Tác phẩm "Suối Nguồn Tâm Thức" Một Đời Thơ của nhà thơ Thái Tú HạpTrần Yên Hòa | |
Thái Tú Hạp xuất hiện trong làng thơ Việt Nam rất sớm, khoảng những năm 1963, 1964, 1965. Theo bản tiểu sử được viết trong tuần báo SaigonTimes USA, thì anh làm thơ từ những năm năm 1956... Nhưng theo tôi biết tiếng, thì thơ Thái Tú Hạp xuất hiện cùng thời với Thành Tôn, Hoàng Quy, Nguyễn Nho Sa Mạc, Luân Hoán...lớp làm thơ Quảng Nam từ những năm ấy... Thời đó, tôi đang theo học trung học, vì mê văn chương nên thường theo dõi những người làm thơ Quảng Nam, có bài đăng ở các báo văn học Sài Gòn, coi đó là thước đo cho những người mới làm thơ... Ai mà có thơ đăng được trong các báo như Bách Khoa, Văn, Văn Học, Giữ Thơm Quê Mẹ...là "ngon" lắm. Thái Tú Hạp có tên trong số đó. Lúc đó tôi chưa biết mặt anh, mà chỉ biết tiếng, vì anh ở tận Hội An, Quảng Nam, cách quê tôi ở đến hơn 40 cây số. Mãi đến năm 1972, tôi được đổi về làm việc tại Phòng Tổng Tra Quân Đoàn I & QK1, thì mới biết và thấy Thái Tú Hạp, anh làm việc ở Khối Chiến Tranh Chính Trị Quân Đoàn, kế cận Phòng làm việc của tôi. Biết mặt anh, đọc thơ anh, nhưng chỉ quen biết xã giao, không thân thiết lắm... Sau này qua Mỹ, mới có dịp liên lạc với anh qua Đặc San Quảng Đà mà anh làm Chủ biên, được Nhà Xuất Bản Sông Thu, xuất bản hằng năm... Hằng năm, anh liên lạc với tôi để xin bài cộng tác. Trong lần nói chuyện đầu tiên, nhận thấy anh có giọng nói thật hiền, nhẹ nhàng, thân thiện. Điều đó làm điều tôi tâm đắc, cảm tình ngay với con người, mà theo tôi là "hiền lành" đó. Thái Tú Hạp viết nhiều, in nhiều sách, nhưng Thơ vẫn là cốt lõi trong cuộc đời sinh hoạt văn học của anh. Mới đây, anh có in tập thơ Suối Nguồn Tâm Thức, dày đến 740 trang do Sông Thu xuất bản. Trong sách này, phần thơ Thái Tú Hạp chiếm 494 trang, coi như đăng lại tất cả những bài thơ của Thái Tú Hạp làm từ trước đến nay. Vào sách, Thái Tú Hạp tâm sự trong "Tâm mở tình thơ": "Trân trọng kính mời những người yêu thơ, bằng hữu đồng điệu tri âm vào thăm Suối Nguồn Tâm Thức, dòng thơ tôi gần sáu mươi năm lưu dấu giữa trời mưa nắng phong ba. Có con suối lượn quanh tiếng nước chảy lặng thầm thương cho con sông ngậm ngùi ra biển cả." Suối Nguồn Tâm Thức đăng lại những bài thơ trong các tập thơ mà Thái Tú Hạp cho xuất bản trước năm 1975, đó là thi phẩm Quê Hương Và Người Tình, bản thảo 1969 và Thèm Về, xuất bản năm 1970. Và các thi phẩm xuất bản tại Hoa Kỳ: Chim Quyên Lạc Ngàn (1982), Miền Yêu Dấu Phương Đông (1987), Hạt Bụi Nào Bay Qua, 1995... Thơ Thái Tú Hạp lúc nào cũng giống như con người anh, hiền hòa, nhẹ nhàng, dù là thơ lục bát hay thơ 5, 7, 8 chữ, như bài Về sau đây: "về đây tìm mảnh trăng gầy soi tâm tư rã như bầy sao rơi nghe cồn cát lũ bãi khơi nghe tình gió thoảng đầy vơi biển sầu về đây chôn nỗi lo âu kiếp thời gian lại nguyện cầu đức tin hồn thơ khoác kín im lìm ngắm không gian lặng nỗi niềm riêng tư về đây viết nói sao chừ" .... (trang 13)
Và bài Thèm Về, làm chủ đề cho tập Thèm Về (1969): “Đèo heo hút gió chùng sương trên cao nghỉ ngựa dừng cương thèm về chiều phong kín ngả sơn khê non xa mây ngủ trời lê thê buồn lạc loài cánh nhạn qua truông thả lơi điệu nhớ não nùng bãi hoang dưới sâu lũng thấp điêu tàn nghe mùa gãy đổ nẻo vàng thu ca cô liêu đàn sến dương tà lời ru phiến đá cây già hắt hiu tiếng đưa dã thú rừng chiều buốt xương gió núi tiêu điều cổ sơ tóc sương rêu phủ bến chờ chiều nghiêng cánh gió hồn mơ đăng trình”. (trang 24) Đọc qua suốt gần 500 trang thơ của Thái Tú Hạp, không kể những bài thơ được dịch sang tiếng Anh, và những bài viết của các tác giả khác viết về Thái Tú Hạp (khoảng trên 250 trang), có thể chia thơ Thái Tú Hạp theo các phần: Thơ Tình Yêu, Thơ Quê Hương và Thơ Thiền. Về thơ tình yêu, bài thơ Thái Tú Hạp viết tặng người vợ thân yêu là tôi tâm đắc nhất:
Mùa Xuân Yêu Em dành tặng Ái Cầm mùa xuân từ thuở yêu em (trang 484)
Với thể thơ lục bát nhẹ nhàng, lời lẽ giản dị, đã toát ra tình thương yêu đằm thắm, thủy chung, của một người chồng với người vợ. Dù trải qua bao biến cố của cuộc đời, biến cố 30-4-1975, phải bị đi tù CS, rồi vượt biên...người vợ vẫn theo sát bên chồng, "lúc ngã ngựa, khi tàn binh, lúc non cao vẫn trọn tình thăm nuôi", để cuối cùng: "cho ta xuân thắm vô vàng yêu em". Thơ quê hương của Thái Tú Hạp, cũng với những lời thơ giản dị, nhưng tràn đầy niềm tin yêu. Theo tiểu sử cho ta thấy rằng, anh nhập ngũ vào quân Lực VNCH theo Khóa 15 của trường Bộ Binh Thủ Đức, ra trường đã theo các đơn vị địa phương quân, rồi chi khu, cuối cùng Thái Tú Hạp về Khối CTCT/QĐI & QK1, nên nhà thơ luôn luôn có tình yêu với đất nước, với quê hương, gần nhất là với thành phố Hội An yêu dấu, nơi tác giả sinh ra, thể hiện qua bài thơ:
Lòng Mẹ
“Dòng sông đó mang tôi vào lịch sử Mẹ Việt Nam mang dấu đạn đau thương Tháng năm buồn trôi qua bằng đau đớn Trong cô đơn chờ đợi nỗi chán chường Mẹ u hoài vì đàn con đôi ngã Chiều chiến tranh âm ỉ cháy trong tim Những mùa đông lửa tàn trong mái lá Giọng ru sầu hiu hắt nỗi oan khiên Mẹ ngóng hoàng hôn cửa mòn mỏi đợi Ngọn đèn khuya soi vách lá quạnh hiu Mẹ nhớ thương con trời Nam bể Bắc Chờ tin vui từ sớm nắng mưa chiều Lòng mẹ khóc từng đêm theo tiếng súng Nhìn non sông ngun ngút lửa tang thương Ôi giòng máu quê hương cuồn cuộn chảy Trong thịt da trong cơ thể điều tàn (trang 55) Dù thơ Thái Tú Hạp có đề cập về chiến tranh, về người lính VNCH, nhưng vẫn là những lời thơ nhẹ nhàng, hồn hậu. Cùng nguyện cầu cho quê hương hết chiến tranh:
Xin lời mang tuổi mộng
Rồi ngày mai các anh về đơn vị Mỗi cánh chim mang nhung nhớ phương trời Em ở lại già nua đời phố cũ Bầy tương tư muôn cọi vấn vương đời … Anh về đâu miền Tây nao nức nhớ Sớm Hậu Giang chiều Đồng Tháp Cà Mau Tiếng quân reo dậy đôi bờ Sông Cửu Tin khải hoàn chuyển lửa ấm tình nhau” (trang 19) hay bài:
Mùa Xuân trên Quê Hương
nguyện cầu cho quê hương tàn chinh chiến lửa hận thù tắt lịm trên môi người trái tim người tình thương về thắp sáng khắp đồng quê thành phố dậy reo vui.
luống cày thơm niềm tin trong nắng mới bước chân về trong mái ấm đoàn viên tình trong mắt ngời lên bao thắm thiết giữa trái tim đời thanh thản bình yên .... (trang 13)
Thơ Thiền Phật Giáo
Theo chỗ tôi biết, Thái Tú Hạp từ nhỏ đã sống với Mẹ và gia đình tại một ngôi chùa ở Hội An, nên ông đã thấm nhuần tư tưởng Phật giáo từ thuở thiếu thời. Và trải qua bao cuộc bể dâu, đổi thay, tư tưởng ấy vẫn gắn chặc với anh qua các tác phẩm như Thơ Văn Phật Giáo (tuyển tập 1993), Hạt Bụi Nào Bay Qua (thơ 1995)...Và trong Suối Nguồn Tâm Thức với nhiều bài thơ xin được gọi là thơ Thiền Phật Giáo:
Vô thường yêu em
Đọc thơ Thái Tú Hạp ta thấy nhẹ nhàng, thoải mái, tâm thức bình an như đọc một trang kinh Phật. Để kết luận, xin ghi nhận xét của nhà phê bình văn học Nguyễn Vy Khanh với thơ Thái Tú Hạp: "Qua thi ca Thiền vị, Thái Tú Hạp nhờ cơ duyên, đã nhiều lần thành công bày tỏ cảm xúc trước cái thường hằng, cái đẹp tự tại của thiên nhiên, trước cảnh trí của một số tình huống nhân sinh. Nhà thơ nhận ra chân như ở một số hiện tượng, qua liên hệ với con người - người mẹ già, người yêu, bạn hữu, đồng hương, gần bên hoặc đã không gian xa cách, và cả những người muôn năm cũ!" (Thiền tính trong thơ Thái Tú Hạp)
Vài dòng tiểu sử:
THÁI TÚ HẠP, sinh tháng 4 năm 1940 tại Hội An, tỉnh Quảng Nam.
* Suối Nguồn Tâm Thức, 2019 Trần Yên Hòa nguồn: www.vanchuongviet.org> ==================
| |
Trần Yên Hòa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét