Đạp
Vì là vùng địch và núi nên trực thăng không đáp hay hạ thấp trên bãi bằng phẳng để chúng tôi được dễ dàng khi nhảy xuống, trái lại, nó chỉ cách mặt đất khoảng chừng 7, 8 feet để tránh bụi, tránh mỏm đá, và nhất là những viên đạn từ xung quanh băn tới. Muốn vậy, con tàu phải hạ thấp rất nhanh, và sau đó bốc thẳng lên cao, khiến chúng tôi muốn gãy ống quyển khi chạm vào đât đá. Nhất là toán trưởng . Phải đợi 4 người lính ngồi hai bên hông tàu nhảy trước rồi hắn mới nhảy. Một mặt chong chóng quay khủng khíếp một mặtnhin xuông lạnh cẳng. Ai dám vỗ ngực đâm đầu nhảy ra khỏi lòng tàu. Năn nỉ phi công hạ tàu thấp ư. Còn lâu, Hăn cũng rét muốn thoát khỏi nơi naỳ càng sơm càng tốt mà.
Hăn chỉ biết cách đạp tôi ra khỏi lòng tàu. Chẳng cần nễ nang dưới kia là vực, là buị gai hay triền nuí lổm chổm đá.
Bài học nhảy diều hâu tại Sư Đoan 1 Kỵ Binh Không vận Hoa kỳ không có màn dạy đạp kiểu naỳ. Trên chiến trừòng VN, có lẽ tay nhà thơ THT (không ai phong chức mình, thì mình tự phog cho minh vậy) là kẻ được nếm bài học “đap” naỳ. Hắn giữ gìn như báu vật, để thỉnh thoang kể lại cho đám Mỹ nghe, khiến chúng trợn mắt. Và thỉnh thoasng viết laị. Khônng biết có ai có kinh nghiêm như mình khiông. Có chứ. Nhưng toàn là người Thượng người Nùng nguời nông dân thất hoc, kẻ đào ngũ, ai lam thơ viết văn như hắn ?.
Thanh niên ra mặt trân nhiệm vụ của họ là cầm súng giết thù chứ họ không cầm viết. Còn những người người viết được thi mấy kẻ nào chịu ra mặt trận ? Nhà văn nào chịu sống và viết trong khói lửa? Nhà văn nào chịu rời bỏ Saigon để phục vụ ngoài tiền tuyến ?
Trong “Người lữ hành cô độc” , nhà văn Georghiu đã dùng lời viên đại tá cục trưởng cục tuyên truyền thuộc quân đội Lỗ Ma Ni thời đệ nhĩ dhế chiên để nói về tệ trạng này, trong :
“Nhìn này, tôi đã viết ra tên của anh,” đại tá nói. “Tôi cần những nhà báo đích thực trong đơn vị của tôi. Tôi cần những nhà báo tài năng. Cho đến nay, tôi đã nhận hai nghìn người, không có gì khác ngoài con trai, cháu trai hoặc anh em họ của các tướng lĩnh, bộ trưởng, nhà công nghiệp hoặc nhà ngoại giao Romania. Tất cả họ đều đến cục của tôi để không phải ra mặt trận trong trường hợp chiến tranh. Họ áp đặt cho tôi, tôi phải giữ họ. Nhưng tôi cần một vài phóng viên chuyên nghiệp, ít nhất là mười, những người gánh trên vai hai nghìn người vô dụng này”. ( p. 80)
Đó là ở Lỗ Ma Ni thời đệ nhị thế chiến. Còn ở miền Nam, thì sao ?
Viết ra khiông phải xấu về QLVNCH, mà muốn chứng tỏ thực trạng naỳ là thực trang chung của bất cứ quân đội nào. Viết ra, vi chẳng có ai viết. hay viết bậy, viết láo, viết cường điêu. Viết ra bởi vì nhìn hai ống chân như hai ống sậy để mà thương chúng vô tận . Dù có khi phải cười mếu:
Ta té lăn cù rơi xuống vực
kính ta đã rớt, ta mù đui
mù đui, ta đứng, vai như gánh
một cỗ quan buồn quá hắt hiu (*)
Thật vậy, đôi chân ấy bị lịch sử còng, bị những hòn đá tảng đè nặng. Bị Đạp một cách không thương xót, hay lội trong đầm sinh mặc những con đỉa trâu hút maú no nê… Tôị cho chúng. Chúng là hai cây cột nhà giúp thân tôi khỏi xiêu đổ, vậy mà an toàn. đi đứng hiên ngang hùng dũng ngay trong thời tang hoang bi nghiệt nhất..
Nhưng trái lại bây giờ chẳng có ai đạp, ai còng, ai bắt khuân khối đá tảng vậy mà:
Và ta bị đạp thêm lần nữa
Bằng đôi chân của kẻ vô hình
Ai đạp ? thân ta giờ muốn ngả
Kính không rơi mà chân bước ngập ngừng….
TRẦN HOÀI THƯ
(hình : - toán Thám kich nhảy trục thăng , lâý từ NET)
-------------
(*) - Bt chocin chữ nghiêng.
,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét