Thứ Hai, 15/1/2024 18:3 (GMT +7)
| Hotline: 0983.970.780
Nhà văn Lê Văn Nghĩa với phong cách Sài Gòn ái nhân tri kỷ
Nhà văn Lê Văn Nghĩa đã qua đời trong cao điểm bùng phát Covid-19 năm ngoái tại TP.HCM, được đồng nghiệp tưởng nhớ bằng tọa đàm tổ chức sáng nay 24/7.
Nhà văn Lê Văn Nghĩa sinh năm 1953 tại Chợ Lớn, không chỉ là một cây bút trào phúng nổi tiếng. Nhà văn Lê Văn Nghĩa còn được yêu mến qua những trang viết về Sài Gòn, trong hai thể loại truyện dài và tản văn.
Nhà văn Lê Văn Nghĩa sau một thời gian chống chọi bạo bệnh, đã từ giã nhân gian vào ngày 25/7/2021, giữa lúc Sài Gòn chới với vì đại dịch toàn cầu. Kỷ niệm một năm nhà văn Lê Văn Nghĩa đi xa, Hội Nhà văn TP.HCM phối hợp Nhà xuất bản Trẻ tổ chức buổi tọa đàm về cuộc đời và sự nghiệp của ông, với tên gọi “Phong cách Sài Gòn ái nhân tri kỷ”. Địa điểm tọa đàm là Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong, trước đây có tên Trường Petrus Ký, mà nhà văn Lê Văn Nghĩa từng theo học và sau này lấy cảm hứng để viết cuốn sách “Mùa hè năm Petrus”.
Giáo sư – Tiến sĩ Huỳnh Như Phương đánh giá về nhà văn Lê Văn Nghĩa: “Làm nghiên cứu văn học, tôi quý những buổi ngồi riêng với Lê Văn Nghĩa trong một quán cà phê ở Phú Nhuận hay trên đường Hoàng Sa, để “khai thác” vốn sống của anh về mảnh đất, con người và văn chương thành phố này. Trò chuyện với Lê Văn Nghĩa, tôi nhận ra, dù đã sống ở đây nửa thế kỷ, tôi cũng chỉ mới biết được một phần của Sài Gòn bề mặt, chỉ có những người như anh mới cảm nhận và thấu hiểu được Sài Gòn bề sâu. Lê Văn Nghĩa giao du cả với giới tinh hoa lẫn những nhân vật “cộm cán” của thế giới ngầm. Chưa tới 20 tuổi, anh đã ở tù chung với những trí thức khuynh tả nổi tiếng của miền Nam. Nếu sức khỏe cho phép, Lê Văn Nghĩa có thể đã xây dựng nhiều tác phẩm hư cấu và phi hư cấu đặc sắc hơn nữa”.
Ngoài cuốn truyện dài “Mùa hè năm Petrus”, nhà văn Lê Văn Nghĩa còn mang đến cho công chúng những truyện dài như “Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy”, “Tụi lớp Nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ” và “Mùa tiểu học cuối cùng”.
Đồng thời, những câu chuyện Sài Gòn năm xưa được nhà văn Lê Văn Nghĩa tái hiện sống động qua những tập tản văn "Sài Gòn dòng sông tuổi thơ", "Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian", "Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ", "Văn học Sài Gòn 1954-1975 những chuyện bên lề", "Sài Gòn những mảnh ghép rời ký ức"...
Là một trong những diễn giả tại tọa đàm “Phong cách Sài Gòn ái nhân tri kỷ”, nhà văn Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM nhấn mạnh: “Chúng tôi, với sự cẩn trọng cần thiết của một hội nghề nghiệp, xin khẳng định: nhà văn Lê Văn Nghĩa đã góp phần to lớn hình thành dòng văn học trào phúng cho Sài Gòn – TPHCM nói riêng và cho Việt Nam nói chung. Chúng tôi tin rằng, rồi đây, sẽ phải có một công trình nghiên cứu công phu về dòng văn học trào phúng và dấu ấn Lê Văn Nghĩa, như một bằng chứng sinh động cho sức sáng tạo phong phú, đa dạng của đô thị phương Nam.
Giữa hai mảng, truyện dài viết về tuổi thơ Sài Gòn và tản văn viết về đời sống Sài Gòn, chúng tôi cho rằng: Mảng tản văn viết về đời sống Sài Gòn có thể sẽ có vài tác giả khác nối tiếp nhà văn Lê Văn Nghĩa, nhưng mảng truyện dài viết về tuổi thơ Sài Gòn có lẽ sẽ khó tìm thấy tác giả viết được như nhà văn Lê Văn Nghĩa.
Sở dĩ, chúng tôi phải bày tỏ chút âu lo về khoảng trống mà nhà văn Lê Văn Nghĩa để lại cho mảng truyện dài viết về tuổi thơ Sài Gòn, vì không dễ có được một tác giả biết gìn giữ từng kỷ niệm và biết thể hiện bằng giọng điệu dí dỏm. Chỉ có nhà văn Lê Văn Nghĩa mới có lối viết về tuổi thơ Sài Gòn theo kiểu riêng ông: “Bạn ngồi xuống đây nghe tui kể chút nè, về mấy thằng bạn cà tưng ... Chẳng hiểu sao lớp tui hồi đó toàn những đứa cà tưng thích làm mấy chuyện cà tửng”.
Với gần 30 cuốn sách đã xuất bản khi còn sống, nhà văn Lê Văn Nghĩa đã tự vẽ chân dung một nhà văn Sài Gòn tận tụy và tài hoa. Chúng tôi tin, không chỉ có một buổi thảo luận nho nhỏ hôm nay, mà tương lai còn phải có thêm nhiều hội thảo quy mô nữa để đánh giá nghiêm túc hơn, trân trọng hơn những cống hiến không mệt mỏi của nhà văn Lê Văn Nghĩa cho văn chương Sài Gòn nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung”.
Bạn đang đọc bài viết Nhà văn Lê Văn Nghĩa với phong cách Sài Gòn ái nhân tri kỷ tại chuyên mục Văn hóa của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư baonongnghiepdientu@gmail.com hoặc số điện thoại, zalo: 0369024
lời bàn Thế Phong,
- 3 năm qua, rồi Lê Văn Nghĩa ra đi -- tôi vẫn nhớ một lần cùng anh tới quán à phê, ở Đường Duy Tân, anh hỏi về Du Tử lLê về Sàigòn rất nhiều lần, có tới gặp ?
" không, -- tôi trả lời.
Du Tử Lê người được anh đề tựa tập thơ đầu tay ( chỉ 2 câu thơ duy nhất ) -- vài năm sau anh ta nỗi tiếng ' thi sĩ có hạng ở Sài Gòn' -- sau 1975, sang Hoa Kỳ, Du Tử Lê trở thành" ngôi ngao sang thi ca quốc tế " -- được các Đại học Đường Hoa Kỳ mời thuyết giảng cho sinh viên Mỹ về văn chương Việt Nam.
Đó không phải là điều đặc biệt ư; chỉ những ngưởi có địa vị vĩ đại mới được mời thiỉnh giảng. Thơ Du Tử Lê phổ biến bằng Anh ngữ vô số kể; danh tiếng vút lên trời xanh, ít ai bì kịp!\
- đã nhiều lần anh ta về Sài gòn có gặp' người đề tựa " tập thơ đầu đời ở Sài Gòn vào 1965, Không?
trả Lởi:- Không;
- chẳng hạn có lần tiếp một bạn vă n trẻ, như 20-09-2021,-- bạn Quốc Oai gặp tôi phỏng vấn -- tôi trả lởi thoải mái về các chuyện văn chương thời Việt Nam Cộng Hoà -- kể cả, anh Quốc Oai biết tôi khô ng "ưa" Võ Phiến; nhưng anh hỏi:
" tôi nghĩ gì về sự nghiệp văn học VÕ PHIẾN --"đại gia Đoàn Thế Nhơn" ở Mỹ.
Tôi trả lơi vắn tắt :
- miễn nói đến " anh ta" vì tôi là " đối tương anh ta căm ghét- - còn tôi mắc tội " coi văn chương chẳng ra gì -- mà anh ta là cây bút viết báo có tiếng, tác giả nhiều tập truyện ngắn xuất sắc, như dư luận báo chí khen tặng . " ,
Nhưng Võ Phiến ít được báo chí, văn chương Hoa Kỳ ( Anh ngữ) đề cập -- trư một bài của cây viết nữ người Mỹ phỏng vấn anh ta ".
Còn tôi vẫn sống và viết ở Sài Gòn -- nhưng được báo chí & mạng đề cập tới khá nhiều, tác phẩm The Phong, The Writer, The Work & the Life -- autobioraphy được nhiều nhà xuất bản nổi tiếng COPY lại ( USED) bán giá cắt cổ, 5, 7 trăm đô-la/ cuốn. ( Google search ' gõ '' the phong writer" hiện trên các mạng văn chương ở Hoa Kỳ,; như Amazom,.COM -- Ruler-Milon Books ... phổ biến những tác phâm;
- THEPHONG BY THEPHONG, THE WRITER , THE WORK, THE LIFE-- auto-biography-
- THE RUBBISH TIP OUTSIDE THE CITY..
.-- ASIAN MONING WESTERN MUSIC...
(-bạn chỉ cân bấm vào THE PHONG WRITER (Amazon .com cung cấp đầy đũ vể 08 tác phẫmThế Phong -- nhưng tác giả ch i bận tâm một điều;
" sách Anh ngữ của Thế Phong (Đàm Xuân Cận dịch) bán i giá cắt cổ" ;- mỗi USED, giá 5, 6, 7 trăm đô-la.
- và, Lê Văn Nghĩa viết trong sách: , " bạn ấy cho tôi là cực kỳ minh mẫn" .
-- điều này tôi chỉ dám nhận' chút chút' thôi -- bởi rất nhiều kẻ cầm bút không ưa tôi , cả văn chương của tôi; hình như đã làm họ mát ngũi ; tìm kế sách " hạ thấp giá trị " đấy!
Mà thực ra, tôi chẳng quan tâm :
bọn: nhóc phê bình văn chương này: làm gì cho mất thời giờ !!!
- tôi có quyền lớn tiếng gọi chúng " bọn nhóc'-- bởi lẽ tôi ở tuổi 92, hoạt động văn cbương chũ nghĩa vang nức toàn cầu đã trên 60 năm, ở Mỹ, Pháp ,Tây Ban Nha ( đã dịch Nhà văn tác p;hẩm cuộc đời sang tiếngTây Ban Nha :).
Sàch tôi phổ biến bằng Anh ngữ ( qua bản dịch gíáo sư, thi sĩ Đàm Xuân Cận) bán trên mạng ở HOA kỲ NHIỀU QUÁ, VẬY CÓ TRẢ BẢN QUYỀN KHÔNG?-- bạn Quốc Oai hỏi.
Trả lời :
" một bạn văn của tôi, nhà văn Thanh Thương Hoàng ở San José cho b iết,-- tiến bản quyền củatác giả Thế Phong được lưu giữ, chờ tác giả ( hoặc đại diện tác được uỷ quyền hợp pháp) lãnh. Vá, trưởng nam ĐỖ KHÊ 9 con trai tác giả , hiện sống và làm việc ở Mỹ từ 2001) có thể thay mặt tôi lãnh được khô ng ? --
( nếu được, xin một luật sư Mỹ nào đó , có thiện ý chỉ cho phương cách).
-0-
- Thế Phong [ i.e. Đỗ Mạnh Tường 1932- ] hiện sông ở Sài Gòn,, các con trợ giúp bố mẹ sống đầy đủ -- nhất lá Đô Khê ( trưởng nam ở Hoa Kỳ) cung cấp nhều nhất .
Tở lại chuyện nhà văn Lê Văn Nghĩa, 2 chúng tôi từng " ngồi đồng" ở 2, 3 quán cà phê trên đường Duy Tân -- chẳng hạnở quán 55 -- vừa nhấm nháp cà phê sữa-, vừa ngắm 4, 5 chiếc Vespa "của chủ " bày hàng sang, đẹp" -- kể cả một chiếc xe đạp " đờ mi-cuốc " treo trên ttường .
- Bây giờ thì không còn Lê Văn Nghĩa với phong cách ái nhân, tri kỷ ' ngồi kế bên nữa rồi -- cà phê độc ẩm ; mình tôi ngắm 2 người nữ ở" cái tuổi xồn xồn" xinh đẹp, duyên dáng -- áo pull mầu xanh da trời mát mắt -- một cô đứng trước xe bán cà phê trên lề đường Duy Tân , một cô trong quán 55. chạy ra, chạy vào ; 2 tay 2 ly sữa đá phục vụ khách -- quán này có cả nhiều khách người nữ .
T.P
( - bài tu chỉnh/ 16/01/ 2024).
---------------------------
===============
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét