Mar 30, 2018
Ngọc Giao: một lần nữa
Tiếp tục câu chuyện ở kia.
(về Ngọc Giao, cũng xem thêm ở kia, ở kia và ở kia)
Dưới đây là loạt ba quyển rất phổ biến, in cách đây chừng năm, sáu năm:
Trong mấy cuốn này, có một danh mục Ngọc Giao:
Ở dưới, tôi sẽ còn quay trở lại với danh mục này.
Những Ngọc Giao khác, thuộc "đợt trở lại" tương đối gần đây (và vẫn đang tiếp tục): bởi vì Ngọc Giao cũng là một nhân vật trở lại (xem chung hơn về điều này ở kia và ở kia):
Dường như, nếu tôi không nhầm (chắc không nhầm), thì trong tổng số những trở lại ấy, tôi chỉ còn thiếu Đốt lò hương cũ và Xóm Rá ấn bản cách đây trên dưới chục năm.
Cuốn sách thuộc đợt trở lại trước (khi ấy Ngọc Giao vẫn còn sống), niên đại 1989 (tức là, chung với đợt trở lại rộng lớn mà ta quen thuộc hơn, với Tự Lực văn đoàn hay Nguyễn Bính):
Thủ bút Ngọc Giao (Ngọc Giao dùng đúng cụm từ "bó hoa cuối mùa", tình cờ mà lại là tên một tập thơ của Trần Văn Hương):
Một thủ bút khác:
Nhưng Ngọc Giao không chỉ có mấy đợt "trở lại" như trên. Quãng Hà Nội 47-54 lại là một cuộc trở lại khác nữa. Ta sẽ đi chi tiết vào đây.
Quay trở lại với Quán gió bản đầu (Ngày mai, 1949) và Ông chọc tiết, mà tôi từng nhắc đến không phải là không kỹ trong một "kỳ" Hà Nội từ 1947 đến 1954:
Vì quyển Đất của tôi quá xấu, nên tuy gần đây đã nhắc đến nó, tôi đi mượn một quyển khác đẹp hơn để thấy cho rõ (courtesy of NTB):
Ba bức ảnh dưới đây cũng courtesy of NTB: Quán gió ấn bản Hương Sơn (1951), sau đó là Nhà quê và Cô gái làng Sơn Hạ; hai nhát sau đều là sự trở lại (tức là, Ngọc Giao tiền chiến trở lại tại Hà Nội 47-54: ta sẽ thấy, một số tác giả, một số cuốn sách có vòng đời đặc biệt dài; mỗi lần "trở lại" rất giống một lần hồi sinh):
Một "tiền chiến" khác trở lại vào đoạn này: xem ở kia.
Ta xem ở trong một chút:
"Tựa" của Thượng Sĩ; giờ đây Bốn mươi năm nói láo đã quá phổ biến, một số nhân vật như Thượng Sĩ không còn quá xa lạ:
Cả hai cuốn sách, Nhà quê và Cô gái làng Sơn Hạ, đều có niên đại 1951:
Giờ, ta quay lại với bản danh mục ở phía trên.
Thêm một lần nữa, ta có một danh mục rất sai. Tôi từng nói, giờ nói lại, giới nghiên cứu văn học Việt Nam gần như không đủ khả năng lập một danh mục không hề sai sót; trường hợp Ngọc Giao là một trường hợp tương đối dễ, gần như không có gì bí hiểm. Tôi sẽ chỉ nói đến vài chi tiết (chưa phải là tất cả vấn đề của bản danh mục):
số 9: Đất không có niên đại 1949 như danh mục viết, mà là 50; tuy nhiên, chi tiết này có thể hiểu được (à, đấy là tôi hiểu thôi, chắc chẳng ai hiểu), vì theo tôi bản thân Ngọc Giao cũng sẽ nhớ nó là 49 chứ không phải 50, sở dĩ như vậy là vì trước khi in thành sách, nó đã đăng phơi-ơ-tông trên báo, khi đó là 49, nhưng ấn bản sách thì lại là 50 (đầu năm), vậy cho nên niên đại của Đất là 50, chứ không phải 49, nhưng có "tiền thân" 49
số 10: "NXB Văn Hồng Thịnh" là rất vớ vẩn: nhà xuất bản Ngày mai, in tại Văn Hồng Thịnh
số 13: "NXB Tia sáng" cũng là rất vớ vẩn, mà là nhà xuất bản Thế giới, in tại Tia sáng
Truyền thống của các danh mục vớ vẩn rất sâu đậm; ta thấy trong cuốn sách mới nhất của Ngọc Giao chi tiết Đất có niên đại 1940 như dưới đây:
Đất, như trên đã nói, có niên đại 50 (và có tiền thân 49); tôi biết tại sao lại có cái niên đại rất dở hơi này: đấy là vì lấy từ Cô gái làng Sơn Hạ ấn bản 1989, có phải không? Rất đơn giản, trong đó người ta ghi sai, xuất hiện sự quái gở 1940 kia (truyền thuyết "lỗi thằng đánh máy", như bất kỳ ai quen thuộc với thế giới xuất bản và in ấn, hoàn toàn là có thật).
Tôi cố tình để lại Cầu sương, vì riêng cuốn này liên quan đến một câu chuyện: thời ấy, Ngọc Giao bị tố cáo là đạo văn, cụ thể là đạo văn của Maugham, với Cầu sương.
(bìa sau của Cầu sương ghi Thiếp phụ chàng, một cách ghi rất nguy hiểm, vì nó dễ làm nảy sinh lòng tin tưởng rằng Ngọc Giao còn có cuốn sách tên là Thiếp phụ chàng, và cứ theo đúng tập tục của giới nghiên cứu và xuất bản Việt Nam, rồi thế nào cũng lại nảy sinh đủ mọi thứ sai lầm về sau: Thiếp phụ chàng chính là "tít phụ" của Cầu sương; cũng trên cái bìa này, có phát Lỗ Tấn của Giản Chi - tôi sẽ sớm đến với cuốn sách đó)
Và dưới đây là "cú Ngọc Giao" không được ghi nhận ở đâu: Mối tình thiên thu.
Riêng nó, tôi để riêng ra, sẽ nói kỹ sau. Đây là Ngọc Giao dịch Stefan Zweig.
(về Ngọc Giao, cũng xem thêm ở kia, ở kia và ở kia)
Dưới đây là loạt ba quyển rất phổ biến, in cách đây chừng năm, sáu năm:
Trong mấy cuốn này, có một danh mục Ngọc Giao:
Ở dưới, tôi sẽ còn quay trở lại với danh mục này.
Những Ngọc Giao khác, thuộc "đợt trở lại" tương đối gần đây (và vẫn đang tiếp tục): bởi vì Ngọc Giao cũng là một nhân vật trở lại (xem chung hơn về điều này ở kia và ở kia):
Dường như, nếu tôi không nhầm (chắc không nhầm), thì trong tổng số những trở lại ấy, tôi chỉ còn thiếu Đốt lò hương cũ và Xóm Rá ấn bản cách đây trên dưới chục năm.
Cuốn sách thuộc đợt trở lại trước (khi ấy Ngọc Giao vẫn còn sống), niên đại 1989 (tức là, chung với đợt trở lại rộng lớn mà ta quen thuộc hơn, với Tự Lực văn đoàn hay Nguyễn Bính):
Thủ bút Ngọc Giao (Ngọc Giao dùng đúng cụm từ "bó hoa cuối mùa", tình cờ mà lại là tên một tập thơ của Trần Văn Hương):
Một thủ bút khác:
Nhưng Ngọc Giao không chỉ có mấy đợt "trở lại" như trên. Quãng Hà Nội 47-54 lại là một cuộc trở lại khác nữa. Ta sẽ đi chi tiết vào đây.
Quay trở lại với Quán gió bản đầu (Ngày mai, 1949) và Ông chọc tiết, mà tôi từng nhắc đến không phải là không kỹ trong một "kỳ" Hà Nội từ 1947 đến 1954:
Vì quyển Đất của tôi quá xấu, nên tuy gần đây đã nhắc đến nó, tôi đi mượn một quyển khác đẹp hơn để thấy cho rõ (courtesy of NTB):
Ba bức ảnh dưới đây cũng courtesy of NTB: Quán gió ấn bản Hương Sơn (1951), sau đó là Nhà quê và Cô gái làng Sơn Hạ; hai nhát sau đều là sự trở lại (tức là, Ngọc Giao tiền chiến trở lại tại Hà Nội 47-54: ta sẽ thấy, một số tác giả, một số cuốn sách có vòng đời đặc biệt dài; mỗi lần "trở lại" rất giống một lần hồi sinh):
Một "tiền chiến" khác trở lại vào đoạn này: xem ở kia.
Ta xem ở trong một chút:
"Tựa" của Thượng Sĩ; giờ đây Bốn mươi năm nói láo đã quá phổ biến, một số nhân vật như Thượng Sĩ không còn quá xa lạ:
Cả hai cuốn sách, Nhà quê và Cô gái làng Sơn Hạ, đều có niên đại 1951:
Giờ, ta quay lại với bản danh mục ở phía trên.
Thêm một lần nữa, ta có một danh mục rất sai. Tôi từng nói, giờ nói lại, giới nghiên cứu văn học Việt Nam gần như không đủ khả năng lập một danh mục không hề sai sót; trường hợp Ngọc Giao là một trường hợp tương đối dễ, gần như không có gì bí hiểm. Tôi sẽ chỉ nói đến vài chi tiết (chưa phải là tất cả vấn đề của bản danh mục):
số 9: Đất không có niên đại 1949 như danh mục viết, mà là 50; tuy nhiên, chi tiết này có thể hiểu được (à, đấy là tôi hiểu thôi, chắc chẳng ai hiểu), vì theo tôi bản thân Ngọc Giao cũng sẽ nhớ nó là 49 chứ không phải 50, sở dĩ như vậy là vì trước khi in thành sách, nó đã đăng phơi-ơ-tông trên báo, khi đó là 49, nhưng ấn bản sách thì lại là 50 (đầu năm), vậy cho nên niên đại của Đất là 50, chứ không phải 49, nhưng có "tiền thân" 49
số 10: "NXB Văn Hồng Thịnh" là rất vớ vẩn: nhà xuất bản Ngày mai, in tại Văn Hồng Thịnh
số 13: "NXB Tia sáng" cũng là rất vớ vẩn, mà là nhà xuất bản Thế giới, in tại Tia sáng
Truyền thống của các danh mục vớ vẩn rất sâu đậm; ta thấy trong cuốn sách mới nhất của Ngọc Giao chi tiết Đất có niên đại 1940 như dưới đây:
Đất, như trên đã nói, có niên đại 50 (và có tiền thân 49); tôi biết tại sao lại có cái niên đại rất dở hơi này: đấy là vì lấy từ Cô gái làng Sơn Hạ ấn bản 1989, có phải không? Rất đơn giản, trong đó người ta ghi sai, xuất hiện sự quái gở 1940 kia (truyền thuyết "lỗi thằng đánh máy", như bất kỳ ai quen thuộc với thế giới xuất bản và in ấn, hoàn toàn là có thật).
Tôi cố tình để lại Cầu sương, vì riêng cuốn này liên quan đến một câu chuyện: thời ấy, Ngọc Giao bị tố cáo là đạo văn, cụ thể là đạo văn của Maugham, với Cầu sương.
(bìa sau của Cầu sương ghi Thiếp phụ chàng, một cách ghi rất nguy hiểm, vì nó dễ làm nảy sinh lòng tin tưởng rằng Ngọc Giao còn có cuốn sách tên là Thiếp phụ chàng, và cứ theo đúng tập tục của giới nghiên cứu và xuất bản Việt Nam, rồi thế nào cũng lại nảy sinh đủ mọi thứ sai lầm về sau: Thiếp phụ chàng chính là "tít phụ" của Cầu sương; cũng trên cái bìa này, có phát Lỗ Tấn của Giản Chi - tôi sẽ sớm đến với cuốn sách đó)
Và dưới đây là "cú Ngọc Giao" không được ghi nhận ở đâu: Mối tình thiên thu.
Riêng nó, tôi để riêng ra, sẽ nói kỹ sau. Đây là Ngọc Giao dịch Stefan Zweig.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét