Đồng sàng Dị mộng / Tăng Quốc Kiệt -- trích : https://www.danchimviet.info/...
Đồng sàng dị mộng
Sau khi hoàn tất thời gian huấn luyện y khoa dành cho bác sĩ tốt nghiệp ở ngoại quốc, tôi phải đi vùng xa 4 năm. Tôi đươc chỉ định làm ở bệnh viện một quận nhỏ, phụ trách phòng cấp cứu, nhập viện bệnh cấp tính, phòng săn sóc đặc biệt, bệnh tâm thần. Bệnh viện ngày trước xây để chứa cả ngàn người bệnh tâm thần nay chỉ còn lại vài trăm, từ khi bộ y tế quyết định cho xuất viện bệnh nhân tâm thần để rồi họ trở thành homeless, ăn ngủ ngoài đường! Ở đâu cũng thế, vinh quang thuộc về chính phủ ta!
Thời gian ở vùng quê có nhiều kỷ niệm. Tới mùa săn, bệnh nhân cho ăn thịt nai, thịt caribou. Tới mùa câu ,được cho cá. Ở đây, săn bắn và câu cá phải theo mùa, tránh các mùa sanh đẻ, và phải mua giấy phép.
Tôi mở một phòng mạch ở làng quê, mỗi tuần một lần, ngoài giờ làm việc ở bệnh viện, đôi khi thăm bệnh tại nhà cho các bệnh nhân không di chuyển được. Liên hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc rất gần gủi và thân mật.
Có một kỷ niệm khó quên sau 30 năm ,về một cặp vợ chồng người quebeccois.
Ông chồng là một nông dân thật thà dễ mến. Lần đầu đến khám bệnh, ông than là cả năm rồi ông không nghe rõ. Tôi khám thấy 2 tai ông đầy ráy tai. Tôi rửa, lấy 2 ráy tai cứng to như 2 nút chai, ông nghe rõ lại, ông đi khắp làng khen tôi là bác sĩ giỏi nhất, trong khi mình chữa nhiều người trong cảnh thập tử nhất sinh mà hiếm khi được khen tặng.
Người vợ, Catherine, là một người đẹp và qúi phái. Tôi rất ngạc nhiên, sao có một mỹ nhân sang trọng ở chốn thôn giã này. Bà không có vẻ gì của một một nhà nông. Sau tôi mới biết bà là goá phụ của một ông chủ hãng lớn giàu có ở Montréal, ông chết vì tai nạn máy bay, để lại hãng trị giá kếch sù, nhưng dần dần bị người bạn hùn làm ăn sang đoạt gần hết tiền của bà vợ Catherine. Bà lên ở châlet (nhà nghỉ mát) ở cạnh bờ hồ, để quên sầu.
Ông nông dân lui tới, lúc đầu để giúp bà sửa nhà, dọn tuyết mùa đông, rồi với thời gian hai người cảm mến nhau rồi lấy nhau.
Điều tôi chú ý nhất là nét u buồn trên khuôn mặt thanh tú. Bà đẹp như một bức tượng hy lạp với tỷ lệ vàng, từ trán mắt mủi miệng cằm, chỗ nào cũng đẹp và cân xứng. Tướng đi uyển chuyển qúi phái, thật là hoa nhường nguyệt thẹn.
Bà nói tiếng pháp thật chuẩn giọng parisienne, chứ không phải thổ âm quebecois. So với tôi thời đó, tiếng pháp của tôi làm tây nó cười: nó nói tiếng Pháp như bò cái Tây Ban Nha (il parle français comme une vache espagnole) tôi chưa hề nghe con bò cái Tây Ban Nha nói, hưng chắc là không khá!
Thật là trái ngược, giữa một người chồng nông dân cục mịch với người vợ qúy phái đẹp như tiên!
Mấy năm trôi qua, Cathérine chỉ gặp tôi về những bệnh lẩm cẩm không có gì quan trọng. Tôi nghĩ là bà tới không phải vì bệnh mà là vì buồn, gặp tôi để tán gẫu, vì ở vùng quê này, không ai có văn hóa cao, cùng cỡ với bà, để bà có thể nói chuyện được. Mỗi lần lấy hẹn, bà thường ghi tên là người cuối cùng trong ngày, để có thời gian nói chuyện với tôi, về văn chương thơ phú.
Bà rất thích Dostoisky, nhà văn nga mà tôi rất ngán đọc vì chuyện của ông bi quan, ám ảnh độc giả.
Hội họa thì bá thích Van Gogh, với nét vẽ oằn oại, lúa cuộn cành bay trong gió (Les
blés jaunes) như cho thấy cuồng phong bão táp.
Picasso thì bà thích giai đoạn xanh chứ không thích giai đoạn lập thể như bức Người đánh đàn guitare già, vai lệch nhô xương, với vẻ bi thương khổ não. Điêu khắc thì bà thích Donnatella với bức Madeleine, tả nỗi khổ đau của kiếp nhân sinh.
Sao bà chỉ thích toàn những gì khổ đau, đúng là” một lời như một vận vào khó nghe” Thường trong cuộc đàm thoại tôi để bà nói, thỉnh thoảng mới xen vào vài ý kiến cá nhân.
Tồi rất thích gặp Cathérine, lần nào tới phòng mạch, thấy có tên bà trên sổ khám bệnh là ngày vui. Vì sau một ngày làm việc cực nhọc, có dịp trao đổi văn chương thơ phú với người đẹp thật là thú giải tri hết sức tao nhã.
Chỉ những khi bà nói về nghệ thuật, mặt bà rạng rỡ hẳn lên, mất vẻ u buồn cố hữu, đôi mắt long lanh sống động. Bà nói về các trường phái kiến trúc âu châu nghe thật mê.
Lúc sắp rời vùng quê về thành phố sau hạn kỳ 4 năm, Cathérine hẹn gặp tôi. Bà bật khóc nức nở và bảo tôi đừng ghi vào hồ sơ bệnh, những gì bà sắp thổ lộ, xin tôi chỉ nghe bà nói thôi.
Bà nói từ lâu bà có ý kể cho tôi nghe chuyện buồn của đời bà, vì bà đoán là tôi thắc mắc vì sao bà thường ủ dột. Bà là con mồ côi, được một người cô nuôi dưỡng, không anh chị em, không con cái. Tốt nghiệp cao học văn chương đại học Sorbonne của Pháp. Hèn gì bà nói tiếng pháp bằng giọng Paris. Bà thích đọc sách, say mê hội họa, điêu khắc, kiến trúc và âm nhạc cổ điển.
Rồi bà may mắn gặp được người chồng tốt có tài, dựng sản nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng đau đớn thay chồng bà mất vì tai nạn máy bay, lúc bà hãy còn son trẻ.
Vì cần một người đàn ông để nương tựa nên bà tái giá với ông nông dân ở vùng này, dẫu ông ít chữ nghĩa nhưng đối với bà rất tốt.
Bà thắc mắc vì sao người chồng ban đêm thường hay rời khỏi phòng ngủ để ra ngoài. Hỏi thì ông trả lời là để chăm sóc gia súc. Một đêm, bà thức giấc giữa khuya, đi ra sau nhà thì thấy ông đang làm tình với con dê cái trong chuồng. Trước cảnh tượng đó, bà muốn ngất xỉu vì nghẹt thở, rồi ói mửa. Cảm giác ghê tởm khiến từ đó bà không ngủ chung với chồng, và không bao giờ cho ông đụng vào người bà, dẫu 2 người vẫn sống với nhau. Nhiều lần bà đã nghĩ đến chuyện li dị, nhưng đã lâu, chưa đi đến quyết định dứt khoát. Tôi nghĩ, có lẽ bà sợ sống lẻ loi một mình.
Bà than: Bác sĩ ôi, phải chi tôi xấu xí cho cam, sao ổng nỡ làm việc đó với con thú!
Tôi hỏi bà, chuyện xảy ra lâu rồi, sao bà không tìm bạn bè để tâm sự, hoậc nói chuyện
với linh mục địa phương cho vơi nỗi sầu.
Bà trả lời: Ở xứ nhà quê này, tôi không có bạn tri âm tri kỷ, người ta coi tôi là chảnh. Nếu tôi có tâm sự thì người ta lập tức ngồi lê đôi mách, cả làng sẽ hay, tôi còn mặt mũi nào mà sống ở đây nữa.
Còn ông linh mục, từ lâu tôi không còn tin ông, tôi không xưng tội, vì ông dan díu với
đàn bà.
Chỉ còn bác sĩ mà tôi nghĩ có thể hiểu tôi, nhưng tôi ngại quá, lâu nay tôi không dám kể. Nay bác sĩ sắp đi rồi, tôi lấy hết can đảm mà tâm sự chuyện đau lòng này, may ra có nguôi ngoai chút nào chăng. Bà nói mà nước mắt đầm đìa
Thật tình, tôi không biết an ủi làm sao, chỉ đưa khăn giấy để bà lau nước mắt.
TĂNG QUỐC VIỆT
Ở xứ này, người ta gọi tâm lý trị liệu là nghe bệnh nhân nói. Đạo đức y học dạy rằng, liên hệ giữa người thày thuốc và bệnh nhân là liên hệ cha con, không bao giờ được có ý nghĩ sằng bậy, phải “tư vô tà”, vì hành động ngoài đạo đức là loạn luân. Do đó bệnh nhân mới tin tưởng thày thuốc để có thể nói hết những bí mật của đời mình.
Nghe Cathérine kể chuyện, lòng tôi hết sức bồi hồi thương cảm.
Tôi nói với bà, có cần gì thì gọi tôi, trong thời gian mấy tháng tôi còn ở xứ này. Tôi khuyên bà nên lấy hẹn với tâm lý gia ở Montréal để điều trị lâu dài.
Đúng thật trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Khi người ta nói môn đăng hộ đối, không thuần là chuyện tiền bạc phải cho cân, mà quan trọng hơn là khía cạnh trí thức, để cặp vợ chồng có thể thông cảm nhau.
Nếu không, thì đúng là đồng sàng dị mộng, nằm cùng giường mà hai giấc mộng khác nhau
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ