Thứ Năm, 27 tháng 7, 2023

' Văn nghệ sĩ Việt qua tranh chân dung:/ Lê Sa Long / tphcm -- trích : https: //vnexpress.net/thoi-su/

 

Văn nghệ sĩ Việt qua tranh chân dung

LÊ SA LONG


Nhà văn Sơn Nam, Lê Lựu, thi sĩ Văn Cao, tác giả Nguyễn Nhật Ánh... hiện lên sinh động qua nét cọ của họa sĩ Lê Sa Long.

Chân dung cố nhà văn Lê Lựu được Lê Sa Long vẽ bằng chì than. Ông từng cho ra đời những tác phẩm làm rung động đời sống văn học Việt Nam như: Mở rừng, Đại tá không biết đùa, Sóng ở đáy sông, Chuyện làng Cuội, Một thời lầm lạc, Thời xa vắng... Trong đó, tiểu thuyết Thời xa vắng là bước ngoặt lớn của nền văn học nước nhà.

Chân dung nhà văn Lê Lựu được Lê Sa Long vẽ bằng chì than. Lê Lựu từng cho ra đời những tác phẩm nổi tiếng như: "Mở rừng", "Đại tá không biết đùa", "Sóng ở đáy sông", "Chuyện làng Cuội", "Một thời lầm lạc", "Thời xa vắng"... Trong đó, tiểu thuyết "Thời xa vắng" là bước ngoặt lớn của nền văn học nước nhà. Ông qua đời ở tuổi 80 vào tháng 11/2022, sau nhiều năm chống chọi bệnh tật.

Tranh nằm trong bộ sưu tập "Chân dung những người cầm bút", được họa sĩ Lê Sa Long giới thiệu nhân sự kiện về Ngày thơ Việt Nam 2023 (do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức ngày 4 và 5/2). Họa sĩ sẽ dự sự kiện và vẽ tranh tặng các thi sĩ.

Sinh thời, ngoài sáng tác âm nhạc, Văn Cao còn nổi tiếng trong mảng thi ca. Theo tiến sĩ văn học Trần Ngọc Hiếu, Văn Cao tiên phong rũ bỏ vần điệu với nhiều sáng tác không vần. Thơ ông đầy tính nhạc, giàu tiết tấu, nhiều bài được phổ nhạc như: Bài thơ bên suối thành bài Suối mơ, Thu cô liêu (1944) với bài hát cùng tên...

Sinh thời, ngoài sáng tác âm nhạc, Văn Cao (1923 - 1995) còn nổi tiếng trong mảng thi ca. Theo tiến sĩ văn học Trần Ngọc Hiếu, Văn Cao tiên phong rũ bỏ vần điệu với nhiều sáng tác không vần. Thơ ông đầy tính nhạc, giàu tiết tấu, nhiều bài được phổ nhạc như: "Bài thơ bên suối" thành bài "Suối mơ", "Thu cô liêu" (1944) với bài hát cùng tên...

Sơn Nam - cây bút lớn của văn chương Nam Bộ - qua bức Người truyền lửa. Bức tranh được họa sĩ và NXB Trẻ trao tặng cho gia đình cố nhà văn năm 2021, sau đó được trưng bày ở Nhà lưu niệm Sơn Nam.Lê Sa Long cho biết gặp nhiều khó khăn khi vẽ tranh chân dung của các tên tuổi đã qua đời, phải dựa vào tư liệu ảnh của gia đình, bạn bè tác giả. Ông thường sử dụng chất liệu sơn dầu, màu nước, pastel (phấn tiên)...

Sơn Nam (1926 - 2008) - cây bút lớn của văn chương Nam Bộ - qua bức "Người truyền lửa". Bức tranh được họa sĩ và NXB Trẻ trao tặng cho gia đình nhà văn năm 2021, sau đó được trưng bày ở Nhà lưu niệm Sơn Nam.

Lê Sa Long cho biết gặp nhiều khó khăn khi vẽ tranh chân dung của các tên tuổi đã qua đời, phải dựa vào tư liệu ảnh của gia đình, bạn bè tác giả. Ông thường sử dụng chất liệu sơn dầu, màu nước, pastel (phấn tiên)...

Cố thi sĩ Du Tử Lê - tác giả bài thơ Khúc Thụy Du. Sinh thời, ông có hơn 300 bài thơ được phổ nhạc, là một trong sáu nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ 20 có thơ được chọn in trong Tuyển tập thi ca thế giới (xuất bản ở Mỹ).

Thi sĩ Du Tử Lê (1942 - 2019) - tác giả bài thơ "Khúc Thụy Du". Sinh thời, ông có hơn 300 bài thơ được phổ nhạc, là một trong sáu nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ 20 có thơ được chọn in trong "Tuyển tập thi ca thế giới" (xuất bản ở Mỹ).

Nguyễn Duy - thi sĩ được nhiều bạn đọc các thế hệ yêu thích qua loạt sáng tác Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn, Sông Thao

Nguyễn Duy - thi sĩ được nhiều bạn đọc các thế hệ yêu thích qua loạt sáng tác "Tre Việt nam", "Ánh trăng", "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa", "Đò Lèn", "Sông Thao"...

Họa sĩ cho biết ông vẽ như một cách tri ân những người cầm bút nặng lòng với việc gìn giữ và phát huy ngôn ngữ Việt, góp phần định hướng chân thiện mỹ cho lớp trẻ, lan tỏa tình yêu quê hương đất nước và truyền tải những thông điệp sống lạc quan, tích cực... Thời cấp ba, ông nằm trong đội tuyển năng khiếu Văn của Quy Nhơn, Bình Định, từng đậu thủ khoa khối C trường Sư phạm Quy Nhơn nhưng sau đó rẽ hướng sang mỹ thuật. Đến nay, ông vẫn giữ thói quen nhận vẽ bìa, minh họa cho các tác giả quen biết.

Cố thi sĩ Thanh Tùng của Thời hoa đỏ - sáng tác được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên, ra mắt năm 1972. Nhờ những vần thơ giàu nhạc điệu, nhiều sáng tác của ông được phổ nhạc như bài Người về, Hà Nội ngày trở về và Mùa thu giấu em của Phú Quang.

Thi sĩ Thanh Tùng (1935 - 2017) của "Thời hoa đỏ" - sáng tác được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên, ra mắt năm 1972. Nhờ những vần thơ giàu nhạc điệu, nhiều sáng tác của ông được phổ nhạc như bài "Người về""Hà Nội ngày trở về" và "Mùa thu giấu em" của Phú Quang.

Cố thi sĩ Hữu Loan. Ông viết cả truyện và ký, nhưng nổi tiếng nhất ở lĩnh vực thơ ca với những tác phẩm kinh điển như Đèo cả, Màu tím hoa sim... Đặc biệt, những vần thơ khóc người vợ đầu tiên của ông - Màu tím hoa sim - đã làm xúc động trái tim độc giả nhiều thế hệ.

Thi sĩ Hữu Loan (1916 - 2010). Ông viết cả truyện và ký, nhưng nổi tiếng nhất ở lĩnh vực thơ ca với những tác phẩm kinh điển như "Đèo cả", "Màu tím hoa sim"... Những vần thơ khóc người vợ đầu tiên của ông - "Màu tím hoa sim" - đã làm xúc động trái tim độc giả nhiều thế hệ.

Ý Nhi - một trong những nữ nhà thơ hiện đại tiêu biểu trong nước. Bà thuộc thế hệ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, nổi bật sau giai đoạn Đổi Mới (từ sau năm 1986) với những cách làm mới thơ về cả nội dung và hình thức. Năm 2015, bà trở thành thi sĩ đầu tiên của Việt Nam được trao tặng giải thưởng văn học Thụy Điển Cikada.

Ý Nhi - một trong những nữ nhà thơ hiện đại tiêu biểu trong nước. Bà thuộc thế hệ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, nổi bật sau giai đoạn Đổi Mới (sau năm 1986) với những cách làm mới thơ về cả nội dung và hình thức. Năm 2015, bà trở thành thi sĩ đầu tiên của Việt Nam được trao tặng giải thưởng văn học Thụy Điển Cikada.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh - tác giả best-seller với hơn 10 tác phẩm được bán với số lượng trên 100.000 bản. Ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là nhà văn viết cho thanh thiếu niên nhiều nhất Việt Nam.

Nhà văn - nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh là tác giả best-seller với hơn 10 tác phẩm được bán với số lượng hàng trăm nghìn bản. Ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là nhà văn viết cho thanh thiếu niên nhiều nhất Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
Họa sĩ thường tranh thủ dịp tiếp xúc với các nhân vật, chọn ra khoảnh khắc thần thái nhất của họ và vẽ lại. Ông cũng vẽ theo cảm nhận về văn chương vì quan niệm "văn là người".

Nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM. Lê Sa Long cho biết hai năm tới, ông sẽ hoàn thiện bộ sưu tập với 100 bức vẽ chân dung các nhà thơ, nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà và giới thiệu vào Ngày thơ năm 2025.

Nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM. Lê Sa Long cho biết hai năm tới, ông sẽ hoàn thiện bộ sưu tập với 100 bức vẽ chân dung các nhà thơ, nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà và giới thiệu vào Ngày thơ năm 2025.

Họa sĩ Lê Sa Long tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP HCM, từng đoạt giải nhất "Chân dung ký họa màu nước" năm 1999 do Hội Mỹ thuật TP HCM đồng tổ chức. Năm 2018, ông đoạt giải nhì vẽ về đất nước, con người Rumani do Lãnh sự quán Rumani tại TP HCM tổ chức. Năm 2021, ông gây chú ý với loạt tranh về tình người trong đại dịch. Hiện ông là giảng viên khoa Đồ họa, Đại học Mở TP HCM.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét