả nhiều, còn nhiều hơn hay không thì phải làm

 thống kê”.

Sai chính tả tràn lan - Chuyện nhỏ? ảnh 4

PGS-TS Phạm Văn Tình



===============

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét