Về trường hợp Nguyễn Đạt và Nguyễn Tôn Nhan…
Trong khi nỗ lực thục hiện Flipbook về tạp chí Chính Văn – một tạp chí chính trị và văn học do nhà văn Nguyễn Mạnh Côn làm chủ nhiệm kiêm chũ bút, những giờ phút hăm hở, phấn khích ban đầu, bỗng thất vọng khi làm cuốn số 6 tháng 11-1971. với nhà thơ Nguyễn Đạt làm thơ ký tòa soạn.
Tôi chạm phải một trang báo, không, một bản án từ một công tố viên Nguyễn Đạt. với bạn mình: Nguyễn Tôn Nhan. Bởi vì trong bài người viết thú nhận có thời gian sống chung vớt NTN. :
HỘP THƯ TÒA S0ẠN
TRẢ LỜI CỔ HUYỀN MAI Ở LONG XUYÊN VỀ MỘT CÁI TÊN…
Những nhận xét và ý kiến của cô về một người có thơ đăng trên một hai tờ báo ở Sài Gòn tên là Nguyễn Tôn Nhan rất đúng. Hầu hết những người trẻ tuồi liên quan đến sinh hoạt văn nghệ ở Sài Gòn đều biết về nhiều việc làm nhớp nhúa đê tiện của Nguyễn Tôn Nhan. Bởi vậy chúng tôi nhận thấy không cần thiết phải có một bài viết về những việc Nguyễn Tôn Nhan đã làm như cô biết về anh ta trong thời gian anh ta tập lính ở Long Xuyên. Hơn nữa Nguyễn Tôn Nhan chỉ là một cái tên chưa thành hình dạng gì, một cái tên nhảm nhí, nhỏ nhoi, đã chưa hề gây được một tiếng động nhỏ nào trong văn chương nghệ thuật. Người ta biết nhiều tới cái tên Nguyễn Tôn Nhan là do vụ một bài viết trong tuần báo Khởi Hành “Hoàng Hôn Hay Bình Minh Của Thi Ca” – gì đó, Nguyễn Tôn Nhan đã núp dưới một tên lạ hoắc là Nguyễn Hoài Quỳnh, để tự xưng tụng một cách hết sức hỗn láo, vô học, ngu dốt đồng thời mạt sát một người bạn rất thân của anh ta, từng cưu mang đời sống cùng quẫn của anh ta, là Huy Tưởng. Nguyễn Tôn Nhan nói Huy Tưởng sao chép thơ của mình. Sự thật trái ngược thế. Chỉ cần đọc lại qua thơ Nguyễn Tôn Nhan người đọc nhận là ngay chính Nguyễn Tôn Nhan đã chép cốp nhặt thơ của nhiều người. Tập thơ đầu tay của Nguyễn Tôn Nhan là tập Thánh Ca hoàn toàn ăn cắp chữ nghĩa hình ảnh nhịp điệu của Phạm Công Thiệp, nhai lại một cách quá nông cạn, khổ sở, thê thảmn và khôi hài. Sau đó thơ anh ta là những lượm lặt đủ thứ và xáo trộn giòng thơ của một số người Thạch Trung Gia, Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư, Đặng Tấn Tới, Huy Tưởng… Đậm đặc nhất là của Huy Tưởng, nhưng anh ta lẹ tay cho phố biến trước Huy Tưởng, và lẹ tay thêm một lần nữa là viết những bài thuộc loại ném đá dấu tay, bảo Huy Tưởng là sao chép thơ của mình (người viết bài này có sống chung với Huy Tưởng và Nguyễn Tôn Nhan) ,
Chính Văn số 4, có thơ Nguyễn Tôn Nhan ( đau đớn phải gọi là Thơ). Đó là một lỗi lầm rất đáng trách của người thư ký tòa soạn Chính Văn, vì đã có một thời gian sống chung với Nguyễn Tôn Nhan –những hệ lụy tình cảm -, nên đã thiếu nghiêm trang trong công việc. Đây cũng là những lời cuối viết về một cái tên của sự bịp bợm giả trá, bẩn thỉu phải tiêu trừ đi.”
(nguồn:Chính Văn số 6 tháng 11-1971)
Sau khi đăng bài trên, những só Chính Văn về sau không còn thấy bút hiệu Nguyễn Đạt xuất hiện nữa. Đạt rút lui hay bị khai trừ vì bài viết?
Ông chỉ làm thư ký tòa soạn một số, và một số duy nhất. ..
Nhà thơ Nguyên tôn Nhan cũng không thấy lên tiếng.
Sư việc này ít ai biết đến. Và trong giới văn nghệ cũng không thấy nói đến.
Riêng phần kẻ này hôm nay mới biết, nhờ việc sưu tập các tạp chí cũ,
Đáng lẽ tôi không nên khơi dậy chuyện cũ, cách đây nửa thế kỷ.. Khơi dậy chuyện xưa càng buồn thêm.
Nhưng tôi phải khơi không phải chuyện cũ, mà là chuyện mới, Chuyên tái hợp của đôi bạn.
Bởi vì, cuôi cùng, có một sợi dây nối kết lại với nhau. Sơi dây văn chương. Ng.Đạt chắc phải hối hận về bài viết trên Chính Văn. NTN chắc phải bỏ qua chuyện cũ. Nhà thơ đâu để ý gì đên chuyện đời, Họ có diều khác để sống và say mê. Họ cùng có một mẫu số chung: cái đẹp.
Và tôi đã tìm ra cái bằng chứng cho sự tái họp ấy .
Qua bài thơ của Nguyễn Đạt vào năm 1984:
NGHE TIN NHAN VỠ BỆNH
tri âm mấy thuở vắng người
bạn nằm im để sương rơi lạnh nhiều
trần gian những nẻo tiêu điều
Nhan ơi giá rét còn liều thổi qua
vườn xưa, bậc cũ hiên nhà
chén vơi ngữ rượu, lời thơ tràn đầy
âm đàn nghe tuột một dây
Nhan ơi, rượu tỏa lên bầy bụi tro.
Nguyễn Đạt 3/4/1984
Và khi bạn tử nạn ngày 31-1-2011:
.”..Tôi ngó sững khuôn mặt Nhan trong áo quan, xám xịt, im vắng bằn bặt. Cách đây hai ngày, cùng ngồi uống bia với nhau ở quán Đất Phương Nam, vùng Tân Định – Sài Gòn, sao tôi không nghe, không nhìn cho thật kỹ, nuốt vào mình vẻ mặt, giọng nói, điệu cười của Nhan, người bạn thân thiết từ thuở thanh niên? Sao cái hung hãn của những bánh xe cứ tiếp diễn bất tận trên đường? Đáng phẫn nộ về tình trạng bán khai, tàn bạo trong giao thông của đất nước Việt Nam, hiểm hoạ diễn ra hằng ngày trên từng cây số, đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng, nhiều hơn gấp bội thời chiến tranh ác liệt thuở trước.
Nhan và tôi thân thiết với nhau từ lúc tập thơ mỏng mảnhThánh Ca của Nhan ra đời, năm 1967, lúc Nhan 19 tuổi. Thi tập Thánh Ca chỉ gồm 15 bài thơ, số lượng in lại ít ỏi, không nhiều người biết đến. Nhưng Thánh Ca, tôi không cho rằng mình chủ quan, là một trong vài thi tập đáng chú ý nhất không riêng thuở đó, mà tới tận bây giờ. Một thi tập độc đáo, của một nhà thơ đích thực.
….
Nhà thơ Nguyễn Đăng Thường thấy thơ Nhan trong Thánh Ca “có tí hương vị Rimbaud, một Rimbaud không vô thần”, thì tôi cho rằng, trong bản chất thi sĩ của hai người, Nhan và Rimbaud, ít nhiều có chỗ giống nhau. Tôi biết rõ, Nhan không đọc một dòng thơ nào của Rimbaud, không một dòng thơ dòng văn nào của bất cứ nhà thơ nhà văn nhà triết học nào của phương Tây. Và tôi lại thấy Nhan, trong Thánh Ca, có nhiều hương vị Phạm Công Thiện. Và tôi hiểu, cả hai, Nhan và Phạm Công Thiện: ngôn ngữ của thi sĩ, sản sinh từ cùng một ly nước, một ly nước có chất cà phê hay men rượu mà cả hai đã uống.”
(Nguyễn Đạt: Thánh ca chiều hũy diệt – nguồn: Tienve.org)
Đọc nhưng diều mà nhà thơ Nguyễn Đạt kể khi thăm xác NTN ở nhà quàn, ta mới thấy có NĐ và NTN rất thân nhau ghệ gớm, sau này.
Đó là lý do tôi viết bài này. Nếu tôi không viết, khi đưa toàn bộ báo Chính Văn lên online, e rằng người đọc không hiểu sẽ có một cái nhìn không mấy tốt đối với nhà thơ NĐ chăng ?
. Kỳ diệu thay cho tình bạn văn chương. Có phải vậy không ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét