bài đáng đọc : " NHÀ THỜ PHÁT DIỆM / LM. GIU SE--NGUYỄN HỮU TRIẾT Tp. HCM. -- trích : Việt Văn Mới , 20/ 10/ 2023. ( Paris).
NHÀ THỜ PHÁT DIỆM
C ó thể nói không sợ sai lầm rằng bất cứ ai, trong hay ngoài nước, muốn biết một công trình văn hóa tiêu biểu nhất của đạo Công giáo tại Việt Nam, thì phải đến Nhà thờ Phát Diệm, một quần thể kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc, mà cho tới nay chưa một công trình kiến trúc Kitô giáo nào ở Việt Nam qua mặt được. Với quyết định số 98/VH-QĐ ngày 18/1/1988, Bộ Văn hóa đã xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Chúng ta sẽ lần lượt điểm qua những nét sau đây :
. Địa thế :
- Địa chỉ : 75 Phát Diệm Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (cách Hà Nội 120 km về hướng đông nam).
- Mặt bằng : 4 mẫu tây giữa vùng đất mới mở hoang vu.
- Thổ nhưỡng : thuộc vùng trũng mới bồi được bao bọc từ xa bởi những rặng núi đá vôi, tạo cảnh thiên nhiên rất đẹp, người ta thường gọi vùng này là "Hạ Long trên cạn". Những núi đá phủ cây xanh rì vươn lên trên những mảnh ruộng trũng, những con ngòi, lạch, những đầm lầy trông thật hữu tình. Chính những dãy núi đá vôi, qua hàng triệu năm xói mòn đã tạo nên những hang động nổi tiếng, như động Tam Cốc ; cũng chính nhờ vị trí hiểm trở mà vua Đinh, vua tiền Lê đã lấy Hoa Lư (Ninh Bình) làm đế đô mãi tới năm 1010, Vua Lý Thái Tổ mới dời đô ra Đại La (Thăng Long) như lịch sử đã chép.
Kim Sơn và Tiền Hải là hai huyện phía đông (miệt biển), có nhiều ruộng, dân cư đông đúc, trái với (miệt trên) nhiều đồi núi, dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc Mường sinh sống bằng nương rẫy, săn bắt, địa bàn nới rộng tới giáp Lào, một vài họ đạo nhỏ thuộc vùng này người ta quen gọi là giáo họ Lào.
Hai huyện Kim sơn và Tiền Hải do Doanh Điền sứ Nguyễn Công Trứ triều vua Minh Mạng thiết lập và khẩn hoang, di dân đến ở, lập nghiệp (1828 – 1829). Nguyễn Công Trứ là nhà thơ, nhà Nho nên chọn tên rất hấp dẫn : Kim sơn là núi vàng, Tiền Hải là bể bạc. Công của Nguyễn Công Trứ rất lớn, nhưng cuối đời ông cũng ba chìm bảy nổi, có lúc bị giáng chức 4 cấp vì tội để tù trốn trại. Ông từ trần vào ngày 7/12/1858. Thời gian này Cụ Sáu Phaolô Trần Lục, người xây dựng nhà thờ Phát diệm mới có chức Phó tế, mãi năm 1865 mới được sai về làm chính xứ Phát Diệm, tiếp nối công cuộc mở mang khai phá của Nguyễn Công Trứ.
. Người kiến tạo : Cụ Sáu Phêrô Trần Lục
Linh mục Phêrô Trần Lục có tên là Phêrô Hữu, sinh năm 1825 tại Mỹ Quan, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, lúc 20 tuổi mới đi tu vào tiểu chủng viện Vĩnh Trị, đổi tên Hữu thành Triêm. Năm 1857, dưới triều vua Tự Đức, lệnh cấm đạo hết sức gắt gao, nhiều Giám mục, Linh mục, tu sĩ và giáo dân bị bắt bớ và bị xử tử vì đức tin. Những "chú tiểu" như chú Triêm cũng bị bắt giải lên quan, bị tấn đòn, bị đe dọa, được dỗ ngọt, chú nào yếu bóng vía, nghe lời quan xuất giáo thì được tha về với cha mẹ (dĩ nhiên có sám hối cũng không được nhận lại vào tu nữa), còn chú nào kiên trì chịu đòn thì được hưởng ơn mưa móc của vua là khỏi bị tử hình vì còn nhỏ dại, nhưng phải phát lưu. Chú Triêm là một trong những "chú tiểu" bị phát lưu trong thời cấm đạo lên tận Lạng Sơn rừng thiêng nước độc. Chuyển xảy ra như sau : Ngày 27/2/1857, chủng viện Vĩnh Trị bị vây bắt và tàn phá, các chủng sinh một số bị bắt cùng với các cha giáo, trong đó có cha Phaolô Lê Bảo Tịnh (thánh Phaolô Tịnh sau này), một số trốn được chạy vào Kẻ Bàng, Kẻ Bàng bị vây, thày trò trốn sang làng Lan Mát, ngày 13/7/1858 làng Lan Mát bị vây, thày Triêm lúc đó đã được phong chức Phó tế (Cụ Sáu) đứng ra đối chất với quan quân, cho những người còn lại chạy trốn. Bị giải về Nam định, trước tổng đốc Hoàng Văn Phu, thầy bị tấn đòn, bị kìm kẹp và được yêu cầu bước qua Thập giá. Thầy Triêm khẳng khái trả lời : "Tôi không muốn dẫm lên 1 chữ nho nào vì tôi kính trọng hết các chữ, huống hồ lại dẫm lên chữ 'Thập', tôi càng không dám, vì chữ 'Thập' là hình cây Thánh giá của Chúa Giêsu, Con Đức Chúa Trời, Người đã chịu đau đớn, đã chịu chết để cứu chuộc chúng ta và để chúng ta lên thiên đàng". Sau 6 tháng ở tù tại Hà Nội, thầy Triêm bị giải về Lạng Sơn sống kiếp lưu đày.
Khoảng 1 năm sau, thầy Triêm được tha về tạm trú tại Thanh Hóa để học thêm. Tháng 1/1860, Cụ Sáu được thụ phong Linh mục tại Kẻ Trừ trong lúc lệnh cấm đạo vẫn còn hiệu lực. Người giáo dân sợ lộ tông tích của tân Linh mục nên vẫn gọi Cụ Sáu (chức phó tế), gọi riết rồi thành tên. Sáu tiếng Hán là Lục nên có lẽ cũng trong thời gian này, cha Triêm đổi tên thành Phêrô Trần Lục.
Cha Phêrô Trần Lục là một con người có ý chí sắt đá, giỏi văn thơ, giỏi tiếng La-tinh, thông thạo Hán Nôm, và hình như ngài biết cả tiếng Pháp nữa, vì các quan Tây có giao thiệp với ngài và rất kính nể ngài. Với tư cách là Cha chính xứ, ngài lo coi sóc bổn đạo rất chu đáo, dạy dỗ cặn kẽ giúp giáo dân giữ vững nề nếp gia phong, sự đạo càng ngày càng mở mang.
. Công trình : gồm nhiều hạng mục theo trục đông nam lên tây bắc
° Ao hồ : theo quy cách phong thủy, bước vào công trình phải qua 1 cái hồ lớn (1 mẫu tây) hình vuông mỗi bề hơn 100m, khá sâu, nước trong xanh. Đất đào ao được vật lên làm nền nhà thờ. Hồ hình vuông (lập phương) là 1 hình hoàn hảo mang ý nghĩa viên mãn. Ở giữa hồ có 1 cù lao cây cối xanh tốt, trên cù lao là tượng đài Chúa Giêsu làm Vua bằng xi măng cao 6m (kể cả đế), do điêu khắc gia đồng quê Vũ Vỵ (tức Trọng). Chúng ta ghi nhớ rằng trong các nghệ nhân Công giáo chuyên tạc, đắp tượng đạo có 2 nhân vật nổi tiếng cả nước, miền Hải Hậu – Bùi Chu có ông phó Gia chuyên tạc tượng gỗ, miền Phát Diệm – Ninh Bình có ông phó Trọng chuyên đắp tượng đất hầm và xi măng. Hiện nay các tượng lớn bằng đất nung và xi măng ở Phát Diệm và ở Dòng khổ tu Châu Sơn – Nho Quan còn tồn tại là của ông phó Trọng.
° Cổng đá : muốn vào sân Nhà thờ phải qua 1 cổng đá khiêm tốn nhưng vững chắc. Sân Nhà thờ là 1 quảng trường nhỏ chừng nửa mẫu, phía trong gần giáp Phương Đình có đặt 2 tượng thánh Tông đồ bổn mạng Giáo phận Phát Diệm : Thánh Phêrô phía tây và thánh Phaolô phía đông, mỗi tượng cao hơn 2m đặt trên đế cao hơn 1m (tượng xi măng).
° Phương Đình : ngang 24m, sâu 27m, cao 25m, có 3 tầng. Trừ phần lầu chuông mái ngói cột lim, thì toàn bộ công trình là những khối đá hình vuông, chữ nhật khổng lồ chồng lên nhau, những khối đá này nặng hàng chục tấn, đá ghép khít khao, sắc cạnh, mặt ngoài chạm trổ tinh vi, những lèo đá nơi các góc đều được gắn kết với cột bằng mộng đuôi cá. Giữa lòng Phương Đình là một khối đá xanh dài 4,20m, rộng 3,20m, dầy 0,30m kê lên như 1 sập đá, bề mặt nhẵn thín, tương truyền Cụ Sáu thường ngồi trên sập đá này bàn bạc và phân công cho các quan viên thi hành. Toàn bộ đá đều lấy từ Thanh Hóa về.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là cái vòm Phương Đình hình cánh cung (bán nguyệt kiểu Romain) toàn bằng đá, những viên đá bề mặt khoảng 40cm x 20cm (dầy bao nhiêu không rõ) nhưng ước chừng nặng tối thiểu 30kg, được ghép lại với nhau bằng mộng cài, đỉnh là viên đá chêm hình thang, phía trên lèn đầy cát rồi trét vữa cán phẳng như nền nhà. Cái tài tình ở chỗ tính toán thế nào để sức nặng đùn đẩy, tựa vào nhau thành 1 vòm vững chắc không ụp xuống được.
Khách tham quan đứng trong lòng Phương Đình nhìn lên không khỏi khiếp đảm khi có cảm tưởng những cục đá kia sắp rớt xuống đầu (thời đó chưa có xi măng, chỉ có vữa, một chất liệu gắn kết yếu, miền Trung và miền Nam gọi là ô dước. Vữa gồm có cát trộn với vôi đã tôi và mật mía theo 1 tỷ lệ nào đó, lâu khô, kết dính yếu, mềm, dễ cạy, dễ dập bể, nên phải xây tường dầy ít là 20cm, xây mỏng và cao là sụp ngay).
Trên tầng cao của Phương Đình có 4 tháp trên đỉnh đặt 4 tượng thánh sử (4 thánh chép Phúc Âm), điều thú vị là 4 vị thánh Công giáo này được Cụ Sáu khoác cho bộ áo trông từ xa rất giống áo cà sa, đây là nét hội nhập, hòa đồng rất độc đáo. Tháp cao nhất ở chính giữa được làm bằng những cột lim có đường kính khoảng 60cm lợp ngói đỏ, trên đỉnh là cây Thánh giá.
Sở dĩ phần này phải làm bằng gỗ vì đây là lầu chuông, treo quả chuông nam cao 1,90m, đường kính 1,10m, nặng 2 tấn. Trên bề mặt chuông có ghi 2 hàng chữ hán :
" Thành Thái Canh dần tạo" : Đúc năm Canh dần đời vua Thành Thái năm 1890.
" Phát Diệm xứ công vật" : Hiện vật chung của Giáo xứ Phát Diệm.
Hai hàng chữ La-tinh :
" Sancta Maria – Sanctus Joseph – Sanctus Joannes Baptista – A 1890 D : Thánh Maria – Thánh Giuse – Thánh Gioan Baotixita – Năm Dương lịch AD 1890.
° "Laudo Deum verum - voco plebem - congrego clerum – defunctos ploro – pestem figo – festo decoro" : Tôi ca ngợi Chúa thật – tôi kêu mời giáo dân – tôi tập họp giáo sỹ - tôi khóc người qua đời – tôi đẩy lui dịch tễ - tôi điểm tô ngày lễ (lời của quả chuông).
4 núm có ghi 4 chữ "Xuân Hạ Thu Đông" để gióng chuông đúng theo mùa (tứ thời).
Điều rất thú vị là vào thời đó các chuông Nhà thờ đều đúc theo kiểu tây phương và thường chở từ Pháp sang, còn Cụ Sáu là người đầu tiên đúc chuông nam (chuông chùa) tại quốc nội và dùng cho Nhà thờ. Tiếng chuông ngân vang, các làng cách Phát Diệm mấy chục cây số vẫn nghe.
° Mộ Cụ Sáu : Cụ Sáu qua đời ngày 6/7/1899, hưởng thọ 74 tuổi. Cụ được an táng tại sân trong – sân nhỏ giữa Phương Đình và Nhà thờ Lớn (25m x 15m), ngôi mộ bằng đá thanh, nhỏ, thấp gần mặt đất, 4 góc có 4 cây đèn đá tạc theo phong cách đời Lê. Cụ Sáu được giáo dân mến mộ và hơn 40.000 giáo dân đã tới dự Lễ tang Cụ.
° Nhà thờ Lớn : dâng kính Đức Mẹ Mân Côi được xây dựng năm 1891, ngôi Nhà thờ vĩ đại được hoàn tất trong một thời gian ngắn nhờ những công tác chuẩn bị vật liệu, mặt bằng đã được thực hiện hơn 10 năm trước đó, đá gỗ được tập trung từ Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn Tây, … cách Phát Diệm mấy trăm cây số. Nhà thờ Lớn có kích thước : dài 74m, rộng 21m, cao khoảng 18m có 4 mái, 9 gian với 6 hàng cột toàn lim "cụ", hai hàng cột cái cao 11m, đường kính 80cm, mỗi cột nặng 7 tấn, đặt trên tảng đá xanh đường kính hơn 1m, chạm mỹ thuật. Trên cung thánh có mộ của các Giám mục đã quản nhiệm Địa phận Phát Diệm : Đức Cha Alexandre Marcou Thành (mất 1939), Đức Cha J.B Nguyễn Bá Tòng (mất 1949), Đức Cha J.M Phan Đình Phùng (mất 1944),Đức Cha Giuse Lê Quý Thanh (mất 1974), Đức Cha Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (mất 1981), Đức Cha Phêrô Bùi Chu Tạo (mất 2001), tất cả các mộ đều được thể hiện qua 1 bia đá đặt nằm sát nền cung thánh.
Giữa cung thánh là 1 bàn thờ bằng 1 phiến đá dài 3m, rộng 0,90m, dầy 0,20m. Phía sau là bàn thờ cũ, là 1 tấm đá thanh dài 3m, rộng 0,90m, dầy 0,97m nặng hơn 20 tấn. Phía sau bàn thờ là bức vách gỗ với các tòa chạm trổ tinh vi, sơn son thếp vàng lộng lẫy.
° Các công trình phụ xung quanh Nhà thờ Lớn : 4 Nhà thờ nhỏ dâng kính Trái Tim Chúa Giêsu, thánh Rôcô, thánh Giuse và 2 thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Tận cuối phía bắc là 3 hang đá : hang đá Bêlem, hang đá Lộ Đức, và đồi Canvê. Cuối cùng là Nhà thờ đá dâng kính Trái Tim Đức Mẹ, gọi là Nhà thờ đá vì tất cả cột, đà, chấn song, tháp, nền toàn bằng đá thanh có khắc chạm tinh vi, ở đây cũng có 1 bàn thờ là một phiến đá thanh, nặng khoảng 20 tấn, có chạm khắc 3 mặt. Còn Nhà thờ thánh Phêrô thì có điểm đặc biệt là cột kèo, xà toàn bằng gỗ mít vàng ươm, chạm hoa lá rất tinh tế.
Ngày 15/8/1972, khu Nhà thờ Phát Diệm bị bom từ máy bay Mỹ làm hư hại 1 phần công trình, Nhà thờ Lớn bị hư mái và cửa phía tây, Nhà thờ kính thánh Giuse bị xiêu, Nhà thờ kính thánh Phêrô bị đổ. Công việc sửa chữa đòi nhiều công sức và tiền bạc, nhưng nhờ ơn Chúa, nhờ lòng nhiệt thành của giáo dân, công trình đã được phục hồi gần như nguyên trạng.
Nhận định về công trình kiến trúc Phát Diệm
Nhìn chung cả công trình, có những điểm nổi bật làm các kiến trúc sư nói riêng và chúng ta ngày nay nói chung phải ngạc nhiên. Những điểm này cũng nói lên bộ óc tài tình xuất chúng của Cha Trần Lục.
Xử lý mặt bằng : địa bàn Phát Diệm về địa chất là vùng mới bồi, đất có chân rất yếu, rất bất lợi cho việc xây cất những công trình lớn. Hồi cuối thế kỷ 19 không có những phương cách xử lý tân tiến ngày nay như móng băng, cọc nhồi, đà kiềng xi măng cốt sắt, … cũng không có phương tiện cơ giới như xe ủi, xe xúc, búa máy, … Cha Trần Lục đã có sáng kiến rất táo bạo, đó là dùng hàng triệu cọc tre già dài trêndưới 10m, đóng xuống móng bùn làm thành một giàn cọc tre dày đặc ngập sâu trong nền đất bồi chân không vững.
Có người cho rằng 5 ngôi Nhà thờ nhỏ xây quanh Nhà thờ Lớn là dư thừa, thật ra các nhà chuyên môn cho rằng đây là biện pháp rất tuyệt làm đối trọng để ổn định nền đất yếu chân. Hiệu quả của biện pháp này là công trình đã đứng vững hơn 100 năm nay, không có vấn đề gì nghiêm trọng về nền móng.
° Điều khó hiểu thứ hai là vật liệu quá nặng, quá lớn, lại ở quá xa, dân chúng hồi đó chắc cũng không đông (chỉ khoảng hơn 1000 người), mà tất cả công tác tập trung và vận chuyển chỉ dựa vào sức người, sức trâu bò, ngựa, voi … làm thế nào để di chuyển một khối khổng lồ gỗ đá như vậy về phục vụ công trình ? Một cây lim hơn 500 năm tuổi ở rừng sâu Thánh Hóa, giáp Lào, giáp Nghệ An, làm sao đốn, kéo ra bãi, chở về Phát Diệm ? Những khối đá hàng chục tấn được đẽo gọt rồi chuyển vận về. Thật không thể hiểu nổi. Người ta lý giải rằng dĩ nhiên chỉ có đường thủy, phải dựa vào các dòng suối, đóng bè, tập trung ra sông cái rồi kéo bè về công trình, sau đó xẻ các con kênh nhân tạo đưa về và tìm mọi cách trục kéo lên (trục thủ công, trâu, bò, ngựa, người …).
° Kỹ thuật dựng các vì kèo lên như thế nào ? Đây cũng là vấn đề nan giải, không có bút tích ghi lại cho hậu thế khiến chúng ta thật kinh ngạc. Thông thường các vì kèo được ráp sẵn dưới đất rồi dùng sức người, sức động vật kéo lên 1 vì rồi 2 vì, chống giữ để lắp xà ngang ruỗi dọc, công việc rất khó khăn, người viết hồi nhỏ đã chứng kiến việc cất nhà, ông thợ cả ngồi trên vì kèo để người ta kéo lên, sau đó ông đón đầu xà ráp vào mộng đuôi cá, dùng vồ đóng xuống rất khít, người viết được nghe câu chuyện kể có ông thợ cả kia khi thò ngón tay vào mộng đục, vô ý đà sụp xuống, không còn cách nào gỡ ra được, ông dùng cái đục chặt đứt ngón tay để lại trong đầu cột.
Ở đây chúng ta tưởng tượng vì kèo Nhà thờ Phát Diệm gồm 2 cột cái 15 tấn, 4 cột quân 30 tấn, 2 kèo + 5 xà ngang 10 tấn, vị chi 55 tấn, làm sao kéo lên được ? Thậm chí 2 xe cẩu cũng lật chỏng gọng.
Vậy mà các vì kèo đã được dựng lên ngon lành. Những nhà nghiên cứu dựa vào ký ức các cụ già đã lý giải như sau : Để dựng cột kèo cần phải đắp 1 núi đất trong lòng Nhà thờ, rồi dựng từng cột lên, lấy mực thẳng đứng rồi lấp đất lên, tiếp đó mới vần các xà ngang, ruỗi dọc lên đúng vị trí theo triền đất dốc rồi khoét đất đi hạ đà xuống mộng. "Núi" đất sẽ dời đi để dựng các vì kèo khác (tốn biết bao nhiêu công).
° Vòm Phương Đình bằng đá rời, mỗi cục nặng tối thiểu 30kg, làm sao ráp hình vòng cung (bán nguyệt) mà không rớt, không sụp xuống ? Nguyên tắc về trọng lực đã nói ở trên, các viên đá ráp với nhau nhờ mộng, lực đẩy dồn xuống vách đá dầy hơn 1m hai bên, đỉnh khóa bằng viên đá góc hình thang để 2 bên cùng tựa vào, rồi dùng đất, cát, vữa lấp phẳng phần trống phía trên, sức nặng nén xuống, hòn nọ tựa vào hòn kia, không rớt ra được. Nhưng điều quan trọng là làm sao ráp được cái vòm như vậy ? Thưa chắc là phải chuyển "núi" đất tới làm khối độn, sau khi xếp đá và trét cứng bên trên thì chuyển đất đi. Kỳ công là ở chỗ đó.
° Điều khó hiểu thứ năm là tại sao nhân vật Trần Lục, một đạo trưởng đã từng bị lưu đày mà lại được vua quan trọng vọng đến thế ?
Chính vua Tự Đức đã phải ghi nhận công lao của ngài làm cho dân chúng giáo lương cả vùng Kim Sơn Tiền Hải yên ổn, hòa hợp, đời sống phát triển.
Khi có loạn ở Thanh Hóa, Cụ Sáu đã ổn định được tình hình ; Lúc sinh thời, vua Tự Đức đã ban sắc khen "Trần Văn Lục đã thu xếp và trấn an được cả đôi bên lương giáo xứ Bắc kỳ mà lập được công nghiệp ấy chỉ nguyên nhờ vào tính ngay thẳng của mình như ai nấy đều biết. Vua quan trong nước hết thảy đều tín nhiệm ở Trần Văn Lục. Khâm thử". Vua Tự Đức còn tặng ngài Kim Khánh. Vua Đồng Khánh phong cho ngài chức Khâm Sai, Tuyên Phủ sứ (1885). Vua Khải Định truy phong Cụ Sáu : "Nam Tước Phát Diệm", cả chính quyền thuộc địa Pháp cũng phải nể trọng.
° Một công trình dở dang : đó là đường kiệu, lát bằng đá xanh quanh Nhà thờ Lớn, còn ít chục mét nữa thì cha Trần Lục mất và hình như cho đến nay cũng chỉ vá víu chứ không hoàn chỉnh được như cha Lục đã dự trù. Tiếp nối công trình của cha Trần Lục không phải dễ - và cảm tưởng của khách tham quan nói chung đều nhất trí : "Công trình đồ sộ này là một thách đố lớn cho giáo dân Phát Diệm và đội ngũ kiến trúc sư hiện nay và cả mai sau dù với phương tiện máy móc hiện đại". Quả vậy, năm 1999 do 1 số hạng mục xuống cấp vì những đợt sửa chữa 1973 – 1974 (sau trận bom 1972), trong điều kiện cực kỳ khó khăn nên chất lượng không được bảo đảm. Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến đã phải vận động mọi nguồn để đại tu, nghe nói phải có phép đặc biệt của Thủ tướng để sang Lào mua gỗ lim về, việc tu sửa kéo dài 2 năm và nghe đâu tốn hàng chục tỷ đồng.
Bản thân người viết đã tới thăm công trình này 2 lần và nếu có dịp đi qua cũng sẽ ghé nữa. Nay xin viết đôi hàng giới thiệu với bạn đọc những gì cá nhân tôi biết về Nhà thờ đá Phát Diệm.
C ó thể nói không sợ sai lầm rằng bất cứ ai, trong hay ngoài nước, muốn biết một công trình văn hóa tiêu biểu nhất của đạo Công giáo tại Việt Nam, thì phải đến Nhà thờ Phát Diệm, một quần thể kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc, mà cho tới nay chưa một công trình kiến trúc Kitô giáo nào ở Việt Nam qua mặt được. Với quyết định số 98/VH-QĐ ngày 18/1/1988, Bộ Văn hóa đã xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Chúng ta sẽ lần lượt điểm qua những nét sau đây :
. Địa thế :
- Địa chỉ : 75 Phát Diệm Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (cách Hà Nội 120 km về hướng đông nam).
- Mặt bằng : 4 mẫu tây giữa vùng đất mới mở hoang vu.
- Thổ nhưỡng : thuộc vùng trũng mới bồi được bao bọc từ xa bởi những rặng núi đá vôi, tạo cảnh thiên nhiên rất đẹp, người ta thường gọi vùng này là "Hạ Long trên cạn". Những núi đá phủ cây xanh rì vươn lên trên những mảnh ruộng trũng, những con ngòi, lạch, những đầm lầy trông thật hữu tình. Chính những dãy núi đá vôi, qua hàng triệu năm xói mòn đã tạo nên những hang động nổi tiếng, như động Tam Cốc ; cũng chính nhờ vị trí hiểm trở mà vua Đinh, vua tiền Lê đã lấy Hoa Lư (Ninh Bình) làm đế đô mãi tới năm 1010, Vua Lý Thái Tổ mới dời đô ra Đại La (Thăng Long) như lịch sử đã chép.
Kim Sơn và Tiền Hải là hai huyện phía đông (miệt biển), có nhiều ruộng, dân cư đông đúc, trái với (miệt trên) nhiều đồi núi, dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc Mường sinh sống bằng nương rẫy, săn bắt, địa bàn nới rộng tới giáp Lào, một vài họ đạo nhỏ thuộc vùng này người ta quen gọi là giáo họ Lào.
Hai huyện Kim sơn và Tiền Hải do Doanh Điền sứ Nguyễn Công Trứ triều vua Minh Mạng thiết lập và khẩn hoang, di dân đến ở, lập nghiệp (1828 – 1829). Nguyễn Công Trứ là nhà thơ, nhà Nho nên chọn tên rất hấp dẫn : Kim sơn là núi vàng, Tiền Hải là bể bạc. Công của Nguyễn Công Trứ rất lớn, nhưng cuối đời ông cũng ba chìm bảy nổi, có lúc bị giáng chức 4 cấp vì tội để tù trốn trại. Ông từ trần vào ngày 7/12/1858. Thời gian này Cụ Sáu Phaolô Trần Lục, người xây dựng nhà thờ Phát diệm mới có chức Phó tế, mãi năm 1865 mới được sai về làm chính xứ Phát Diệm, tiếp nối công cuộc mở mang khai phá của Nguyễn Công Trứ.
. Người kiến tạo : Cụ Sáu Phêrô Trần Lục
Linh mục Phêrô Trần Lục có tên là Phêrô Hữu, sinh năm 1825 tại Mỹ Quan, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, lúc 20 tuổi mới đi tu vào tiểu chủng viện Vĩnh Trị, đổi tên Hữu thành Triêm. Năm 1857, dưới triều vua Tự Đức, lệnh cấm đạo hết sức gắt gao, nhiều Giám mục, Linh mục, tu sĩ và giáo dân bị bắt bớ và bị xử tử vì đức tin. Những "chú tiểu" như chú Triêm cũng bị bắt giải lên quan, bị tấn đòn, bị đe dọa, được dỗ ngọt, chú nào yếu bóng vía, nghe lời quan xuất giáo thì được tha về với cha mẹ (dĩ nhiên có sám hối cũng không được nhận lại vào tu nữa), còn chú nào kiên trì chịu đòn thì được hưởng ơn mưa móc của vua là khỏi bị tử hình vì còn nhỏ dại, nhưng phải phát lưu. Chú Triêm là một trong những "chú tiểu" bị phát lưu trong thời cấm đạo lên tận Lạng Sơn rừng thiêng nước độc. Chuyển xảy ra như sau : Ngày 27/2/1857, chủng viện Vĩnh Trị bị vây bắt và tàn phá, các chủng sinh một số bị bắt cùng với các cha giáo, trong đó có cha Phaolô Lê Bảo Tịnh (thánh Phaolô Tịnh sau này), một số trốn được chạy vào Kẻ Bàng, Kẻ Bàng bị vây, thày trò trốn sang làng Lan Mát, ngày 13/7/1858 làng Lan Mát bị vây, thày Triêm lúc đó đã được phong chức Phó tế (Cụ Sáu) đứng ra đối chất với quan quân, cho những người còn lại chạy trốn. Bị giải về Nam định, trước tổng đốc Hoàng Văn Phu, thầy bị tấn đòn, bị kìm kẹp và được yêu cầu bước qua Thập giá. Thầy Triêm khẳng khái trả lời : "Tôi không muốn dẫm lên 1 chữ nho nào vì tôi kính trọng hết các chữ, huống hồ lại dẫm lên chữ 'Thập', tôi càng không dám, vì chữ 'Thập' là hình cây Thánh giá của Chúa Giêsu, Con Đức Chúa Trời, Người đã chịu đau đớn, đã chịu chết để cứu chuộc chúng ta và để chúng ta lên thiên đàng". Sau 6 tháng ở tù tại Hà Nội, thầy Triêm bị giải về Lạng Sơn sống kiếp lưu đày.
Khoảng 1 năm sau, thầy Triêm được tha về tạm trú tại Thanh Hóa để học thêm. Tháng 1/1860, Cụ Sáu được thụ phong Linh mục tại Kẻ Trừ trong lúc lệnh cấm đạo vẫn còn hiệu lực. Người giáo dân sợ lộ tông tích của tân Linh mục nên vẫn gọi Cụ Sáu (chức phó tế), gọi riết rồi thành tên. Sáu tiếng Hán là Lục nên có lẽ cũng trong thời gian này, cha Triêm đổi tên thành Phêrô Trần Lục.
Cha Phêrô Trần Lục là một con người có ý chí sắt đá, giỏi văn thơ, giỏi tiếng La-tinh, thông thạo Hán Nôm, và hình như ngài biết cả tiếng Pháp nữa, vì các quan Tây có giao thiệp với ngài và rất kính nể ngài. Với tư cách là Cha chính xứ, ngài lo coi sóc bổn đạo rất chu đáo, dạy dỗ cặn kẽ giúp giáo dân giữ vững nề nếp gia phong, sự đạo càng ngày càng mở mang.
. Công trình : gồm nhiều hạng mục theo trục đông nam lên tây bắc
° Ao hồ : theo quy cách phong thủy, bước vào công trình phải qua 1 cái hồ lớn (1 mẫu tây) hình vuông mỗi bề hơn 100m, khá sâu, nước trong xanh. Đất đào ao được vật lên làm nền nhà thờ. Hồ hình vuông (lập phương) là 1 hình hoàn hảo mang ý nghĩa viên mãn. Ở giữa hồ có 1 cù lao cây cối xanh tốt, trên cù lao là tượng đài Chúa Giêsu làm Vua bằng xi măng cao 6m (kể cả đế), do điêu khắc gia đồng quê Vũ Vỵ (tức Trọng). Chúng ta ghi nhớ rằng trong các nghệ nhân Công giáo chuyên tạc, đắp tượng đạo có 2 nhân vật nổi tiếng cả nước, miền Hải Hậu – Bùi Chu có ông phó Gia chuyên tạc tượng gỗ, miền Phát Diệm – Ninh Bình có ông phó Trọng chuyên đắp tượng đất hầm và xi măng. Hiện nay các tượng lớn bằng đất nung và xi măng ở Phát Diệm và ở Dòng khổ tu Châu Sơn – Nho Quan còn tồn tại là của ông phó Trọng.
° Cổng đá : muốn vào sân Nhà thờ phải qua 1 cổng đá khiêm tốn nhưng vững chắc. Sân Nhà thờ là 1 quảng trường nhỏ chừng nửa mẫu, phía trong gần giáp Phương Đình có đặt 2 tượng thánh Tông đồ bổn mạng Giáo phận Phát Diệm : Thánh Phêrô phía tây và thánh Phaolô phía đông, mỗi tượng cao hơn 2m đặt trên đế cao hơn 1m (tượng xi măng).
° Phương Đình : ngang 24m, sâu 27m, cao 25m, có 3 tầng. Trừ phần lầu chuông mái ngói cột lim, thì toàn bộ công trình là những khối đá hình vuông, chữ nhật khổng lồ chồng lên nhau, những khối đá này nặng hàng chục tấn, đá ghép khít khao, sắc cạnh, mặt ngoài chạm trổ tinh vi, những lèo đá nơi các góc đều được gắn kết với cột bằng mộng đuôi cá. Giữa lòng Phương Đình là một khối đá xanh dài 4,20m, rộng 3,20m, dầy 0,30m kê lên như 1 sập đá, bề mặt nhẵn thín, tương truyền Cụ Sáu thường ngồi trên sập đá này bàn bạc và phân công cho các quan viên thi hành. Toàn bộ đá đều lấy từ Thanh Hóa về.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là cái vòm Phương Đình hình cánh cung (bán nguyệt kiểu Romain) toàn bằng đá, những viên đá bề mặt khoảng 40cm x 20cm (dầy bao nhiêu không rõ) nhưng ước chừng nặng tối thiểu 30kg, được ghép lại với nhau bằng mộng cài, đỉnh là viên đá chêm hình thang, phía trên lèn đầy cát rồi trét vữa cán phẳng như nền nhà. Cái tài tình ở chỗ tính toán thế nào để sức nặng đùn đẩy, tựa vào nhau thành 1 vòm vững chắc không ụp xuống được.
Khách tham quan đứng trong lòng Phương Đình nhìn lên không khỏi khiếp đảm khi có cảm tưởng những cục đá kia sắp rớt xuống đầu (thời đó chưa có xi măng, chỉ có vữa, một chất liệu gắn kết yếu, miền Trung và miền Nam gọi là ô dước. Vữa gồm có cát trộn với vôi đã tôi và mật mía theo 1 tỷ lệ nào đó, lâu khô, kết dính yếu, mềm, dễ cạy, dễ dập bể, nên phải xây tường dầy ít là 20cm, xây mỏng và cao là sụp ngay).
Trên tầng cao của Phương Đình có 4 tháp trên đỉnh đặt 4 tượng thánh sử (4 thánh chép Phúc Âm), điều thú vị là 4 vị thánh Công giáo này được Cụ Sáu khoác cho bộ áo trông từ xa rất giống áo cà sa, đây là nét hội nhập, hòa đồng rất độc đáo. Tháp cao nhất ở chính giữa được làm bằng những cột lim có đường kính khoảng 60cm lợp ngói đỏ, trên đỉnh là cây Thánh giá.
Sở dĩ phần này phải làm bằng gỗ vì đây là lầu chuông, treo quả chuông nam cao 1,90m, đường kính 1,10m, nặng 2 tấn. Trên bề mặt chuông có ghi 2 hàng chữ hán :
" Thành Thái Canh dần tạo" : Đúc năm Canh dần đời vua Thành Thái năm 1890.
" Phát Diệm xứ công vật" : Hiện vật chung của Giáo xứ Phát Diệm.
Hai hàng chữ La-tinh :
" Sancta Maria – Sanctus Joseph – Sanctus Joannes Baptista – A 1890 D : Thánh Maria – Thánh Giuse – Thánh Gioan Baotixita – Năm Dương lịch AD 1890.
° "Laudo Deum verum - voco plebem - congrego clerum – defunctos ploro – pestem figo – festo decoro" : Tôi ca ngợi Chúa thật – tôi kêu mời giáo dân – tôi tập họp giáo sỹ - tôi khóc người qua đời – tôi đẩy lui dịch tễ - tôi điểm tô ngày lễ (lời của quả chuông).
4 núm có ghi 4 chữ "Xuân Hạ Thu Đông" để gióng chuông đúng theo mùa (tứ thời).
Điều rất thú vị là vào thời đó các chuông Nhà thờ đều đúc theo kiểu tây phương và thường chở từ Pháp sang, còn Cụ Sáu là người đầu tiên đúc chuông nam (chuông chùa) tại quốc nội và dùng cho Nhà thờ. Tiếng chuông ngân vang, các làng cách Phát Diệm mấy chục cây số vẫn nghe.
° Mộ Cụ Sáu : Cụ Sáu qua đời ngày 6/7/1899, hưởng thọ 74 tuổi. Cụ được an táng tại sân trong – sân nhỏ giữa Phương Đình và Nhà thờ Lớn (25m x 15m), ngôi mộ bằng đá thanh, nhỏ, thấp gần mặt đất, 4 góc có 4 cây đèn đá tạc theo phong cách đời Lê. Cụ Sáu được giáo dân mến mộ và hơn 40.000 giáo dân đã tới dự Lễ tang Cụ.
° Nhà thờ Lớn : dâng kính Đức Mẹ Mân Côi được xây dựng năm 1891, ngôi Nhà thờ vĩ đại được hoàn tất trong một thời gian ngắn nhờ những công tác chuẩn bị vật liệu, mặt bằng đã được thực hiện hơn 10 năm trước đó, đá gỗ được tập trung từ Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn Tây, … cách Phát Diệm mấy trăm cây số. Nhà thờ Lớn có kích thước : dài 74m, rộng 21m, cao khoảng 18m có 4 mái, 9 gian với 6 hàng cột toàn lim "cụ", hai hàng cột cái cao 11m, đường kính 80cm, mỗi cột nặng 7 tấn, đặt trên tảng đá xanh đường kính hơn 1m, chạm mỹ thuật. Trên cung thánh có mộ của các Giám mục đã quản nhiệm Địa phận Phát Diệm : Đức Cha Alexandre Marcou Thành (mất 1939), Đức Cha J.B Nguyễn Bá Tòng (mất 1949), Đức Cha J.M Phan Đình Phùng (mất 1944),Đức Cha Giuse Lê Quý Thanh (mất 1974), Đức Cha Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (mất 1981), Đức Cha Phêrô Bùi Chu Tạo (mất 2001), tất cả các mộ đều được thể hiện qua 1 bia đá đặt nằm sát nền cung thánh.
Giữa cung thánh là 1 bàn thờ bằng 1 phiến đá dài 3m, rộng 0,90m, dầy 0,20m. Phía sau là bàn thờ cũ, là 1 tấm đá thanh dài 3m, rộng 0,90m, dầy 0,97m nặng hơn 20 tấn. Phía sau bàn thờ là bức vách gỗ với các tòa chạm trổ tinh vi, sơn son thếp vàng lộng lẫy.
° Các công trình phụ xung quanh Nhà thờ Lớn : 4 Nhà thờ nhỏ dâng kính Trái Tim Chúa Giêsu, thánh Rôcô, thánh Giuse và 2 thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Tận cuối phía bắc là 3 hang đá : hang đá Bêlem, hang đá Lộ Đức, và đồi Canvê. Cuối cùng là Nhà thờ đá dâng kính Trái Tim Đức Mẹ, gọi là Nhà thờ đá vì tất cả cột, đà, chấn song, tháp, nền toàn bằng đá thanh có khắc chạm tinh vi, ở đây cũng có 1 bàn thờ là một phiến đá thanh, nặng khoảng 20 tấn, có chạm khắc 3 mặt. Còn Nhà thờ thánh Phêrô thì có điểm đặc biệt là cột kèo, xà toàn bằng gỗ mít vàng ươm, chạm hoa lá rất tinh tế.
Ngày 15/8/1972, khu Nhà thờ Phát Diệm bị bom từ máy bay Mỹ làm hư hại 1 phần công trình, Nhà thờ Lớn bị hư mái và cửa phía tây, Nhà thờ kính thánh Giuse bị xiêu, Nhà thờ kính thánh Phêrô bị đổ. Công việc sửa chữa đòi nhiều công sức và tiền bạc, nhưng nhờ ơn Chúa, nhờ lòng nhiệt thành của giáo dân, công trình đã được phục hồi gần như nguyên trạng.
Nhận định về công trình kiến trúc Phát Diệm
Nhìn chung cả công trình, có những điểm nổi bật làm các kiến trúc sư nói riêng và chúng ta ngày nay nói chung phải ngạc nhiên. Những điểm này cũng nói lên bộ óc tài tình xuất chúng của Cha Trần Lục.
Xử lý mặt bằng : địa bàn Phát Diệm về địa chất là vùng mới bồi, đất có chân rất yếu, rất bất lợi cho việc xây cất những công trình lớn. Hồi cuối thế kỷ 19 không có những phương cách xử lý tân tiến ngày nay như móng băng, cọc nhồi, đà kiềng xi măng cốt sắt, … cũng không có phương tiện cơ giới như xe ủi, xe xúc, búa máy, … Cha Trần Lục đã có sáng kiến rất táo bạo, đó là dùng hàng triệu cọc tre già dài trêndưới 10m, đóng xuống móng bùn làm thành một giàn cọc tre dày đặc ngập sâu trong nền đất bồi chân không vững.
Có người cho rằng 5 ngôi Nhà thờ nhỏ xây quanh Nhà thờ Lớn là dư thừa, thật ra các nhà chuyên môn cho rằng đây là biện pháp rất tuyệt làm đối trọng để ổn định nền đất yếu chân. Hiệu quả của biện pháp này là công trình đã đứng vững hơn 100 năm nay, không có vấn đề gì nghiêm trọng về nền móng.
° Điều khó hiểu thứ hai là vật liệu quá nặng, quá lớn, lại ở quá xa, dân chúng hồi đó chắc cũng không đông (chỉ khoảng hơn 1000 người), mà tất cả công tác tập trung và vận chuyển chỉ dựa vào sức người, sức trâu bò, ngựa, voi … làm thế nào để di chuyển một khối khổng lồ gỗ đá như vậy về phục vụ công trình ? Một cây lim hơn 500 năm tuổi ở rừng sâu Thánh Hóa, giáp Lào, giáp Nghệ An, làm sao đốn, kéo ra bãi, chở về Phát Diệm ? Những khối đá hàng chục tấn được đẽo gọt rồi chuyển vận về. Thật không thể hiểu nổi. Người ta lý giải rằng dĩ nhiên chỉ có đường thủy, phải dựa vào các dòng suối, đóng bè, tập trung ra sông cái rồi kéo bè về công trình, sau đó xẻ các con kênh nhân tạo đưa về và tìm mọi cách trục kéo lên (trục thủ công, trâu, bò, ngựa, người …).
° Kỹ thuật dựng các vì kèo lên như thế nào ? Đây cũng là vấn đề nan giải, không có bút tích ghi lại cho hậu thế khiến chúng ta thật kinh ngạc. Thông thường các vì kèo được ráp sẵn dưới đất rồi dùng sức người, sức động vật kéo lên 1 vì rồi 2 vì, chống giữ để lắp xà ngang ruỗi dọc, công việc rất khó khăn, người viết hồi nhỏ đã chứng kiến việc cất nhà, ông thợ cả ngồi trên vì kèo để người ta kéo lên, sau đó ông đón đầu xà ráp vào mộng đuôi cá, dùng vồ đóng xuống rất khít, người viết được nghe câu chuyện kể có ông thợ cả kia khi thò ngón tay vào mộng đục, vô ý đà sụp xuống, không còn cách nào gỡ ra được, ông dùng cái đục chặt đứt ngón tay để lại trong đầu cột.
Ở đây chúng ta tưởng tượng vì kèo Nhà thờ Phát Diệm gồm 2 cột cái 15 tấn, 4 cột quân 30 tấn, 2 kèo + 5 xà ngang 10 tấn, vị chi 55 tấn, làm sao kéo lên được ? Thậm chí 2 xe cẩu cũng lật chỏng gọng.
Vậy mà các vì kèo đã được dựng lên ngon lành. Những nhà nghiên cứu dựa vào ký ức các cụ già đã lý giải như sau : Để dựng cột kèo cần phải đắp 1 núi đất trong lòng Nhà thờ, rồi dựng từng cột lên, lấy mực thẳng đứng rồi lấp đất lên, tiếp đó mới vần các xà ngang, ruỗi dọc lên đúng vị trí theo triền đất dốc rồi khoét đất đi hạ đà xuống mộng. "Núi" đất sẽ dời đi để dựng các vì kèo khác (tốn biết bao nhiêu công).
° Vòm Phương Đình bằng đá rời, mỗi cục nặng tối thiểu 30kg, làm sao ráp hình vòng cung (bán nguyệt) mà không rớt, không sụp xuống ? Nguyên tắc về trọng lực đã nói ở trên, các viên đá ráp với nhau nhờ mộng, lực đẩy dồn xuống vách đá dầy hơn 1m hai bên, đỉnh khóa bằng viên đá góc hình thang để 2 bên cùng tựa vào, rồi dùng đất, cát, vữa lấp phẳng phần trống phía trên, sức nặng nén xuống, hòn nọ tựa vào hòn kia, không rớt ra được. Nhưng điều quan trọng là làm sao ráp được cái vòm như vậy ? Thưa chắc là phải chuyển "núi" đất tới làm khối độn, sau khi xếp đá và trét cứng bên trên thì chuyển đất đi. Kỳ công là ở chỗ đó.
° Điều khó hiểu thứ năm là tại sao nhân vật Trần Lục, một đạo trưởng đã từng bị lưu đày mà lại được vua quan trọng vọng đến thế ?
Chính vua Tự Đức đã phải ghi nhận công lao của ngài làm cho dân chúng giáo lương cả vùng Kim Sơn Tiền Hải yên ổn, hòa hợp, đời sống phát triển.
Khi có loạn ở Thanh Hóa, Cụ Sáu đã ổn định được tình hình ; Lúc sinh thời, vua Tự Đức đã ban sắc khen "Trần Văn Lục đã thu xếp và trấn an được cả đôi bên lương giáo xứ Bắc kỳ mà lập được công nghiệp ấy chỉ nguyên nhờ vào tính ngay thẳng của mình như ai nấy đều biết. Vua quan trong nước hết thảy đều tín nhiệm ở Trần Văn Lục. Khâm thử". Vua Tự Đức còn tặng ngài Kim Khánh. Vua Đồng Khánh phong cho ngài chức Khâm Sai, Tuyên Phủ sứ (1885). Vua Khải Định truy phong Cụ Sáu : "Nam Tước Phát Diệm", cả chính quyền thuộc địa Pháp cũng phải nể trọng.
° Một công trình dở dang : đó là đường kiệu, lát bằng đá xanh quanh Nhà thờ Lớn, còn ít chục mét nữa thì cha Trần Lục mất và hình như cho đến nay cũng chỉ vá víu chứ không hoàn chỉnh được như cha Lục đã dự trù. Tiếp nối công trình của cha Trần Lục không phải dễ - và cảm tưởng của khách tham quan nói chung đều nhất trí : "Công trình đồ sộ này là một thách đố lớn cho giáo dân Phát Diệm và đội ngũ kiến trúc sư hiện nay và cả mai sau dù với phương tiện máy móc hiện đại". Quả vậy, năm 1999 do 1 số hạng mục xuống cấp vì những đợt sửa chữa 1973 – 1974 (sau trận bom 1972), trong điều kiện cực kỳ khó khăn nên chất lượng không được bảo đảm. Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến đã phải vận động mọi nguồn để đại tu, nghe nói phải có phép đặc biệt của Thủ tướng để sang Lào mua gỗ lim về, việc tu sửa kéo dài 2 năm và nghe đâu tốn hàng chục tỷ đồng.
Bản thân người viết đã tới thăm công trình này 2 lần và nếu có dịp đi qua cũng sẽ ghé nữa. Nay xin viết đôi hàng giới thiệu với bạn đọc những gì cá nhân tôi biết về Nhà thờ đá Phát Diệm.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ