bài đáng đọc : SỎI ĐÁ ... GÓP NHẶT (3) / Ngộ Không - Phí Ngọc Hùng / Mỹ -- trích. T.Vấn & Bạn Hữu , October,14, 2013.
SỎI ĐÁ…GÓP NHẶT (3)
Hồ Xuân Hương và tập Lưu Hương ký
1 – Tập Lưu Hương Ký được tìm thấy trong tủ sách gia đình của cụ cử nhân Hán học Nguyễn văn Tú, người làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định vào năm 1963.
2 – Tạp chí Văn học tháng 3-1974, trong quá trình đi tìm thơ văn Hồ Xuân Hương tại Nam Định ba tập thơ trong tủ sách cụ Trần Xuân Hảo (sic), xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, Nam Định ba tập thơ: – Quốc âm thi tuyển khắc in năm Kỷ Dậu 1909 là Xuân Hương di cảo. Một tập thơ nôm khác có nhiều thơ Hồ Xuân Hương hơn tập trước. Một tập thơ chữ Hán nhan đề Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập mất phần cuối chỉ còn 9 bài Đường Luật. Ông còn tìm lại được bài văn Xuân Đường đàm thoại của Mai Nham, Tam Nguyên Vị Xuyên Trần Bích San viết năm 1869.
(nguồn: Đọc “Lưu Hương ký” của Hồ Xuân Hương do Gs Nguyễn Ngọc Bích phiên âm & chú thích – Phạm Trọng Chánh)
3 – Thụy Khuê: Thưa bác, bác đã bắt đầu công việc nghiên cứu thân thế và sự nghiệp văn học của Hồ Xuân Hương trong trường hợp nào?
Hoàng Xuân Hãn: Năm 1963, tôi đọc các báo ở Hà Nội, trên tạp chí Nghiên Cứu Văn Học, ông Trần Thanh Mại nói rõ ràng về gốc tích Hồ Xuân Hương. Duy chỉ có ông Trần Thanh Mại, tình cờ, ông đọc những sách của trường Viễn Đông Bác Cổ để lại.
Ông Trần Thanh Mại mới nghĩ rằng nếu tìm được Lưu Hương Ký thì sẽ biết nhiều về Hồ Xuân Hương. Chuyện này vào khoảng 1963, ông Trần Thanh Mại kể lại trong tạp chí Văn Học như thế. Rồi ông ấy loan báo muốn tìm cuốn Lưu Hương Ký, thì có một ông cử nhân người làng Hành Thiện viết thư cho ông ấy bảo rằng cách đây 8, 9 năm trước tôi đã gửi biếu các ông cuốn Lưu Hương Ký mà tôi tìm thấy ở trong thư viện của tôi.
Lúc ấy Trần Thanh Mại mới ngã người ra: à thì ra mình đã có trong tay Lưu Hương Ký gần 8, 9 năm rồi mà không biết. Từ lúc ấy, ông Trần Thanh Mại mới bắt đầu khảo cứu Lưu Hương Ký.
Thụy Khuê: Xin bác trở lại một chút về việc tìm kiếm của bác với ông Trần Thanh Mại.
Hoàng Xuân Hãn: Ông Trần Thanh Mại có trong tay 2 tác phẩm và ông ấy dịch ra một phần. Ông ấy chỉ dịch ra một phần, cái khổ là thế vì bây giờ chưa chắc đã tìm lại được Lưu Hương Ký.
Thụy Khuê: Thưa bác, tập Lưu Hương Ký hiện giờ ở đâu?
Hoàng Xuân Hãn: Không biết là ở đâu. Tôi có nhờ nhiều người ở Hà Nội hoặc chép lại hoặc photocopie lại cho tôi. Cuối cùng có người nói với tôi: Khi có ông trong ban văn học muốn nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, các ông cầm về nhà. Đến khi Mỹ ném bom, các ông tản cư rồi thất lạc. Bây giờ thì người ta chưa thấy. Tôi mong rằng chưa mất.
Thụy Khuê: Xin cảm ơn giáo sư Hoàng Xuân Hãn.
(Hoàng Xuân Hãn: Thân thế và sự nghiệp Hồ Xuân Hương – Thụy Khuê)
***
Ông Đào Thái Tôn giữ Lưu Hương ký làm con tin hơn 40 năm, đòi nhà nước trả tiền 300 triệu.
(nguồn: Đọc “Lưu Hương ký” của Hồ Xuân Hương do Gs Nguyễn Ngọc Bích phiên âm & chú thích – Phạm Trọng Chánh)
***
Nhưng nếu dựa vào các sách, ví dụ sách thời Trần, ta biết rằng tết Đoan Ngọ thời đó các cụ ăn bánh cuốn. Tới thời Lê trung hưng, người ta bắt đầu viết rằng tết Đoan Ngọ ăn bánh trôi bánh chay. Nghĩa là chúng ta sẽ có góc nhìn đoạn đại – từng lát cắt của lịch sử đã diễn ra, đã xuất hiện những gì.
(Trần Quang Đức)
Nhưng nếu hôm nay chúng ta không đọc được chuyện từ quá khứ, thì chúng ta sẽ không biết về hiện tại mình đang sống như thế nào. Ví dụ bây giờ có trào lưu ghét dân Thanh Hoá, nhưng dân Thanh Hoá bị ghét từ khi nào?
Vấn đề kỳ thị vùng miền có từ rất lâu rồi, từ thời Bắc thuộc đã có sự không hoà hợp giữa vùng Thanh Nghệ và vùng Thăng Long. Ở thời Lê, dân Thanh Hoá có sự tự cao nhất định, bởi vua Lê chúa Trịnh đều là người Thanh Hoá, họ coi họ là trung tâm. “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần” là nói về thời đó. Lúc ấy, Huế lại là vùng Đàng Trong, thuộc Chăm. Quan nhà Mạc Dương Văn An đã viết trong “Ô Châu cận lục” rằng: Thói tục của dân Huế rất thô bỉ, quê kệch.
(Trần Quang Đức)
Đồng thời, anh cũng đưa ra hàng loạt những dẫn chứng từ các sách Sơn cư tạp thuật, Tang thương ngẫu lục, Đại Nam nhất thống chí, Hà thành kim tích khảo kể về việc vua Lê Thái Tổ “ném kiếm xuống hồ”, vua dùng bảo kiếm chỉ rùa song bị rùa ngậm mất…
Để hiểu rõ hơn vấn đề, TT&VH có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Trần Quang Đức.
***
Thông tin này được cư dân mạng trích dẫn dựa vào nguồn tin của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Wikipedia là một kênh thông tin đa chiều song độ khả tín cũng vừa phải. Tôi có tìm lại rất kỹ trong Lam Sơn thực lục tình tiết Lê Lợi trả gươm. Song trong Lam Sơn thực lục chỉ có tình tiết Lê Lợi nhận được gươm Thuận Thiên. Còn tuyệt nhiên không có tình tiết Lê Lợi trả gươm thần như trên Wikipedia.
Cuối thế kỷ 19, người ta mới xâu chuỗi các tình tiết lại và xây dựng thành câu chuyện trả gươm như ta vẫn biết. * Vậy rõ ràng đây là một truyện dân gian với đặc thù hư cấu và tam sao thất bản.
(Trần Quang Đức)
***
Với nỗi đau không ai biết của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền vì mất tích đứa con trai trên đường vượt biển, và suốt thời gian sau đó ông “đã không ngừng khắc khoải trong vô vọng lần tìm tin tức và dấu vết đứa con mất tích ấy.”
Lịch sử ấy được nhà thơ Thanh Tâm Tuyền gói ghém một cách tuyệt hảo trong 6 câu thơ viết năm 1988:
Như chim chao liệng chưa hừng đông
trên hoang phế cuối đêm thảm họa
buột tiếng kêu vô vọng thinh không.
Như con nước cuồng lưu mùa lũ
Trắng xóa bão gông mù mịt nguồn
Trôi giạt bến bờ đất khốn đọa.
(Trịnh Y Thư)
***
Mấy năm sau, nghe nói Phù Thăng viết truyện cực ngắn có tên “Hạt thóc” kể về một gã tâm thần, từng là nhà văn, rồi chẳng biết do ngộ chữ sao đó, gã đâm ra lẩn thẩn, cứ nghĩ mình là hạt thóc hễ trông thấy gà qué ở đâu là…co cẳng chạy.
***
Nhà văn Nguyễn Tường Giang (con út nhà văn Thạch Lam Nguyễn Tường Lân)
Nhà văn Nguyễn Tường Thiết (con út nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam)
Nhà văn /ca sĩ Từ Dung (con út nhà văn Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long)
Nhà văn Đặng Thơ Thơ (cháu ngoại nhà văn Hoàng Đạo)
Ông Nguyễn Tường Việt (trưởng nam nhà văn Nhất Linh)
Nhà văn Tường Nhung (trưởng nữ nhà văn Thạch Lam, phu nhân Ngô Quang Trưởng)
Nhà văn Ngọc Cường (con út ông Nguyễn Tường Thụy, anh cả của anh em Nhất Linh)
*
Mấy năm sau, nghe nói Phù Thăng viết truyện cực ngắn có tên “Hạt thóc” kể về một gã tâm thần, từng là nhà văn, rồi chẳng biết do ngộ chữ sao đó, gã đâm ra lẩn thẩn, cứ nghĩ mình là hạt thóc hễ trông thấy gà qué ở đâu là…co cẳng chạy.
(nhà văn Phù Thăng, tên thật là Nguyễn Trọng Phu)
***
Ca Huế
Lịch sử hình thành ca Huế:
Dựa theo tài liệu của một số nhà nghiên cứu cho biết, ca Huế được ra đời vào thời Đức Hiển Tôn Hiếu Minh Hoàng Đế – chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725), là một thời kỳ thịnh trị nhất của xứ Đàng Trong. Trong thời kỳ này, Chúa Nguyễn Phúc Chu được xem như là một người rất quan tâm và phát triển các loại hình nghệ thuật diễn xướng như hát tuồng (hát bội), ca vũ nhạc biểu diễn trong phủ chúa… Vì vậy, có thể xem, ca Huế có nguồn gốc bắt đầu từ phủ chúa Nguyễn Phúc Chu và các đời chúa Nguyễn kế tiếp
***
Ca Huế
Đặc điểm, tính chất nghệ thuật của ca Huế:
Theo giáo sư Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương viết: ” Ở miền Nam từ khi chúa Nguyễn khai thác bờ cõi vào đất của Chiêm Thành, âm nhạc ở Bắc truyền vào đã chịu ảnh hưởng của âm nhạc Chiêm Thành, mà thành những âm nhạc cung nam, và người ta đem đối với các khúc cung bắc.…Trong khi âm nhạc ở Đàng Ngoài đang suy thì Đàng Trong nhờ các chúa Nguyễn cùng các bậc vương công ham chuộng và nhờ ảnh hưởng của Chiêm Thành nên trở nên phong phú và thịnh vượng.
***
Ca Huế, một sản phẩm mang đậm nét đặc trưng của vùng đất Huế bao gồm hai làn điệu chính: điệu Bắc (khách) và điệu Nam. Trong khi điệu Nam như Nam Ai, Nam Bình, Nam Xuân,… có vẻ trầm bi oán vọng, chứa đựng những cảm xúc buồn của một dân tộc Chiêm Thành điêu tàn bị mất nước; thì ngược lại điệu Bắc như Lưu Thủy, Cổ Bản, Phù Lục ,… là những lời ca mang âm điệu vui tươi, linh hoạt, và mạnh mẽ hơn, rất tương xứng với tính cách hăng say, tiến thủ của người dân ở ngoài Bắc; cùng với cảnh đồn điền rộng rãi, sông ngòi bao la của miền trung châu thời bấy giờ.
***
Ca Huế
Theo tác giả Vĩnh Phúc (Bùi Ngọc Phúc) viết trong “Ca Huế qua một số ý kiến của các nhà nghiên cứu xưa và nay” thì ca Huế cùng với ca Trù ở miền Bắc (thời ấy đang đi xuống) và Đờn ca Tài tử ở miền Nam, là loại nhạc thính phòng thuộc dòng cổ truyền chuyên nghiệp của Việt Nam.
***
Ca Huế
Thể điệu của ca Huế bao gồm những điệu hò và điệu lý nổi tiếng nằm trong dòng dân ca Huế. Khi nhắc đến dân ca Huế, người ta sẽ nhắc đến những điệu hò Huế như mái nhì, mái đẩy,v.v… Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài những điệu hò, còn có những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý chuồn chuồn, lý hành vân, lý tương tư, lý mười thương (lý hoài xuân), lý qua đò (lý hoài nam) lý tình tang,v.v… Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn..
***
Tứ đại tuyệt
Từ chuyện thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn Hoàng vào Đàng Trong với giai thoại: “Tứ đại tuyệt tự”, nôm là nhà Nguyễn chỉ kéo dài chỉ bốn đời thôi là hết.
Sau khi vào đến Thuận Hóa, chúa Tiên không biết đất “Tả thanh long, hữu bạch hổ” nằm ở đâu. Ngay tối hôm ấy, nhà chúa nằm mơ thấy một bà lão tóc bạc phơ, hiện về và dậy rằng: Đất này có thế “Nhất hổ trục quần dương – Tiên vi tướng, hậu vi vương” nếu muốn mạng đế vương được truyền tử tôn đời đời kế thế thì phải dựng chùa thờ…Bà Trời (chùa Thiên Mụ).
Sau có nhà biên khảo dẫn giải vì Tự Đức tuyệt tự, nên nhà Nguyễn chấm dứt, ứng vào câu truyền khẩu dân gian “Tam đại phát đế vương – Tứ đại tuyệt”. Nhà biên khảo còn đưa thêm giai thoại…sấm ký của cụ Trạng Trình “Phụ nguyên chính thống hẳn hoi – Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê”. Ý nói chính thống nhà Nguyễn Gia Long là hòang tử Cảnh nhờ trợ giúp của người Tây qua Bá Đa Lộc để diệt nhà Tây Sơn. Nhưng nhà Nguyễn cũng sẽ mất vào tay thằng Tây. Vì chữ “dê” chữ Hán là “dương”. Dương đây chỉ người Tây phương như dương lịch.
Vì Tự Đức tức giận câu sấm của cụ Trạng:“Gia Long tam đại – Vĩnh Lạc vi vương”. Diễn nghĩa là chẳng phải truyền tử tôn đời đời kế thế như Bà Trời dậy mà theo cụ Trạng Trình chỉ kéo dài 3 đời là hết. Vì Tự Đức không phải giòng giống nhà Nguyễn, mà là con của Quận Quế người Vĩnh Lạc. Ông Võ Hương An ghi chép câu truyền khẩu dân gian, từ một ông đồ thâm nào đấy:
Nhất đại tầm thường,
Nhị đại phát văn chương,
Tam đại phát đế vương
Tứ đại tuyệt
Diễn nghĩa: Nhất đại tầm thường là Gia Long. Nhị đại phát văn chương là Minh Mang. Tam đại phát đế vương là Thiệu Trị. Tứ đại tuyệt là Tự Đức.
***
Văn học dân gian
Mẹ Đốp
Chiềng làng chiềng chạ
Thượng hạ Tây Đông
Con gái Phú Ông
Tên là Mầu Thị
Tư tình ngoại ý
Mãn nguyệt có thai
Già trẻ gái trai
Ra đình ăn khoán
Đó là lời rao của Mẹ Đốp (bà Mõ) về vụ Thị Mầu hoang thai bị làng phạt vạ trong vở Chèo cổ Quan Âm Thị Kính. – (Đỗ Ngọc Thạch)
***
Nam Quốc Sơn Hà…
Gần đây là bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà…” không phải của Lý Thường Kiệt. Giáo sư Bùi Duy Tân, ở trường đại học Tổng hợp Hà Nội, đang điều trị ung thư giai đoạn cuối. Giáo sư nói với chúng tôi rằng: đây là lời phát biểu cuối cùng của ông, vì ông không biết sẽ “đi” ngày nào.
Tại đây, trong không khí linh thiêng của nhà Thái Miếu, có đốt hương trầm khi hội thảo khai mạc, giáo sư đã chính thức thú nhận rằng, bài thơ ấy khuyết danh, thì: giáo sư là người đầu tiên gán cho Lý Thường Kiệt và sau đó, ông cùng những cộng sự và những học trò của ông nữa, đã viết vào tất cả các loại sách giáo khoa, từ cấp tiểu học đến đại học.
Bây giờ, trong hương khói linh thiêng của Quốc Tử giám Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến, Giáo sư Bùi Duy Tân chính thức xin lỗi các thế hệ thày giáo và các thế hệ học trò…
(Vấn đề nói dối – Trần Nhuận Minh)
***
Câu đối Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm – 1
Theo ông Đặng Đức Thư: “Chúng ta ai cũng biết năm 1882, học giả Trương Vĩnh Ký là người đầu tiên (sic) đã hư cấu chuyện đối đáp giữa Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm” trong sách Truyện đời xưa (1)
(1) Tựa đề nguyên bản trên bìa sách là:
Chuyện đời xưa lựa nhốn (sic) những chuyện hay và có ích.
***
Làm việc một mình cần phải kiên nhẫn nhiều. Cứ làm mà không nói. Làm được đến đâu hay đến đó, cách giản dị và khiêm cung. (Trần Phong Giao)
***
Hát bội
“Khoảng năm Cảnh Hưng, phường hát chèo bội mới pha thêm lối tuồng, cũng đóng vai trò vẽ mặt ra múa hát đùa cợt, không khác gì ở hí trường. Các nhà tang gia hay đua nhau mượn phường chèo đóng tuồng để khoe khoang. Các quan ghét hung lễ lại dùng lẫn lộn cả cát lễ, bèn nghiêm cấm, đã hơn mười năm. Đến năm Canh Tuất (1790) lại thấy dân gian bày trò hát bội ấy. Các con nhà lương gia tử đệ có người bỏ cả chức nghiệp đi theo học hát, khăn áo dáng bộ như đàn bà, thường khi ở nhà cũng nghêu ngao tập hát chèo, trước mặt khách cũng không thẹn thò gì cả. Lại còn trò đánh bạc chọi gà sinh ra nhan nhản. Tập tục đến thế thật đáng buồn!” (Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút, Văn Học, 1972, tr. 57).
(Xướng ca vô loài – Nguyễn Dư?).
NGỘ KHÔNG PHÍ NGỌC HÙNG
(Biên Soạn)
===============
được đăng bởi khedo@outlook.com @ 00:56 0 Nhận xét
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ