Tiểu sử Thái Tuấn
Thái Tuấn tên thật là Nguyễn Xuân Công,
sinh ngày 11-9-1918 tại phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, Hà Nội
trong một gia đình công chức khá giả.
Đồng tuế và đồng môn với họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm.
Anh có vào học trường Mỹ Nghệ Gia Định,
và theo lớp dự bị tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội, cùng khóa với Phan Tại, Đặng Thế Phong, khoảng 1938-1940, rồi bỏ dở
Hoạ sĩ Thái Tuấn từ trần tại SÀI GÒN:
[ ngồi đầu hàng, từ trái sang ]
Hoạ Thái Tuấn 90 tuổi, đã từ trần lúc 13 giờ ngày 26-9-2007 tức ngày 16 tháng tám năm Đinh Hợi.
Trong gần một tháng vừa qua, lão họa sĩ đã nằm tại bệnh viện. Nhưng đến trưa ngày 26-9, ông đã được đưa về nhà và mất trên đường về nhà riêng tại số 150/31/5 Đường Lý Chính Thắng, Quận 3, TP. Sài Gòn.
Lễ viếng bắt đầu lúc 10 giờ ngày 27-9-2007 tại nhà thờ Tân Định, Q1, TP. Sài Gòn. Lễ động quan cử hành lúc 7 giờ sáng ngày 29-9-2007, hoả thiêu tại Bình Hưng Hoà.
Hoạ sĩ Thái Tuấn sinh năm 1918 tại Hà Nội.
Sau năm 1975, đã có thời gian ông định cư tại Pháp.
Nhưng năm 2006, ông trở lại Sài Gòn sống cùng các con, tiếp tục sáng tác và đã có vài cuộc triển lãm tại Sài Gòn.
Triển lãm cuối cùng của lão hoạ sĩ Thái Tuấn được mang tên “Về Nguồn”, từ ngày 9 đến 21 tháng 12 -2006, tại Phòng tranh Tự Do đường Hồ Tùng Mậu Sài Gòn.
Tính theo thời gian và không gian, sáng tác của hoạ sĩ được chia làm 3 giai đoạn: Trước năm 1975 tại Sài Gòn;
sau năm 1975 ở nước ngoài
và từ 2006 ở VN.
Toàn thể họa sĩ Việt Nam Xin chia buồn cùng tang quyến, cầu chúc linh hồn lão hoạ sĩ an nghỉ vĩnh hằng.
Mọi liên hệ với tang gia xin liên lạc về địa chỉ trên,
điện thoại cho Thái Vân : 090816908
==============
lời viết thêm:
- Sáng 21/7/2022, ghé quán Cà Phê do anh Kỳ lảm chủ ;
( thứ nam hoạ sĩ Thái Tuấn)-- thì được biết bố anh sinh năm 1916. ).
Anh Kỳ kể nhiều chuyện thú vị về nghề của bố, chuyện bạn bè văn chương -- chẳng hạn về Thế Phong thì:
" ...Thế Phong chẳng nể ai, sợ ai cả, đến "thầy Quỳnh của Hàn Thuyên "( sau 1954, là" thầy văn chương của một số nhà văn,thơ Sài Gòn" -- anh ta cũng " phang ") , Thế Phong viết " Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh" thành sách.( Sài Gòn 1964).
' Thầy Quỳnh " thời hậu chiến ở Sài Gòn, được coi như " 'thầy văn chương' của báo chí và một đa số văn nhân, thi sĩ miền Nam sau 1954. "
" Thầy Quỳnh" mở " Đàm Trường Viễn Kiến" tiêp nhận anh em báo chí, văn nghệ đến nhà ( đường Phan Thanh Giản, gần Chùa Từ Quang/ thượng toạ Thích Minh Châu) tham vấn văn chương, hội hoạ; được phép mở " cuốn sổ lớn đóng gáy da" để ở bàn nhỏ, tha hồ phóng bút về mọi vấn đề về văn chương, nghĩa lý. "
Nhóm Quan Điểm Mới , có mặt Vũ Khắc Khoan, nhà văn Mặc Đỗ, luật sư Nghiêm Xuân Hồng ...,nhóm Sáng Tạo có Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, luật sư Trần Thanh Hiệp, Doãn Quốc Sỹ ..., nhóm Văn Nghệ của Lý Hoàng Phong, Dương Nghiễm Mậu ..., nhóm Trình Bày có Thế Nguyên, các nhà báo thì nhiều, kể tên không xiết: nhà báo chủ nhiệm Lý Đại Nguyên, Lê Văn- Vũ Bắc Tiến , nhà báo Thành Nam ( báo của giáo phái Hoà Hảo), nhà báo ,viết kịch Minh Đăng Khánh ,nhà báo, cựu bộ trưởng Thông tin Phạm Xuân Thái, nhà báo, thi sĩ Hồ Nam- Vương Tân v.v... -- và bạn bè làm báo của nhà báo Duy Sinh ( trưởng nam của" thầy Quỳnh") v.v...
Anh Kỳ kể chuyện các hoạ sĩ tài danh miền Bắc, Dương Bích Liên vào Sài Gòn ăn , ở hàng tháng tại nhà, bố anh đài thọ chu đáo, sai anh đi mua"cái đài "( radio) mới toanh tặng , khi ông bị mất" cái đải vật bất ly thân".
Bố anh sống rất chân thật với bạn bè văn chương, hội hoạ. ( anh liền mớ máy tính bảng cho tôi xem một số tấm tranh ,
'"bố anh vẽ' về các cô gái thôn quê miền Bắc trước 1954" ' đẹp, độc đáo, mầu tím chủ đạo". Có một bức tranh của bố anh, được cụ Nguyễn Mạnh Đan tặng lại ( đang treo tại nhà) -- đó là bức tranh cụ mua ngay từ lúc đầu Sài Gòn mới được giải phóng . Khi đó, đa số văn nhân, tài từ Sài Gòn lâm váo tình trạng đói rách, hình như chỉ cụ Đan là người" rủng rỉnh xu hào, ra tay tế độ mua tranh giúp đỡ các hoạ sĩ, trong đó có bố anh. "
Bố anh nhắc tới 'tên cao bồi văn nghệ Thế Phong' , ông cười rúc rích :
" ... đó là một văn nhân tài tử phá phách hàng đầu trong nền văn chương miền Nam sau 1954. Ăn mặc rất điệu đàng, áo sơ mi trắng, cà-vạt thắt trễ, húp píp, uống cà phê ở Continental, nghếc mắt nhin bầu trời, chẳng coi ai ra gì, thì phải ? - nhưng phải có Thế Phong thì không khi văn nghệ ở Sài Gòn mới có sự xôi động !!! ".
-riêng tôi, mỗi khi có người hỏi địa chỉ Thế Phong, tôi cười cười, trả lời:
"... liệu ông ta có tiếp không?" -- chàng Việt Kiều Mỹ, nguyên chủ nhiệm báo Văn Học Phan Kim Thịnh đi cùng Lê Văn Nghĩa ( báo Tuổi trẻ) đến đây hỏi số nhà của Thế Phong "-- chẳng hạn vậy
.
- thì, buổi sáng ngày 27/ 11/ 2019, có 2 khách, chuông reo ầm ỹ -- vợ tôi đi ra, mời 2 khách vào nhà.
Người khách gặp lần đầu, chính là nhà báo, nhà văn Lê Văn Nghĩa.
Giờ thì cả 2 đã ra đi, Lê Văn Nghĩa đi trước, Phan Kim Thịnh đi sau , còn nhớ đó là ngày 4/6/ 2022.
Phan Kim Thịnh thường " nổ" , một tác phẩm của tôi, chẳng hạn cuốn Trần Lệ Xuân ( 100 triệu VND) ; cuốn sẽ viết về nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo , một lái sách cũng đòi trả bản quyền 100 triệu v.v... , ...
-- cho đến ngày 4/6/ 2022, Phan Kim Thịnh qua đời trong sự nghèo túng, khiến chủ tịch Hội Nhà văn Tp. HCM phải đứng ra tổ chức tang lễ, đưa về an táng ở Nghĩa Trang Cử Chi .
- chuyện bán bản quyền sách, thì Phan Kim Thịnh " nổ" nghe sướng lỗ tai, đến lúc chết mới lộ ' bản chất nghèo túng.'.
Có lần, ngồi cà phê ở đây, Phan Kim Thịnh tung tin :
" tôi ở Mỹ về, đã nghe tin " thằng Thế Phong chết rồi phải không '?"
-- " tin'vịt ' đấy, tôi vẫn gặp ông & bà ấy đi chợ Tân Định mà !"- -- lời nói của Kỳ, chủ quán, trả lời Phan Kim Thịnh.
Cảm ơn bà chủ quán CÀ PHÊ KHÔNG TÊN ( đường Bà Lê Chân/Tân Định) pha ly cà phê sữa ( thêm 50 VND, sau thời hậu Covid ) ngọt giọng, thơm lừng -- tôi lại còn được nghe nhiều chuyện " hậu trường văn nghệ, văn gừng Sài Gòn một thời "-- thứ nam hoạ sĩ tài danh Thái Tuấn, kể .
ĐINH BẠCH DÂN/ Sài Gòn, 21/7/2022
( bài tu chỉnh: 23/ 7/ 2022)
=========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét