Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

đọc thêm: " sáng " CÀ PHÊ ' NÂU' / Tân Định "/ Thế Phong -- Virgil Gheorghiu 02/ 12/ 2016.

 


THỨ SÁU, 2 THÁNG 12, 2016

sáng "cà phê NÂU " Tân Định .../

 Thế Phong

                                                          Thế Phong 
                        MM      ngồi trong quán cà-phê' Nâu' sáng 2/12/2016 .

                                                    (ảnh:  Đỗ Thông) 

  
                          
                                                THẾ PHONG
\

                           
Dec. 2rd, 2016/ 10 AM


Cậu trai út đến rủ bố đi cà- phê: 


"... hôm nay con không đứa bố đi Starbucks hay Highland Coffee nữa; mà, đứa bố đến một quán rất đẹp, yên tĩnh, gần nhà.  Bố có biết quán 'Nâu' nằm trên đường Huyền Quang, vị thiền sư nay được đặt tên đường từ năm 1956 -- đướng nhỏ, ngắn nhất của Saigon Hòn Ngọc Viễn Đông." [tên Tây , trước năm 1956: Génibrel)

 Một căn nhà hẹp bề ngang, chiều sâu dài hun hút, xây mới từ một, hai năm nay.  

" cà phê uống được không bố?"

  "cà-phê không hợp khẩu vị là bao; cảm ơn chỗ ngồi đẹp; và, giúp bố sống lại một kỷ niệm đáng nhớ, từ 62 năm trước."

             
  1

 Con đường này nhắc tôi nhớ một kỷ niệm. 

 - thằng bạn tôi tên Nguyễn Ngọc Tú -- năm 1954, chàng  là công cán ủy viên bộ Thông tin - Tuyên truyền (thời tổng trưởng Pham Xuân Thái ), làm chủ một căn nhà trên đường Huyền Quang.

Năm 1954, Ngyễn Ngọc Tú là công cán ủy viên tổng trưởng Thông tin & Tuyện truyền Phạm Xuân Thái (nội các Ngô Đình Diệm)

 Lợi dụng sự tin cậy của tổng trưởng Thái, Nguyễn Ngọc Tú in cuốn 'Tại sao tôi di cư Hùng Thanh (bút danh khác  thi sĩ tiền chiến Bàng Bá Lân) -- in số lượng lớn, kiếm được vài trăm ngàn VND.
 (thời kỳ này 1 đô-la Mỹ đổi được35 VND)

  Lúc ấy, bộ Thông tin có một cố vấn Mỹ duy nhất, tay công cán ủy viên Tú thường giao thiệp với tay cố vấn bằng bút đàm. Và, nhờ món tiền kếch sù bán 'Tôi di cư vào Nam/ Hùng Thanh'; ngoài tiền chia cho tác giả -- Tú mua được một căn nhà ở số 26 (?) đường Huyền Quang/ khu Tân Định (Saigon 1) -- một con đường ngắn, nhỏ nhất Saigon-Chợ Lớn. (nhà chỉ có 1 mặt đường, mặt kia là tường xây trường Mẫu giáo 7 cái đình lớn + nay thêm tiệm cà- phê mới xây).    

  Nguyễn ngọc Tú không nói được tiếng Anh, mỗi khi cần nói chuyện với cố vấn Mỹ; anh ta chỉ bút đàm trên giấy; rồi ngước mắt, ra dấu hỏi đối tác có hiểu không? Tất nhiên hiểu; vàty cô vấn Mỹ rất nể phục đối tác bút đàm, viết Anh ngữ rất chuẩn. 

Nguyễn Ngọc Tú được tổng trưởngPhạm Xuân  Thái trao quyền hạn giao dịch với báo chí bên ngoài; từng cấp 'bông giấy'
(giá trợ cấp, rẻ mạt) cho một số nhật báo xuất bản ở Sài Gòn -- có điều kiện (ủng hộ chính phủ Ngô Đình Diệm); kể cả một tờ nhật báo bán rất chạy ở Sài Gòn, bằng lòng bóc một bài 4 cột; thay vào đó là một bài viết của bộ đưa vào.

 Tay công cán ủy viên còn có quyền đề nghị một tay viết báo ở Hà nội di cư vào Sài Gòn, nếu bằng lòng làm 'bồi bút'; anh ta có thể đề nghị tổng trưởng ký giấy phép cấp manchette+ 'bông giấy báo'  & tiền tài trợ. Tay công cán ủy viên còn nhiều trò khác làm ra tiền; có kẻ 'ghen ăn tức ở' ;đã phát ngôn 'nhất lé nhì lùn'; thì Tú Lé chiếm giải quán quân; 'xu hào rủng rỉnh'.

 Giám đốc báo chí, ông Nguyễn Mạnh Nhụ hỏi tôi, (Tùy viên báo chí)

" ...có phải tay công cán ủy viên Tú, có chân trong đảng Việt Nam Phục Quốc Hội [Cao Đài] của ông tổng trưởng không? chẳng như ông công chức chính ngạch Phan Văn Thức cũng là Cao Đà; được mời về làm giám đốc Nha Tuyên truyền &  tay viết bình luận Lê Bình Tăng (sau này là nhà báo & nhà văn Lê Xuyên)& một ông viết bình luận chính trị khác, ông Nguyễn hoàng Tâm luôn luôn ngậm' ống vố to tổ bố' -- (họa sĩ Vị Ý) có phải cũng là Cao Đài không? Sao các ông ấy không được ông tổng trưởng trọng dụng, như ông công cán ủy viên Nguyễn NgọcTú nhỉ?' 

(tôi chỉ ầm-ừ, trả lới nước đôi). 

 Chẳng bao lâu, khoảng chừng tháng 6/1955; ông tân tổng trưởng thông tin + tuyên truyền Trần Chánh Thành lên thay thế-- chúng tôi, 'bộ sậu' cựu tổng trưởngPhạm Xuân Thái phải ra đi; còn công chức chính ngạch như ông Phan Văn Thức thì vẫn ở lại bộ; ít lâu sau được thuyên chuyển về làm gíám đốc một bộ phận thuộc bộ Canh Nông. 

Thế là  cựu công cán ủy viên cũng ra đi;  'họa vô đơn chí' xập xuống; chàng bị thất tình:

"  ...Nàng là một cô giáo người Bắc, nhà ở gần ngay nhà Nguyễn Ngọc Tú -- đường Génibrel .(sau 1956, đổi tên đường Huyền Quang/ Tân Định).

  Cô giáo có chồng, chồng nàng ra bưng kháng chiến.  Nàng ở Sài Gòn dạy học; sống với 2 đứa con nhỏ & bà mẹ; chờ đợi chồng trở về.  Cô giáo trung thành với chồng.  Chiến tranh chấm dứt, đất nước chia đôi; (tháng 12/1954) chồng nàng từ Đồng Tháp Mười tập kết, lên tàu Ba Lan ra Bắc.

  Thấy chồng không chịu trở về, cô giáo thất vọng.  Nàng trao trái tim cho Tú -- (khi ấyNguyễn Ngọc Tú ăn diện; sơ mi Valisère hàng ny-lông mới, từ Pháp sang; bán ở tiệm đồ đàn ông 'mode' đắt nhất thời đó trên đường Tự Do; dùng đồng hồ mặt đen, mũ Mossart, cặp da nâu bệ vệ; máy chữ 'portatif',... hút thuốc lá Mỹ Philip Morris Kingsize, bật lửa 'Dupont', ăn cơm Tây, uống rượu  vang.v.v. ... ).

 Nhưng cuộc tình của họ gặp trắc trở; dường như bà mẹ không bằng lòng.  Cô giáo tự tử chết; bỏ lại mẹ già & 2 con thơ. ...

  Từ cái chết bi thảm của cô giáo --  thì, Nguyễn Ngọc Tú đã không còn là công cán ủy viện Bộ Thông Tin nũa,  bắt đầu 'xuống dốc' không phanh'. 

  Anh ta nằm luôn trong một nhà bán thuốc phiện ở hẻm Monceaux/ Tân Định; (1956, đổi thành đường Huỳnh Tịnh Của nối dài) rồi bán dần dần đến đồng hồ, máy chữ, cặp da,... để trả tiền hút.  Tú ra khỏi nhà đó, với 2 bàn tay không  & bệnh nghiện hút nặng..." (*)

--------- 
*  Hoàng Hải Thúy/ 'Bố Già Ngọc Thứ Lang'
  -- www.hoanghaithuy.wordpress.com/


Trước khi Ngọc Thứ Lang dịch The GodFather, đã có một tay dịch The GodFather (bản dịch Pháp ngữ) đăng feuilleton trên báo Chính Luận; lại không được độc giả đón nhận; đành bỏ dở dang.

- tới năm 1972, một tay quản lý báo chí, tên Nguyễn Đức Nhuận (tránh quân dịch, làm binh nhì  tài tử', đóng đô  ở một cơ sở Phật Giáo Tuyên Úy); đã đưa bàn The GodFather cho Nguyễn Ngọc Tú,

" ... chữ 'Bố Già' dùng để dịch The GodFather; đã thấy Ngọc Thứ Lang xứng là cao thủ.  Bởi  bản Việt ngữ', Ngọc Thứ Lang 'còn' chế ra nhiều từ; mà sau này đã đi thẳng ra xã hội; trở thành câu nói cửa miệng của dân chơi. 

- chữ 'The Don' (tên nhân vật Don Vito Corleone') dịch thành 'ông Trùm', nghe thật đã. 

 Và, cũng chữ đó; để miêu tả các thành viên gia đình 'Don Vito Corleone'; khi nói chuyện với nhau; thì được dịch là 'Ông Già'.

  Còn nữa, ai có thể dịch 'The Turk' thành 'thằng Đường Thổ'; để nghe cho đúng  giong giang hồ. . 

 Bản tiếng Anh; chỉ là 'I' với 'You'; khi ông Trùm nói với mấy ông già gốc Ý; thì được dịch 'Tôi với Bạn'. 

 Cách dịch này dường như thể hiện được thâm ý ông Trùm, 'muốn cho người đối diện luôn có cảm tưởng sợ hãi mơ hồ; càng lúc càng cảm nhận được vẻ dáng tộn kính đối với ông Trùm.

 Còn khi ông Trùm nói với đám đệ tự; thì,'I' với 'You' được chuyển thành 'Tao với Mi'.  

Một cách chính xác, Ngọc Thứ Lang không chuyển ngữ; mà phóng tác; nhưng phóng tác của ông không đi quá xa nguyên tác.  ...  Chẳng hạn, ngay từ đoạn đầu vào truyện; Ngọc Thứ Lang đã đưa kỹ thuật 'dịch-phóng-tác':

" Amerigo Bonasera sat in New York Criminal Court Number 3 and waited for justice; vengeance on the men who had so cruelly hurt his daughter, who had tried to dishonor her" . (nguyên tác Mario Puzo).

-  bản Việt ngữ  Ngọc Thứ Lang:

"... Amerigo Bonasera có việc ra Tòa. Tòa Đại hình Nữu Ước, Phòng 3; để nghe công lý phán xét, trừng trị 2 thằng khốn nạn can tội bạo hành, toan cưỡng dâm con gái lão. Cụm từ 'có việc ra Tòa' nghe 'đã-cực-kỳ'; rồi còn '2 thằng khốn'; thật quá tuyệt! 

hoặc:

"... On this Thursday morning, for some reason, he awoke early.  The light of dawn made his huge bedroom as misty as a forgy meadowland.  Far down at the foot of his bed was a familiar shape and Woltz strughled up on his elbows to get a clearer look.  It had the shape of a horse's head.  Still groggy. Woltz reached and flicked on the night table lamp.  The shock of what he saw made him physically ill.  It seemed as if a great sledge-
hammer had struck him on the chest, his heartbeart jumped erratically and he became nauseous.  His vomit spluttered on the thick bear rug ... "

          - bản Việt ngữ  tài tình của Ngọc Thứ Lang, thì : 

"... Sáng thứ 5, không hiểu sao lão thức giấc sớm hơn thường lệ.  Cả một căn phòng rộng mênh mông như còn phảng phất hơi sương.  In hình 73 cuối giường một dáng dấp quen thuộc quá !  Vội chống cùi chỏ ngồi lên chú mục nhìn.  Thì ra, một cái đầu ngựa!  Còn ngái ngủ, tay lão quờ quạng bật đèn.  Ôi chao ánh đèn nháng lện cho thấy rõ mồn một.  Woltz chết lặng người, như vừa lãnh một cú buá bổ vào đúng giữa ngực, tim nhảy loạn xạ; và, cứ thế mà nôn ọe.  Coi, con  Khartoum ! ..." (...) .

 Để biết thêm về 'sư phụ' Ngọc Thứ Lang, xem  thêm: 
                                          
 http//hoanghaithuy.wordpress.com/ .../10/bo-gia-ngoc-thu-lang(*)


---------
*   http://drnihonian.wordpress.com/2015/01/06/doc-lai-bo-gia-ngoc-thu-lang-voi-long-nuoi-tiec/


2


"Sau 30-04-1975, Ngọc Thứ Lang bị bắt đi 'phục hồi nhân phẩm' ở  Trung tâm Cai nghiện Ma túy.(nằm trong khuôn viên Fatima ở Bình triệu).  Rồi một hôm, có một ký gỉa ngoại quốc đến thâm Trung tâm Fatima; ngạc nhiên khi thấy Nguyễn Ngọc Tú thân tàn ma dại; đang đứng trước mặt nữ ký giả, chính là dịch giả cuốn 'GodFather/ Mario Puzo.' .

   Cô nhà báo không tin; bèn xin Trung tâm cho phép dịch giả về Sài gòn; mang bản dịch BỐ GIÀ lên Trung tâm Cai nghiện Fatima  -- nhìn thấy sách,  cô ký giả phương Tây mới tin là thật. ..."

                     (Sổ tay Nguyễn Xuân Hoàng/ Về Ngọc Thứ Lang,
                                dịch giả cuốn The GodFather/Mario Puzo)

Ngọc Thứ Lang qua đời ở Trại  Cải Tạo Lao Cải, tỉnh Phú Khánh (Trung Bộ)  năm 1979; khi chưa qua tuổi 50, không vợ, không con.
 
            (theo Hoàng Hải Thủy)


  trái qua, hàng trên:

- nhà văn Lý Lan [ 1957-   (Mỹ )
 
    - Thế Phong và vợ (ảnh: Mạnh Sinh)

-  Thế Phong ngồi ở Café Tùng/ Dalat
phía sau, tranh Vị Ý ).


                                                       trái qua, hàng thứ 2: 


                     -  nhà văn Thanh Hữu (chết ), nguyên chủ bút tuần báo Việt Chính
                                                               -Thế Phong 
                                     -  nhà văn Hoàng Hải Thùy [1933-   / Mỹ   ] 
                                    -  dịch giả Nguyễn Đắc Sơn [1931-   / Mỹ ]
 
                                                       trái qua, hàng thứ 3:
 
                                  - nữ thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương [1937 -  2022  ] -
                                 - Vân Nương - Trần Thị Vân Chung [1919-  2015]
                                                               - Thế Phong

                                                       trái qua, hàng thứ 3:

                                                           - Thế Phong
                                         - nhà phê bình Thượng Sỹ-Nguyễn Đức Long (chết)-
                                                         - nghệ sĩ Hoàng Thư (chết) 
                                                           - Thế Phong


                                                        (tư liệu ảnh: TP)


Tác phẩm đầu tay Mario Puzo viết là The GodFather (Bố Già) đạt kỷ lục sách bán chạy lên tới con số 21 triệu cuốn; chỉ xếp hạng sau 'Cuốn theo chiều gió'/ Margaret Mitchell. 

 Tiếp, phim 'Bố Già' còn được trình chiếu trên màn bạc Hollywood, lại lập kỷ lục chưa từng có. ... Giới truyền thông, báo chí Huê Kỳ phỏng vấn; tác giả Mario Puzo bày tỏ, 

... Chẳng lẽ cái gì chưa hái ra tiền; thì, chưa có giá trị sao?  Dầu sao với tôi; thì, 'The Fortunate Pilgrim' / 
Đứa con của Bố Già'bản  Việt ngữ :  XUÂN HUYỀN (*),  in trước 1975) vẫn là cuốn truyện duy nhất mà tôi thích..."

------------
(*)- bút danh  ĐÀM XUÂN cẬN (Bt) .
 

 Mario Puzo qua đời ở Long Island (New York) vào tuổi 78. 

    - bìa 4  Qua cơn ác mộng/ The Fortunate Pilgrim 
   -bản Việt ngữ : Đàm Xuân Cận ( Nxb Thanh Niên tái bản , 2003.) 

                       'The Fortunate  Pilgrim / Qua Cơn Ác Mộng
                                                 Đàm Xuân Cận  dịch
                                                     

                                                    Qua Cơn Ác Mộng
                                           bản Việt ngữ :  Đàm Xuân Cận

                                                                (bìa: 4)
                                     (Nxb Thanh Niên tái bản đổi tựa, Hànội 2002)
 
3

 Chúng tôi vào quán; có lẽ 2 khách đầu ngày.  Thong thả chờ 2 ly cà-phê được bưng ra; ly cà phê sáng với tôi bữa nay không là nhu cần thường ngày-- mà; chính là kỷ niệm với tay công cán ủy viên Nguyễn Ngọc Tú 
(bút danh Ngọc Thứ Lang) có một thời gian chúng tôi cùng làm việc dưới trướng tổng trưởng Pham Xuân Thái, ở bộ Thông tin & Tuyên truyền.

Riêng tôi được quen nhiếp ảnh tài danh Nguyễn Cao Đàm + giám đốc Phan Văn Thức (viết báo 'tài tử' ký Phan Thanh (và, toàn bộ bản thảo viết tay của tội gửi; được đưa về quê nhà ở  thị xã Long An, quê anh; để cất giữ.).

 Anh đi học tập, không thấy trở về; và, tủ sách rất qúy giá của anh & tất cả bản thảo của tôi [chắc là] đã bị thiêu hủy trong ' chiến dịch đốt sách đồi trụy Mỹ-Ngụy' mất rồi &  họa sĩ Vị Ý [tên cúng cơm đầu đời là Nguyễn Tiến Tùng/ không là Nguyễn Hoàng Tâm], đã qua đời ở Mỹ vào 1986 -- té ngã' ,khi treo tranh' &  nữ công chức Nguyễn Bích Vân (em gái họa sĩ Duy Thanh -- người được tôi ghi tặng trong tiểu thuyết 'Người thương binh Liên khu' + nhà văn tiền chiến Trong Lang [i. e. Trần Tán Cửu] & nhà viết bình luận thời cuộc Lê Bình Tăng (sau là nhà báo, nhà văn  Lê Xuyên) & giám đốc Nha Báo chí Nguyễn Mạnh Nhụ . (thân sinh bạn văn của tôi,    Huy Trâm-Nguyễn Hồng Nhuận Tam  [1936-     hiện ở Mỹ].   


Thế Phong
Tân Định/ Saigon, Dec., 2rd,2016.


                                                            'The Godfather- Mario Puzo
                                 Bố Gìa --    Ngọc Thứ Lang dịch

                                 (in trước 30-4-1975 ở Saigon -- (bìa sách: internet)


                                            The GodFather- Mario Puzo/ Bố Già
                                                         bản Việt ngữ Ngọc Thứ Lang

                                                                                        (bìa sách: internet)

     
                                                        ---------------------------------


       -                  
                                              - bài đăng lại ( tu chỉnh) 
                                                              1/8/ 2022
  

                                   

==============================================================



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét