Hoài cảm và Thu vàng - một niềm nhớ rưng rức
Năm 1952, nhạc sĩ Cung Tiến cùng gia đình chuyển từ Hà Nội và Sài Gòn sinh sống. Năm ấy, Cung Tiến đang học trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội) với bao bạn bè, thầy cô thân thương. Với một đứa trẻ đang lớn, chuyến đi xa nào cũng để lại những dư chấn cảm xúc huống hồ lần đi này vào tận miền Nam xa xôi.
Bao cảm xúc khó tả, chỉ chực chờ được giãi bày đã giúp nhạc sĩ Cung Tiến viết nên Hoài cảm và Thu vàng. 2 nhạc phẩm ra mắt vào năm 1953, khi Cung Tiến chỉ vừa 15 tuổi, vừa tham gia vào các lớp ký xướng âm của nhạc sĩ Thẩm Oánh và Chung Quân. Sáng tác nhanh chóng giúp Cung Tiến được biết đến. Người nghe đa phần bất ngờ về lời nhạc chín chắn, và những trải nghiệm cảm xúc không dễ thể hiện ra .
Về sau, nhạc sĩ Cung Tiến chia sẻ lời ca của Hoài cảm bị ảnh hưởng một phần từ những bài thơ ông học trong trường. Một số bài thơ của Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Huy Cận... đã cho ông cảm xúc để viết nên lời ca hơi hướng chiêm nghiệm cuộc đời, trưởng thành trước tuổi.
Hoài cảm qua giọng hát của cố nghệ sĩ Thái Thanh:
Thu vàng do ca sĩ Thanh Lan thể hiện:
Hương xưa và lời đề tặng Duy Trác
Năm 1957, nhạc sĩ Cung Tiến viết ca khúc Hương xưa với lời đề tặng cho người bạn thân là ca sĩ Duy Trác (tên thật Khúc Duy Trác). Ca sĩ Duy Trác là người đầu tiên và có lẽ là giọng ca thể hiện thành công nhất bản Hương xưa.
Nhạc sĩ Cung Tiến khi nói về Hương xưa có nhắc đến niềm yêu thích âm nhạc Tây phương của mình. Ông kể vào năm học đệ nhất, ông mê mẩn giai điệu những nhạc khúc phương Tây nên luôn muốn viết nên những sáng tác lồng ghép văn hoá Á Đông qua lời ca và âm nhạc mang sự cổ điển, sang trọng phương Tây mà ông yêu thích. Hương xưa ra đời và trở thành nhạc phẩm kinh điển, thể hiện cho sự giao thoa âm nhạc mà nhạc sĩ Cung Tiến mong muốn.
Ca sĩ Duy Trác - giọng ca đầu tiên hát Hương xưa:
Nguyệt cầm, Lệ đá xanh và hướng sáng tác mới
Sau Thu vàng, Hương xưa, Hoài cảm, nhạc sĩ Cung Tiến nhiều lần phổ nhạc cho thơ, lấy ý thơ làm nhạc. Ông cho rằng mỗi bài thơ đều có vẻ đẹp riêng, đứng một mình cũng đủ sức được bạn đọc yêu thích nhưng nếu có nhạc, thơ sẽ khoác lên tấm áo khác, mang một vẻ đẹp khác.
Nguyệt cầm (ý thơ Xuân Diệu), Lệ đá xanh (ý thơ Thanh Tâm Tuyền), Vết chim bay (phổ thơ Phạm Thiên Thư)... là 3 trong số nhiều nhạc phẩm được thực hiện theo hướng mới. Những tình khúc này về sau được nhiều giọng ca thể hiện từ danh ca Thái Thanh, Khánh Ly, Quỳnh Dao, Phạm Đoan, Trần Thái Hoà...
Khánh Ly hát Nguyệt cầm:
Khánh Ly hát Lệ đá xanh:
Minh Tú
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ