SAU 2 NĂM COVID,
TRỞ LẠI TẬP THỂ DỤC
BỜ KÊNH NHIÊU LỘC
Thế Phong
5 giờ sáng nay, lại bắt dầu lấy xe Honda ra Bờ Kênh Nhiêu Lộc tập thể dục.
Từ đường Hai Bà Trưng- Tân Định , thả dồc kênh Nhiêu Lộc, rẽ tay trái đi bộ trên đường khoảng 2 km,
Cảnh vật thay đổi nhiều rồi, bờ kênh có thêm nhiều hàng quán mới, chẳng hạn Tiệm Massage X... ( hình như từ Bến Xe Miền Đông chuyển về đây) chứng bảng hiệu lớn MASSAGE NGƯỜI MÙ --
và, tôi đã nhiều lần làm massage, với giá mở đầu 170 VND thi phải?
-- cũng đấm bóp toàn thân, thoải mái dễ chịu hơn, khác với đi massage ở đường Bùi Đình Tuý (quận Bình Thạnh), các cô chèo lên lưng đi đi, lại lại như làm xiếc, nằm xấp lên cọ lưng, " cái nhấp nhô phía trước " tạo một cảm giác kích thích da thịt cọ sát.
Hình như có lần tôi đã liều mình đề nghị leo lên, nhịp nhàng đưa đẩy " cái khoản kia", có cô chấp nhận -- nhưng phải " xoè trước 2 tờ 1 ngàn đồng".
Đa số các cô này ở Lục Tỉnh lên Sài Gòn vi vút ít ngày, vừa đi chơi vừa " kiếm thêm đồ ng ra đồng vào". -- có lần tôi đã cùng một cô giáo làm ' chuyện vợ chồng một lần,-- xong việc, mặc quần vào, cô vừa nói vừa cười:
" em liều đấy, bị bắt thì em & chủ cũng ' xong' đời ' ".
(ấy là chuyện kể về mười mấy năm trước, khí lực còn sung sức," đánh đu tình ái "-- vừa có lỗi với Thượng Đ ế -- (tôi theo đạo Tin Lành) -- và, vợ tôi việc ' ăn vụng ' này.)
Trở lại chuyện tập thể dục, tôi gặp một cụ người Bắc ( lúc ấy 99 tuổi), đi đứng vẵng chãi, ăn nói hoạt bát, cụ kể:
- cụ ở Cổng Số 6 , từ đường Trương Minh Giảng đi bộ qua đây, rồi quay về mỗi sáng . Con cái khuyên can không nên đi bộ quá xa như thế , rất nguy hiểm; nhưng tôi vẫn theo ý riêng ; di qua những hẻm có gì là nguy hiểm đâu, trừ khi băng qua đường .
Kể lại đã có nhiều bè bạn cùng tập thể dục xưa kia đã không còn gặp, tuy không biết lý do-- có thể đã qua đời rồi; vì tôi quen các bạn khi ấy cũng đã luống tuổi . Chỉ còn lại tôi, Trời cho sống lâu hơn, thì phải ?
Sau mấy năm nghỉ tập , vì Covid, tôi không còn gặp cụ nữa,
' nhưng bóng người qua đường ở khúc Nhà Thờ Xóm Lách vẫn sống động trong trí nhớ.'
Cũng không còn gặp một bà cụ khoảng 80, lưng gù chống gậy đi bộ từ đầu đường Hai Bà Trưng/ Tân Định qua Bờ Kênh, quần áo cũ sờn, vẫn lành lặn ; gặp tôi cúi đầu chào -- và, lâu lâu cầm tờ trăm ngàn vo tròn , tuy bắt tay bà, nhưng để chuyển qua tay-- bà nhận, cảm ơn -- và, bây giờ thì không còn gặp nữa.
Một phụ nữ trạc tam tứ tuần đi xe Honda mầu đỏ cứ 6 giờ sáng có mặt đều đặn, dáng người dễ nhìn, trò chuyện thoải mái, cười rất
tươi , hàm răng trắng muốt, đều đặn;
thường hỏi tôi về tuổi tác , làm nghề gì, nhà có gần đây không, sao bữa nay không gặp phu nhân cùng đi tập như mọi ngày .-
và, tôi quen " cái bà già chống gậy, thân thiết ra sao, ông bắt
tay , bà ta buông tay nắm lại, hình như được " lì xì", thì phải ?"
- cũng không còn gặp lại 2 vị này !!!
Sau 2 năm, vì Covid -- tôi tìm được chỗ ngồi cà- phê cà pháo ở quán đối diện bờ Kênh Nhiêu Lộc. ( Phường 7. quận 3.)
Có một quán cơm tấm treo bảng 25K / dĩa, thật đông khách; chủ: một bà sồn sồn, người thâm thấp, tay mở vung nồi cơm tấm bốc khói, múc cơm vào dĩa, trứng chiên, hoặc sườn nướng ( tuỳ khách lựa) rất liền tay, đắt khách không thể tả!
Có những người nữ rất đáng ngắm nhìn , lùa những thìa cơm tấm vào miệng , ăn ngon lành; khách ngắm nhìn cũng như được ngon lây!
Có một ông cụ già đâu đó 7, 8 chục, tóc trắng, chỉ mặc áo thun mầu nâu nhạt, ngày này qua tháng khác; ( không biết ông cụ có mấy cái để thay) nhà đối diện hàng cơm, cụ lùa vào miệng tô phở kếch xù ngon lành, hoặc đĩa cơm tấm ' tổ bố' của bà bán hàng bên cạnh nhà, treo bảng 25 K/ dĩa.
Ăn xong, "nốc" một hơi cà phê đá; rồi ôm ly cà phê đá đi loanh quanh, tìm chỗ ngồi mới . Ngày này, qua tháng khác; chưa bao giờ thấy có nụ cười ; hoặc trò chuyện với ai khác .!!!
Đối diện chỗ tôi uống cà phê là nhưng cây um tùm cành lá, có 1 cây mang số 1435 , trên ngọn treo lủng lẳng một lồng chim mồi -- vài con nhẩy nhót, hót líu lo , gọi bạn bè tới... sau rốt, chúng bị sa bẫy.
Không phải ít, những con chim nho nhỏ này, tôi thấy như cùng chủng loại những chú chim trong lồng bán ở trước Lăng Ộng.
( Bà Chiểu).
Tôi nghĩ: vợ chồng ông bà bẫy chim này đem bán ở trước cổng Lăng, chăng?
Ngày 1 & Ngày Rằm, khách thập phương cúng tế, mua chim phóng sinh; những chú chim kia lại bay trở lại Bờ Kênh Nhiêu Lộc, lại tới gần cái lồng chim mồi kia, sau lại bị sa bẫy ; đưa đến bán trước Lăng Ông -- sau khi chúng được phóng sinh; bay trở lại chỗ cũ, Bờ Kênh Nhiêu Lộc -- đậu ở cây mang số 1435, ngọn cây có lồng chim mồi treo lủng lẳng .
Rồi chúng bị sa bấy, lại bị đem bán trước Lăng Ông, khi được phóng sinh;chúng lại bay về ngọn cây 1435 Kênh Nhiêu Lộc , nơi có lồng chim mồi của vợ chồng ông bẫy chim.
Bây giờ thì: cà phê độc ẩm , bạn văn chương thân thiết của tôi
đã ra đi hết cả .
Những người ra đi gần đây :
- nhà văn Lê Văn Nghĩa ,
- chủ báo Văn Học ( cũ) Phan Kim Thịnh
( qua đời 4/6 -- Chủ tịch Hội Nhà văn Tp HCM , Bích Ngân lo chôn cất , đưa xác về nơi cư ngụ mới, ở Cử Chi .
- nhớ lại, nhiều lần cà phê, cà pháo với Phan Kim Thịnh
& Lê Văn Nghĩa, nghe chàng ta " bốc " :
" ... nhiều thằng đưa trước cả trăm triệu để đặt mua sách để viết về nhà tình báo chiến lược Phạm Ngọc Thảo đấy !!! ".
- thật ra, Phan Kim Thịnh cũng từng viết về các
nhân vật tầm cỡ:
- Madam Nhu,
- Nam Phương, Hoàng Hậu Cuối Cùng
v.v...
- sách của Phan Kim Thịnh
( LÝ- NHÂN / PHAN THỨ LANG)
thuộc loại bán rất chạy. (best-seller.)
Mừng thầm " có sách bán chạy, tiền bản quyền cao giá'' -- vậy " xu hào rủng rỉnh, túi đầy xu " của bạn ta rồi !!! .
Tới khi Phan Kim Thịnh qua đời -- thì nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhả Văn Tp. HCM lo tống táng , ma chay ..
-- lúc này, tôi mới hiểu rõ :
" Phan Kim Thịnh không rủng rỉnh xu hào đầy túi -- như từng kể nhiều lần :
" lái sách bao thầu trả bản quyền cho tôi cả trăm triệu/ cuốn ?"
Thật tội nghiệp Phan Kim Thịnh, người kể chuyện -- cả chúng tôi, những kẻ bị nghe !!!.
Còn tro cốt Lê Văn Nghĩa, hình như được đặt ở một ngôi chùa nào đó bên Thanh Đa, thì phải?
Tôi chỉ nghe loáng thoáng (ai đó kể với tôi; hoặc đọc trên báo ) -- và, mỗi lần tới Thanh Đa uống cà phê bên bờ Kênh Thanh Đa ( quán bên đường , ghế , bàn cà phê mầu xanh lá cây dịu mát, cô chủ mặc váy đầm, da trắng bông bưởi , giọng Huế , dễ nhìn , duyên dáng, ăn nói bặt thiệt , hình như sinh 1977,: còn phu quân hơn 2 tuồi.
- thì ; tôi càng nhớ Lê Văn Nghĩa -- đã không mời đến quán này, khi anh hỏi:
\ " ông thích ngồi ở quán cà phê nào nhất ở Sài Gòn ? "
- vẫn nhớ Lê Văn Nghĩa hơn , cũng không vì ' tán phét' :
"... nhà văn Thế Phong với đầu óc cực kỳ minh mẫn,
dù trên 80 , vẫn hít đất ba lần 75 cái nha nha" .
( trang 173 VĂN HỌC SÀI GÒN 1954- 1975
/ Những chuyện bên lề / Nxb Tp. HCM 2020 ) .
Ở tuổi 91 , không còn quan tâm khen, chê nữa -- cái tuổi mà Kinh Thánh đã chỉ ra cho một đời người:
" Còn nếu mạnh khoẻ thì đến tám mươi"
(Thi Thiên 90- 10 a )
-- vậy thì , tôi đã ă n gia n " sống lậu " tới nhưng 11 năm .
-0-
Bây giờ, bè bạn thân thì " không còn ai " kề cạnh ...
- chỉ còn vợ và con ,
và,
- chim chóc: nhồng ( yểng), két ( vẹt), cu gáy, ...
- 1 cu gáy hót lúc 3 giờ sáng đều đặn thức giấc tôi
lúc 3 giờ sáng .
- 1 cu gáy khác hót lúc xế trưa --
- cả, chú két thân thiết :
" dạ két",
chú nhồng:
" mẹ ơi" ( thanh âm trong. ngọt ) ...]
-- đàn gà tre 4 con , cùng cặp 2 bồ câu lông tuyết trắng.
- thêm 2 chú bồ câu nhỏ bằng nắm tay trổ lồng , mắt
thao láo mở .
- buột miệng, tôi lên tiếng:
" Sois remercié Dieu!"
( bài viết đầu tiên hình thành, dở, hay không quan tâm--
bởi,
bút vung cao -- mà chữ & nghĩa không chịu ló dạng ! ) .
THẾ PHONG
Sài Gòn, 1/3/ 2023 / 15 H 40 PM )
==============
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét