PHẠM QUỲNH
( 1982- 1945 ) Theo sưu khảo mới cho biết số tử vi của Phạm Quỳnh ghi sinh ngày 13 tháng Chạp Năm Nhâm Thìn ( tức ngày
30-1- 1893 ).
Là tên chính của nhà văn hoá, nhà báo kiêm chính trị gia và là một đại thần triều Nguyễn, có biệt hiệu Thượng Chi, bút danh Hoa Đường, Hồng Nhân.
Ông là một trong số người hiếm hoi quảng bá cho chữ Quốc
ngữ thay cho chữ Hán hay chữ Pháp để viết lý luận nghiên cứu.
Quê làng Thượng Hồ ( Lương Ngọc), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Từ xưa Thượng Hồng ( tên cũ của Bình Giang) nổi danh về khoa cử, có truyền thống hiếu học.
Phạm Quỳnh mồ côi cha mẹ từ bé, được bà nội nuôi ăn học. Thuở nhỏ rất thông minh. Tính tình cương nghị, thích văn chương, thơ phú, có năng khiếu về quốc âm, thường sưu tầm, trau dồi chữ quốc ngữ, ưa mặc quốc phục, thường giao du với người Pháp
. Ông học rất giỏi, có học bổng, theo học Trường Bưởi (Trường Trung học Bảo hộ ) còn gọi là Trường Thông Ngôn.
Năm 16 tuổi tốt nghiệp bằng Thành chung, ra trường được bổ nhiệm vào làm ở Viện Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội . Thời gian này ông tham gia viết báo, cùng lúc làm chủ bút tờ Nam Phong, bạn ông -- Nguyễn Bá Trác -- phụ trách phần chữ Hán.
Tờ Nam Phong chủ trương quảng bá văn học, phổ cập tư tưởng học thuật Âu- Á. Nhưng nổi bật của tờ báo là sự thôi thúc dân ta luyện tập quốc văn, ông còn nhiệt liệt ca ngợi Truyện Kiều, đề xướng phong trào học Kiều.
Tờ Nam Phong tồn tại trên dưới 17 năm ( tù 7-1917 đến 12- 1934 ).
Có thời gian đảm nhiệm dạy trường Cao Đẳng Hà nội. Năm 1922, Phạm Quỳnh đại diện Hội Khai Trí Tiến Đức sang Pháp dự hội chợ triển lãm Marseille.
Qua năm 1932 sung chứ c Đổng lý văn phòng Ngự tiền vua Bảo Đại. năm 1933, thăng Thượng thư Bộ Học, tiếp làm thượng thư Bộ Lại.
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp , ông về ẩn cư ở biệt thự Hoa Đường, bên bờ sông Phú Cam, Huế.
Về mặt văn học, Phạm Quỳnh đã có nhiều công trình khá đồ sộ, ông sáng tác đủ thể loại: triết học, khảo cứu, bình luận, giới thiệu tác phẩm , thơ văn, tuỳ bút. Phần dịch thuật ông đã dịch nhiều bài chính trị thời sự, mặt này ông sử dụng cả hai thứ tiếng Việt và Pháp rất điêu luyện.
Riêng tờ Nam Phong, quả thật ômng đã thể hiện ít nhiều tâm huyết, tha thiết cổ xuý dân tộc luyện quốc văn, như nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm ( trong Việt Nam Văn học sử yếu) đã nhận định:
" Phạm Quỳnh đã luyện vhjo tiếng ta có thể diễn dịch được các y` rtưởng về triết học, khoa học mới ... ."
Ngày 23-8-1945, làn sóng cách mạng nổi dậy đả đảo và lên án Phạm Quỳnh thân Pháp. Liền đó, ông bị bắt tại Huế và bị xử tử ngay tại làng Hiền Sĩ, Thứa Thiên, hưởng dương 53 tuổi.
Vợ ông bà Lê Thị Vân, ông có 16 người con ( 3 người đã mất sớm), người con gái thứ 6 là bà Phạm Thị Ngoạn, bút biệu
Liên Trang ( 1921- 2000), tiến sĩ văn chương Ở Pháp, vợ của Hàn Thu-Nguyễn Tiến Lãng. Luận án tiến sĩ của bà Ngoạn biên khảo văn học Tạp chí Nam Phong và sưu khảo văn chương Truyện Kiều.
Người con trai thứ 9 của Phạm Quỳnh là Phạm Tuyên, nhạc sĩ có tiếng và là chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội.
Tác phẩm của Phạm Quỳnh phần lớn đăng báo, sau mới in lại trong các tập : Nam Phong Tùng Thư-- Thượng Chi văn tập ( gồm 5 tập).
trang 249-50-- sách đã dẫn).
Thanh Vân- Nguyễn Duy Nhường
& Như Hiên- Nguyễn Ngọc Hiền.
==========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét