Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014
DUY NĂNG
Diên Nghị & Song Nhị
Có nhiều bằng chứng cho rằng, thơ là một thể hiện chính xác nhất ban sắc của tác giả bài thơ. Nhà thơ còn là một nhà tiên tri, bời vì ngôn ngữ thơ, một thứ ngôn ngữ bộc phát từ tiềm thức, từ cõi không. Khi một số đông người cầm bút, những nhà thơ, nhà văn, bạn bè, chiến hữu và thân nhân đưa tiễn Duy Năng đến nơi an nghỉ cuối cùng, dưới một dãy chân đồi thơ mộng, trong một nghĩa trang ở Hayward , thì, nhiều người đã thốt lên: Đúng rồi, đúng là 'giấc ngủ chân đèo' của anh.
Nhà thơ Duy Năng đã bỏ dở cuộc chơi đầy hăm hở và hào hứng, chỉ mấy ngày, sau khi anh cùng thân hữu trong ban Biên tập, gặp nhau, bàn bạc góp một số tiền, để cho Bút luận 25 năm thơ Hải ngoại .
Anh là một trong 3 người được chỉ định viết lời giới thiệu tác giả, tác phẩm cho tập Bút luận này.
Duy Năng đã ra đi, để lại rất nhiều thứ, trong đó, có bao nhiêu việc bộn bề, mà, anh đặt ưu tiên hàng đầu cho văn học và sinh hoạt với cơ sở thi văn Cội nguồn.
Là người làm thơ khoác áo lính cho đến cuối đời . ( tốt nghiệp Khóa 14 Trường Võ Bị Quốc Gia Dalat ]).
Duy Năng đã để lại 4 tác phẩm: - Giấc ngủ chân đèo ( Nxb Trương Giang, Saigon 1964) - Vẫn đời đời hoài vọng ( thơ) - Dặm nghìn ( thơ ) - Giữa dòng nghịch lũ ( truyện dài) .
Bút hiệu Duy Năng khởi đầu từ những năm đầu của thập niên 50, thông qua nhiều bài thơ , đăng tải trên các báo
Duy Năng đã để lại 4 tác phẩm: - Giấc ngủ chân đèo ( Nxb Trương Giang, Saigon 1964) - Vẫn đời đời hoài vọng ( thơ) - Dặm nghìn ( thơ ) - Giữa dòng nghịch lũ ( truyện dài) .
Bút hiệu Duy Năng khởi đầu từ những năm đầu của thập niên 50, thông qua nhiều bài thơ , đăng tải trên các báo
Quê Hương, Hồ Gươm, Giác Ngộ (Hànội).
Sau hiệp định phân chia Nam, Bắc 1954, anh vẫn có thơ góp mặt đều đặn trên báo chi : Thẩm mỹ, Việt bút, Văn nghệ tiền phong, Đời mới, Sáng tạo, Bách khoa , tại thủ đô Saigon.
Sự nghiệp văn chương Duy Năng, không chỉ gói gọn vào 4 tác phẩm văn thơ, anh có hàng trăm bài viết đủ thể loại, đã được phổ biến khắp nơi, trong đó, anh đã góp mặt cùng cơ sở thi văn Cội nguồn , với 10 tuyển tập.
Duy Năng là hội viên Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội . (Việt Nam Cộng Hòa ) .
Sự nghiệp văn chương Duy Năng, không chỉ gói gọn vào 4 tác phẩm văn thơ, anh có hàng trăm bài viết đủ thể loại, đã được phổ biến khắp nơi, trong đó, anh đã góp mặt cùng cơ sở thi văn Cội nguồn , với 10 tuyển tập.
Duy Năng là hội viên Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội . (Việt Nam Cộng Hòa ) .
Tên tuổi Duy Năng được nhiều nhà biên khảo văn học đề cập qua nhiều tác phẩm của họ.. Qua 4 tác phẩm của Duy Năng, nội dung thể hiện nhất quán lý tưởng và lòng yêu nước, mà, tác giả đã chọn lựa dấn thân và phụng sự.
GIẤC NGỦ CHÂN ĐÈO tập thơ gồm 16 bài, (...) , bài thơ tiêu biểu thi phẩm đầu tay, người đọc như còn nghe vang vọng tiếng ca của đoàn quân tây tiến ngày nào:
Khói lửa mười năm... tôi lớn
Đem thân đi gởi thao trường
...
Ba lô làm gối chứa mộng mười phương
Lửa không đốt mùa thu
Thương nhớ về nhau vừa đủ ấm
Đoàn quân Tây Tiến của Quang Dũng, là những chàng trai bỏ nhà đi theo kháng chiến,' Cha mẹ tiễn con đi không bịn rịn' mà 'Ngày con về cha mẹ chết từ lâu ' - sau những ngày đấu tố của cải cách ruộng đất.
GIẤC NGỦ CHÂN ĐÈO tập thơ gồm 16 bài, (...) , bài thơ tiêu biểu thi phẩm đầu tay, người đọc như còn nghe vang vọng tiếng ca của đoàn quân tây tiến ngày nào:
Khói lửa mười năm... tôi lớn
Đem thân đi gởi thao trường
...
Ba lô làm gối chứa mộng mười phương
Lửa không đốt mùa thu
Thương nhớ về nhau vừa đủ ấm
Đoàn quân Tây Tiến của Quang Dũng, là những chàng trai bỏ nhà đi theo kháng chiến,' Cha mẹ tiễn con đi không bịn rịn' mà 'Ngày con về cha mẹ chết từ lâu ' - sau những ngày đấu tố của cải cách ruộng đất.
Còn đoàn quân trong giấc ngủ chân đèo, là những chàng trai miền Nam, ra đi để đáp lời sông núi, tiếp tục chiến đấu để bảo vệ thôn làng, đất nước [bị] cắt đôi, chia lìa.
Tác giả đã vẽ lên một bức tranh, thời thế, giữa 2 miền nam,. bắc, thời kỳ sau hội nghị Genève. Bức tranh hác họa sự tương phản, ngăn chìa phần đất nước .(...).
VẪN ĐỜI ĐỜI HOÀI VỌNG . Tiếp theo tác phẩm đầu tay, tác phẩm này được kết tinh bởi tư duy trăn trở, đối diện cuộc chiến đến hồi ác liệt nội chiến. Nét tiêu biểu chính ở Vẫn đời đời hoài vọng, được cô đọng ở bài thơ Lời thầm lặng cho quê hương. cả cuộc đời trai trẻ, cả nhiệt huyết, khát vọng, và trên hết , tấm lòng yêu nước của Duy Năng đã được thể hiện chân thực, hoàn hảo nhất , qua bài trường thi này.
DẶM NGHÌN trang trải tình yêu khát vọng, mối băn khoăn trăn trở của Duy Năng sau 23 năm, kể từ ngày bỗng dưng gãy súng đầy oan nghiệt, và di tản nơi xứ người.
VẪN ĐỜI ĐỜI HOÀI VỌNG . Tiếp theo tác phẩm đầu tay, tác phẩm này được kết tinh bởi tư duy trăn trở, đối diện cuộc chiến đến hồi ác liệt nội chiến. Nét tiêu biểu chính ở Vẫn đời đời hoài vọng, được cô đọng ở bài thơ Lời thầm lặng cho quê hương. cả cuộc đời trai trẻ, cả nhiệt huyết, khát vọng, và trên hết , tấm lòng yêu nước của Duy Năng đã được thể hiện chân thực, hoàn hảo nhất , qua bài trường thi này.
DẶM NGHÌN trang trải tình yêu khát vọng, mối băn khoăn trăn trở của Duy Năng sau 23 năm, kể từ ngày bỗng dưng gãy súng đầy oan nghiệt, và di tản nơi xứ người.
Dặm Nghìn của Duy Năng không chỉ nói về cuộc ly tán ở miền Nam, trước biến cố 30 - 4 - 75- trong Dặm Nghìn còn có những tình tự thiết tha với tình yêu, và, kỷ niệm thời trai trẻ, với lòng tưởng nhớ đến mẹ già, tình cảm bạn bè, với dân tộc, với những gương anh hùng, nữ nhi lẫm liệt.
Dặm Nghìn gồm 23 bài thơ, đủ thể loại: lục bát, thơ mới, cổ phong. Thơ 7 chữ, loại sở trường của thi sĩ Duy Năng, trau chuốt, ý tứ chọn lọc, sắc sảo, thâm sâu, cả ý lẫn lời gắn bó thật hài hòa
Duy Năng, tên thật Nguyễn Văn Trí. Sinh ngày 25 tháng 1 năm 1935, nhằm ngày 24 tháng chạp, Giáp Tuất. Chánh quán , làng Thái Dương Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
Duy Năng, tên thật Nguyễn Văn Trí. Sinh ngày 25 tháng 1 năm 1935, nhằm ngày 24 tháng chạp, Giáp Tuất. Chánh quán , làng Thái Dương Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
Sinh và lớn lên ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Qua đời ở Hoa Kỳ, nơi yên nghỉ cuối , ở Nghỉa Trang Hayward.
trích thơ Duy Năng .
1. TỪ THƯỞ HỒN XUÂN CHƯA SỎI ĐÁ
Ta đọc nhau từ thuở bốn mươi năm
Biết nhau qua chữ nghĩa thăng trầm
Thương ai đã viết cho người lính
Những tiếng thân thương rất mặn nồng
Thuở đó ta còn rất mộng mơ
Với bao ước vọng để mong chờ
Với bao hoa gấm riêng thêu dệt
Hạnh phúc, niềm đau, giữa cõi thơ
Em một trời riêng, ta cõi riêng
Hào quang một góc đắp xây nền
Em bao mời gọi đời trao tặng
Ta cũng đời riêng những ước nguyền
Ngưỡng mộ nhau nhưng chẳng một lần
Tài hoa tìm hội ngộ giai nhân
Phải chăng vạn sự đều thiên định
Nên khiến thời gian nỗi lặng câm
Hay bởi lòng kiêu hãnh tự hào
Nhìn người thấp chỉ một mình cao
Trời xa biển rộng trong tay với
Chẳng khó khăn khi để bước vào
Than ôi, tuổi trẻ đầy tham vọng
Đâu biết chông gai giữa đất trời
Bốn mươi năm đã nay nhìn lại
Mới thấy thương cho tuổi trẻ đời
Nếu như bốn chục năm về trước
Ai gọi cho ta tựa lúc này
Chắc hẳn hồn xuân chưa sỏi đá
Dễ dàng cho mắt đắm môi say.
Năm tháng dần qua, quay ngắm lại
Bỗng thấy thương cho những dại khờ
Tuổi mộng chất đầy bao ảo vọng
Những vòng nguyệt quế sáng trong mơ
Bốn mươi năm đã như người lạ
Bỗng tiếng lời trao dậy giữa trời
Làn sóng âm ba nào giục giã
Mà hồn phiêu lãng thấy chơi vơi
Ta tưởng chừng như tự kiếp xưa
Cùng ta, chung một lối đi về
Cùng ta trọn vẹn nên trời giận
Đày ải ta cùng nhau cách chia
Cho xuống trần gian đó với đây
Tài hoa cho mỗi đứa trong tay
Nghe danh nhưng chẳng tìm nhau đến
Lớn mãi kiêu sa với tháng ngày
Trời đẩy ta vào kiếp chiến chinh
Còn em lặn lội chép điêu linh
Điêu linh chinh chiến ta cùng gánh
Chung với trầm luân đất nước mình
Ôi những trầm luân những nổi trôi
Cánh chim tan tác bốn phương trời
Sa cơ, đồng đội, ta chung chịu
Nghé lạc đàn tan giữa cỏi đời
Những tưởng không còn nghe đến nhau
( ai còn nhớ được đến ai đâu)
Trong cơn ly tán bi thương ấy
Nước mất nhà tan... cuộc bể dâu
Cuộc bể dâu nào riêng của ta
Bốn mươi năm bỗng có đâu ngờ
Tên xưa gặp lại trên trang báo
Rồi ... tiếng xưa về tự cõi xa.
Tiếng của lòng ai hay của thơ
( tiếng nào cũng vẫn tưởng trong mơ )
Cho ta quên được đời đang thực
Đầy dẫy niềm đau khắp bến bờ
Nghiệp chướng nàng thơ đeo đuổi ta
Mong chờ, ước vọng... chỉ can qua
Lòng xưa tiếng nói, hư hay thực
Gân gũi mà như vẫn cách xa
Chỉ thấy gần trong cổ tích xưa
Có người xõa tóc suối nên thơ
Để chàng thi sĩ hôn lên tóc
Và thắm trên môi nỗi đợi chờ
Rồi giữa vòng tay xiết chặt nhau
Mắt nhìn tĩnh lặng chỉ nên câu
Là đây huyết quản chung dòng chảy
Hiện hữu hay là mãi kiếp sau .*
DUY NĂNG
----------
* - lần cuối cùng, Duy Năng trao cho chúng tôi bài thơ trên, anh đã thổ lộ tâm sự, kỷ niệm, cảnh ngộ, khi làm bài thơ này. Anh nói, chưa đăng báo, chỉ để dành riêng như một kỷ vật lưu lại...' -- ( DIÊN NGHỊ 7 SONG NHỊ) .
(chú thích Sđd - tr. 104)
Người đăng: khedo@outlook.com vào lúc 02:06
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét