Thứ Hai, 20 tháng 11, 2023

bài đáng đọc : Một năm nhớ nhà văn LÊ VĂN NGHĨA / Trần Mặc -- trích : tuổi trẻ online ( tphcm).

 


25/07/2022 08:11 GMT+7

Một năm nhớ nhà văn Lê Văn Nghĩa1

TRẦN MẶC
TRẦN MẶC

TTO - Tròn một năm nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa rời cõi tạm, nhưng hình ảnh của ông dường như vẫn còn rong chơi miền chữ nghĩa và sống động trong ký ức người ở lại.


Một năm nhớ nhà văn Lê Văn Nghĩa - Ảnh 1.

Nhà báo Dương Thành Truyền xúc động nhớ về những kỷ niệm 

     với nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa     -   ảnh: TRẦN MẶC

Những ký ức đó hiện lên rõ rệt trong buổi trò chuyện về Phong cách Sài Gòn trong tác phẩm của nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa vào sáng 24-7 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM).

Sự kiện do gia đình phối hợp cùng Hội Nhà văn TP.HCM, NXB Trẻ, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tổ chức để tưởng nhớ "anh Hai Cù Nèo" sau một năm đi xa.


1Chọn Trường Lê Hồng Phong làm nơi tưởng nhớ Lê Văn Nghĩa không chỉ vì đây là nơi ông từng theo học, mà còn là nơi chốn lưu giữ ký ức về một Sài Gòn được Lê Văn Nghĩa nhiều lần nhắc nhớ.

Nhà văn Bích Ngân bày tỏ: 

"Một năm, đồng nghiệp và bạn bè không còn nhìn thấy ông rong ruổi trên chiếc xe máy cũ để dạo chơi Sài Gòn mỗi buổi chiều, nhưng những trang viết của ông về Sài Gòn thì vẫn vẹn nguyên, nồng ấm và nhớ nhung.

Vì thế, hôm nay, tất cả chúng ta lại có một buổi hội ngộ, để nhắc đến nhà văn Lê Văn Nghĩa và để thêm yêu mảnh đất Sài Gòn mà cả cuộc đời 68 năm của ông đã ôm ấp và nâng niu".

Nét đẹp Sài Gòn trong văn chương của Lê Văn Nghĩa không phải là nét đẹp được ghi lại bằng mắt thường, mà được chưng cất từ những giá trị tài liệu, nghiên cứu, thu thập và tổ chức tư liệu.

Như nhà báo Dương Thành Truyền nhận xét:

 "Lê Văn Nghĩa là người chép sử bằng trái tim. Bởi vì anh đã tái hiện, phục dựng và kể lại về một Sài Gòn không phải như một người làm sử, mặc dù rất sử".

Khoảng 10 năm cuối đời, khi biết bản thân mắc bệnh, Lê Văn Nghĩa viết như thể chạy đua cùng thời gian. Bằng tinh thần lao động hăng say, ông cho ra đời hơn 50 truyện dài và 7, 8 tạp bút, biên khảo về Sài Gòn.

Tuy vậy, "Anh Hai Cù Nèo" vẫn không có cơ hội nhìn ngắm đứa con tinh thần cuối của mình. Quyển Sài Gòn những mảnh ghép rời ký ức chỉ kịp đặt lên bàn thờ của ông trong ngày tang lễ.


2Chia sẻ về buổi đầu gặp gỡ, giáo sư Huỳnh Như Phương cho biết: "40 năm đã trôi qua, tôi vẫn còn nhớ hình ảnh Lê Văn Nghĩa trong lần đầu tiên gặp anh tại buổi sinh hoạt văn nghệ vào một tối mùa hè năm 1981, tổ chức ở ngôi nhà 62 Trần Quốc Thảo, quận 3.

Lần đó khá vui, sau khi Trịnh Công Sơn hát bài Chiều trên quê hương tôi và các nhà thơ đọc tác phẩm mới, ông Nguyễn Quang Sáng giới thiệu Lê Văn Nghĩa, người đoạt giải nhì (không có giải nhất) về thể loại kịch bản trong cuộc thi sáng tác văn học của Thành đoàn.

Nghĩa lên phát biểu vắn tắt về nội dung vở kịch, vẻ e dè, có phần lúng túng nữa". Nhưng phải đến độ tuổi U.60, cả hai mới thực sự quen thân và có thời gian gặp gỡ, hàn huyên với nhau. Vì lý do này, giáo sư Huỳnh Như Phương gọi đây là tình bạn muộn màng.

Khác với giáo sư Huỳnh Như Phương, nguyên Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã quen biết Lê Văn Nghĩa từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và như lời ông: 

"Lê Văn Nghĩa là người bạn thân của cuộc đời tôi".

Nhà văn - nhà báo Lê Văn Nghĩa rời đi trong thời điểm dịch COVID-19 còn phức tạp, nhiều bạn bè, đồng nghiệp thân thiết không thể đến dự. Lúc đó, ông Trương Hòa Bình chỉ kịp đến thắp nén hương và gửi tập thơ Tiếng vọng hồn sông núi đi cùng anh.

3. Tình yêu với văn chương, với Sài Gòn hẳn còn vắt qua nhiều thế hệ và trong góc nhìn trong trẻo của tuổi thanh xuân, thầy giáo 9 X Nguyễn Thái Dương đã viết về tình yêu Sài Gòn dưới những khuôn nhạc và biểu diễn trong buổi lễ để dành tặng cố nhà văn Lê Văn Nghĩa.

Và chương trình với nhiều câu chuyện được gói trong hơn hai tiếng như sáng qua hẳn vẫn chưa đủ dài để bày tỏ hết nỗi nhớ thương dành cho 

"Anh Hai Cù Nèo", nhưng chắc là đủ sâu để gieo mãi về một nỗi nhớ thương cây bút đậm chất Sài Gòn ấy..


TRẦN MẶC.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét