Thứ Hai, 14 tháng 8, 2023

bài đáng đọc: " Phong Điệp -- nhà văn trẻ sở hữu khá nhiều đầu sách hay và lạ "/ Tran Ngoc Suka / Hà Nội -- trích: https://vanhoctre.com/author >

 

Văn Học Trẻ
Cây viết mớiTác giả & Tác phẩm

Phong Điệp – nhà văn trẻ sở hữu khá nhiều đầu sách hay và lạ

Phong Điệp là nữ nhà văn trẻ, chỉ trong vòng 13 năm chị đã cho ra đời 13 cuốn sách ở 13 thể loại khác nhau; truyện ngắn, truyện vưa, tiểu thuyết, bút kí, tản mạn văn chương…

  1. Tác giả
  • Nhà văn Phong Điệp tên thật là Phạm Thị Phong Điệp
  • Năm sinh: 1976
  • Nơi sinh: Nam Định
  • Tính cách: Phong Điệp là người dễ gần lẫn vui vui. Gặp người lạ, chị im im, gặp người quen, thể nào cũng buôn chuyện tía lia, lắm khi khó thể dứt. Nhưng tinh ý, sẽ thấy Phong Điệp chủ yếu đặt câu hỏi, ít khi góp vào các câu chuyện. Nhiều khi, hỏi là để biết, cho các thông tin ngấm vào não, lúc nào cần thì mở ra. Nhiều khi, hỏi là để xã giao, chị quên câu chuyện ngay khi đang hình thành. Đến và đi, thường là vội.

2. Tác phẩm

Hình ảnh có liên quan Phong Điệp – nhà văn trẻ sở hữu khá nhiều đầu sách hay và lạ

  • Tập truyện ngắn: Khi ta hai mươi (NXB Trẻ 1996)
  • Tập truyện ngắn: Ma mèo (NXb Trẻ 1997)
  • Tập truyện ngắn: Người phía bên kia đường (NXB Trẻ 2000)
  • Tập truyện ngắn: Phòng trọ (NXB Thanh niên 2001
  • Tập truyện ngắn: Giấc mơ bay qua cửa sổ (NXB Kim đồng 2002)
  • Tập truyện ngắn: Người của ngày hôm qua (NXB Kim đồng 2003)
  • Tập truyện ngắn Vườn hoang (NXB Thanh niên 2005)
  • Truyện dài: Lạc chốn thị thành (NXB Trẻ 2005)
  • Tản mạn văn họcMạn đàm văn chương thời @ (NXB Thanh niên 2007)
  • Tập truyện ngắn: Kẻ dự phần  (NXB Hội nhà văn, Công ty Bách Việt hợp tác xuất bản năm 2008)
  • Tiểu thuyết Blogger – NXB Hội nhà văn, Công ty Bách Việt hợp tác xuất bản 2009
  • Nhật kí Sẻ đồng: Chào em bé (NXB Kim Đồng 2011)
  • Nhật kí nhân viên văn phòng (tập truyện ngắn – NXB Trẻ 2012)
  • Bay trên mái nhà thành phố (tản văn – NXB Văn học 2012).

3. Giải thưởng

  • Giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi truyện ngắn trên báo Văn nghệ Trẻ năm 1996- 1997 với truyện ngắn Ma mèo.
  • Giải thưởng “Văn học tuổi xanh” 1996 do Tạp chí Tuổi xanh tổ chức năm 1996 với truyện ngắn Hoạ sĩ.
  • Giải ba cuộc thi sáng tác văn học “Mùa xuân tuổi hoa” do báo Hoa học trò tổ chức năm 1995 với truyện ngắn Thảo nguyên
  • Giải khuyến khích cuộc thi sáng tác Văn học cho tuổi trẻ do NXB Thanh niên phối hợp với Tuần báo Văn nghệ tổ chức với tập truyện ngắn Vườn hoang
  • Giải Tư cuộc thi sáng tác Văn học tuổi 20 lần II và III do do NXB Trẻ, Báo Tuổi Trẻ và Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức với tập truyện ngắn Người phía bên kia đường và truyện dài Lạc chốn thị thành.

4. Phong cách

  • Truyện của Phong Điệp thường ít cảm xúc lai láng nghệ sĩ. Có gì đó giông giống với chị ngoài đời. Tràn trề những câu văn miêu tả của người quan sát khách quan. Và nhẹ nhõm. Và dửng dưng. Và lành lạnh. Tuyệt không ẩn ức đau buồn.
  • Truyện Phong Điệp viết dễ hiểu bởi câu văn đơn giản, ngắn gọn, thuần túy thông tin. Có khi, đọc, thấy trôi trôi như một bài báo chân dung vẫn thấy. Là bởi vì sức nặng trong truyện kể Phong Điệp không nằm trong câu văn, mà nằm trong nội dung; sức nặng ấy cũng không ở cái diễn tiến góp nhặt từng chi tiết, mà điểm nhấn trọn vẹn trong câu kết cuối cùng.
  • Đọc văn Phong Điệp, dễ có cảm giác thiếu bình lặng. Sự bế tắc, rợn ngợp thờ ơ tình người len len qua từng chữ, đập vào tâm não người đọc. Rất khó để vui vẻ, thư giãn khi đọc truyện Phong Điệp. Chị không cho người đọc nghỉ ngơi hay dừng lại nghĩ ngợi. Hoặc cần đọc hết từ câu văn đầu tiên cho đến câu văn cuối cùng. Hoặc tỉnh táo từ chối ngay lập tức

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ