LÊ CAO PHAN
(1924- 2014 ) Tên thật của nhà giáo, văn thi sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu Phật học, điêu khắc gia, hoạ sĩ, soạn nh c gia, nhà dịch thuật.
Bút hiệu Hoàng Tầm Phương, sinh quán Quảng Trị.
Xuất thân từ một gia đình nho học, mộ đạo Phật.
Thiếu thời Lê Cao Phan được biết chữ Hán, bản tính thuần hậu, nghệ sĩ tính, niềm nở, rất cần mẫn, đam mê nghiên cứu văn chương, Phật pháp, âm nhạc. Thường xuyên làm thơ, viết vănj, soạn nhạc. Lời thơ, ý văn gọn gàng, sáng sủa; nhất là những bài ca được ông phổ nhạc rất hấp dẫn.
Năm 1942, ông đỗ bằng Thành chung (Cao tiểu Đông Dương), năm 1949 tốt nghiệp Sư phạm tiểu học huế, được bổ đi dạy tại trường Tiểu học Nghệ An, rồi Huế và Quảng Trị.
Sau 1945, Lê Cao Phan tham gia kháng chiến chống Pháp, chuyên về công tác giáo dục. Từng giữ chức Thanh tra giáo dục quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Từng tham gia cổ vũ phong trào Bình dân học vụ ( 1946 ).
Thời gian sau, ông vào Huế dạy học, phụ trách các lớp nhạc, dạy cho học sinh cấp I và II, đồng thời viết sách, soạn nhạc.
Vốn có bộ óc thông minh, có đôi mắt thẩm mỹ cùng bàn tay khéo léo, ông đã làm được nhiều việc mang đậm tính chất nghệ thuật: đúc tượng, điêu khắc, hội hoạ.
Có thể nói, Lê Cao Phan là một văn nhân nghệ sĩ đa tài, đa dạng, hội đủ cầm kỳ thi hoạ.
Từng làm Trưởng ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Thừa Thiên Huế, gây phong trào Gia đình Thanh thiếu nhi Phật giáo .( tức Hướng đạo ).
Nhân dịp chào mjừng Đại hội Thống nhất Phật giáo 3 miền Trung Nam Bắc, họp tại Huế, ông sáng tác và phổ nhạc bài Phật giáo Việt Nam rất hay, rất sâu lắng trang trọng.
Bài Phật giáo Việt Nam sau này cũng như hiện nay vẫn được Giáo hội Phật giáo công nhận cho dùng làm đạo ca cho cả nước và nước ngoài.
Về sự nghiệp văn chương, nhà văn Lê Cao Phan cũng gặt hái khá nhiều kết quả tốt đẹp.
Ngoài số lượng thơ, văn; kể cả thơ chữ Hán và số bản nhạc đáng kể, ông còn dịch những bộ thơ giá trị của tiền nhân ra 2 thứ tiếng Anh, Pháp.
Riêng tập Truyện Kiều đã được Tổ chức Giáo dục Khoa học UNESCO công nhận, đưa vào bộ sưu tập các tác phẩm tiêu biểu của thế giời và được tài trợ xuất bản tại Việt Nam năm 1994.
Từng riêng mình đứng ra tổ chức, lần lượt mở 4 phòng triển lãm về tranh sơn dầu.
Tác phẩm tiêu biểu đã xuất bản :
Sám Hối -- Hiroshima (dịch / 1970 ) -- Ức Trai Thi tập / dịch ra Anh, Pháp) -- Truyện Kiều / dịch ra Anh, Pháp) -- Giai thoại âm nhạc / 1977 ) -- Thơ ( nhiều tập) -- Tuỳ bút ...
Thanh Vân - Nguyễn Duy Nhường
& Như Hiên- Nguyễn Ngọc Hiền
- trang 160- 161-- sách đã dẫn .
=============
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét