Thứ Tư, 5 tháng 1, 2022

đọc thêm (2) : " cuộc đời & sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Thương - tác giả "Hồn Vọng Phu" " / Đông Kha ( biên soạn) -- source: nhacxua.vn>

  Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Thương – Tác giả “Hòn Vọng Phu” 2020/09/16 

ĐÔNG KHA

(biên soạn )



 Nếu nhắc về những nhạc sĩ tiên phong có đóng góp nhiều nhất cho sự hình thành của tân nhạc Việt Nam, người ta có thể nhắc đến nhiều cái tên, và bao giờ cũng có nhạc sĩ Lê Thương trong số đó. 


Ông đã luôn hiện diện trong lịch sử tân nhạc Việt Nam kể từ lúc mời thành lập cho đến nhiều năm sau đó với các vai trò khác nhau, từ tham gia sáng tác lúc tân nhạc còn “phôi thai”, sau đó là trình diễn, giảng dạy, viết báo về nhạc và nghiên cứu âm nhạc.


 Những sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lê Thương là bộ ba trường ca Hòn Vọng Phu, Thu Trên Đảo Kinh Châu, Bản Đàn Xuân, Lòng Mẹ Việt Nam, đặc biệt là những ca khúc viết cho tuổi thiếu nhi là Thằng Cuội, Học Sinh Hành Khúc, Ông Ninh Ông Nang…


Tuy là một nhạc sĩ lớn, được nhiều thế hệ kính trọng, thuộc lớp tiền phong của tân nhạc, ngay ca nhạc sĩ Văn Cao cũng luôn gọi Lê Thương là thầy dạy nhạc, nhưng có lẽ không mấy người biết đến chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Thương, có lẽ cũng bởi ông có bản tính ít phô trương và sống một cuộc đời giản dị.


 Nhạc sĩ Lê Thương tên thật là Ngô Đình Hộ, sinh năm 1914 tại Yên Viên, Hàm Long – Hà Nội. Ông mồ côi mẹ từ năm 9 tuổi, cha tục huyền nên 4 anh em (gồm 3 trai 1 gái) được bà nội đem về nuôi. Lê Thương được bà nội nuôi dưỡng trong một gia tộc sùng đạo, có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh và được hấp thụ trong môi trường nhà dòng chứ ông không được học ở trường lớp nhạc lý nào. Lê Thương đi tu được một thời gian thì hoàn tục và đi dạy từ năm 1935 sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm. Ban đầu ông dạy ở Hà Nội, sau 2 năm thì chuyển về dạy ở trường trung học Lê Lợi – Hải Phòng. Tại đất cảng, ông cùng Hoàng Quý, Hoàng Phú (tức nhạc sĩ Tô Vũ), Phạm Ngữ, Canh Thân cùng một số ca sĩ “trẻ” họp thành một nhóm Đồng Vọng để bắt đầu sáng tác và hát phụ diễn cho những buổi diễn kịch nói của nhóm kịch Thế Lữ tại Hải Phòng, đồng thời cũng theo ban kịch này đi hát tại Hà Nội, Vĩnh Yên.


 Đây là thời điểm những ca khúc của ông lần lượt được giới thiệu với khán giả: Tiếng Đàn Đêm Khuya, Một Ngày Xanh, Trên Sông Dương Tử, Thu Trên Đảo Kinh Châu… Xem bài khác Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Sơn Ca – Bùi Thiện Nghe lại những bản thu thanh hiếm từ hơn 70 năm trước của “ca sĩ Mạnh Phát” Bút danh Lê Thương của ông được ghép họ mẹ với tên con sông Thương – dòng sông của tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm trong những dịp nghỉ hè ở đồn điền tại Đồng Đăng (Lạng Sơn) của gia đình của một người bạn học. Nơi đây ông cũng có dịp nhìn ngắm tượng đá vọng phu, là nguồn cảm hứng để nhiều năm sau đó ông viết thành bài trường ca bất tử. Nhạc sĩ Phạm Duy và Lê Thương .


Năm 1941, Lê Thương vào miền Nam dạy học, ban đầu là ở Cù Lao An Hóa, tỉnh Mỹ Tho. Cũng tại đây, vào khoảng năm 1944, ông bắt đầu viết ca khúc đầu tiên của trường ca Hòn Vọng Phu. Đó cũng là thời điểm Lê Thương theo Việt Minh tham gia công tác tuyên truyền cùng với nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. 


Sau khi hoàn thành xong Hòn Vọng Phu 1, nhạc sĩ Lê Thương đưa cho Lưu Hữu Phước mang ra Hà Nội. Click để nghe Thái Thanh hát Hòn Vọng Phu 1 Click để nghe Thái Thanh hát Hòn Vọng Phu 2 Bài Hòn Vọng Phu thứ 2 được ông viết khoảng năm 1945-1946 trên đường theo kháng chiên ở vùng Mỹ Tho, Bến Tre và được yêu thích trên các sân khấu ở Sài Gòn năm 1948. Đó cũng là năm ông hoàn thành ca khúc cuối là Hòn Vọng Phu 3 – Người Chinh Phu Trở Về.


 : Trường Ca Hòn Vọng Phu đã làm nổi bật tên tuổi của nhạc sĩ Lê Thương trong Tân Nhạc Việt Nam gần 100 năm qua. Cũng trong thời điểm tham gia kháng chiên, nhạc sĩ Lê Thương sáng tác những ca khúc ca tụng những con người bình dị thôn quê nhưng có tấm lòng lớn lao, như là bài Bà Mẹ Việt Nam, Bà Tư Bán Hàng.


 Từ cuối năm 1947, sau một thời gian ngắn bị Pháp bắt vì tham gia Việt Minh, khi được thả thì nhạc sĩ Lê Thương về sinh sống ở Sài Gòn, vừa viết báo về âm nhạc, vừa dạy học và sáng tác. Ông cùng với nghệ sĩ Trần Văn Trạch tiên phong viết thể loại nhạc hài hước, chân biếm, như là bài Hoà Bình 48, Làng Báo Sài Gòn, Đốt Hay Không Đốt, Liên Hiệp Quốc…


 Những ca khúc này được “quái kiệt” Trần Văn Trạch trình bày nhiều lần trên sân khấu và ở ban Sầm Giang. Cũng vì những ca khúc này, cùng với những bài trước đó như là Bà Tư Bán Hàng, Lòng Mẹ Việt Nam mà ông cùng với nhạc sĩ Phạm Duy và Trần Văn Trạch bị Pháp bắt giam một thời gian ngắn trong khám Catinat năm 1951.  


 Sau năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước, nhạc sĩ Lê Thương tiếp tục sinh sống ở Sài Gòn và làm giáo sư Sử Địa, giảng dạy tại một số trường trung học tư ở Sài Gòn. Ông cũng từng là giáo sư Pháp ngữ tại trường trung học Pétrus – Ký vào thập niên 1960. 


Ngoài ra nhạc sĩ Lê Thương cũng từng làm công chức ở Trung tâm Học liệu, bộ Quốc gia Giáo dục và là giảng viên Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ. Ngoài thể loại nhạc tình ca thời tiền chiến, nhạc trường ca, nhạc kháng chiến và nhạc hài hước như đã nhắc đến ở trên, nhạc sĩ Lê Thương còn sáng tác nhiều bài Truyện Ca nổi tiếng là Hoa Thuỷ Tiên, Nàng Hà Tiên, Lịch Sử Loài Người. 


 Một đề tài âm nhạc khác mà nhạc sĩ Lê Thương cũng rất nổi tiếng và trở thành người tiên phong, đó là nhạc dành cho các lứa tuổi nhỏ, điển hình là ca khúc mà hầu như ai cũng thuộc, thường được hát vào dịp Trung Thu là Thằng Cuội: Bóng trăng trắng ngà Có cây đa to Có thằng Cuội già Ôm một mối mơ…


 Có một thời gian nhạc sĩ Lê Thương cùng với nhạc sĩ Lê Cao Phan phụ trách ban nhạc Măng Non cho trẻ em, phát thanh các truyện cổ tích, khúc dân ca, bài ca nhi đồng, từ đó ông đã sáng tác rất nhiều bài hát thiếu nhi là Tuổi Thơ, Cô Bán Bánh, Con Mèo Trèo Cây Cau, Thằng Bé Tí Hon, Ông Ninh Ông Nang…


 Có một ca khúc dành khác nữa của Lê Thương mà hầu hết thế hệ học sinh thời thập niên 1960 đến năm 1975 không ai mà không biết đến, đó là Học Sinh Hành Khúc, với những lời nhạc quen thuộc: Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao…

 Nhạc sĩ Lê Thương lập gia đình cùng một phụ nữ học ở Pháp về và họ có 9 người con. Sau năm 1975, nền âm nhạc miền Nam tan tác, nhạc trữ tình không còn được lưu hành, nhạc sĩ Lê Thương lại dồn tâm huyết cho thể loại nhạc thiếu nhi, ông đã biên tập, biên soạn, và cả sáng tác thêm các ca khúc dành cho tuổi nhỏ. 


Ông lâm trọng bệnh từ đầu thập niên 1990 và qua đời năm 1996 ở tuổi 83. 


Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn.


==============



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét