Vài nét về Giáo sư Phan Cự Đệ
(Toquoc)-
Nhà nghiên cứu lý luận, phê bình Phan Cự Đệ
là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1967, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III (1983-1989), Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2006).
(Toquoc)- Nhà nghiên cứu lý luận, phê bình Phan Cự Đệ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1967, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III (1983-1989), Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2006).
Phan Cự Đệ cầm bút viết tiểu luận văn học đầu tiên đăng báo từ khi đang còn là sinh viên Văn khoa (1955). Từ đó cho đến khi mất (2008), trong hơn nửa thế kỷ, cây bút Phan Cự Đệ đã cho xuất bản gần 30 công trình, gồm các tập phê bình tiểu luận, chuyên luận đứng tện riêng; những giáo trình văn học sử, chuyên luận do ông chủ biên hoặc viết chung; các bộ sưu tập, tuyển chọn giới thiệu tác phẩm và công trình nghiên cứu các tác giả văn học Việt Nam hiện đại: Đặng Thai Mai, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Bùi Hiển, Ngô Tất Tố, Hàn Mặc Tử, nhóm Tự lực Văn đoàn…
Ngay từ khi mới vào nghề giảng dạy và nghiên cứu văn học cho đến cuối đời, ông không ngừng hoàn thiện vốn ngoại ngữ (tiếng Nga , tiếng Anh) để tự đọc các tài liệu lý luận của nước ngoài và giao tiếp, trao đổi khoa học trên các diễn đàn quốc tế. Suốt đời ông kiên định với phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học mác-xít, có sự kết hợp ngày càng nhuần nhuyễn với phương pháp văn học so sánh và thi pháp học hiện đại.
Ngoài hàng trăm bài tiểu luận, phê bình đăng tải trên báo chí chuyên ngành trong nước và ngoài nước, sau này được tập hợp vào các tập phê bình - tiểu luận như: Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật (1971); Tác phẩm và chân dung (1984); Văn học đổi mới và giao lưu văn hóa (1997) và Tuyển tập Phan Cự Đệ (3 tập, 2006), ông từng nhiều lần chủ biên hoặc đồng tác giả các tập Giáo trình văn học sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945, Văn học Việt Nam thế kỷ XX…
Song nói đến Phan Cự Đệ, không thể không đề cập đến những công trình công phu, tâm huyết, ghi dấu đậm nét trong đời sống học thuật nước nhà mà ông nỗ lực thực hiện. Đó là: Phong trào Thơ Mới 1932-1945 (1966); Tiểu thuyết Việt
Chuyên luận đầu tiên về phong trào Thơ Mới lãng mạn trước Cách mạng Tháng 8 đã mạnh dạn sử dụng phương pháp phê bình mác-xít để nhìn nhận Thơ Mới như một hiện tượng văn học sử độc đáo với nhiều thành tựu và cả những hạn chế. Ông làm rõ những đặc trưng cơ bản về thi pháp của Thơ Mới lãng mạn Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng ít nhiều của các trào lưu lãng mạn, tượng trưng, siêu thực của văn học Pháp và phương Tây, những cách tân đáng ghi nhận của Thơ Mới trong tiến trình hiện đại hóa thơ Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XX.
Trong khi đó, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 2 tập khởi viết từ 1966 đến 1973 mới hoàn thành, đã nỗ lực phác họa những nét tổng quát của sự hình thành phát triển tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam trên chặng đường hơn 70 năm tính từ đầu thế kỷ XX với các trào lưu kế tiếp nhau: lãng mạn, hiện thực phê phán, hiện thực xã hội chủ nghĩa. Vận dụng thành tựu lý thuyết về thi pháp tiểu thuyết của M. Bachtin, Phan Cự Đệ khảo sát những đặc trưng thẩm mỹ của các khuynh hướng tiểu thuyết Việt
Nhà nghiên cứu lý luận, phê bình Phan Cự Đệ (bút danh khác: Thanh Hiên) sinh ngày 20/7/1933; quê quán: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh nghệ An. |
Cả hai chuyên luận nói trên đã vận dụng khá thành công phương pháp văn học so sánh và thi pháp học để xem xét sự diễn tiến trong đời sống của hai thể loại trữ tình và tự sự của văn học Việt Nam khi bắt nhịp vào quỹ đạo hiện đại hóa.
Nhà văn Việt Nam hiện đại (viết chung với Hà Minh Đức) cùng với các chuyên luận nghiên cứu riêng về sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tưởng, Hàn Mặc Tử… cho thấy một phạm vi quan tâm khác của Phan Cự Đệ: ghi nhận sự nghiệp văn chương và đóng góp đặc sắc bút pháp và phong cách, tài năng độc đáo của các tác giả trên phương diện là những chủ thể sáng tạo.
Đến Văn học Việt Nam thế kỷ XX, có thể xem đây là một công trình văn học sử đầu tiên của thế kỷ XXI nhìn nhận lại một thế kỷ của Văn học Việt Nam hiện đại theo sự diễn tiến của các thể loại văn học mới, các trào lưu văn học chủ yếu đã tồn tại và phát triển cùng sự hoàn thiện của ngôn ngữ văn học tiếng Việt. Công trình gợi mở hướng nghiên cứu văn học sử mới mẻ, khảo sát diễn tiến và vận động của các quá trình, hiện tượng văn học từ góc độ ngôn ngữ văn học, cấu trúc tác phẩm theo thể loại và nguyên tắc mỹ học quy định bởi các trào lưu văn học.
Trong 15 năm cuối đời, Phan Cự Đệ trên cương vị mới đã có nhiều đóng góp xúc tiến quá trình giao lưu văn học, văn hóa giữa Việt
Nguyễn Ngọc Thiện
=================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét