iểu luận | |
GS Nguyễn Đăng Mạnh - kẻ sĩ, một nhân cách trí thức Phan Văn Thạnh | |
[ Gs , nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh 1930 2018 }
Gs Nguyễn Đăng Mạnh sinh ngày 18/3/1930 tại làng Quần Phương Hạ,huyện Hải Hậu,tỉnh Nam Định.Nguyên quán:làng Thổ Khối,tổng Cự Linh,huyện Gia Lâm,tỉnh Bắc Ninh - (nay thuộc phưởng Cự Khối,quận Long Biên,Hà Nội. Ông từ giã cõi đời chiều ngày 9/2/2018,hưởng thọ 89 tuổi.Thời điểm đó cách đây 2 năm,hình như chỉ mỗi Vietnamnet đưa tin cùng hai bài viết “Nguyễn Đăng Mạnh:Từ bục giảng đến văn đàn”,“Ngậm ngùi tiễn đưa GS Nguyễn Đăng Mạnh”. Tôi bật nhớ cái thời cải cách giáo dục(năm 1989),rất ngưỡng mộ người chủ biên sách giáo khoa văn học lớp 11,12 THPT - GS Nguyễn Đăng Mạnh .Ông quan niệm văn chương phải được là văn chương, học sinh phải được học văn chương đích thực.Chính ông lần đầu tiên trong nền giáo dục cách mạng đã đưa vào chương trình hàng loạt các tác giả Thơ Mới, Tự lực văn đoàn, các nhà văn hiện thực khác. Lần đầu tiên “dưới mái trường XHCN” các thầy/trò mới dám công khai dạy/học Vội vàng,Thơ duyên,Tràng Giang,Tống biệt hành,Chữ người tử tù,Hai đứa trẻ, Số đỏ, Tây Tiến…Tất cả những tác giả, tác phẩm“có vấn đề” ấy đã đường hoàng bước vào học đường như những tác phẩm văn chương đich thực. Dạo ấy dạy/học Văn như nhai trấu nên tôi tỏ rất phấn khích với công cuộc “Đổi mới hay là chết”trong lãnh vực giáo dục phổ thông với bộ môn Văn.Tôi đã có bài viết “Thơ tình yêu từ giáo án đến trang vở học trò” (ký bút danh Phan Phạm Mê Linh) – báo Phụ Nữ TP.Hồ Chí Minh 18/4/1990, gọi sự điều chỉnh đó là cơn gió phần nào quạt mát chương trình: “Có thể nói kể từ năm học 89-90,hai mảng thơ tình trước và sau CM tháng Tám được đưa vào trường phổ thông như cơn gió quạt mát chương trình giáo khoa văn lớp 11,12 vốn khô khan,khuôn cứng …nhiều năm qua.Từ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu),Tràng giang(Huy Cận),Đây thôn Vĩ Giạ(Hàn Mặc Tử),Tương tư(Nguyễn Bính)…đến Biển(Xuân Diệu),Sóng(Xuân Quỳnh)… là những hình tượng cảm xúc đầy sức sống rất “người”,của con người đang hiện diện trong những giao tình nồng ấm với đời,với người.với nơi ta chôn nhau cắt rốn…” Rồi đến khoảng năm 2008,tình cờ được đọc tập Hồi ký GS Nguyễn Đăng Mạnh (302 trang) - post lên không gian mạng,tôi lại càng bị thu hút bởi chất tài hoa,sắc bén,thẳng thắn của một tính cách “can trường”, đầy bản lĩnh ! Phần Mở đầu tập Hồi ký,ông tự hỏi :“Viết hồi ký để làm gì nhỉ? Viết hồi ký thì ích gì cho mình và cho người khác?Hình như tỏ bầy hết sự thật của đời mình cũng là một khoái thú riêng của con người ta .Khoái thú được giải tỏa.Có ai đó nói rằng,mọi khoái cảm trên đời đều là sự trút ra khỏi bản thân mình(décharger)một cái gì đó.Với mình thì thế.Nhưng còn với người?Người ta thích đọc hồi ký của những danh nhân,của những nhà hoạt động chính trị tầm cỡ quốc gia,quốc tế hay của những nhà văn hóa lớn… Biết được bí mật của cuộc đời danh nhân là biết được những thông tin có ý nghĩa quốc gia đại sự,biết được kinh nghiệm của nền văn hóa một dân tộc.”(trang 2)
Phần kết lông dự báo hệ lụy có thể xảy ra với bản thân :“Tôi năm nay 77 tuổi (tính đến 2007).Tuổi âm lịch 78(Canh Ngọ).Nhìn lại,thấy cuộc đời mình cũng có thể xem là may mắn.Đất nước đánh nhau 30 năm,hàng triệu người chết.Mình không chết.Thế là một cái may.Xã hội mình,pháp luật lỏng lẻo.Bao nhiêu người bị bắt oan.Mình không bị bắt.Thế là hai cái may….Nhưng rồi cũng chẳng sao.Vẫn được đủ thứ: giáo sư,nhà giáo nhân dân,giải thưởng Nhà nước.Đúng là số tôi có quý nhân phù trợ.”(trang 299)
Giáo sư bị chỉ trích,phê phán kịch liệt. Làm “độc giả” qua những trang viết trên mạng,tôi chỉ biết chảy nước mắt cho nhân vật trên sân khấu. Chẳng biết nói sao cho phải đạo,chỉ xin phép được bày tỏ lòng ngưỡng mộ với GS Nguyễn Đăng Mạnh.Bởi dù gì đi nữa, tôi vẫn là dân Saigon,giáo viên “lưu dung”còn sót lại sau 75 – ngơ ngác bên lề thời cuộc,nào biết đầu cua tai nheo gì đâu “nỗi niềm-cơn cớ” của những nghịch lý khó hiểu : “xác tín”rồi “chối bỏ”.Tò mò xem thử toàn tập hồi ký,tôi có cảm giác mọi phán xét “tỉnh thức” dường như bật ra từ khe nứt này.Và, “đồng tiền hai mặt” có thể đã phái sinh từ đây (?) Tôi rất tâm đắc với phương châm sống của ông : “biết quý trọng cái tài,cái đẹp,lòng tốt.Người tài,người đẹp,người tử tế là của quý hiếm trên đời.Không biết quý trọng ba loại người đó là thiếu văn hóa,là thô bỉ”… Với ông hai việc và cũng là hai nghề ông rất thích: “dạy học và nghiên cứu,phê bình văn học…Lên lớp được nói những điều tâm đắc với thế hệ trẻ,sướng lắm ! – Viết xong một bài văn vừa ý ,ngồi đọc lại,sửa câu này,chữ khác cho thật hoàn chỉnh,cũng rất sướng”. Tôi chia sẻ với Chị Trang Nhung, giáo viên một trường THPT chuyên cho hay khi nghe tin GS Nguyễn Đăng Mạnh từ giã cõi đời,chị và nhiều cựu sinh viên của khoa Ngữ văn,Trường ĐHSP Hà Nội cảm thấy trống trải, như mất đi một điểm tựa “vì thấy mất đi một bản lĩnh kẻ sĩ, nhân cách trí thức và một nghệ sĩ tài hoa". Đọc lời điếu tiễn đưa,GS.TS Nguyễn Văn Minh,Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nói: “Hôm nay,chúng ta tới đây để tiễn đưa một con người ưu tú,một người thầy,nhà khoa học lớn, tác giả phê bình văn chương xuất sắc văn học Việt Nam hiện đại”.Đó cũng là "một người thầy đầy tâm huyết,lúc nào cũng trẻ trung thân thiện,với bao bài giảng,giờ giảng sâu sắc,thông tỏ,đã khai mở cho họ những chân trời tri thức,dẫn dắt họ khám phá và tiếp nhận những giá trị thẩm mỹ chân chính của bao tác giả lớn,tác phẩm lớn trong nền văn học hiện đại Việt Nam,tiếp cho họ niềm say mê văn học và niềm trân quí những phẩm giá con người”. Dịp 20/11,nhớ đến Gs Nguyễn Đăng Mạnh,lòng thành xin thắp nén tâm hương kính bái. Thầy ơi ! “Thác là thể phách,còn là tinh anh”.
(Saigon,16/02/2018, viết lại 15/11/2020)
| |
Phan Văn Thạnh | |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét