tranh của cố danh họa Tạ Tỵ
BỮA ĂN CUỐI CÙNG
VỚI CON GÁI PHÁN QUAN…
1) “ Hình như sước danh Thằng Phải Gió chỉ có sau 1975 mà anh em đặt cho, ý kiến đầu tiên là CHÚ TƯ GÀ (Thanh Thương Hoàng) thì phải?! Chú Tư Gà ức vì bị đặt sước danh Chú Tư Gà (nuôi toàn gà mái, đẻ trứng không cần ấp lại có gà con ngay, Lê Thị Kim nghe tới đây tưởng thật- hóa ra bịa, vậy thì Chú Tư Gà toàn nuôi ‘Gà móng đỏ’ mà thôi !
2) Chép lại ‘ bữa ăn cuối cùng ở quán chả cá Thăng Long với người tình , con gái Phán quan (Quán Chả Cá Thăng Long ở Dakao do vợ Hoàng Đạo làm chủ), có Lý Thắng đàn em Hoàng Đạo "mê” bà chị, gác cửa, chẳng biết có nên cơm cháo gì không ?... ”
( trích “ Hỡi linh hồn tôi..” ( bản thảo chưa xuất bản], viết sau 1975) .
….. Quán này ở Đakao, chủ là vợ nhà văn Hoàng Đạo. Đỗ thường đến đây một mình, hoặc đi với ai đó, thì chỉ có Mai A thôi. Và anh luôn gặp Lý Thắng, nhà báo có viết truyện dài đăng báo, quấn quit bên người tình bậc chị, như là săn sóc thay người anh nghĩa tử qua đời đã lâu. Khi anh và Mai A đến quán, ở quầy thu tiền là bà chủ, bên cạnh cô con gái gật đầu chào Mai A ( bạn học cũ trung học Trưng Vương) , và chàng nhà báo nói giỏi hơn viết lăng xăng bên bà chi chủ quán.
Chọn một bàn có hai chỗ ở cuối phòng, bữa nay anh phải tâm sự hết thắc mắc cho cô hiểu, vì tuấn tới cô về thăm bố và dì ghẻ ở Ban Mê Thuột; rồi sau đó ra trường. đi nhận công tác Đỗ nói chuyện rất cởi mở, lần này không bộc bạch hết thì sẽ không bao giờ còn có cơ hội nữa. Từ chuyện anh viết thư cho ba của Mai A :
”….Từ nay tôi sẽ hoàn trả con gái yêu của ông hoàn toàn trinh nguyên, kể cả không một nụ hôn; hẳn là ông hài lòng với điều ước muốn. Tôi chưa là người cha như ông có cô con gái ( không thuộc loại đẹp, nhưng với tôi, cô thật duyên dáng với tâm hồn đẹp) lớn đến tuổi gả chồng và ông không muốn gả cho tôi, một nhà văn trẻ không thể nuôi sống bản thân bằng ngòi bút hoặc sống bằng cách viết báo tài tử. Chỉ mới đây thôi, tôi viết cho tạp chí Văn hóa Á châu một bài được trả hai trăm đồng. Tôi phụ trách vai thầy cò mỗi tháng được trả thêm một ngìn năm trăm nữa; một tháng tôi viết hai bài tren dưới ba chục trang- như vậy hàng tháng kiếm được gần mười ngàn đồng. Tôi ăn cơm quán ăn xã hội mỗi bữa ba trăm đồng, tiền thuê nhà ba trăm đồng. Nhưng đó là của ngày này tháng trước chưa bị thôi việc, bởi tạp chí này được Asia Foundation của Mỹ tài trợ cho nhóm giáo sư đại học, trí thức miền Nam làm văn hóa chịu sự điều động của văn hóa Mỹ. Như nhà thơ W. Whitman, tác giả tập thơ Lá cỏ có vài câu như thế này:”….Anh cầm dương vật của anh / cứng như chiếc đinh sắt / rót vào em / ngàn năm tương lai..” thì chủ nhiệm tạp chí, giáo sư Nguyễn Đăng Thục cho rằng đây là vần thơ tuyệt tác của nhà thơ Huê Kỳ. Còn thi ca của chúng ta, theo ông ấy, chưa có tầm vóc cao và lớn, hay và đậm đà; vậy thì từ giờ này (giáo sư chủ nhiệm quay sang Lê Xuân Khoa, thư ký tòa soạn) “ tạp chí chỉ nên dịch thơ, chưa vội vàng đăng thơ của nhà thơ trong nước làm gì cho tốn giấy mực. Mà phải dịch thơ Mỹ, có tầm cỡ như W. Whitman ấy nhé! “
Đỗ nghe đến đây nóng mặt , trả lời ngay rằng; dịch thơ porno kiểu Mỹ đăng trên tạp chí Việtnam phải trả tiền cũng như đăng quảng cáo vậy. Giáo sư chủ nhiệm hếch mũi lên trả lời đốt chat, như cơ quan thính giác ngửi thấy mùi đồng đô la- cứ một đô la của Mỹ bây giờ đổi được ba nghìn năm trăm tiền Việtnam đấy.
Và thứ ông Cao Văn P…, thân sinh bạn gái mà tôi hết lòng yêu dấu, nếu tôi là ông thì cũng chẳng dại gì gả con gái cho nghệ sĩ chẳng nghề ngỗng gì ra hồn là phải đạo! Và tôi đã được cho nghỉ việc, còn thư ký tòa soạn, giáo sư Lê Xuân Khoa đã bị thay thế (vì tôi viết bài điểm sách Việt Nam Văn học toàn thư của Hoàng Trọng Miên đạo trăm phần trăm Lược khảo về thần thoại Việtnam của Nguyễn Đổng Chi ở Hà Nội trước đó ba năm sách này được nhất biên khảo giải văn chương tổng thống Việtnam Cộng hòa Ngô Đình Diệm) Và bây giờ,giáo sư Lê Thành Trị mới tốt nghiệp xã hội học ở Bỉ về, có chân trong đảng Cần Lao sẽ làm chủ bút, cùng với giáo sư Thục vẫn là chủ nhiệm. Tờ tạp chí này phải thay đổi từ hình thức đến nôi dung, hướng về chính trị để giải quyết thân phận con người Việtnam hướng tới hòa đồng với thế giới tự do văn minh, chứ không nặng về văn nghệ văn gừng nữa. Và tôi được cho nghỉ việc là hợp lẽ thôi . Tôi có thể nhịn đói đôi ba ngày, nhưng con tôi (là cháu gọi ông bằng ngoại) không thể nhịn sữa vài tiếng đồng hồ. Vì thế tôi phải giải giới vật cứng như đinh sắt ( nói theo đại thi hào Mỹ) trước khi hẹn hò với con gái ông, để dầu tôi muốn làm liều trước sự đã rồi thì còn có thắng ( phanh, ) hãm lại .Tôi không dám chủ động hôn cô, dầu cho cô có tự nguyện đi chăng nữa! Có một điều tôi phải cảm ơn ông (một cách lặng lẽ chân tình nhất) là ông đã có cô gái mà cô ta cho tôi mượn tâm hồn ngây thơ trong trắng rất cao thượng để tôi có nguồn rung cảm sáng tác. Chủ nhật này, con gái ông dành cho tôi một ngày chủ nhật cuối cùng trọn vẹn. Cô ấy nấu cơm trưa tại nhà tôi trọ xong, chúng tôi cùng ăn rồi cô nằm nghỉ trưa trên giường tôi thường nằm; cô vít cổ tôi xuống ( điều này lâu quá có thể chỉ là tưởng tượng mà thôi) mà sao tôi lại quay mặt đi? Có thể người con gái này cũng không thể làm khác hơn bất cứ đôi tình nhân nào yêu nhau- như mối tình chúng tôi đã năm sáu năm, tại sao không thể đòi ôm người yêu vào lòng, hoặc trao nụ hôn dù nhiều lần có cơ hội. Trong bong tối gần kề của rất nhiều lần ở rạp chiếu bóng, cảnh gợi cảm nhất khi ngước nhìn người tình nam để có đôi môi ngậm như cảnh âu yếm đôi tình nhân trong phim Orfeu Négro? Hay anh chàng người tình cô con gái ông tuy đàn ông thật lại chỉ có cái mã ngoài giống kẻ đồng tính hay lạnh cảm? hay cái đinh cứng của Whitman mà anh ta có để phân biệt được là nó khác với nữ thì lại không còn công năng sử dụng? Và người được gọi tình nam con gái ông khi còn ở miền Tây bắc (Nghĩa Lộ) khi đó chừng mươi tuổi thường nghịch ngợm xuống suối nước trong vắt tắm chung với các cô gái Thái tắm truồng, váy áo để trên đầu. Khi thấy bạn trai con gái ông đòi tắm chung, một cô lên tiếng:
- .. ai cho mày tắm chung với tụi tao?
- - Sao lại không cho tắm chung?
- -Bởi mày là con trai.
-
- Bạn trai của con gái ông cũng không vừa gì, cầm vật chưa cứng như cái đinh, thơ Whitman nước Mỹ, kéo ra phía sau, trông giống hệt như cái của cô gái Thái – thì tiếng cười nhất loạt các cô Thái tắm suối cười vang rồi im lặng đồng tình cho bạn trai con gái ông tắm chung. Tất nhiên phải nói đó là tiền thời kỳ khi quen con gái ông đã trên mươi năm rồi . Có một điều hơi lạ về cách đặt tên cho con con cái trong gia đình gia tộc nhà ông. Các con gọi tên thật như middle name của nước Huê Kỳ ngày nay vậy .Một trong số các con của ông là đứa bé trai có tên Cao Văn Nhân lại không sống được- thì giờ đây con gái ông có bạn trai làm nghề văn nhân thì ông lại ghét cay ghét đắng và nhất định không gả con gái cho, nếu nó xin cưới thật. Và nghề thì không rồi, còn ngỗng cũng rụt cổ, làm sao nó yêu lại dám ôm con gái ông vào lòng – và hôm nay ngày chủ nhật, ngày cuối cùng thời hạn cuối không thể kéo dài hơn nữa, vì nó đã gửi thư bảo đảm cho ông, nôi dung thư hoàn trả con gái còn nguyên trăm phần trăm đấy bố ơi!- giống như bọn lính tráng bây giờ mỗi khi nốc rượu thì vừa nâng ly vừa hò hét một trăm phần trăm anh em ơi !... Nhưng hai cái này có hơi khác nhau, trả con gái cho ông còn một trăm phần trăm là còn nguyên si; nhưng ly bia uống he61tcu4ng hay là rượu đế thì một trăm phần trăm kia không còn là nguyên ly nữa?
-
- Trước khi đi gửi thư bảo đảm cho ông chỉ cách đây vài ngày, tôi đã vào sân bay Tân sơn nhất, đến cả Khu nhà Cư xá Hàng không dân sự, nơi ông và gia đình ở khi xưa, để nhớ lại có một đêm vào năm 1956, trung úy Hoàng Liên đưa tôi đến thăm con gái ông lần đầu. Nó chở tôi trên chiếc xe gắn máy Suzuki vào sân bay, đến cổng Nhà Kiếng bị ách lại, bởi ngày hôm sau Tổng thống Diệm sang New Dehli thăm nước bạn, nên an ninh được đặt lên hang đầu kiểm soát ai vào ra nghiêm ngặt. Nó phải đưa thẻ nhà báo quân đội mới đủ bảo đảm an ninh ,lọt vào khu,s ân bay và phía sau là cõng tôi theo. Khi lá thư này đến tay với địa chỉ là Nha Hàng không dân sự Ban mê Thuột, xin ông tha thứ khi đọc đến dòng nào, câu nào, hoặc ý nào bất kính thì tha thứ cho, vì kẻ viết này chỉ nói thực ý nghĩ bản thân và không cố ý xúc phạm người khác. Và trong đời tôi đến ngày này, tôi không bao giờ quên được, có một lần vào dịp tết âm lịch, tôi tiễn con gái ông về Ban Mê Thuột ở bến xe Ngã Bẩy Saigon. Cô ấy đưa cho tôi một phong bì chúc tết, mà tôi biết chắc chắn trong đó có tiền lì xì. Một người nam không muốn bạn gái coi nhẹ, thì nhất nhất không được cầm ngân ảnh ( chữ con gái ông dùng thay triền ) người nữ. Vậy tôi biết trong thư có tiền, sao vẫn cứ cắm đầu nhận? Bởi năm ấy, tôi khốn khổ cùng,đường, ngày cận tết, nợ đòi tám hướng, từ tiền nhà trọ, tiền mua chiịu gạo, nước mắm, củi …và trước đó tôi đã chót phịa chuyện nay mai đi du học, vài năm sau về khá giả mới nói đến chuyện vợ con vv.. và vv.. Nhưng thực là nói xạo, cái thân phận tứ cố vô thân, chẳng còn ai gửi hình, lưu ảnh nên đem mấy tập ấy gửi con gái ông giữ hộ. Chẳng biết khi đi lấy chồng thỉ mấy tập ảnh kia ném vào só nào? Đã hủy bỏ chứ còn giữ làm gì cho thêm chuyện rắc rối!
-
- Thư quá dài xin ngưng , kính chào ông bố vợ hờ!...
-
- Ngày.. tháng . năm…..
-
ĐỖ
( xóm dân cư Nhà Thờ Tân Chí Linh, Lăng Cha Cả Saigon )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét