Phan Lạc Tiếp
Tiểu sử
Hiện định cư tại San Diego California USA
Tác phẩm
Bờ sông lá mục
Một thời oan trái
Vớt người biển đông
Tuyển tập hải sử
Ngôi nhà Quang Dũng ở Sơn Tây
I.
Quang Dũng, từ trước tới nay vẫn được biết đến là một nhà thơ Sơn Tây. Anh đã mang hình ảnh của Sơn Tây vào đầy ắp những thi phẩm của mình. “Em từ thành Sơn chạy giặc về - Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm - Cách biệt bao lần quê Bất Bạt, Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì - Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn. Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng ...” Nhưng thực ra quê hương Quang Dũng không phải là Sơn Tây, mà là Hà Đông. Quang Dũng đã lớn lên trong căn nhà nằm ở ven con đê Hiệp, thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông. Đúng như thế. Nhưng tại sao trong thơ của Quang Dũng lại chỉ nói đến Sơn Tây mà ngược lại không tìm thấy hình ảnh nào của Hà Đông cả. Để hiểu nguyên nhân trên, có lẽ phải lấy Hà Nội làm khởi điểm.
Hà nội có năm cửa ô, hướng về năm ngả. Nếu Bến Nứa qua cầu Long Biên để sang Bắc Ninh, Ngã Tư sở để đi Hà Đông thì Cầu Giấy để đi Sơn Tâỵ Và đúng giữa con đường Sơn Tây - Hà Nội là Đan Phượng, quê hương của Quang Dũng. Do đó, mặc dầu về hành chánh, Đan Phượng thuộc Hà Đông, nhưng nó nằm trên con đường về Sơn Tây, nên ấn tượng về Sơn Tây đã có sẵn trong lòng mọi người khởi hành từ Hà Nội . Hơn thế nữa, Đan Phượng, mặc dầu thuộc Hà Đông, nhưng lại là nơi giáp ranh với Sơn Tâỵ Vì Hà Đông và Sơn Tây được phân cách bằng con sông Đáỵ Mà sông Đáy thì cạn, mùa nắng, sông Đáy người đi chợ có thể lội qua, các dải cát có lẽ chỉ làm đôi bàn chân các cô thiếu nữ hơi nóng lên một chút, để đi cho maụ Vậy thôi, sông Đáy không là ngăn cách nào đáng kể. Và ngay cả mùa nước lớn, sông Đáy cũng không saọ Vì nước từ Hồng Hà cuồn cuộn đổ về đã có đập cầu Phùng chặn lạị Chỉ trừ khi đáy vỡ, đê vỡ sông Đáy mới gây nên sự cách biệt giữa Sơn Tây và Hà Đông ở đoạn khởi nguồn (vì ở hạ lưu thì khác, sông Đáy khá sâu và khá lớn).
Đó là xét về yếu tố hành chánh và địa dư. Nhưng trên thực tế, người dân Đan Phượng đã kể mình như người Sơn Tâỵ Vì ở đó mọi người như đã hít thở cái không khí từ Sơn Tây thổi về, đêm nằm nghe tiếng sông Hồng cuồn cuộn chảy vào những mùa nước lũ, hoặc trong những đêm thanh vắng, nghe nước êm đềm chảy giữa những bãi nứa bên ven sông Đáy, Quang Dũng sinh ra và đã lớn lên ở đó, nên anh đã cảm xúc và mang hình ảnh của Sơn Tây vào trong tác phẩm của mình.
II.
Để hiểu rõ hơn, có lẽ phải vào thăm căn nhà của Quang Dũng một lần cho biết. Tôi xin bắt đầu thế nàỵ Cách đây hơn hai mươi năm, tôi từ Nứa mới tề (*), ra Phùng để đón anh tôi từ Hà Nội xuống. Qua cánh đồng làng, lên con đê Hiệp, qua một bãi dâu và nhiều ruộng mía, lội qua con sông Đáy cạn leo lắt một dải nước trong, tôi đã nhìn Phùng với một niềm xúc động lớn. Vì Phùng (hay Đan Phượng cũng thế), từ nhiều tháng qua đã là mối khiếp hãi của vùng tôị Phùng có khẩu trọng pháo lớn rót vào các vùng phụ cận, Phùng phát xuất những cuộc hành quân càn quét bao quanh. Vậy mà bây giờ tôi đang bước đến Phùng. Nhưng ở đó sẽ có anh tôi từ Hà Nội xuống, có tin tức của thầy tôi và cả nhà bác tôi nữạ Vui mừng lẫn lo sợ tràn ngập trong lòng. Khi trèo lên con dốc cao đầy những đá tai bèo của con đê Phùng, tôi đã được hướng dẫn tới một căn nhà ngay cạnh chợ. Ở đó có cửa hàng đại lý gạo, muốị Đó là nhà cụ Tổng. Vừa bước vào nhà, tôi đã nghe thấy tiếng anh tôi hát vòng vọng từ trong rạ Bước xuống ba bực thềm, vào cái sân lát gạch Bát Tràng đỏ tía, mát lạnh cả chân, tôi đã thấy anh tôi mặc đồ tây, đứng trên bực cửa căn nhà khách. Anh em tôi đã đoàn tụ sau bao nhiêu tháng tản cư lưu lạc tại đó. Tôi đã bắt đàu cỡi bỏ bộ quần áo nâu vùng giải phóng để ra Hà Nội học lại, tại đó. Và cả sau này nữa, cái bến nghỉ chân của tôi mỗi lần từ Hà Nội về quê chơi, cũng tại đó: Nhà cụ Tổng - Phùng. Và chính là căn nhà của Quang Dũng.
Phải rồi, ở trên tôi đã nói về căn nhà ấy từ khi bước vào tới cái sân nhỏ giữa hai căn nhà. Tôi xin kể tiếp. Căn nhà khách phía bên trái gồm có hai phòng lớn. Một phòng nhỏ ở đầu nhà. Khi ấy căn nhà đó đã được lịnh tiêu thổ kháng chiến, phải phá đi từng gác, nhưng những đà lim tím đen còn để nguyên. Căn nhà ngoài cùng có cửa lớn ăn ra ngoài lộ đã đóng kín. Tôi đã nằm những ngày chủ nhật trong căn buồng nàỵ Ngửa mặt nhìn lên, chỉ thấy ngói phơi màu hồng mốc trắng và những màng mạng nhện giăng mắc khắp nơị Tường vôi màu xanh đã nhạt. Ở một góc tường cao, nếu đứng từ trên sàn gác, thì vừa tầm tay, có một bức tranh vẽ lên tường. Cao quá, và bụi quá, tôi không nhìn rõ, vả lại bây giờ tôi cũng đã quên lấp đi nhiều, tôi không biết bức tranh ấy vẽ hình ảnh gì. Hình như cảnh một buổi chiều nào đó trong vườn câỵ Cụ Tổng (mẹ của Quang Dũng) bảo, của anh Diệm (**) anh ấy vẽ đấỵ Và còn một bức nữa ở trong căn buồng ở đầu nhà, cũng đại khái như vậỵ Căn buồng này chị H. ở nên tôi không dám vào thăm. Căn buồng đó có một khuôn cửa sổ mở ra sân saụ Sát đó là một bể nước mưa lớn. Từ căn buồng này có thể nhìn ra bãi mía bên kia con ngòi sát nhà, và thấy núi Ba Vì ở mãi tận phía xạ Căn buồng ấy ngày xưa anh Diệm (tức Quang Dũng) đã ở. Có lẽ căn buồng này, khuôn cửa sổ này đã là con tim, và đôi mắt người thơ hướng về Sơn Tây, hít thở cái không khí của Sơn Tây, và sau này mang các hình ảnh của Sơn Tây vào thơ.
Ở cái sân sau đó, rộng thênh thang. Có cây lựu ở sát bể nước. Một cây đu đủ rất nhiều tráị Và ở góc vườn kia có một cái chuồng gà. Và cũng ở khoảng sân đó, buổi chiều, tôi đã ngồi với L. (em trai của Quang Dũng), nhìn nước chảy dưới chân, gió mát lâng lâng từ đâu xa lướt trên ruộng mía thổi về. Và cũng từ đó tôi cũng đã thấy Ba Vì in lên nền trời xanh thẳm có mây vươn lên đỉnh caọ Và cũng từ đó, những khi đêm xuống, tôi đã cùng cụ Tổng, chị H., chị Đ., và L. đếm từng tiếng đại bác từ đồn Phùng bắn đi, rồi cùng lắng nghe tiếng nổ âm vọng lại từ nơi nào xa thẳm trong kiạ Ở đó, biết có anh Diệm không. Những đêm như thế, cụ Tổng thường thắp nhang trên bàn thờ ở ngoài sân cầu Trời Phật phù hộ độ trì cho anh Diệm. Nhất là sau này, anh rồi cũng lại phải động viên, mỗi lần tôi về quê, ở nán lại Phùng chơi với L., cụ Tổng lại thêm xót xạ Cụ thường nói ''Anh em đứa bên này, đứa bên kia, giữa trận mạc nếu gặp nhau sao mà nhận mặt''. Những lúc như thế, chị H. thường dẫn cụ Tổng vào nhà, thế nào cụ cũng mệt, thở dốc và họ
III.
Cũng thời gian này, thời gian cuộc chiến đang mãnh liệt và đang hồi kết thúc, lâu lâu tôi lại được tin người từ ngoài về nói với cụ Tổng mua cho anh Diệm cái đồng hồ, cái bút máy, hay các vật dụng cần thiết khác. Và cũng chính thời gian đó, tập thơ chép tay của Quang Dũng từ ngoài đó cũng được gửi về.
Tôi đã lật từng trang, đọc từng bài và xem một vài bức vẽ phụ họạ Thơ Quang Dũng đã được anh em tôi thích thú từ đó.
Trong những bài thơ của Quang Dũng, có lẽ làm cả nhà xúc động nhất là bài "Đôi mắt người Sơn tâỵ" vì trong đó có nói đến;
"Mẹ tôi em có gặp đâu không.
Những xác già nua ngập cánh đồng.
Tôi cũng có thằng con bé nhỏ.
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông".
Niềm lo âu của Quang Dũng qua những câu thơ trên, đã làm cả nhà thương cảm. Ở trong vùng tề, cụ Tổng và đứa con của Quang Dũng sống tương đối an toàn và sung túc.
Riêng cháu Quang Dũng (nhà thơ đã lấy tên con làm bút hiệu), thì ít khi tôi gặp mặt. Thỉnh thoảng trong những ngày giỗ chạp, một năm đôi lần, tôi mới thấy chị Diệm đưa cháu Quang Dũng về thăm nhà. Lúc ấy cháu Quang Dũng độ bảy tám tuổi, mặt mũi rất khôi ngô. Còn chị Diệm, bây giờ tôi không còn nhớ được mặt mũi ra sao nữạ Chỉ biết là một người đàn bà mỏng manh và khá caọ. Chị thường mặc áo màu nâu, buồn. Tôi chưa lần nào tiếp chuyện với chị.
Tôi có cảm tưởng thật khó nói, buồn buồn khi nhớ lại hình ảnh của chị. Chị như một cái cây, tự lắp mình đi trong giữa đám rừng. Sự lặng lẽ, cô đơn như đã bủa vây thật chặt, thật kín, làm chị không còn gần gũi được với aị Tôi cũng không được nghe, không được biết anh Diệm đã lấy chị trong trường hợp nàọ Cả trong những bài thơ của anh, tôi cũng chưa thấy có dòng nào nói đến người vợ đáng thương nàỵ.
IV.
Sau này khi cụ Tổng và cả gia đình vào Nam, tôi có lại thăm mấy lần ở miệt nhà thương Cộng Hòạ Lời mà cụ Tổng nói với chúng tôi là: “Hôm anh Diệm về, có hai người đi kèm. Anh chỉ nói với mẹ một câu ngắn rằng mẹ đi đị. Thế thôi”. Thế là hết , bao nhiêu năm chờ đợi, bao nhiêu năm thương nhớ giữa mẹ con tưởng sắp đoàn tụ, bỗng lại phải chia lìa . Từ đó cụ Tổng cứ buồn bã, yếu đi rồi mất. Cho đến hôm nay, cụ mất có lẻ đã hơn mười năm.
Tôi ngồi viết lại những giòng này trong sự bùi ngùi và nhớ tiếc. Xin cho tôi được coi những hàng chữ này như những nén hương dâng lên cụ Tổng. Xin cho tôi được gửi chị H, L và các cháu những lời thăm hỏi . Phải không chị H. Bên căn nhà ngang, tụi em quên thế nào được những bữa cơm giản dị, mà thật ngon, nhất là món thịt xốt cà chua Rồi những ngày ở Hà Nội nữa .
Thấp thoáng mà đã mấy chục năm quạ Mau quá hả chị H ? Cháu Dũng chắc đã lớn lắm rồi . Biết nó có phải vào Nam đánh nhau không. Cuộc đời cứ lẩn quẩn mãi trong vòng oan nghiệt của chém giết nàỵ Biết bao giờ cho dứt .
Biết bao giờ tụi mình được trở về Sơn Tây, ngồi ở khoảng sân sau, nhìn qua bãi mía, thấy núi Ba Vì ở mãi tận nơi xa ...
Saigon, tháng 11, 1971
PHAN LẠC TIẾP
------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét