Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023

đọc thêm: " Trần Đình Sử [ 1940- / Hà Nội ] , Tại Sao ? "/ INRASARA / tphcm -- trích: http://tienphong.vn -- 16/ 04/ 2017.

 

Trần Đình Sử, tại sao?


                                                   INRASARA
Trao giải Phan Chu Trinh, GS Trần Đình Sử (bìa phải).
Trao giải Phan Chu Trinh, GS Trần Đình Sử (bìa phải).

TP - Có một người thấp đậm, phong cách khá chân phương với nụ cười lành đi từng bước chắc nịch theo cách riêng của mình: Trần Đình Sử. Ông khai phá con đường riêng do mình chọn: Khuynh hướng lí luận phê bình văn học - Thi pháp học.

1. Thời gian qua, báo chí hay than phiền về tình trạng học sinh chán môn văn. Chán đến mức không muốn ngồi nghe thầy giảng văn, còn đưa lời bỡn cợt thầy cô mình: “hôm nay lại nghe tán”; chán đến nỗi có ráng học thuộc bài thơ nào đó ở tình thế bắt buộc cũng không cần suy nghĩ, nói chi mở rộng tầm hiểu, tầm thưởng thức; chán đến nỗi: thôi kệ, cứ lấy đại bài văn mẫu ra mà học thuộc, mà sao y bản chính. Và chán đến nỗi vừa nghe đến môn văn là sợ.

Đâu là nguồn cơn của bao nhiêu cái chán kia? - Nguyên do lại từ chính người đứng lớp, là thầy cô, mới lạ! Hỏi thầy cô, thầy cô quy tội cho sách giáo khoa, hỏi sách giáo khoa, sách giáo khoa đổ lỗi người chỉ đạo viết sách; cuối cùng người chỉ đạo trút mọi sai lầm lên môn… lí luận văn học.

Bởi lí luận văn học đang khủng hoảng, khủng hoảng từ những năm 80 của thế kỉ trước. Tại sao khủng hoảng?

Trong bài “Lý luận văn học, khủng hoảng và lối thoát”, Trần Đình Sử cho rằng, chính sự “thu về một mối thống nhất và trở thành một thứ lý luận có tính chất nhà nước, chỉ đạo nhất quán từ trên xuống dưới, là trụ cột của cuộc đấu tranh ý thức hệ trên lĩnh vực văn học nghệ thuật”.

Advertisements
close
close

Vậy là khủng hoảng không phải từ sự phong phú, đa dạng, mà chính từ sự “thống nhất một mối” - nghĩa là nó làm cho lí luận văn học trở nên đơn điệu và nhàm chán. Không phải từ tình trạng phát triển trăm hoa đua nở, mà chính từ sự chỉ đạo nhất quán từ trên xuống dưới nhằm đưa văn học đi vào khuôn phép.

Đã khuôn phép thì làm gì có được sự sáng tạo? Và không sáng tạo, thì còn đâu trang viết đầy cá tính, lập luận đầy khai phá, cách dạy đầy nhiệt tình, và sự học đầy ham mê? Chán học văn là phải!

2. Khủng hoảng kiểu mới. Ông Trần Đình Sử viết tiếp:

“… Nhưng rồi Đổi mới đã đến, đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy xã hội và kinh tế, thì cái lý luân văn học uy phong lẫm liệt một thời tự tan rã. Các khái niệm có vai trò trụ cột, quy phạm của văn học một thời như phản ánh, chức năng, nguồn gốc văn nghệ, tính giai cấp, tính nhân dân, văn nghệ phục vụ chính trị, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, điển hình, tính chân thật, tính đơn nghĩa … bị hoài nghi, lý luận văn học bị làm rỗng nội dung và mất dần hiệu lực. Đó là nguyên nhân chủ yếu tạo nên cái mà không ít người gọi là “khủng hoảng lý luận”.

Ở đây lại xảy ra khủng hoảng kiểu mới, khủng hoảng do sự cấp tập du nhập không chọn lọc giữa bạt ngàn trào lưu lí luận phê bình văn học phương Tây, và các nền văn học tiên tiến khác. Như thể vừa trải qua mấy chục năm thiếu đói, ta hối hả nạp vào thân thể bao nhiêu là ca-lo-ri, có khi không cần thiết, và lắm lúc đầy tai hại.

Hết phê bình tâm phân học đến phê bình hiện sinh, hết phê bình hiện tượng luận đến phê bình văn bản, rồi phê bình hậu hiện đại nữa.

Trần Đình Sử, tại sao? ảnh 1GS, TS, NGND Trần Đình Sử.

3. Làm thế nào để vượt thoát khủng hoảng?

Giải quyết khủng hoảng, không phải giải quyết cho riêng khủng hoảng lí luận phê bình văn học, mà cho cả nền văn học, cả việc dạy văn và học văn. Vài thập niên qua sau Đổi mới, đã có nhiều phương thuốc đề ra nhằm chữa trị căn bệnh sắp thành mãn tính này. Quá nhiều phương thuốc đặc trị nữa là khác, qua đó sự thể mang nguy cơ thầy thuốc càng làm cho bệnh trầm trọng thêm lên.

Giữa đội ngũ khá tấp nập đó, có một con người thấp đậm, phong cách khá chân phương với nụ cười lành đi từng bước chắc nịch theo cách riêng của mình: Trần Đình Sử. Ông khai phá còn đường riêng do mình chọn: Khuynh hướng lí luận phê bình văn học - Thi pháp học.

“Trần Đình Sử tiếp cận thi pháp học từ quan điểm hiện đại, khác với thi pháp học cổ điển, không có tham vọng xác lập một hệ thống điển phạm dùng để đánh giá nghệ thuật, không xem nghệ thuật là sự mô phỏng tự nhiên, bắt chước thực tại, mà xem tác phẩm nghệ thuật như một sáng tạo in đậm dấu ấn của chủ thể tác giả, và tiếp cận tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật, tìm mọi cách khắc phục một cách triệt để nhất sự chia tách giả tạo nội dung và hình thức” (trích Báo cáo tổng kết Giải thưởng Phan Châu Trinh lần thứ 10, 24/3/2017).

4. Nhưng để làm gì, cái Thi pháp học ấy? Nó không là một con suối khủng hoảng mới đổ thêm vào dòng sông khủng hoảng chung sao?

Đúng lắm! Không thể kì vọng về một phương pháp lí luận phê bình đưa ra là giải quyết được mọi vấn đề của văn học. Trần Đình Sử biết như thế, tuy nhiên Thi pháp học là một đề nghị hấp dẫn. Không hấp dẫn sao được, khi Thi pháp học đã thu hút được rất nhiều nghiên cứu sinh chọn nó làm đối tượng nghiên cứu của luận án, cuốn hút được rất nhiều giảng viên vận dụng nó vào giảng và bình văn tại các trường đại học. Làm nên một phong trào thời thượng của một thời.

Chính là công lao từ bước khai phá sáng tạo của Trần Đình Sử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét