Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016
tựa chính,' Nguyễn Ngọc Tư, nữ nhà văn Xóm Rẫy'
http://vanchuongviet.org/
Nguyễn Ngọc Tư:
nữ nhà văn hiện thực xã hội Nam Bộ
http://vanchuongviet.org/
Nguyễn Ngọc Tư:
nữ nhà văn hiện thực xã hội Nam Bộ
Nguyễn Thanh
(ảnh: internet)
- sinh năm 1976 tại xả Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tình Cà Mau, - học hết cấp 2; xin đi làm, sau học bổ túc ; làm việc tại hội Văn học Nghệ thuật Cà Mau.
- nghị viên Hội đồng Nhân dân tại địa phương
- Cánh Đồng Bất Tận' , đoạt giải thưởng Hội Nhà văn
Việt nam (2006)
Việt nam (2006)
- được dựng thành phim cùng tên --
(đạo diễn:Nguyễn- Phan- Quang-Bình )
- được dịch sang tiếng Anh, Hàn Quốc, Thụy Điển
- hiện sống & làm việc tại Cà Mau ( Nam Bộ).
- giải thưởng hội nhà văn Việt Nam
- giải thưởn văn học ASEAN ( Đông Nam Á)
(ảnh: internet)
Nguyễn nNgọc Tư là cây bút trẻ nữ hiện diện đặc biệt,như một vì sao lạ trong không gian văn học; đã gần 2 thập niên. Sinh ra trong một gia đình lam lũ, sống bằng nghề trồng trọt; nhà cửa đơn sơ ở xóm Bà Điều , bao quanh bởi thảm rau bèo xanh ngút, tận U Minh, nơi miền đất Mũi.
Thuở nhỏ, Nguyễn ngọc Tư là cô bé hiền hòa, chăm chỉ; chiều chiều tẩn mẩn hái rau; cho má đem ra chợ bán. Ban đầu, vì thích viết+ muốn bớt gánh nặng kinh tế cho ba mẹ; cô học hết cấp phổ thông đã nghỉ học -- có ý muốn xin làm việc tại một cơ quan văn nghệ báo chí [ở] tỉnh Cà Mau; thuận tiện việc phát triển nghề cầm bút đam mê.
Những lúc ba thấy con gái trầm tư suy nghĩ trước trang giấy; máy laptop -- người cha biết được nguyện vọng của con gái; với tấm lòng thương con; thường không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để khuyến khích con mình,"... nghĩ gì, viết nấy; viết điều gì con đã trải qua". ... Mấy truyện ngắn Nguyễn ngọc Tư viết về tình bạn ở đồng quê, người cha đem gửi ở tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau;. ... không ngờ cả 3 truyện đầu được đăng báo.
Ông tổng biên tập vừa nhận xét, vừa xoa đầu tác giả, dặn dò, "... viết nữa đi con'" Thế là từ đấy, cô xuống ao ngày ngày, ra liếp rẫy; tối về lại ngồi viết say sưa. Hạnh phúc đầu tiên, có nguyện vọng theo nghiệp văn chương tại xứ U Minh đã đến, như một bình minh rạng rỡ, ấm áp, soi sáng cho những chiếc rễ đước non tươi; hăm hở cắm phặp sâu xuống mảnh đất nghệ thuật xứ Đầm Dơi/ Nam bộ.
Vào làm văn thư + học việc phóng viên tại cơ quan; Nguyễn ngọc Tư bắt đầu viết tin, viết bài+ truyện ngắn.
Đi thực tế tại cửa biển sông Đốc..., sau khi cơn bão dữ dội số 5 ập vào đất Mũi; được chứng kiến cảnh đồng quê đổ nát, điêu tàn;-- về nhà, đã có ký sự 'Nỗi niềm đau sau cơn bão dữ' . Tự cho là ký sự mới viết còn sên sến; nhưng Nguyễn ngọc Tư cũng đoạt giải 3 báo chí của tỉnh [vào] năm 1997. Qui ra lúa, giải thưởng không là bao; nhưng tạo niềm tin, bệ phóng tinh thần; để tác giả khẳng định phương châm làm việc cho mình: 'viết là viết, bất kỳ lúc nào; không sắp đặt, bố cục. Cứ để đoạn sau cuốn theo đoạn trước' -- cô nghĩ, viết cũng gần gũi như sống đời thường; như ăn, nói, đi, đứng tự nhiên hằng ngày của con người; không cần thần thánh hóa văn chương. ...
Nguyễn ngọc Tư đã thong dong, bền bỉ theo con đường nghệ thuật đã vạch ra: giữa bận rộn công việc nhà + cơ quan.
Cứ thế; các truyện ngắn: Ngọn đèn không tắt, Nỗi buồn đất lạ, Lý con sáo sang sông, Chuyện của Điệp, Ngổn ngang, tiếp nối nhau ngồn ngộn ra đời; gây được tiếng vang trong làng cầm bút; do thực chất nội dung hiện thực + nghệ thuật viết đặc biệt của [cô]. Trong hầu hết các truyện, tác giả đã làm một thông điệp, nói hộ cho những người dân đói nghèo, cơ cực vùng đất Mũi + ước mơ thầm kín, nỗi lòng đau thắt những kẻ yêu thương lỡ dở+ ngang trái của những mối tình chân không thành; bắt nguồn từ cảnh hàn vi, nghiệt ngã.
... tác giả viết dễ dàng như thể đang đi bắt sâu ở liếp rẫy, không rtha thiết gì đến chuyện muốn làm văn sĩ; hoặc, mong đoạt giải, được tiếng tăm trên văn đàn. Tác phẩm viết xong; thì như bỏ quên ở đâu đó; mãi đến lúc có người giục; khi sắp hết thời hạn cuộc thi 'Văn học tuổi 20' ( Nxb Trẻ/Tp. HCM tổ chức, năm 2000) -- Nguyễn Ngọc Tư mới ra bưu điện gởi bài dự thi.
Không ngờ; cô bé viết văn xóm rau bèo lại ẵm giải nhất, với phần thưởng 20 triệu đồng.
Năm sau; cũng với chùm truyện ngắn 'Ngọn đèn không tắt' ấy, Nguyễn ngọc Tư đoạt luôn giải B/ hội Nhà văn Việtnam. Rồi; giải dành cho tác giả trẻ nhất của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việtnam; kèm theo bằng khen+ tiền thưởng -- mới 27 tuổi, Nguyễn ngọc Tư đã được kết nạp vào hội Nhà văn VN; được làm vợ, làm mẹ+ tiếp tục hăng say viết.
Thấy tài hoa trẻ còn hứa hẹn nhiều triển vọng; bạn bè vặn vẹo, " Sao viết văn mà lấy chồng chi sớm"; tác giả thành thật," có chồng là thợ bạc cách đây 4 năm, cuộc hợp hôn không hẹn mà hạnh phúc...; quan trọng là có chồng; mà, không xuống dốc".
mà đúng là; sau đó, Nguyễn ngọc Tư có 'hàng bán chạy', từ nam chí bắc; sau đó lại được tuyên dương là '1/10 nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu năm 2000'; tới năm 2003 cô lại đoạt luôn giải thưởng của hội.
2
... 'Cánh đồng bất tận', tác phẩm này sau đó lại tiếp tục gây không ít xôn xao dư luận; nhưng tiếp tục nhận thêm giải thưởng 'Văn học ASEAN '(2008); rồi được dựng thành phim (2010) cùng tên + viết thành kịch bản sân khấu. [Tuy] đã trở thành khuôn mặt nổi tiếng trong làng văn,'mặt mày sáng sủa, có duyên' -- nhưng; cô vẫn là một phụ nữ khiêm tốn, kiêm lời; rất [ngại] lên báo, phỏng vấn; tiếp xúc với đám đông, xuất hiện trước quần chúng; một tính cách [được gọi] là 'hướng nội' (introvert), dù bản thân tài hoa xuất chúng.
Bù trừ vào tính cách đặc thù này; ... qua các bài phỏng vấn, Nguyễn ngọc Tư nhỏ nhẹ mà lưu loát, sâu sắc; phản biện trong cách đối đáp, bằng những từ ngữ mang ý nghĩ khai phá, sang tạo; như cách đặt tựa truyện ngắn: Ngọn đèn không tắt, Gió lẻ, Cuối mùa nhan sắc, Cánh đồng bất tận ... Về cá tính nghệ sĩ cũng có nét độc đáo, ... Nguyễn ngọc Tư tránh nghe chuyện văn chương; chỉ thích nói chuyện đời . Là phụ nữ có gia đình, chồng, con; Nguyễn ngọc Tư thích giao du, 'nhâm nhi' với đàn ông-- đến mức ông chồng thắc mắc, "sao điện thoại toàn [gọi nhau bằng ] 'ảnh' không à?" ...
4
(...)
Tóm lại, Nguyễn Ngọc Tư là 'nhà văn có chân tài' ; tác phẩm mang tính cách hiện thực sâu sắc, phản ánh được chân dung, nguyện vọng+ tình cảm lớp người nghèo khổ ở Đồng bắng sông Cửu long, ... qua lối viết chơn chất, cô đọng của người cầm bút ở phương Nam ... ./.
-------------
(...) ... - tạm lược ít; hoặc nhiều dòng. (Bt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét